Trang 1 của 6 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 51
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Nếu truy tố thêm, sẽ có nội chiến!

    Trích dẫn Gửi bởi Báo Tuổi trẻ
    Thứ Sáu, 03/04/2009, 08:52 (GMT+7)

    Nhiều người Việt đã bị hành quyết tại Toul Sleng
    Chúng tôi: nhân chứng Tuol Sleng - Kỳ 8: Lời thú tội của Duch

    TT - Thỉnh thoảng camera cho thấy Duch rất chăm chú dò lại bản cáo trạng tuyên đọc với văn bản trong tay, xem có chỗ nào đọc khác với văn bản không... Cứ như thể Duch sợ bị gán thêm những tội danh nào khác, ngoài hơn 100 tội danh mà đồng công tố viên trưởng Robert Petit đang đọc. Bản năng sinh tồn của Duch vẫn còn quá lớn. Tiếc rằng hơn 30 năm trước, Duch đã không chiếu cố gì đến bản năng sinh tồn của những người phải rơi vào tay mình...
    Thủ tướng Hun Sen: Nếu truy tố thêm, sẽ có nội chiến!

    Phiên thẩm vấn bắt đầu. Luật sư bên nguyên khởi đầu bằng thỉnh cầu rất “thực tế đau lòng”:

    - Thưa quý tòa. Chúng tôi đại diện 94 nguyên đơn, xét thấy rằng cho dù tội ác của đương sự có lớn và nhiều đến đâu đi nữa, tòa án này cũng chỉ có một bản án tối đa là tù chung thân, chẳng có hình phạt nào khác hơn. Thế cho nên chúng tôi thỉnh cầu quý tòa lệnh cho bên công tố giản lược danh sách các tội danh, chứ nếu cứ đọc hết tội này đến tội khác cũng thế thôi, chỉ thêm đau lòng...

    Số là trong buổi thẩm vấn ngày hôm trước, các đồng luật sư biện hộ cho Duch đã chơi “lá bài” rất hiểm: không chối tội cho Duch nhưng thách đố mọi người bằng những lập luận rất nhạy cảm, mà là thú tội những gì đã gây ra tại nhà tù Tuol Sleng (S-21).

    Luật sư Kar Savuth - người Campuchia - cho rằng Duch chỉ là một “con vật tế thần”, “làm theo chỉ đạo của cấp trên”; và rằng thời đó có đến 200 nhà tù cỡ như Tuol Sleng mà Duch đã từng là “chúa ngục”, và rằng nếu có muốn xử thì hãy xử tất cả các “chúa ngục” khác cùng các “bạo chúa” khác. Phát biểu đòi truy tố thêm nhiều người nữa của luật sư Kar Savuth đã chọc vào điểm nhạy cảm nhất hiện nay ở Campuchia: làm thế nào hòa giải dân tộc ở đất nước chùa tháp?

    Trong khi đó, báo chí Campuchia ngày 1-4 đồng loạt đưa tin Thủ tướng Hun Sen tuyên bố không nên đưa ai ra xét xử thêm nữa ngoài năm cựu lãnh đạo Khơme Đỏ để giữ lấy sự hòa giải dân tộc. Ông cũng kêu gọi các cựu binh sĩ Khơme Đỏ giữ bình tĩnh, tránh vọng động khi nghe tin tòa án Khơme Đỏ đòi truy tố thêm những bị cáo khác. Ông quả quyết: “Chỉ truy tố chừng đó người thôi. Thà để cho tòa án này thất bại còn hơn là để Campuchia rơi vào một cuộc chiến tranh mới. Đây là lập trường tuyệt đối của tôi”.

    Nhớ lại tình hình hơn chục năm trước đây thì có thể hiểu đâu là cơ sở những e ngại của ông Hun Sen. Sau hiệp định hòa bình Paris 1991, tàn quân Khơme Đỏ vẫn còn chống trả quân chính phủ. Đến tháng 12-1999 các thủ lĩnh Ieng Sary và Khieu Samphan, đáp lại chính sách hòa giải dân tộc của Thủ tướng Hun Sen, đã đồng ý giải giáp Khơme Đỏ, đổi lấy lệnh ân xá của quốc vương Sihanouk.

    Hơn ai hết, ông Hun Sen hiểu rằng nếu cứ cư xử như kẻ chiến thắng sẽ không bao giờ hòa giải với những kẻ chiến bại. Ông cảnh báo: “Nếu truy tố thêm 20 người nữa, chiến tranh sẽ nổ ra, hàng ngàn người sẽ phải chết”.

    Nhận tội


    Có muốn truy tố Duch về tội diệt chủng cũng phải đưa ra mọi dữ kiện chứng minh sự liên quan của Duch với từng vụ việc một, chứ không thể xử Duch khơi khơi bằng lập luận: Duch là “chúa ngục” S-21, ở đó đã có hơn 14.000 người bị giết…

    Chiều 1-4, đồng công tố viên trưởng Robert Petit, người Canada, đã tuyên đọc bản cáo trạng. Đây không phải là bản cáo trạng “một chiều” của công tố mà là một danh sách những dữ kiện đã được các luật sư biện hộ đồng ý chấp nhận hoặc không phản đối. Các công tố viên đã công phu thu thập các dữ kiện diệt chủng liên quan đến Duch, tập hợp lại thành từng nhóm. Bắt đầu là những dữ kiện nhân thân của Duch như “khi đứng đầu nhà tù Tuol Sleng, Duch tuổi từ 33-37”. Sau đó là những dữ kiện về chế độ Khơme Đỏ, rồi đến các chức vụ cụ thể của Duch:

    - Ngày 15-8-1975, Duch đã họp với Pol Pot (thủ lĩnh tối cao), Son Sen (tổng tham mưu trưởng) để bàn về vị trí đặt trại thẩm vấn S-21. Son Sen chỉ định Noun Chea làm chánh, Duch làm phó.

    - Sau này, Noun Chea lên chức tổng tham mưu trưởng, Duch cũng lên làm thủ lĩnh trại S-21...

    Cứ hết mỗi một nhóm tội danh, đồng công tố viên trưởng Robert Petit lại nêu câu hỏi: “Các luật sư biện hộ đã từng nhất trí hoặc không phản đối các đoạn trên. Yêu cầu các luật sư xác nhận lại trước tòa”. Sau mỗi chuỗi câu hỏi “đúng/sai” này, đồng luật sư biện hộ cho Duch là Francois Roux, người Pháp, trả lời: “Chúng tôi đồng ý và không phản đối các đoạn vừa đọc”.

    Trên màn hình, thỉnh thoảng camera cho thấy Duch rất chăm chú dò lại bản cáo trạng tuyên đọc với văn bản có trong tay, xem có chỗ nào đọc khác với văn bản không, tay cầm bút dạ quang lâu lâu lại gạch chi chít rồi bảo luật sư biện hộ lên tiếng sửa lại vài chữ mà sau đó công tố thanh minh là đọc sai văn bản.

    Cứ như thể Duch sợ bị gán thêm những tội danh nào khác nữa, ngoài hơn 100 tội danh mà đồng công tố viên trưởng Robert Petit đang đọc. Bản năng sinh tồn của Duch vẫn còn quá lớn cho dù đã rơi vào tình huống mà cả Duch lẫn các luật sư biện hộ đều không còn gì để phản bác. Tiếc rằng hơn 30 năm trước Duch đã không chiếu cố gì đến bản năng sinh tồn của những người phải rơi vào tay mình.

    Phiên chất vấn cuối cùng này, với những câu hỏi “đúng/sai” đã chóng vánh kết thúc thủ tục luận tội và biện hộ: Trong bối cảnh chính trị đó, guồng máy đó, chính sách đó Duch đã có trách nhiệm là như thế, S-21 đã hoạt động và gây ác như thế... Trước những chứng cứ rành mạch đó, các luật sư bên bị đã nhất trí không phản bác trên trăm tội danh. Và Duch đã đành phải nhận tội. Một lời thú tội muộn màng.

    Nhiều người Việt đã bị hành quyết tại Tuol Sleng

    Đến đây, đồng công tố viên trưởng Robert Petit đọc đến những công việc thuộc trách nhiệm cá nhân của Duch: Duch tổ chức hệ thống truyền đạt lệnh của mình trong trại S-21 rất hoàn chỉnh, kết quả là cả trại S-21 chấp hành răm rắp lệnh của Duch. Ban đầu Duch ra lệnh giết các nạn nhân ngay trong trại S-21 và chôn xác quanh đó. Sau này, Duch sợ bệnh dịch, ra lệnh đưa tù nhân xuống một nơi khác ở tỉnh Kandal, giam tạm họ trong một căn nhà gỗ nhỏ chờ đến lúc hành quyết rồi chôn xác luôn ở đó.

    Tuy nhiên, cũng có khi vẫn hành quyết và chôn tại S-21.

    Có đúng không?


    Đến đây, công tố viên trưởng đọc đến vai trò của trại S-21 mà Duch là trưởng trại trong chính sách đối xử với tù nhân:

    - S-21 thực thi chính sách tiêu diệt kẻ thù? Tiêu diệt kẻ thù còn là tiêu diệt cả gia đình họ?

    - S-21 đã xử tử các tù binh, công chức của chế độ cũ?

    - S-21 áp dụng tra tấn để lấy cung, sau đó lấy các cung khai đó đi bắt bớ người khác?

    - Từ năm 1976, S-21 bắt giữ và xét xử cả những người trong hàng ngũ Khơme Đỏ?

    - S-21 hành quyết cả những nhân viên của S-21 bị tố cáo là phản đảng?

    “Bên biện hộ có nhất trí hoặc không phản bác không?” - đồng công tố viên trưởng Robert Petit lại hỏi, trước khi đọc đến đoạn 83,84 của bản cáo trạng:

    - S-21 giam giữ và xét xử những người theo cách mạng?

    Đoạn cáo trạng sau gây lạnh buốt lưng:

    - Sau này, có những tù nhân người Việt bị đưa đến trại S-21? Cả bộ đội lẫn thường dân?

    - Có những người nước ngoài trong trại S-21, song người Việt là nhóm đông nhất? Và họ đã bị hành quyết ở S-21? Có nhất trí và không phản bác các đoạn trên không? - công tố viên trưởng Petit hỏi.

    - Nhất trí và không phản bác - luật sư biện hộ trả lời.

    Duch thinh lặng. Còn tôi thì sững sờ.

    DANH ĐỨC
    Có ai trong forum có thể giúp tôi lí giải tại sao:Nếu truy tố thêm 20 người nữa, chiến tranh sẽ nổ ra, hàng ngàn người sẽ phải chết được không?
    Nước Việt Nam đã chia rẽ chẳng lẽ Campuchia còn chia rẽ dữ hơn nữa à?
    Tại sao kẻ chiến thắng không giết sạch kẻ chiến bại cho gọn?
    Cảm ơn trước!
    Link: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/In...0&ChannelID=89

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trong nội bộ Campuchia có nhiều đảng phái ngầm, mà chính quyền Campuchia không thể kiểm soát hết được. Khi cần, thủ lĩnh những đảng phái này sẽ kêu gọi các cựu binh nổi dậy trả thù. Ai cũng có hoàn cảnh của họ, có những người chiến đấu vì niềm tin của họ. Đến thời bình rồi, ai cũng chỉ muốn làm công dân tốt, muốn sống an bình, mà còn moi móc những chuyện quá khứ ra thì e vô nhân đạo quá. Vụ này cũng giống như chính phủ Mỹ thỏa thuận không truy cứu tội buôn lậu, độc quyền ... của các đại gia lớn nhất trong quá khứ, đổi lại các đại gia này giữ yên cho kinh tế quốc gia phát triển (Ở VN thực ra cũng có vụ tương tự), hoặc là Lưu Bị, Tào Tháo hoặc Lưu Bang dùng những người tiềm năng phản bội, nhiều khuyết điểm hay đối lập với mình, do lúc đương thời không còn ai nữa (và cả 3 sau này đều loại trừ những người đấy một cách không thấy máu).

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Thứ nhất: tàn quân Khmer đỏ đã ra đầu thú với chính quyền Hunsen theo 1 thỏa thuận mà điều kiện tiên quyết là miễn truy cứu trách nhiệm về những tội ác do các cựu binh Khmer đỏ đã gây ra. 5 nhân vật bị truy tố thì ở tội danh khác: tội ác chống lại loài người và tội ác chiến tranh nên ta đã thấy có chánh án quốc tế trong phiên xét xử này.

    Các cựu binh Khmer đỏ không muốn bị truy cứu trách nhiệm, ai cũng thế thôi.

    Thứ hai: nội bộ Camphuchia có xâu xé do nhiều đảng phái đối lập. các đảng đối lập sẽ nhân cơ hội này (truy cứu thêm) để kích động chống phá chính phủ của Hunsen và gây ra nội chiến.BTW, các nước phương Tây có thể châm thêm dầu vào lửa do rằng họ cũng không mấy ưa thích Hunsen, với họ, là chính phủ thân VN.

    Thứ ba: thành thực mà nói, không phải tuyệt đại đa số dân Khmer căm thù Khmer đỏ, nhất là ở các vùng nông thôn xa xôi, từng là vùng kiểm soát của Khmer đỏ.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    @all: đảng/liên minh nào được nhiều dân bầu nhất sẽ lập chính phủ, các tướng cũng do họ chỉ định, làm gì có chuyện nội chiến

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    @Chữ: Hơ hơ, thế quân mafia Ý từ đâu ra thế? [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] Chả lẽ do chính phủ xây dựng à [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  6. #6
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    0
    Nền hòa bình ở nước này ko gây dựng nên từ 1 chiến thắng tuyệt đối. Nó là sự thỏa hiệp của 2 bên
    Nhớ ngày xưa quân Việt Nam sa lầy mãi ở bên ấy, cuối cùng cũng phải rút quân. Nguyên do là Khmer Đỏ được 1 số thế lực phản động và chống đối nhân loại dung dưỡng.
    Chúng ta nên lấy đấy làm bài học: đừng bao giờ để chúng lợi dụng sự chia rẽ. Trong nhiều trường hợp, cần phải khôn khéo và ko khoan nhượng. Chúng ta cũng cần ghi nhớ rằng chừng nào những thế lực ấy còn tồn tại, chúng ta còn chua được yên thân.
    Phải đập tan chúng! Phải nghiền nát chúng! Phải miết những mánh cuối cùng của chúng duới gót giày!

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    @clone: mafia Ý giờ đỡ lắm rồi. Và nó cũng chỉ có vài bố thuộc chính phủ để mà bám thôi chứ nó không kiểm soát chính phủ

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Tôn Thất Hứa
    @all: đảng/liên minh nào được nhiều dân bầu nhất sẽ lập chính phủ, các tướng cũng do họ chỉ định, làm gì có chuyện nội chiến
    Cũng còn tùy là cái nhân dân nào [IMG]images/smilies/65.gif[/IMG]

    Ở đất nước dân chủ thật sự, điều này có thể đúng.

    Ở 1 đất nước có nền dân chủ giả cầy, điều này sai bét.

    Ví dụ ở Zimbabwe, ngài tổng thống đáng kính luôn được dân bầu lên bằng phiếu, nhưng nguy cơ nội chiến luôn tiềm ẩn.

    Ở Chie, 1 tồng thống dân bầu hẳn hoi, cũng bị Pinochet "mần" bằng 1 cuộc đảo chính.

    Ở ta, Ngô Đình Diệm cũng là 1 tổng thống dân bầu lên, bằng phiếu, nhưng bị giết bằng đảo chính, sao đó đảo chính mấy lần?

    Quay lại ở Cam: tôi không tin ở Kam có dân chủ, dù nó đa đảng và có liên minh v.v... Ít ra sau khi bộ đội VN rút đi, ở Kam đã xảy ra 3 cuộc đảo chính quân sự. Bản thân Hunsen cũng không phải là người dân chủ gì cho cam!

    Vì vậy, Khmer đỏ sẽ là lá bài chính trị, là cái cớ tốt nhất để khơi lên 1 cuộc nội chiến nữa. Điều này không phải là cái sự đe dọa vu vơ đâu.

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ở Ý khác, ở Cam khác, khác nhiều lắm chứ. Hoàn cảnh lịch sử khác, địa lý khác, văn hóa khác...đâu thể cứ rập khuôn mà ví dụ cho được?
    ------------------------------------------------------------
    Ai cũng có hoàn cảnh của họ, có những người chiến đấu vì niềm tin của họ. Đến thời bình rồi, ai cũng chỉ muốn làm công dân tốt, muốn sống an bình, mà còn moi móc những chuyện quá khứ ra thì e vô nhân đạo quá.
    Vô liêm sỉ cái thứ nhân đạo của bác; Ai cũng có hoàn cảnh của họ, có những người chiến đấu vì niềm tin của họ....Hitle cũng có hoàn cảnh riêng của mình, các ông các bà PX cũng có hoàn cảnh riêng của mình, cũng chiến đấu vì niềm tin của mình(dân tộc thượng đẳng -_-), khi hòa bình cũng muốn trở thành những công dân tốt; nhưng bè lũ đồng minh độc ác cứ muốn treo cổ các bác ấy lên, thiệt tình, người đâu mà độc ác quá chừng...
    -------------------------------------------------------------
    P/s: Vài trăm ngàn( trên tổng số hơn 5 triệu dân) cô nhi ở Cam do ai mà ra? vài triệu cái đầu lâu ở Cam do ai làm, cho ai ngắm?

  10. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    @phong: chuỵên ám sát, đảo chính thì chỉ trách cách dùng người của các vị cầm quyền, để mấy thằng lang sói nó làm tướng tá
    PS: nhớ lại việc người dân bảo vệ chính phủ dân chủ của Nga khi cộng sản tiến hành đảo chính quân sự nhằm tái lập nền độc tài

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •