Kết quả 1 đến 9 của 9
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Nguyên nhân người Nga đẩy lùi người Mông Cổ

    Từ 1236 đến 1240, Bạt Đô đã chinh phục được gần hết nước Nga đến mức chỉ có Novgorod là còn độc lập. Nhưng chỉ đến không tới 150 năm, người Nga với trận Kulikovo năm 1380 đã bắt đầu đẩy lùi quân Tatar & cuối cùng gần như tiêu diệt họ. Vậy nguyên nhân chính cho sự trỗi dậy này là gì ?

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Không hẳn là sự trỗi dậy của chính quyền Moscow . Mà là sự suy yếu tột cùng của đế quốc Mông Cổ .

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Golden Horde chinh phục được gần hết nước Nga nhưng không cai trị trực tiếp, mà để các công quốc Nga tự cai trị như những chư hầu và chỉ phải nộp cống. Dù Golden Horde vẫn đặt mục tiêu chia rẽ các công quốc này lên hàng đầu để đảm bảo sự cai trị của mình, nhưng sự tự trị tương đối độc lập này dần dần dẫn đến việc các công quốc này phát triển sức mạnh đáng kể, đặc biệt là Novgorod và Moskva. Thậm chí ảnh hưởng của Moskva còn lên cao đến mức được trao quyền thu nạp cống phẩm từ các công quốc khác, cho đến khi đó vẫn là đặc quyền và là nguồn thu quan trọng của Golden Horde. Đến khi Golden Horde bị suy yếu nghiêm trọng bởi nạn dịch hạch và những cuộc nội chiến thì khoảng cách về sức mạnh đã được thu hẹp và gần như san bằng ở Kulikovo.

    Lý do của sự khác biệt về cách thức cai trị của Golden Horde ở Nga, Caucasus và một phần Balkan so với cách thức cai trị của nhà Nguyên ở Trung Hoa hay Tamerlan ở Ba Tư chủ yếu là do sự khác biệt về mô hình thể chế ở các vùng đất này. Những thể chế trung ương tập quyền vẫn được duy trì ở một mức độ cao ở Trung Hoa và Ba Tư, và người Mông Cổ chỉ đơn giản là thế chỗ các triều đại trước đó. Trong khi ở Nga thể chế chủ đạo lại là mô hình lãnh chúa và các công quốc kiểu châu Âu trung cổ, và dù có muốn thì Tatar cũng không thể thiết lập sự cai trị tập quyền như nhà Nguyên hay Tamerlan được, và buộc phải tuân theo mô hình lãnh chúa và công quốc kiểu phương Tây này. Sự cai trị có phần gián tiếp này là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến các công quốc Nga mạnh lên đáng kể, đủ sức lật đổ người Tatar, dù trên thực tế người Mông Cổ ở Trung Hoa cũng không khá khẩm hơn mấy dù nắm quyền cai trị trực tiếp.

    Ngoài ra cũng phải kể đến việc các công quốc Nga du nhập những phát kiến của chính người Tatar về quân sự, tổ chức xã hội, truyền tin, vv...vv giúp các công quốc Nga mạnh lên. Quân Mông Cổ cũng tham chiến bên cạnh quân đội của các công quốc Nga như Novgorod nên sự hiểu biết về trang bị, kỹ thuật và khả năng tác chiến của người Nga về quân Mông Cổ cũng tăng thêm. Tổng hợp tất cả các yếu tố đó khiến cho khoảng cách về kinh tế và sức mạnh quân sự giữa hai bên gần như bị san bằng chỉ sau khoảng gần 150 năm.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Feb 2016
    Bài viết
    0
    Có 2 thứ: 1 là hỏa khí, 2 là ... người Mông Cổ

    Vào thế kỉ 15 hỏa khí ngày càng phổ biến, và nó có lợi cho những nền văn minh nông nghiệp. Với súng thì bộ binh Nga có thể chống chọi lại kị binh du mục.

    Người Nga cũng xây dựng nhiều phòng tuyến dọc theo sông, và duy trì những phòng tuyến này nhiều chục năm. Sau khi giữ vững một phòng tuyến thì nhảy tới con sông kế tiếp.



    Nguyên nhân thứ hai: người Mông Cổ tự làm suy yếu chính họ, đồng thời giúp thống nhất nước Nga. Nội chiến giữa các hãn quốc làm cho Golden Horde tan rã, còn Hãn quốc Crimea thì quá yếu. Tuy vậy họ vẫn liên tục đe dọa các công quốc Nga, thường xuyên cướp phá, bắt nô lệ ... buộc các công quốc riêng lẻ phải đoàn kết với nhau lập thành một nhà nước thống nhất. Phòng tuyến suốt dọc con sông Oka không thể được duy trì bởi các công quốc riêng lẻ. Giống như nhiều quốc gia khác, nước Nga hiện đại sinh ra từ một cuộc đấu tranh dai dẳng, trong trường hợp này đó là đấu tranh chống lại Hãn quốc Crimea. Thắng xong Crimea thì dân Nga hăng quá đẩy thẳng tới Thái Bình Dương luôn.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Kim Trướng Hãn Quốc, có thời gian tồn tại khá dài, hinh thức của nó như kiểu bảo kê, sau khi đánh tanh bành đất Nga, thay vì giết hết đốt hết, thì nó công nhận sự quy phục của các lãnh chúa và quý tộc, những vị này thường xuyên cống nạp nộp thuế cho Hãn, bày tỏ sự tuân phục dưới sự bảo kê của Hãn.

    Việc có sự ly khai, mâu thuẫn trong nội bộ các hãn MC có từ khi Hốt Tất Liệt công khai tham chiến lật đổ A Lý Bất Ca người được Kim Trướng Hãn Quốc ủng hộ trong hội nghị bầu đại hãn. Không cần phải đợi tới lúc nó suy yếu do Cái chết Đen hay vụ lật đổ Nguyên Huệ Tông Thỏa Hoàn Thiết mạt Nhĩ. Mấy cái Hãn quốc MC chủ yếu ông nào tự lo ông đấy lệ thuộc, liên kết hay đối nghịch có nhưng không quá sâu sắc nên việc suy yếu thằng nọ ít ảnh hưởng lớn đến thằng kia.

    Súng ống có lẽ cũng không phải vấn đề, quân MC update công nghệ khá thường xuyên, tôi cho là kỵ binh vẫn rất hữu dụng tại khu vực này, tiểu biểu chính là hinh ảnh những người lính kỵ binh Cô Zắc nổi tiếng.

    Nó tồn tại lâu do cách quản lý đúng với khu vực dân thưa thớt mà khi hậu như vậy mà rải quân ra cát cứ thì sẽ là tự xé nhỏ lực lượng sẽ bị bọn quý tộc lãnh chúa địa phương chơi chết sớm, việc cho tự quản và thu tiền bảo kê là khôn ngoan. Còn nó xuy yếu do dịch bệnh, rồi mâu thuẫn, bị đánh chiếm tranh giành chuyển giao ( có thời điểm cứ mỗi năm lại có một Hãn mới) thì việc bị sụp đổ là truyện thường nó sống được tưng ấy thời gian cũng là khá rồi. Với biến động như thế, nó có là Hãn quốc của người Nga thì cũng tới lúc sụp.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    đế quốc mông cổ suy tàn do không có tính kế thừa.sau thời hốt tất liệt hầu như không còn một tên tuổi nào của mông cổ đáng được nhắc đến. trong khi đó ở châu á, trung quốc ấn độ nhật bản việt nam đều có cái nền văn hóa rất vững. bản thân đại việt có cái hay là nhân vật xuất chúng rất nhiều, ông này chết thì có ông khác ngay.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Artilleryman
    Súng ống có lẽ cũng không phải vấn đề, quân MC update công nghệ khá thường xuyên, tôi cho là kỵ binh vẫn rất hữu dụng tại khu vực này, tiểu biểu chính là hinh ảnh những người lính kỵ binh Cô Zắc nổi tiếng.
    Đám cossack cũng là một lý do quan trọng [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG] Họ được cử vào sống ở vùng biên cương, tự lập nhà nước, tự giành đất của Crimea và Ba Lan. Tổ chức quân sự có lẽ học tập rất nhiều từ truyền thống Mông Cổ: sử dụng kị binh, mọi đàn ông làm chiến binh trọn đời, sẵn sàng đón nhận các sắc dân khác vào hàng ngũ.

    Dân Cossack chiếm giữ được nhiều vùng đất trước khi được sát nhập vào đế quốc Nga


  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Mông Cổ sẽ có lúc suy tàn và đến khi suy yếu rồi là thời cơ của các cuộc nổi dậy

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Nga rất may mắn khi Mông Cổ suy yếu lúc phía Đông không có cường địch, phía Tây thì Ba Lan đang vất vả đánh lại đám Teutonic và Hungaria, người Đức và Thụy Điển sau khi bị Alexander Nevsky đập tả tơi 100 năm trước đã không còn sức đe dọa Kiev và Moscow nữa. Họ có đủ điều kiện thuận lợi dồn hầu hết nguồn lực cho cuộc chiến chống lại Mông Cổ.

    Đồng ý là kỵ binh vẫn hữu dụng ở địa hình Đông Âu, nhưng súng ống là một vấn đề. Súng hỏa mai du nhập vào Nga khoảng năm 1500 và có vai trò lớn trong việc chống lại kỵ binh du mục, nhất là khi nấp sau chướng ngại vật như thành quách, xe ngựa hay công sự. Mông Cổ quá tự tin vào cung tên, đến tận thời Kutuzov 1787 vẫn còn cảnh kỵ binh Tartar chạy quanh ô vuông lính cầm hỏa mai cắm lê mà không làm được gì. Cung composite rất khó bắn xuyên giáp Cuirassier, và pháo binh dùng đạn chùm nho (grapeshot) dư sức quật ngã cả hàng người ngựa ở cự ly 300-400 m.

    Ở trận Kulikovo, kỵ binh Mông Cổ chơi chọi cứng với kỵ nặng của Nga chứ không thèm dùng bài nhử-đánh như trận sông Kalka 1223 nữa, và dĩ nhiên là ăn hành rồi [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •