Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 22
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Tôn Giáo Viết Chung

    Trước tiên, tui xin nêu lý do tại sao vui lập chủ đề này, trước tiên là có nhiều bác hay bài xích tôn giáo từ Ki-tô Giáo, Hồi Giáo và các tôn giáo khác. Tui muốn challenge một số bác về tôn giáo, qua nhiều chủ đề thấy hết bài xích hết tôn giáo này đến tôn giáo nọ. Thật ra các bác muốn viết gì cũng được thôi vì đó là quyền tự do ngôn luận và quyền tự do tín ngưỡng hay lý tưởng của các bác, nhưng mà trong một diễn đàn mà các thành viên gọi mình là người tri thức lại dùng nhiều từ ngữ thiếu tôn trọng hay miệt thị và xúc phạm đến một niềm tín ngưỡng là không nên, điều này dẫn đến xúc phạm đến nhiều người (hàng triệu người) mà theo luật về nhân quyền gọi là kỳ thị.
    Theo tin thần tự do, mình có quyền chọn lựa niềm tin và lý tưởng của mình. Mình cũng có quyền phủ nhận những giá trị của niềm tin lý tưởng khác, và hơn thế nữa mình có thể thuyết phục người khác đi theo lý tưởng hay niềm tin của mình nhưng theo tin thần tôn trọng lẫn nhau.
    Trong chủ đề này xin chỉ nói về duy nhất là tôn giáo, hoặc những điều liên quan về tôn giáo, xin miễn về các vấn đề khác.

    Cho việc chính xác hơn về tôn giáo, tui xin được dùng phép chuẩn, tức là theo cái chân lý của mỗi tôn giáo mà nói. Còn về những người tin theo tôn giáo đó thực hiện như thế nào đó là do bản thân của người đó theo lựa chọn tự do của người đó. Mình theo tôn giáo này hay không do niềm tin của mình nhưng không có nghĩa tôn giáo khác là sai. Không phải tất cả mọi người theo Hồi Giáo đều là quá khích, nhưng có rất nhiều Hồi Giáo sống đúng chân lý vì vậy mới có nhiều người theo, nhưng cũng có nhiều người Hồi Giáo quá khích và vì vậy cũng có nhiều người phê phán họ chứ không phê phán cả Đạo Hồi.


    Để vào chủ đề trước tiên tui xin định nghĩa về Tôn Giáo, hay còn gọi là Đạo: Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa, Đạo Hồi, Đạo Do Thái, Đạo Ấn, Đạo Cao Đài, Đạo Khổng, Đạo Lão,....
    Theo từ điển Tiếng Việt về đạo được viết như sau:

    * 1 d. Đơn vị hành chính thời xưa, tương đương với tỉnh ngày nay.

    * 2 d. Từ dùng để chỉ từng đơn vị cánh quân lớn hành động độc lập. Đạo quân.

    * 3 d. (cũ; trtr.). 1 Từ dùng để chỉ từng đơn vị văn kiện quan trọng của nhà nước. Đạo dụ. Đạo nghị định. 2 Từ dùng để chỉ từng đơn vị vật mà người theo tôn giáo tin là có phép lạ của thần linh. Đạo bùa.

    * 4 d. Người cai quản một xóm ở vùng dân tộc Mường trước Cách mạng tháng Tám.

    * 5 d. 1 Đường lối, nguyên tắc mà con người có bổn phận giữ gìn và tuân theo trong cuộc sống xã hội. Đạo làm người. Đạo vợ chồng. Ăn ở cho phải đạo. Có thực mới vực được đạo. 2 Nội dung học thuật của một học thuyết được tôn sùng ngày xưa. Tìm thầy học đạo. Mến đạo thánh hiền. 3 Tổ chức tôn giáo. Đạo Phật*. Đạo Thiên Chúa*. 4. Công giáo (nói tắt). Đi đạo (theo Công giáo). Nhà thờ đạo. Không phân biệt bên đạo hay bên đời.


    Như vậy để dùng từ đạo để chỉ một tôn giáo thì Đạo nghĩa là "Đường lối, nguyên tắc mà con người có bổn phận giữ gìn và tuân theo trong cuộc sống xã hội" và "nội dung học thuật của một học thuyết được tôn sùng".

    Nhìn chung các tôn giáo lớn hiện nay đều có hết các định nghĩa về Đạo và còn nhiều hơn nữa. Các tôn giáo đều dạy người ta các sống, lý lẽ sống, hành động trong cuộc sống và niềm tin trong cuộc sống. Theo Đức Lão Tử thì trong Đạo Đức Kinh cũng được mở đầu bằng chữ đạo: "Đạo khả đạo, phi thường đạo ; danh khả danh, phi thường danh." Dịch nghĩa là "Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải là đạo vĩnh cửu bất biến; tên mà có thể đặt ra để gọi nó [đạo] thì không phải là tên vĩnh cửu bất biến." Nếu nhìn chung về căn bản của các đạo, các tôn giáo lớn hiện nay thì điều này cũng rất phù hợp, tôn giáo nào cũng diễn tả về sự tạo thành kỳ diệu mà con người không thể giải thích được, và đem nó làm nguyên lý căn bản của cuộc sống.

    Theo từ điển Tiếng Việt, tôn giáo được định nghĩa "Sự công nhận một sức mạnh coi là thiêng liêng quyết định một hệ thống ý nghĩ tư tưởng của con người về số phận của mình trong và sau cuộc đời hiện tại, do đó quyết định phần nào hệ thống đạo đức, đồng thời thể hiện bằng những tập quán lễ nghi tỏ thái độ tin tưởng và tôn sùng sức mạnh đó."

    Theo định nghĩa của Tôn Giáo thì nó bao gồm không chỉ là đạo nhưng là một hệ thống của đạo và niềm tín ngưỡng. Nếu bước theo hành trình phát triển của nhân loại, tôn giáo xuất hiện từ rất sớm và nó luôn phát triển đồng hành với sự thay đổi với các thế hệ của nhiều chế độ. Ngày nay nhiều người không tin vào các tôn giáo và tự nhận họ là một người vô thần nhưng tự họ lại không nhận biết rằng thật sự mình cũng đang theo một tôn giáo đó (đọc lại định nghĩa của tôn giáo).

    Trên thế giới có hàng ngàn tôn giáo khác nhau, nhưng để tiện cho những lý luận và cũng như cho mọi người dễ hiểu, tui dùng bốn tôn giáo lớn là Do Thái Giáo, Ki-tô Giáo, Hồi Giáo và Phật Giáo. Dường như các nguyên lý căn bản của các tôn giáo này đều dạy người ta hướng thiện và hướng lòng tin vào một thế giới thứ ba xem như là một phần thưởng cho các công đức của mình. Về giáo lý căn bản: Do Thái Giáo thì có Mười Điều Răn, trong Ki-tô Giáo thì cũng dùng Mười Điều Răn và Tám Mối Phúc Thật, trong đạo Hồi Giáo thì có Thiên Kinh Qu'ran (dựa vào Mười Điều Răn) và các luật lệ khác của Đạo Hồi, và Phật Giáo thì có Mười Điều Phật Dạy. Và dường như các điều luật và hiến chương về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cũng được bắt nguồn từ các giáo lý này.

    Mặc dù trong quá khứ các tôn giáo lớn đều có thời gian đã có nhiều sai lầm, nhưng có một điều mà các nhà khoa học không phủ nhận là các di sản và thành tựu mà các di sản mà nó đã mang lại. Mỗi một tôn giáo có một thâm sâu của có nó, có một cái lý nếu không tại sao có hàng ngàn nhà khoa học lớn theo các tôn giáo ? Và hằng ngày có hàng ngàn nhà tri thức học về tôn giáo tìm hiểu về những điều hay của tôn giáo giống như Sách Đại Học Chi Đạo trong bộ Tứ Thư cũng viết "Đại học chi đạo :tại minh minh đức , tại thân (tân) dân , tại chỉ ư chí thiện . Tri chỉ nhi hậu hữu định , định nhi hậu năng tĩnh , tĩnh nhi hậu năng an , an nhi hậu năng lự , lự nhi hậu năng đắc . Vật hữu bản mạt , sự hữu chung thủy , tri sở tiên hậu , tắc cận đạo hĩ" ("Mục đích của sự học rộng cốt làm sáng cái Đức sáng của mình, cốt khiến cho người ta tự đổi mới, cốt khiến cho người ta dừng ở chỗ chí thiện.
    Biết chỗ phải dừng thì sau mới có chí hướng xác định được. Có chí hướng xác định rồi sau mới có tĩnh tâm. Tĩnh tâm rồi sau tính tình mới được an hòa. Tính tình an hòa rồi sau mới suy nghĩ chín chắn. Suy nghĩ chính chắn rồi sau mới đạt được chí thiện. Vật gì cũng có gốc ngọn, việc gì cũng có đầu cuối. Biết được chỗ trước, chỗ sau của sự vật, thì tiến gần đến mục đích của sự học vậy")
    Để dẫn chứng cho điều này thì càng ngày càng có nhiều nhà tư tưởng về tôn giáo tìm hiểu và học hỏi nhiều về tôn giáo hơn, để hiểu cái nghĩa thâm sâu về tôn giáo. Tôn giáo, tự bản thân nó là một môn triết học về tín ngưỡng. Theo các nhà trí thức thì triết học là một môn học không phải để giải thích khoa học nhưng là một môn học biện dẫn những lý luận cho khoa học theo đuổi.

    Nói về niềm tin, một tôn giáo đại diện cho hàng ngàn, hàng triệu người. Một tôn giáo đối với mình có thể là sai, nhưng với người khác là một thứ linh thiêng. Như vậy chỉ vì một vài người dẫn chứng nó sai và mình lại miệt thị một tôn giáo vậy là mình đã miệt thị niềm tin của hàng triệu người theo tôn giáo đó.

    Đức Lão Tử có nói, "trời được đạo mà trong, đất được đạo mà yên, thần được đạo mà linh, khe ngòi được đạo mà đầy, vạn vật được đạo mà sinh, vua chúa được đạo mà làm chuẩn tắc cho thiên hạ. Những cái đó đều nhờ đạo mà được vậy." Không biết rằng những cái đạo, những tôn giáo trong thiên hạ có lỗi thời hay không?

    (Còn tiếp)...

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ấn Độ giáo và hin đu giáo không to à ? thậm chí còn to hơn cả do thái giáo đấy !
    mà nếu bác nói là lấy đặc trưng thì tại sao lại có cả do thái và thiên chúa ? vì hai cái đó có vẻ tương đồng mà ! hình như cùng chung một gốc !

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    xin lỗi bác MR000 chứ ngay từ đầu cái định nghĩa tôn giáo của bác đã lương lẹo rồi đấy, người việt nam có thể dùng từ đạo để thay tôn giáo, theo cách nói thông thường là một đường lối nào đó cần phải theo.

    còn định nghĩa tôn giáo thì phải như vầy:
    Tôn giáo, đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng, hay thần thánh, và những đạo lý, tục lệ, và tổ chức liên quan đến niềm tin đó. Trong nghĩa tổng quát nhất, một số người đã định nghĩa nó là kết quả của tất cả câu trả lời để giải thích quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ. Số tôn giáo được hình thành từ xưa đến nay được xem là vô tận, có nhiều hình thức trong những nền văn hóa và cá nhân. Tuy thế, ngày nay trên thế giới chỉ có một số tôn giáo lớn được nhiều người theo hơn những tôn giáo khác.

    “Tôn giáo” là một thuật ngữ không thuần Việt, được du nhập từ nước ngoài vào từ cuối thế kỷ XIX. Xét về nội dung, thuật ngữ Tôn giáo khó có thể hàm chứa được tất cả nội dung đầy đủ của nó từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây.
    - Thuật ngữ “Tôn giáo” vốn có nguồn gốc từ phương Tây và bản thân nó cũng có một quá trình biến đổi nội dung và khi khái niệm này trở thành phổ quát trên toàn thế giới thì lại vấp phải những khái niệm truyền thống không tương ứng của những cư dân thuộc các nền văn minh khác, vì vậy trên thực tế đã xuất hiện rất nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về tôn giáo của nhiều dân tộc và nhiều tác giả trên thế giới.
    - “Tôn giáo” bắt nguồn từ thuật ngữ “religion” (Tiếng Anh) và“religion” lại xuất phát từ thuật ngữ “legere” (Tiếng Latinh) có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên. Vào đầu công nguyên, sau khi đạo Kitô xuất hiện, đế chế Roma yêu cầu phải có một tôn giáo chung và muốn xóa bỏ các tôn giáo trước đó cho nên lúc này khái niệm “religion” chỉ mới là riêng của đạo Kitô. Bởi lẽ, đương thời những đạo khác Kitô đều bị coi là tà đạo. Đến thế kỷ XVI, với sự ra đời của đạo Tin Lành - tách ra từ Công giáo – trên diễn đàn khoa học và thần học châu Âu, “religion” mới trở thành một thuật ngữ chỉ hai tôn giáo thờ cùng một chúa. Với sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản ra khỏi phạm vi châu Âu, với sự tiếp xúc với các tôn giáo thuộc các nền văn minh khác Kitô giáo, biểu hiện rất đa dạng, thuật ngữ “religion” được dùng nhằm chỉ các hình thức tôn giáo khác nhau trên thế giới.
    - Thuật ngữ “religion” được dịch thành “Tông giáo” đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ XVIII vào sau đó du nhập vào Trung Hoa. Tuy nhiên, ở Trung Hoa, vào thế kỷ XIII, thuật ngữ Tông giáo lại bao hàm một ý nghĩa hoàn toàn khác: nó nhằm chỉ đạo Phật (Giáo: đó là lời thuyết giảng của Đức Phật, Tông: lời của các đệ tử Đức Phật).
    - Thuật ngữ Tông giáo được du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX và được đăng trên các báo, nhưng do kỵ húy của vua Thiệu Trị nên được gọi là “Tôn giáo”.
    Như vậy, thuật ngữ tôn giáo ban đầu được sử dụng ở châu Âu nhằm chỉ một tôn giáo sau đó thuật ngữ này lại làm nhiệm vụ chỉ những tôn giáo.

    Tôn giáo là một từ phương Tây. Trước khi du nhập vào Việt Nam, tại Việt Nam cũng có những từ tương đồng với nó. Đó là:
    - Đạo: từ này xuất xứ từ Trung Hoa, tuy nhiên “đạo” không hẳn đồng nghĩa với tôn giáo vì bản thân từ đạo cũng có thể có ý nghĩa phi tôn giáo. “Đạo” có thể hiểu là con đường, học thuyết. Mặt khác, “đạo” cũng có thể hiểu là cách ứng xử làm người: đạo vợ chồng, đạo cha con, đạo thầy trò… Vì vậy khi sử dụng từ “đạo” với ý nghĩa tôn giáo thường phải đặt tên tôn giáo đó sau “đạo”. Ví dụ: đạo Phật, đạo Kitô…
    - Giáo: từ này có ý nghĩa tôn giáo khi nó đứng sau tên một tôn giáo cụ thể. Chẳng hạn: Phật giáo, Nho giáo, Kitô giáo… “Giáo” ở đây là giáo hóa, dạy bảo theo đạo lý của tôn giáo. Tuy nhiên “giáo” ở đây cũng có thể được hiểu với nghia phi tôn giáo là lời dạy của thầy dạy học. Cần chú ý rằng người ta không sử dụng từ “giáo” đối với tôn giáo mới phát sinh như Cao đài, Hòa Hảo…
    - Thờ: đây có lẽ là từ thuần Việt cổ nhất. Thờ có ý bao hàm một hành động biểu thị sự sùng kính một đấng siêu linh: thần thánh, tổ tiên… đồng thời có ý nghĩa như cách ứng xử với bề trên cho phải đạo như thờ vua, thờ cha mẹ, thờ thầy hay một người nào đó mà mình mang ơn… Thờ thường đi đôi với cúng, cúng cũng có nhiều nghĩa: vừa mang tính tôn giáo, vừa mang tính thế tục. Cúng theo ý nghĩa tôn giáo có thể hiểu là tế, là tiến dâng, là cung phụng, là vật hiến tế… Ở Việt Nam, cúng có nghĩa là dâng lễ vật cho các đấng siêu linh, cho người đã khuất nhưng cúng với ý nghĩa trần tục cũng có nghĩa là đóng góp cho việc công ích, việc từ thiện… Tuy nhiên, từ ghép “thờ cúng” chỉ dành riêng cho các hành vi và nội dung tôn giáo. Đối với người Việt, tôn giáo theo thuật ngữ thuần Việt là thờ hay thờ cúng hoặc theo các từ gốc Hán đã trở thành phổ biến là đạo, là giáo. Còn thuật ngữ tôn giáo trong sinh hoạt đời thường ít dùng.

    Khái niệm tôn giáo là một vấn đề được giới nghiên cứu về tôn giáo bàn cãi rất nhiêu. Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo:
    - Các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người”.
    - Khái niệm mang dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin vào cái siêu nhiên”.
    - Một số nhà tâm lý học lại cho rằng “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo”.
    - Khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo của C.Mác: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần”.
    - Khái niệm mang khía cạnh nguồn gốc của tôn giáo của Ph.Ăngghen: “Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày …”.


    xét theo các định nghĩa này thì : tôn giáo là các chú Hồi giáo, TC giáo, Do thái giáo, hồi giáo, ấn độ giáo.

    những đạo khác không thể gọi là tôn giáo: như Phật giáo, Lão giáo, khổng giáo, đạo cao đài, đạo hòa hảo, đạo shinto .....

    và trong những đạo ấy thì đạo mang danh tôn giáo là nguy hiểm điên cuồng, và lươn lẹo nhất. người đi theo số đông rất u mê đặc biệt ở những quốc gia còn kém phát triển thì lại càng u mê và cuồng tín

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Nhìn chung các tôn giáo lớn hiện nay đều có hết các định nghĩa về Đạo và còn nhiều hơn nữa. Các tôn giáo đều dạy người ta các sống, lý lẽ sống, hành động trong cuộc sống và niềm tin trong cuộc sống. Theo Đức Lão Tử thì trong Đạo Đức Kinh cũng được mở đầu bằng chữ đạo: "Đạo khả đạo, phi thường đạo ; danh khả danh, phi thường danh." Dịch nghĩa là "Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải là đạo vĩnh cửu bất biến; tên mà có thể đặt ra để gọi nó [đạo] thì không phải là tên vĩnh cửu bất biến." Nếu nhìn chung về căn bản của các đạo, các tôn giáo lớn hiện nay thì điều này cũng rất phù hợp, tôn giáo nào cũng diễn tả về sự tạo thành kỳ diệu mà con người không thể giải thích được, và đem nó làm nguyên lý căn bản của cuộc sống.

    Đức Lão Tử có nói, "trời được đạo mà trong, đất được đạo mà yên, thần được đạo mà linh, khe ngòi được đạo mà đầy, vạn vật được đạo mà sinh, vua chúa được đạo mà làm chuẩn tắc cho thiên hạ. Những cái đó đều nhờ đạo mà được vậy." Không biết rằng những cái đạo, những tôn giáo trong thiên hạ có lỗi thời hay không?
    Chú MR000 có đọc Đạo Đức Kinh thật không vậy? Hay chú đang làm méo mó những câu chữ trong Đạo Đức Kinh để dẫn chứng cho chú đấy ? Chữ "Đạo" trong Đạo Đức Kinh cóc phải là cái "đạo" mà chú đang nói đâu, ai đã đọc rồi sẽ hiểu. "Đạo" chỉ là tên chữ do Lão Tử đặt ra để chỉ cái huyền diệu, nguồn gốc của vạn vật, vô thủy vô chung không nắm bắt được, không định nghĩa được, ông phải tạm đặt tên nó là "Đạo" để cho dễ gọi thôi.
    Nếu chú MR000 định nói về tôn giáo chung thì làm ơn tránh Đạo Phật, Đạo Lão ra nhá, Phật và Lão không thể coi là tôn giáo được. Nếu thực sự chú đọc Đạo Đức Kinh và theo tinh thần của nó thì sẽ thấy là, Đạo Đức Kinh rất không có tính tôn giáo.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    tui tạm dừng bài viết để trả lời các câu hỏi của các bác:
    @Bác Thủ Lĩnh: Ấn Độ giáo là tôn giáo lớn thứ ba trên thế giới, nhưng nó không thống nhất mà có nhiều môn phái và mỗi môn phái có một vài phần tín ngưỡng/giáo lý khác nhau.
    @Bác SeaBoy and SkeletonKing:
    câu định nghĩa về Tôn Giáo và Đạo tui đã viết trực tiếp từ điển Tiếng Việt, các bác có thể tra tìm trong cuốn từ điển Tiếng Việt về cách định nghĩa của hai từ trên.
    Tui chấp nhận cách giải thích của bác về Đạo, Giáo và Thờ; nhưng không hoàn toàn đồng ý. Ví dụ Cao Đài là một tôn giáo (religion) nhưng Hòa Hảo thuộc về Phật Giáo, vì nó là một chi nhánh của đạo Phật. Giống như khi nói về Ki-tô giáo thì nó bao gồm: Thiên Chúa Giáo La Mã, Tin Lành, Chính Thống.... Nhiều người gọi là Công Giáo, Chính Thống Giáo,...nhưng để gọi chung về tôn giáo thì họ gọi chung là Ki-tô Giáo (Christian).

    Hiện nay theo phần lớn các nhà triết học thì gọi Đạo Đức Kinh là một trong những cuốn sách triết học sớm nhất định nghĩa về Đạo (Tôn Giáo).
    Theo định nghĩa trong từ điển Tiếng Việt về tôn giáo hay là được dịch sát nghĩa theo từ tiếng Anh là Religion, định nghĩa của từ Tiếng Anh như sau:
    "a set of beliefs concerning the cause, nature, and purpose of the universe, esp. when considered as the creation of a superhuman agency or agencies, usually involving devotional and ritual observances, and often containing a moral code governing the conduct of human affairs.
    a specific fundamental set of beliefs and practices generally agreed upon by a number of persons or sects: the Christian religion; the Buddhist religion."


    Như vậy Khổng Giáo hay Lão Giáo đều có thể được xếp là một tôn giáo: Có niềm tin, tín điều, giáo lý,... Và ngay cả việc thờ cúng ông bà hay Đạo Ông Bà, theo các nhà Tôn Giáo học thì "có thể" ví nó như một tôn giáo.
    Từ religion (Tôn Giáo) xuất hiện từ khoảng năm 1150–1300; Về nguồn gốc của nó có nhiều ý kiến khác nhau bao gồm: religionem ("respect for what is sacred, reverence for the gods") và relegare ("go through again, read again" hoặc là "place an obligation on," hay "bond between humans and gods.")

  6. #6
    Ngày tham gia
    Feb 2016
    Bài viết
    0
    ôgn cố tình lập lờ các định nghĩa rồi đó MR 000 ạ. tôn giáo muốn được thành phải có một hệ thống niềm tin vào siêu nhiên. ông cố tình định nghĩa chữ đạo để lôi tất cả các dạng khác vào tôn giáo là điều phi lý.
    người việt nam quen gọi như đạo khổng , đạo lão, đó chẳng qua là một con đường một lý luận một lời dạy chứ chẳng phải tôn giáo.

    phật giáo cũng chỉ tìm đường giải thoát cho con người. thứ nhất tôn giáo phải giải thích thể giới hình thành ra sao, diễn biến tiếp theo thế nào v...v.... phải có các vị thần niềm tin tín lý vào các vị thần.

    đạo phật có tạo ra cả ngàn vị phật với ý nghĩa là người chứng ngộ chứ khôgn phải thần cũng không phải tôn thờ các vị thần nào cả cũng khôgn giải thích thế giới nguồn gốc hình thành sao cả.
    còn đạo lão có giải thích thế giới nhưng cũng ko có thần
    đạo khổng thậm chí chả cần biết khởi nguyên của thế giới.

    tục thờ ông bà là một tập tục cổ truyền của châu á có thể được gọi là tín ngưỡng dân gian chứ không thể tính là tôn giáo

  7. #7
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    240
    Tôn giáo: mang tính chất tôn thờ là chủ yếu nên tôn giáo có điểm chung là tồn tại 1 đấng tối cao nào đó trong giáo lí,là nơi gởi gắm niềm tin giáo,lí thường là mang tính hướng thiện

    Đạo: diễn giải theo đúng nghĩa TV là đường lối bao gồm cả tư tưởng lẫn những quan điểm được giải thích & chứng minh theo từng đạo khác nhau cũng có khi có sự trùng hợp,nói đến đây tức là KH cũng có thể được xem là 1 đạo
    Mỗi đạo dù có đường lối lẫn phương thức khác nhau nhưng cái đích chung bao giờ cũng nhắm đến nhân sinh quan,vũ trụ,thế giới tự nhiên,con người,....Chính vì vậy nên đạo chỉ xuất hiện những người thầy khai sáng con đường và những người có đóng góp xây dựng nên con đường ấy chứ không xuất hiện những đấng tối cao hay siêu nhiên

  8. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi SeaBoy
    ôgn cố tình lập lờ các định nghĩa rồi đó MR 000 ạ. tôn giáo muốn được thành phải có một hệ thống niềm tin vào siêu nhiên. ông cố tình định nghĩa chữ đạo để lôi tất cả các dạng khác vào tôn giáo là điều phi lý.
    người việt nam quen gọi như đạo khổng , đạo lão, đó chẳng qua là một con đường một lý luận một lời dạy chứ chẳng phải tôn giáo.

    phật giáo cũng chỉ tìm đường giải thoát cho con người. thứ nhất tôn giáo phải giải thích thể giới hình thành ra sao, diễn biến tiếp theo thế nào v...v.... phải có các vị thần niềm tin tín lý vào các vị thần.

    đạo phật có tạo ra cả ngàn vị phật với ý nghĩa là người chứng ngộ chứ khôgn phải thần cũng không phải tôn thờ các vị thần nào cả cũng khôgn giải thích thế giới nguồn gốc hình thành sao cả.
    còn đạo lão có giải thích thế giới nhưng cũng ko có thần
    đạo khổng thậm chí chả cần biết khởi nguyên của thế giới.

    tục thờ ông bà là một tập tục cổ truyền của châu á có thể được gọi là tín ngưỡng dân gian chứ không thể tính là tôn giáo
    Trước tiên để tui chứng minh cho Ông tại sao các triết gia học về Tôn Giáo lại gọi Đạo Khổng hay Khổng Giáo là một tôn giáo.

    Trước tiên, tại sao gọi Vua hay Hoàng Đế là Thiên Tử, tất nhiên nó có một tư duy trừu tượng, và khi gọi là Thiên Tử thì có nghĩa là phải có Thiên Hoàng. Vậy Thiên Hoàng là ai? tương tự như Đạo Phật hay các tôn giáo chính khác, vị Thiên Hoàng này là người cai quản trời đất ban quyền cho Hoàng Đế cai quản khu vực thuộc quyền của mình. Ngoài ra khi các vị tướng có công với quốc gia hy sinh hay quá cố thì vị Hoàng Đế làm lễ sắc phong, ban tước phẩm. Đạo Khổng đề ra các giá trị sống của xã hội, những lễ nghi, những điều cấm kỵ. Như vậy điều để gọi là một tôn giáo là phải có tín ngưỡng, có luật, lệ có triết lý, có "Đạo", ... vậy Đạo Khổng hoàn toàn phù hợp để gọi là một tôn giáo.

    Các tôn giáo bác nêu ra cũng có cùng một vấn đề trên, chỉ là người sáng lập hoặc đưa ra lý thuyết: Đức Phật Thích Ca, Đức Lão Tử và Đức Khổng Tử, tự mình không cho mình là người lập giáo, mà chỉ đưa ra những tính triết lý mà thôi, nhưng dần dần thì những người đi theo tự tạo nó thành một tôn giáo (ít nhất trên lý thuyết).

    Các tôn giáo nói trên đều có các tính chất về siêu nhiên, hoặc có định nghĩa về sự siêu nhiên, có định nghĩa về tự nhiên, có định nghĩa về giáo lý, cũng có định nghĩa về lề luật mà người hướng đạo nên giữ và cũng đưa ra những lời răn đe.

    Về lý thuyết là vậy, nhưng việc có chấp nhận Phật Giáo, Khổng Giáo, hay Lão Giáo là một tôn giáo hay không tất nhiên vẫn còn tùy thuộc vào mỗi người nhìn nó bằng phương diện nào, có hiểu biết như thế nào về nó.

    Một lần nữa, chủ yếu của tui lập chủ đề này chủ yếu để phản biện lại các bác bài xích (một) tôn giáo, có ý khinh miệt hay xem (một) tôn giáo như những "vết bẩn của xã hội"

    Nhưng nếu bác muốn bàn luận về tôn giáo thì cũng là một ý kiến hay để tui trau dồi kiến thức.

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Bác mr000 ơi, tôn giáo với tín ngưỡng là những cái khác nhau đấy. Định nghĩa thì cả 2 cái đó gần như tương đồng nhưng trong CNXHKH (cái này chắc bác không được học nên không biết) có phân biệt là:

    -Tôn giáo có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức giáo hội chặt chẽ; còn tín ngưỡng mang tập tục thiêng liêng (vd: tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị anh hùng dân tộc...) xuất phát từ niềm tin của con người nhưng không nhất thiết phải trở thành giáo lý, giáo luật, tổ chức...

    -Tôn giáo mang tính cộng đồng xã hội, tác động đến cả cộng đồng, có khi ảnh hưởng đến cả dân tộc, cả một nước, thậm chí nhiều nước (Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Phật giáo...); còn tín ngưỡng, không mang tính cộng đồng lớn, không ảnh hưởng lớn về xã hội.

    Về Đạo mà các bác bàn thì bác SkeletonKing nói đúng rồi đó.

    Trích dẫn Gửi bởi mr000
    Một lần nữa, chủ yếu của tui lập chủ đề này chủ yếu để phản biện lại các bác bài xích (một) tôn giáo, có ý khinh miệt hay xem (một) tôn giáo như những "vết bẩn của xã hội"
    Tui thì theo quan điểm của mác-xít nên tôn giáo thì không nên và cũng không thể bài trừ ít nhất là mấy trăm năm nữa. Tôn giáo cũng tốt mà, vận dụng sao cho nó đi đúng với ý nguyện của các "Giáo chủ" của các tôn giáo đó là được.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    đề nghị ông MR000 đọc thật kỹ về các đạo của phươgn đông và các tôn giáo của phương tây rồi bàn tiếp khi ông nêu lý luận như vậy tọi biết chắc rằng ông chưa thử tìm hiểu về các đạo khác hãy đọc rồi cảm nhận xem có khác biệt cực kỳ lớn đối với tôn giáo của phương Tây hay không .

    còn chuyện bọn tôi có bêu xấu hay không thì mời bác đọc hết các tranh luận đã nêu của chúng tôi và trả lời các câu hỏi của chúng tôi hộ, đừng lập lờ tôi chán không muốn nói nữa cũng bởi cái tính lập lờ của các bác.

    chúng tôi sẽ không chống lại ai nếu họ chịu ngồi im không quậy phá không tìm cách tiêu diệt người khác

    vietcatholic có viết là:
    "xin tha thứ cho dân việt nam vì thờ Lạc Long quân , Lạc Logn quân là Rồng , mà rồng tức là satan.
    xin tha thứ cho dân việt nam vì thờ tượng, của phật"
    v.v....

    đấy có phải vết nhơ không thì tự ông trả lời nhé

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •