-
Bí mật đằng sau cánh cửa WB và IMF
Một "ông" thuộc quản lý của Mỹ và "ông kia" nhất thiết phải thuộc về châu Âu. "Ông" bên Mỹ là Ngân hàng Thế giới (WB) và "ông" bên châu Âu là Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Cả hai đều là những ông lớn trong định chế tài chính thế giới, cùng kiểm soát và chi phối những hoạt động tài chính toàn cầu với ảnh hưởng bao trùm kinh tế thế giới từ sau Thế chiến thứ hai đến nay.
WB và IMF có gì khác biệt?
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) có cơ chế hoạt động thoạt nhìn gần giống nhau và lắm lúc gây khó khăn trong việc phân biệt. Thậm chí John Maynard Keynes – một trong những người đưa ra ý kiến sáng lập hai tổ chức trên và được xem là một trong những kinh tế gia hàng đầu lịch sử kinh tế thế giới – cũng đã nhầm lẫn. Trong buổi lễ khai mạc IMF, Keynes thừa nhận, ông cứ nghĩ IMF nên gọi là ngân hàng trong khi WB nên gọi là quỹ. Được gọi chung với cái tên “Các tổ chức Bretton Woods” (Bretton Woods Institutions, lấy theo tên ngôi làng thuộc bang New Hampshire, Mỹ – nơi phái đoàn 44 quốc gia tập trung để thống nhất việc thành lập vào tháng 7-1944), WB và IMF là bộ cột đôi chống đỡ cấu trúc của trật tự kinh tế và tài chính thế giới. Trên bề mặt, WB và IMF có nhiều đặc tính giống nhau. Ban bệä của cả hai đều được quản lý bởi chính phủ các nước thành viên. Cả hai tổ chức đều chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan kinh tế và tập trung vào việc củng cố cũng như phát triển nền kinh tế của những nước thành viên. Viên chức của cả hai tổ chức luôn cùng xuất hiện tại các cuộc hội thảo về kinh tế, phát biểu bằng thứ ngôn ngữ kinh tế và tài chính y hệt. Trụ sở của cả hai cũng đều ở Washington DC, nằm đối diện trên cùng một con đường tại vị trí cách không xa Nhà Trắng (trước kia họ thậm chí còn ở chung “nhà”).
Trụ sở WB và trụ sở IMF
Tuy thế, bề sâu cơ chế hoạt động của hai tổ chức trên có những điểm khác nhau khá rõ ràng mà điểm cơ bản nhất nằm ở chỗ: WB là tổ chức phát triển trong khi IMF là tổ chức hợp tác với nhiệm vụ duy trì một cách trật tự cho hệ thống chi trả giữa các quốc gia. Mỗi tổ chức đều có cấu trúc riêng, mục đích riêng, có kho quỹ từ các nguồn khác nhau, cách hỗ trợ vốn khác nhau cho các nước thành viên và phương thức hoạt động cũng chẳng giống nhau. Tại Bretton Woods, các phái đoàn đã chỉ định các mục đích hướng đến cho WB, thể hiện qua cái tên chính thức của tổ chức này: Ngân hàng Kiến thiết và Phát triển quốc tế (International Bank for Reconstruction and Development – IBRD) với nhiệm vụ chủ yếu là hỗ trợ tài chính cho sự phát triển kinh tế. Những khoản cho vay đầu tiên của WB vào cuối thập niên 40 của thế kỷ trước đã được trao cho các nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề ở Tây Âu. Khi nền kinh tế Tây Âu hồi phục, WB chuyển đồng vốn cho các nước nghèo (được gọi chung là “các nước đang phát triển”).
Trong khi đó, IMF ra đời với mục đích khác. Khi thành lập IMF, cộng đồng thế giới muốn phản ứng với nhiều vấn đề tài chính không thể giải quyết đã tạo ra cuộc Đại khủng hoảng thập niên 30. Đó là sự biến động đột ngột về giá trị hoán đổi tiền tệ giữa các quốc gia. Như thế, IMF trở thành bác sĩ của nền kinh tế toàn cầu, chuyên chữa trị những ung nhọt nhức nhối trong hệ thống kinh tế – tài chính. Một trong những điều luật quan trọng nhất của IMF là buộc các nước thành viên phải để đồng tiền mình được trao đổi tự do với các đơn vị tiền tệ nước ngoài và trong mọi trường hợp, phải báo cáo với IMF mọi sự thay đổi trong các chính sách tài chính – kinh tế nước mình, nhằm tránh gây ảnh hưởng cho nền kinh tế các nước thành viên. Hơn nữa, thành viên phải hiệu chỉnh các chính sách liên quan đến tài chính – kinh tế theo lời khuyên IMF để phù hợp với nhu cầu của toàn bộ khối nằm chung trong tổ chức. Để hỗ trợ các nước thành viên tuân theo nguyên tắc này, IMF cho vay tiền khi thành viên nào gặp rắc rối về tài chính. Bởi vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi IMF luôn can thiệp đôi khi khá thô bạo vào nền kinh tế một nước đang cầu viện đồng tiền hỗ trợ của họ. Nói tóm lại, mục tiêu IMF là duy trì sự ổn định mà, theo họ, muốn ổn định thì phải có trật tự, trong khi đó, muốn tái lập trật tự từ mớ hỗn độn thì buộc phải cắn răng chịu đánh đổi một số mất mát.
Nhân sự IMF gồm 2.500 người đến từ 160 quốc gia. Hiện có 187 quốc gia thành viên, IMF có ban điều hành gồm 24 giám đốc. Hầu hết ban bệ IMF làm việc tại Washington DC và số còn lại làm việc rải rác thế giới. Nhân sự IMF là tinh hoa của giới kinh tế học thế giới. Hầu hết quyết định IMF được thông qua với tối đa 85% phiếu. Mỹ là nước duy nhất có thể phủ quyết (căn cứ theo tỉ lệ nhiều nhất trong nguồn vốn góp cho IMF)… Cấu trúc WB có phần phức tạp hơn. Bản thân WB gồm hai tổ chức chính: IBRD và Hiệp hội Phát triển quốc tế (International Development Association – IDA). Ngoài ra, WB còn có những tổ chức sau (thuộc WB nhưng tách biệt về mặt tài chính và pháp lý): Công ty Tài chính thế giới (cung cấp vốn cho các công ty tư nhân ở các nước đang phát triển), Trung tâm ổn định và giải quyết mâu thuẫn đầu tư quốc tế và Cơ quan bảo vệ đa phương. Nhân sự WB gồm các chuyên gia lão luyện thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: kinh tế học, kỹ sư, nhà hoạch định chương trình phát triển đô thị, nông nghiệp học, thống kê học, luật gia, chuyên viên dự án và các chuyên viên trong lĩnh vực giao thông, phát triển nông thôn, giáo dục, năng lượng, dân số, y tế, truyền thông, cung cấp nước và cả kỹ sư cầu cống… Tương tự IMF, nước có ảnh hưởng mạnh nhất trong WB vẫn là Mỹ với tỉ lệ phiếu chiếm 15,85% (Nhật 6,84%; Trung Quốc 4,42%, Đức 4%, Anh 3,75%, Pháp 3,75%)…
Giám đốc IMF qua các thời kỳ
WB là ngân hàng đầu tư, đứng trung gian giữa nhà đầu tư và người vay, tức vay của người này để cho kẻ khác mượn. Các ông chủ của WB là 187 quốc gia thành viên. Quỹ của IBRD thu từ việc phát hành trái phiếu cho hơn 100 quốc gia, còn quỹ IDA có được từ sự đóng góp hảo tâm của các nước. WB còn thu tiền từ việc bán trái phiếu trực tiếp cho các chính phủ, tổ chức và ngân hàng trung ương của các nước. Sau đó, WB dùng đồng vốn này cho các nước đang phát triển vay với mức lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ các dự án tài chính cũng như chính sách cải tổ có triển vọng thành công… IMF không phải là ngân hàng và không đứng trung gian giữa nhà đầu tư và người mượn. Nguồn vốn IMF thu được từ tiền đăng ký quota (quota subscription), giống như phí thành viên (membership fee), của các nước thành viên. Khoản đóng góp này dựa theo nguyên tắc nước giàu đóng nhiều, nước nghèo đóng ít, 5 năm thì “tính sổ” lại một lần… WB thường chỉ cho vay với đối tượng là các nước đang phát triển. Nước càng nghèo càng dễ vay. Các nước đang phát triển mà GNP/đầu người vượt quá 1.305USD thì có thể gõ cửa xin vay ở IBRD và phải hoàn trả trong 12-15 năm. Các nước cực nghèo mà GNP/đầu người dưới 1.305USD thì vác túi đến xin vay ở IDA và trả sau 35-40 năm. Trong thực tế, các khoản cho vay của IDA thường đến với các nước có thu nhập đầu người hàng năm dưới 865USD. Trái lại, IMF cho phép mọi nước thành viên, bất luận giàu nghèo, đều có thể nhận được sự hỗ trợ tài chính. Như đã nói, nhiệm vụ IMF là duy trì trật tự và ổn định. Vì thế, khi chính sách kinh tế lệch hướng hay hệ thống tiền tệ trong nước gặp biến động (chẳng hạn giá đơn vị tiền tệ tụt giảm và giá hàng hóa tăng nhanh), nước thành viên có quyền nhờ IMF hỗ trợ và can thiệp. Tiền nhận được từ IMF phải hoàn trả trong thời gian 3-5 năm hoặc chậm nhất là 10 năm (lãi suất thấp hơn tỉ giá thị trường một chút).
WB lẫn IMF: công cụ chính trị của Washington?
Đương kim Chủ tịch WB Robert Zoellick (trái) và (nguyên) Tổng giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn
Ngay từ những ngày đầu, WB đã thể hiện yếu tố chính trị khi cho vay. Harry White – viên chức thuộc Bộ Tài chính Mỹ từng giúp thành lập WB – đã thẳng thừng nói với những khách hàng đầu tiên như sau: “Không gì thúc đẩy nhanh hơn các quốc gia theo đuổi một kiểu chủ nghĩa nào đó – Cộng sản hay gì đó khác – tiến đến dân chủ, khi họ đối mặt tình trạng nguồn vốn quốc gia thiếu”. Thập niên 60 và 70, WB từng hào phóng cho vay đối với Indonesia và Zaire, những nơi được Washington đánh giá là rào chắn chặn đứng làn sóng Đỏ. Thập niên 80 và 90, WB luôn thúc các nước đang phát triển hạ hàng rào thuế nhập khẩu cũng như mở rộng cửa hơn cho đầu tư nước ngoài, như điều kiện bắt buộc để được nhận tiền vay. Đã có quá nhiều chỉ trích trò “bắt chẹt” của WB cũng như sự lợi dụng và giật dây WB cho các mục tiêu chính trị từ Washington. Tuy nhiên, Mỹ – với tư cách cổ đông lớn nhất – luôn giành quyền bổ nhiệm chủ tịch (trong suốt lịch sử WB) và đương nhiên khống chế tổ chức này. Năm 1967, Tổng thống Lyndon Johnson bổ nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara làm Chủ tịch WB và 13 năm tại nhiệm của nhân vật này đã thật sự biến WB thành “nhóm lợi ích” của Washington. Tương tự, khi Tổng thống Bush đề xuất (Thứ trưởng Quốc phòng) Paul Wolfowitz về WB (tháng 2-2005), chẳng lạ gì khi xuất hiện loạt ý kiến nháo nhào phản đối, gọi Wolfowitz “là một Robert McNamara ở giai đoạn kế tiếp, một bậc thầy dày dạn chinh chiến của Lầu Năm Góc đang tìm nơi ẩn náu để rũ sạch máu khỏi tay” – như cách nói của cây bút chính trị gạo cội Fred Kaplan trên tờ Slate. Thậm chí Financial Times (nổi tiếng khuynh hướng bảo thủ) cũng bình luận rằng “thế giới sẽ xem một ngân hàng dưới sự điều hành Wolfowitz chẳng gì hơn là một công cụ của sức mạnh và quyền ưu tiên Mỹ”.
Christine Lagarde đang được Chính phủ Anh ủng hộ vị trí thay thế Strauss-Kahn
Cần nhắc lại, “phiên bản McNamara” trong Wolfowitz đã thể hiện ở nhiều chương trình cho vay có lắm chi tiết “mờ ám”. Dựa vào lý do tham nhũng, Wolfowitz hoãn cho vay đối với Chad, Kenya, Campuchia, Bangladesh…, trong khi mở rộng chương trình tín dụng tại những nơi Mỹ có hoạt động can thiệp chẳng hạn Lebanon và Iraq (nước được vay đến 500 triệu USD). Trong thực tế, chính trị thật sự là gam màu chủ đạo trong chính sách Wolfowitz. Hai tháng sau khi Tổng thống Uzbekistan, Islam A. Karimov, yêu cầu Mỹ rút quân khỏi nước mình (và chỉ ba tháng sau khi Wolfowitz về WB), tháng 9-2005, Wolfowitz hoãn chương trình trọn gói đối với Uzbekistan, ngay trước thời điểm sát nút cuộc họp WB bàn về vấn đề cho nước này vay (từ khi gia nhập WB năm 1992, Uzbekistan được vay hơn 500 triệu USD). Giới chức WB còn thắc mắc tại sao Wolfowitz hoãn cho vay Ấn Độ chứ không phải Indonesia, nơi chứng kiến tình trạng tham nhũng nghiêm trọng; tại sao Uzbekistan chứ không phải Tajikistan; tại sao Congo-Brazzaville chứ không phải CHDC Congo.
Nói cách khác, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế của WB bị chi phối không ít bởi chính trị mà đó là thứ chính trị nhìn theo quan điểm Washington. Người ta có thể thấy điều này qua ít nhất một ví dụ: Washington không giấu giếm việc ủng hộ thành phần lưu vong gốc Tây Tạng (vùng đất được xem thuộc Trung Quốc) và điều này đã thể hiện cụ thể ở việc WB không chấp nhận cho vay một chương trình xóa đói giảm nghèo ở miền Tây Trung Quốc (cách đây khoảng một thập niên)…
Với IMF, đừng nghĩ tổ chức này được người châu Âu cầm chịch lại có thể thoát khỏi ảnh hưởng Washington. Trong bài báo đề tài này, tờ Der Spiegel viết: “Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, những ngân hàng lớn tại Wall Street và Nhà Trắng đều xem IMF như một công cụ của chính sách Mỹ. Thời Chiến tranh lạnh, các khoản cho vay của IMF đều phải đồng thuận với nghị sự chính trị Washington”. Sự kiểm soát IMF của Mỹ có thể thấy ở điểm, dù ghế Tổng giám đốc IMF là người châu Âu nhưng vị trí Phó giám đốc thứ nhất nhất thiết phải thuộc người Mỹ (sự dàn xếp này được áp dụng từ năm 1950 đến nay) và đó chính là người sẽ trở thành quyền Tổng giám đốc IMF một khi ghế tổng giám đốc có vấn đề gì đó, như trường hợp ông phó (người Mỹ) John Lipsky lên thay Dominique Strauss-Kahn khi ông này từ chức ngày 19-5-2011, sau scandal quấy rối tình dục (mà lý ra nhiệm kỳ Strauss-Kahn kết thúc vào tháng 10-2012). Do đó, chẳng có gì ngạc nhiên khi nhiều ý kiến từ các nước mới nổi cho rằng, vụ ra đi bất đắc dĩ của Dominique Strauss-Kahn là cơ hội để bầu bán lại ghế Tổng giám đốc IMF và lần này tất nhiên không nên tiếp tục trao cho châu Âu. Tuy nhiên, viễn tưởng một người không thuộc châu Âu ngồi ghế điều hành IMF vẫn còn xa vời. Tất cả ứng cử viên tiềm năng thay thế Strauss-Kahn được nêu đều là dân châu Âu, từ Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde, cựu Bộ trưởng Tài chính Đức Peer Stein brueck, đến cựu Chủ tịch Bundesbank (Ngân hàng Trung ương Đức) Axel Weber…
Mạnh Kim – Cao Minh
View more random threads:
-
Phải chăng WB là "của" người Mỹ còn IMF được EU "dựng" lên để làm đối trọng ? Xin mời mọi người thảo luận
-
cả WB và IMF đều là con của FED cả ghê gớm lắm [IMG]images/smilies/22.gif[/IMG]
-
iền theo Mark là 1 thư hàng hóa đặc biệt xét theo phương diện lưu thông. đồng tiền ra đời giải quyết được vấn đề cấp bách của xã hội trong việc trao đổi. hội nghị bretton woods năm 1944 , đưa ra chế độ bản vị vàng . thiết lập mốc 35 USD=1ounce vàng . cũng tại hội nghị này các nhà lãnh đạo của 20 nền kinh tế hàng đầu bấy giờ đưa ra 2 tổ chức mới là :quỹ tiền tệ quốc tế IMF , và ngân hàng thế giới WB. hai tổ chức này hoạt đông thực ra không đúng với tên gọi của nó. thưc chất hoạt động của nó giống như hình thức của công ti cổ phần , tưc là ai góp nhiều tiền vào đó thì sẽ có quyền ra những quyết định . thưc ra các nươc đang phát triển không muốn phụ thuộc , hay đúng hơn là không muốn liên quan gì đến hai tổ chức này.để đươc nhận tiền tư IMF , WB các nươc cần phải áp dung những điều khoản nhất định . lấy ví dụ như khủng hoảng ở Agentina , hay là cuộc khủng hoảng ở Nga . Vấn đề là ơ chỗ không có hai tổ chức trên cũng không được . cũng xin nói thêm rằng , nguồn vốn chính của IMF do Mỹ tài trợ , có thể hiểu Mỹ là cổ đông lớn của IMF. Có thể nói để duy trì đươc 1 tầm ảnh hưởng nhất định của mình thì Hoa Kỳ cần phải khai thác triệt để hơn tàm ảnh hưởng của hai tổ chức này.
_FED hay nói cách khác là cục dự trữ liên bang của Mỹ. được thành lập năm 1913 theo sáng kiến của : Paul voker, JP Morgan , ... là tồ chức duy nhất có quyền phát hành đô la Mỹ . trụ sở chính đặt tại Wasington , trung tâm chính trị , chứ không phải là New york trung tâm tài chính , nói thực ra đó chỉ là 1 màn kịch của các nhà tài phiệt ngan hàng nhằm qua mặt dân chúng , FED co 12 chi nhánh tại các vùng quan trọng trên quôc gia, hoạt động của FED là 1 tổ chức không hoàn toàn phụ thuộc vào chính phủ như các nước khác. năm 2008 FED công bố lợi nhuận là 32 tỉ USD , các bạn thử hỏi xem ngân hàng nhà nươc Việt Nam đã lời bao nhiêu trong năm vừa qua . thật là buồn cười cho chính phủ Mỹ , họ không thể làm gì đươc FED cho dù rất muốn loại bỏ tổ chưc này. Mới đây CEO của Bank of America đã lên tiếng nói chủ tịch Fed ông Benbernake và cựu bộ trưởng tài chính Henry Paullson đã buộc Bank of America phải thâu tóm Merry liynch, nếu muốn nhận đươc trợ cấp từ chính phủ , cho ta thấy rõ hơn bộ mặt thật của FED. cũng phải nói thêm rằng ông Timothy Geither bộ trưởng tài chính bây giờ , từng là chủ tịch của Fed chi nhánh New York.
Fed , IMF, WB là một màn kịch của các nhà tài phiệt ngân hàng như Morgan , Rosth child. nó đã và đang tồn tại , tôi tin chắc sẽ là vĩnh cửu vì tên gọi và thế lực của nó bây giờ . Vấn đề là các quốc gia phải tự chủ , tốt nhất là hãy cùng diễn kịch với IMF , WB, đừng để nó lôi vào vòng xoáy của tiền tệ .
-
đọc cuốn chiến tranh tiền tệ và sợ câu này quá" nắm được quyền phát hành tiền tệ một đất nước còn mạnh hơn cả luật pháp"
Có thể nói bọn tài phiệt là người hiểu về tiền hơn ai hết,
-
dưới 1305 $ thế là nươc mình là nước cực nghèo à [IMG]images/smilies/2.gif[/IMG]
-
Đó giờ có ai khen nước mình giàu đâu anh?
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Tôm càng sen là loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao tại Việt Nam, sống chủ yếu ở vùng nước ngọt và nước lợ. Chúng được đánh giá là một trong 3 loại tôm nước ngọt có kích thước lớn trong họ hàng...
Tôm càng sen thắng tôm giá cả hợp lý giao hàng miễn phí TPHCM