Kết quả 1 đến 9 của 9
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Tiếng Việt nặng hai chữ thương và yêu

    Anh em sum vầy lại bàn nghĩa hai từ thương và yêu đi, tui có thằng bạn sắp làm chủ đề tốt nghiệp liên quan 2 chữ này, tui thấy hay đấy.

    Tiếng Anh chỉ có chữ love, like nghĩa là thích
    Tiếng Pháp chỉ có aimer, ngoài ra có désirer, nhưng nghĩa chữ này không còn như chữ like hay desire trong tiếng Anh
    Tiếng Hán duy một chữ ái 爱, đồng nghĩa với like chỉ có chữ hi hoan 喜欢.
    Chữ thích trong tiếng Nga được biểu thị qua động từ нравится (nờ-ra-vít-xa), còn yêu thì là động từ любить (Liu-bít-chờ). Cũng không thấy có chữ nào tương thích với chữ thương.
    Chỉ có tiếng Hy Lạp là cụ thể hơn cả với bốn chữ:
    ἀγάπη Agape
    ἔρως Eros
    φιλία Phillia
    στοργή Storge

    http://en.wikipedia.org/wiki/Greek_words_for_love

    Nếu gần với chữ thương nhứt có lẽ là chữ Storge chăng?



    Còn tiếng Việt có chữ thương, phải chăng hơi lạ, hơi bị Việt Nam lắm ru?
    Chữ thương với tôi thường không có cái "lửa" trong chữ yêu, mà chỉ sự ấm cúng, sự gần gụi, sự thân mật (intimacy), ít tính lãng mạn (romantic/romantique) và ít tính gợi tình (erotic/érotique) hơn chữ yêu. Phải chăng nó thường gắn với quan niệm "nghĩa" của người Việt? Cũng thường nghe câu: "Sống với nhau chẳng phải chỉ vì cái tình, mà còn vì cái nghĩa."

    Trên là đôi giòng tản mạt, anh em bù khú cho vui, nhưng phải nghiêm túc!

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    "Thương" nếu để chỉ dùng tình cảm nam nữ, không phải "thương hại", "đao thương" thì là từ của miền Nam. Người miền Nam trai gái thích nhau (giống like của tiếng Anh) thì nói với nhau là "anh/em thương em/anh".

    Miền Bắc thì dùng từ thích: Anh thích em, tớ thích ấy.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Cách bác lí giải hơi lạ tai với tui quá, tui tưởng người miền Bắc cũng dùng chữ ấy chứ? Hay bây giờ dân ngoài ấy nói như thế?

    Nếu nói theo miền Nam thì "tui thích cổ", hay "em cũng thích ảnh" cũng được, nhưng không phải giống như "anh thương cổ", hay "em cũng thương ảnh". Hai cái này khác nhau nhiều lắm. Mặt khác, "tui yêu em" với "anh thương em" cũng khác. Khác biệt này không dễ gì giải thích rõ ràng cho người nước ngoài đâu.

    Tiếc là tui chẳng biết một chữ tiếng Khmer hay tiếng Thái, để xem huynh đệ xung quanh vùng ĐNA có dùng chữ giống người Việt hay không.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Lí Tĩnh
    Cách bác lí giải hơi lạ tai với tui quá, tui tưởng người miền Bắc cũng dùng chữ ấy chứ? Hay bây giờ dân ngoài ấy nói như thế?

    Nếu nói theo miền Nam thì "tui thích cổ", hay "em cũng thích ảnh" cũng được, nhưng không phải giống như "anh thương cổ", hay "em cũng thương ảnh". Hai cái này khác nhau nhiều lắm. Mặt khác, "tui yêu em" với "anh thương em" cũng khác. Khác biệt này không dễ gì giải thích rõ ràng cho người nước ngoài đâu.

    Tiếc là tui chẳng biết một chữ tiếng Khmer hay tiếng Thái, để xem huynh đệ xung quanh vùng ĐNA có dùng chữ giống người Việt hay không.
    Bác hiểu sai câu nói của người Bắc.

    Người Bắc thích nhau, tức là mới đầu thì không ai nói là "thương nhau" cả, mà họ nói là thích nhau. Còn khi đã yêu nhau rồi, họ nói là "em thương anh ấy lắm", ở đây nghĩa là "thương" theo nghĩa tình cảm thân thiết, chứ không như là thích nhau lúc ban đầu nữa.

    Còn miền Nam thì nghe các bài hát dân ca miền Tây hay dùng từ thương chứ không dùng từ thích.

    Có thể người ở Sài Gòn chê nó là hai lúa nên dùng từ thích giống miền Bắc [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Người Bắc thích nhau, tức là mới đầu thì không ai nói là "thương nhau" cả, mà họ nói là thích nhau. Còn khi đã yêu nhau rồi, họ nói là "em thương anh ấy lắm", ở đây nghĩa là "thương" theo nghĩa tình cảm thân thiết, chứ không như là thích nhau lúc ban đầu nữa.
    Hừm, thì ban đầu có ai trong này bảo là thương nhau cái rụp đâu bác? Để tui xem lại vụ này.


    Còn miền Nam thì nghe các bài hát dân ca miền Tây hay dùng từ thương chứ không dùng từ thích.
    Chà bác biết bài nào chỉ tui đi, youtube có thì phiền bác đem link, không thì bác bỏ nhỏ cái tên cũng được.

    Không rõ chữ "thích" này có phải là ảnh hưởng văn hóa phương Tây không. Tiếng Việt ở miền Nam biến đổi trong vòng 100 năm trở lại đây rất nhiều. Nếu có ai quan tâm Phật pháp, chắc sẽ biết quyển "Chơn Lí" của sư Minh Đăng Quang viết những năm 50. Ngôn ngữ lẫn chính tả dùng rất khác với miền Bắc. Nhưng ở đây ta không đi sâu vào.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Mình đồng tình với bác Sephiroth [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

    Còn 1 điều nữa là tùy văn cảnh mà sẽ hiểu theo nghĩa #. Có lúc từ "thương" dùng với nghĩa từ "yêu" & ngược lại.


    Các từ ghép với từ "thương" & từ "yêu" lại thể hiện rõ hơn phần nào nghĩa của 2 từ đó.[IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Tùy văn cảnh và thói quen sử dụng ngôn ngữ từng vùng miền.

    Mình cũng đồng ý rằng từ "thích" thường mang nghĩa cảm xúc hơn, nó biểu đạt những cung bậc cảm xúc vào loại khá cao. Còn từ "thương" ít mang nghĩa cảm xúc hơn, mà nặng về tình cảm hơn, biểu đạt những trạng thái ít nổi trội nhưng lại êm đềm hơn và sâu lắng hơn, bền chặt hơn.

    Trai gái miền Tây trong Nam khi tỏ tình thường dùng từ "thương" (ví dụ: anh thương em) thường thấy trong các bài dân ca, thì khi đó "thương" đồng nghĩa với "thích" (anh thích em). Vì khi đó tình cảm mới dừng lại ở mức cảm xúc, khó có chuyện nam nữ chưa thành đôi mà tình cảm đã bền chặt và sâu lắng đến mức dùng từ "thương" theo đúng nghĩa.

    Người ngoài Bắc ít khi dùng từ "thương" khi nói về tình cảm nam nữ, mà thường chỉ dùng khi nói về tình cảm vợ chồng (ví dụ: Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn), vì khi đó tình cảm vợ chồng đã không còn là thứ cảm xúc dâng trào nam nữ nữa, mà đã chuyển thành mối liên kết bằng tình cảm và sự gắn bó, êm đềm và sâu lắng hơn, và cũng bền chặt hơn.

    P/S: Mình không nghĩ từ "thích" là ảnh hưởng của phương Tây, đó là một từ rất căn bản và thông dụng trong đời thường của bất cứ dân tộc nào. "Tôi thích..." là một trong những câu biểu đạt thường thấy nhất trong đời sống. Nên không có lý do gì mà người Việt lại phải đi mượn cái từ rất thông dụng ấy cả.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ngôn từ thì là thế, còn ngoài đời thấy dân VN có yêu thương gì lẫn nhau đâu ?

  9. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Yêu nhau cởi áo cho nhau [IMG]images/smilies/53.gif[/IMG] - giữa trai gái

    Bầu ơi thương lấy bí cùng [IMG]images/smilies/57.gif[/IMG] - giữa đồng loại nói chung

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •