Trang 2 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 33
  1. #11
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Sửa đi anh em có gì Ý giúp một chương để nơi này là hay lắm đó cậu [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  2. #12
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Viết bao quát 1 thời kỳ vài trăm năm mà chỉ gói gọn trong có 300 trang thì e là hơi ít, các nhân vật hầu như ko có đất diễn để phô bày cá tính, e rằng sẽ dẫn đến tình trạng "liệt kê sự kiện lịch sử" mất.
    Cái khó thứ 2 là trong 1 khoảng thời gian dài như vậy, rất khó để xâu chuỗi các sự kiện. Có lẽ ta nên thử sức trước, việt gọn lại trong thời kỳ Lê-Mạc. Sau đó rút kinh nghiệm cho các phần sau. Nhân vật chính cho phần này có thể là Trạng Trình hoặc là 1 nhân vật hư cấu nào đó.

  3. #13
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    . CHúng ta đang muốn viết một bộ chí tốt hơn lão LA nên cần có phong cách của lão . Hư cấu cũng tốt nhưng nếu cho làm nhân vật phụ thêm ngòi cho nhân vật chính vẫn hơn . CÒn nhân vật chính thì phô diễn tài năng cao hơn trong sử

  4. #14
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Xem ra mọi người vẫn chưa "ép phê" nói đúng hơn là dè dặt, chỉ e không viết nổi. Bây giờ chả lẽ em viết hẳn ra một hồi cho mọi người đọc thì chắc mới chịu hỉu ý em hả ? Nhưng việc này đụng đến thời gian à nha, nên em thôi giờ sẽ nói rõ ra để mọi người hỉu em 1 chút, mà hình như trong dàn ý em nói rồi mà

    Các trận đánh trong tác phẩm, đừng mô tả nhiều, chủ yếu nên mô tả kỹ mấy trận chống ngoại xâm
    Các trận đánh chỉ nói lướt (trừ Rạch Gầm Xoài Mút và Ngọc Hồi Đống Đa) chủ yếu Duel giữa các đại tướng, Lê Văn Hưng VS Nguyễn Huỳnh Đức, hay Argue giữa các quan văn, Trần Công Sán VS Võ Đình Tú
    Sự kiện mà em chọn viết vào chương toàn là sự kiện gắn với nhân vật thôi à.
    Ví dụ chương 24, cái chương này mà sự kiện nhiều cái nỗi gì chứ hu hu

    Chương 24
    Nguyễn Ánh thâm hiểm bí mật sai người thuốc độc giết Quang Trung
    Quang Trung làm việc nhiều, thân thể dần suy kiệt, phải uống thuốc
    Ánh bí mật sai người ra Bắc tráo thuốc, loại thuốc uống vào không chết người ngay, nên người uống thử không sao, Quang Trung mới uống
    Đến đêm, cảm thấy trong người khó thở, suy kiệt, nhận tin người uống thử thuốc hồi chiều đã chết, kíp gọi Trần Quang Diệu đến dặn dò sự mai sau
    Quang Trung chết, cả thành kêu khóc như mất cha mẹ
    Quang Toản nối ngôi
    Cả hồi nói việc Quang Trung chết ra sao, tập trung xây dựng, bồi đắp cho các nhân vật
    - Quang Trung chí lớn chưa thành "Bắc còn Mãn Thanh, Nam còn Nguyễn Ánh" "Ta muốn xây dựng đất nước, mở rộng buôn bán, để đem lại niềm vui cho mọi nhà" "Ta và con cháu ta đời đời không mặc mũ cao, áo rộng, thắt đai ngọc, để làm khổ nhân dân" "Ta muốn ra nước ngoài, để xem thế giới này rộng lớn như thế nào" ...
    - Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân tôi trung
    - Bùi Đắc Tuyên "Tư Mã Ý" sau này vua còn nhỏ, chính gã này làm loạn nhà Tây Sơn
    - Nguyễn Ánh mưu mô thâm hiểm không từ thủ đoạn

    Nếu anh Ronin đã nói thế, ta viết thử 3 hồi Nam Triều Bắc Triều nhé
    Nhân vật chính:
    - Hồi 1: Nguyễn Kim, trung thần nhà Lê, muốn khôi phục nhà Lê
    - Hồi 2: Trịnh Kiểm, mưu sâu thủ đoạn
    - Hồi 3: Mạc Kính Điển, trót sinh làm người nhà Mạc phải tận tâm

  5. #15
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Chưa được, chưa được. Ý ta cũng giống như Ronin: ngắn quá.
    Nhưng không sao, cứ bắt tay vào viết đi, rồi chia thêm hồi ra cũng được.


    Cả hồi nói việc Quang Trung chết ra sao, tập trung xây dựng, bồi đắp cho các nhân vật
    - Quang Trung chí lớn chưa thành "Bắc còn Mãn Thanh, Nam còn Nguyễn Ánh" "Ta muốn xây dựng đất nước, mở rộng buôn bán, để đem lại niềm vui cho mọi nhà" "Ta và con cháu ta đời đời không mặc mũ cao, áo rộng, thắt đai ngọc, để làm khổ nhân dân" "Ta muốn ra nước ngoài, để xem thế giới này rộng lớn như thế nào" ...
    - Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân tôi trung
    - Bùi Đắc Tuyên "Tư Mã Ý" sau này vua còn nhỏ, chính gã này làm loạn nhà Tây Sơn
    - Nguyễn Ánh mưu mô thâm hiểm không từ thủ đoạn
    Đoạn này ta không vừa ý:
    1/ lí do Quang Trung băng thì hiện nay đều thống nhất là bệnh, ko nên chế biến nhiều
    2/ việc độc sát đối thủ trước nay là bình thường, nhưng rất khó thực hiện với vua 1 nước, viết ra ta e giả tạo quá
    3/ sau khi Quang Trung băng, ta muốn viết thêm vài hồi nữa, về cái lục đục của nhà Tây Sơn, về cái hùng tài của Gia Long bắt đầu trỗi lên, v.v.. như thế mới đúng phong cách TQDN.

  6. #16
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    1/ Chỉ cần đã từng có giả thuyết bị thuốc độc là ta chẳng tội tình gì không gán nó cho Nguyễn Ánh, đâu có ai nói ta sai được ? Ánh mắc quá nhiều nợ với dân tộc ta, ta phải xây dựng Ánh thành hình tượng văn học bị căm ghét mới thành công
    2/ Chắc chứ, đầy vua bị độc sát đấy thôi, vả lại Quang Trung là trang anh hùng dũng lược, chết vì kế hèn của kẻ tiểu nhân mới đúng là cái chết tức của người anh hùng, chết vì bệnh tật không hay bằng. Một cái chết vừa tôn được Quang Trung, vừa nhục được Nguyễn Ánh, lại không ai bẻ được vì vẫn có giả thuyết như thế, còn gì hơn ?
    3/ Dĩ nhiên, 30 hồi cơ mà, mọi người không đọc kĩ dàn ý à ? 6 hồi cuối em chưa viết xong, trời ạ, trong đó em tính Hồi 30 là hồi Gia Long trả thù hèn hạ các võ tướng Tây Sơn, một hồi đầy nước mắt, nếu làm phim sẽ làm mọi người xem phải bật khóc, he he he
    Có nhiều cái em "cương" mà mọi người không nói, lại nói chuyện này, ack ack. Chủ tâm em xây dựng Ánh là phản diện gian hùng mà.
    NẾu anh em cho là ngắn, ta cứ bắt đầu viết đi, sau chia hồi lại, cũng chẳng khó gì, nhé.
    Dù sao, anh em phải làm điều này cho em chứ ?
    Nhận xét dàn ý:
    - Nhận xét mạch văn
    - Nhận xét bố cục
    - Nhận xét tiết tấu
    - Có gì cần sửa chữa, cần bổ sung
    Mau mau nhé

  7. #17
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0

    TỰA ĐỀ:Tam quốc chí
    NỘI DUNG:Lịch sử Việt Nam từ khi Nguyễn kim đưa vua Lê sang Ai Lao, đến khi Gia Long lên ngôi lập ra nhà Nguyễn
    ĐỘ DÀI:30 hồi, ước độ 10 trang đánh máy A4/hồi, tổng cộng khoảng 300 trang
    Chia làm 4 thời kì chính:
    - Chiến tranh Nam Triều - Bắc Triều (3 hồi)
    - Nguyễn khai phá miền Nam và chiến tranh Trịnh Nguyễn (10 hồi)
    - Khởi nghĩa Tây Sơn (10 hồi)
    - Nguyễn Ánh rước voi dày mả tổ (7 hồi)
    Ban đầu dự định (vì nếu có điều kiện) viết thêm 10 hồi phong kiến Nguyễn và nhân dân chống Pháp, cho đến khi Bảo Đại thoái vị
    TÀI LIỆU
    Nguồn tài liệu chủ yếu dĩ nhiên vẫn dựa vào chính sử. Bên cạnh đó thêm 1 số tác phẩm văn học tiêu biểu như Hoàng Lê nhất thống chí và Nhà Tây Sơn. Ngoài ra còn mốt số truyện kể, dã sử, truyện dân gian về các nhân vật, sự kiển như Trạng Quỳnh, Trạng Trình, … và một số tư liệu sưu tầm khác.
    Số trang của tài liệu tham khảo lớn hơn số trang của tác phẩm rất nhiều, do đó chuyện chắt lọc, sắp xếp, thêm bớt, … là việc rất quan trọng. Thêm vào đó, do không có khả năng (đúng hơn là không dám) thêm bớt hư cấu sửa chữa thổi phồng sự kiện nhân vật lịch sử như La nên chắc chắn sách viết viết ra sẽ phải có tỉ lệ “8 thực 2 hư” trong đó phần “hư” nếu có cũng chỉ được nói cường điệu nói cương sự thật để phục vụ cho mục đích văn học chứ tuyệt đối không được nói sai sự thật.
    *Chính sử
    Đại việt sử kí toàn thư
    Việt sử toàn thư
    Việt Nam sử lược
    Cương mục
    Đại Việt thông sử
    *Văn học
    Hoàng Lê nhất thống chí
    Nhà Tây Sơn
    *Truyện kể
    Trạng Quỳnh
    Trạng Trình
    Truyện Trạng Việt Nam
    Tài liệu về một số nhân vật lịch sử khác
    Và một số truyện kể, truyền thuyết về các anh hùng Tây Sơn đến nay vẫn lưu truyền
    Ai có đề nghị gì có thể viết thêm
    NGHỆ THUẬT
    Về nghệ thuật, sách bắt buộc phải đạt 1 số tiêu chí nghệ thuật sau đây
    Chủ trương:Khắc họa nhân vật là chủ yếu, bối cảnh là phụ. Tác phẩm phải như một rạp hát, nhân vật lần lượt lên diễn, thông qua hành động, lời nói khắc họa tính cách, đặc điểm nhân vật. Người kể truyện dẫn dắt sự việc một cách khách quan, tuyệt đối không nói lên suy nghĩ của mình, còn nhân vật tuyệt đối không được “nghĩ” họ chỉ diễn như các diễn viên. Do chí gần sử kí, đây là lối viết của sử kí nên phải tuân thủ triệt để.
    Không mô tả nhiều về thời gian, thời gian phải trở thành một khái niệm ước lượng.
    Nói lên được nguyện vọng tha thiết của nhân dân mong muốn cuộc sống yên bình, lên án những cuộc nội chiến binh đao khói lửa vì mục đích cá nhân của những tập đoàn phong kiến, những cảnh nhồi da nấu thịt, tranh quyền đoạt vị. Chủ yếu phải mô tả điều này qua các nhân vật trạng Trình, trạng Quỳnh, Lê Hữu Trác, Nguyễn Huệ, các lãnh tụ khởi nghĩa nông dân khác, các chúa Nguyễn thời kì đầu.
    Nói lên được quyết tâm đấu tranh chống ngoại xâm của ông cha ta, đặc biệt qua 2 cuộc chiến chống Xiêm và chống Thanh. Phê phán lên án Nguyễn Ánh, Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà đi ngược lại lợi ích dân tộc.
    Phê phán tầng lớp thống trị như vương triều vua Lê chúa Trịnh xa hoa hủ bại, mua quan bán tước. Ca ngợi những người nông dân áo vải khởi nghĩa chống phong kiến và chống xâm lăng. Ca ngợi những ông vua ông quan tốt hết lòng vì dân.
    Một trong những suy tư “khó viết” là suy tư của Quang Trung về sự phong kiến hóa tầng lớp nông dân khởi nghĩa “vẫn mũ ấy áo ấy chỉ thay người mặc” Nếu ai tìm được câu trả lời “văn học” hợp lí cho suy tư ấy thì viết, còn không để lại như một câu hỏi. Chỗ này tôi chịu không tìm ra được cách.
    Tư tưởng chính của La là ý trời, tư tưởng của tác phẩm phải là ý dân. Sáng tạo nghệ thuật có thể cho các lãnh tụ khởi nghĩa thuở hàn vi cắt cổ tham quan, dùng võ nghệ cao siêu khuất phục truy binh đông đảo, một chút Thủy hử cũng tốt. Các văn sĩ thiệt chiến mắng bọn tham quan ô lại, vua chúa hủ bại. Cái này không cần sáng tạo, lấy trạng Quỳnh là tốt nhất.
    CÁC NHÂN VẬT
    - 2 Nhân vật trung tâm: Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh
    Có nhiều nhân vật chắc chắn sẽ phải khắc họa. Một số phải đậm nét (tồn tại qua khoảng 3, 4 chương) một số vừa vừa (khoảng 1 chương) còn đa số phải thoáng qua trong một vài đoạn văn thôi.
    - Nguyễn Ánh phải là điển hình gian hùng bậc nhất, tượng trưng cho tầng lớp thống trị. Xây dựng Nguyễn Ánh giống như La xây dựng Tào Tháo, sẵn sàng làm việc bất nghĩa nhằm đạt mục đích của mình. Nguyễn Ánh là nhân vật chính của 7 hồi cuối
    DÀN Ý
    Từ chương 1 đến chương 3
    Nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê
    Nhà Mạc hàng nhà Minh, dâng đất và cống phẩm
    Nguyễn Kim phò vua Lê chạy sang Ai Lao
    Nguyễn Kim lấy Thanh Hóa, Nghệ An
    Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm giết nguyễn Uông, Nguyễn Hoàng xin vào Thuận Hóa
    Chiến tranh Nam Triều Bắc Triều giữa Trịnh Kiểm và Mạc Kính Điển, nhân dân khổ sở
    Mạc Kính Điển mất, nhà Mạc suy, Trịnh Tùng diệt nhà Mạc
    Từ chương 4 đến chương 12
    Nhà Mạc chạy lên Cao Bằng, dựa thế nhà Minh
    Nhà Trịnh xây dựng chính quyền ở miền Bắc
    Lập “cung vua” và “phủ chúa”
    Thời “hưng Trịnh” : các chúa Trịnh chăm lo chính trị, mở mang việc học, mở khoa thi
    Thời “mạt Trịnh” : từ Trịnh Giang, nhà Trịnh chuyên quyền, lấn vua Lê, ăn chơi xa xỉ, thuế cao, nhân dân nghèo đói
    Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài: Nguyễn Hữu Cầu,Hoàng Công Chất, …
    Chuyện giữa “cung vua” và “phủ chúa”
    Đấu đá trong nội bộ nhà Trịnh
    Chuyện trạng Bùng, trạng Trình, trạng Quỳnh, Lê Quí Đôn, Nguyễn Du, … danh sĩ đàng ngoài. Võ quan Hoàng Ngũ Phúc
    Nhà Nguyễn xây dựng căn cứ và mở rộng xuống phía Nam
    Các chúa Nguyễn thương dân, chăm lo chính trị, coi trọng học hành
    Các chúa Nguyễn đánh Chiêm thành, đô hộ Chân lạp sau lấy luôn, thu phục tôi thuộc nhà Minh xin hàng, lập phường phố, thương nhân ngoại quốc hay đến buôn bán ở Hội An
    Chiến tranh Trịnh Nguyễn, đất nước tơi bời khói lửa, xuyên suốt các chương là chiến tranh Trịnh nguyễn, tuy nhiên mô tả ngắn gọn, không nên tập trung vì chủ yếu tướng Nguyễn giỏi hơn tướng Trịnh, Trịnh chủ yếu ỷ đông quân
    Xiêm La ban đầu yếu ớt, hay bị Chân lạp đánh, sau mạnh dần lên, định lấy Chân lạp làm của mình thì bị chúa Nguyễn áp chế Chân lạp, chúa Nguyễn mạnh hơn, nên Xiêm phải chịu, nhưng thường cướp phá nước ta
    Công lao chúa Nguyễn to vì mở mang bờ cõi, đưa dân khẩn hoang. Có vùng là chiếm của Chân lạp, nhưng cũng có vùng toàn là đất hoang, chưa hề có hơi người, rừng thiêng nước độc, quân dân lắm người bỏ mạng
    Người Tây Âu buôn bán, đi truyền đạo, và dò xét nước ta
    Chương 13
    Chương này nói về “Đổng Trác” Trương Phúc Loan
    Khởi nghĩa nông dân đàng trong chống Trương Phúc Loan
    Loan sửa di chiếu vua, đưa hoàng tử nhỏ lên ngôi để dễ bề kiểm soát, nắm hết quyền hành, tàn ác bạo ngược, công đức các vua Nguyễn bị Loan đạp đổ hết
    Khởi nghĩa chàng Lía, lấy của giàu chia dân nghèo, bị dập tắt
    Mô tả ấp Tây Sơn. Khởi đầu nhà Tây Sơn, mô tả kỹ về ba anh em Nhạc, Huệ, Lữ. Theo học Giáo Hiến. Nhạc nắm việc nhà. Lữ theo Ma Ni giáo, học phù phép trừ tà dọa quỉ như phù thủy. Huệ tiếp tục học Giáo Hiến.
    Ông Nhạc lừa thầy địa lý người Tàu lấy đất long mạch cải mộ cha táng vào đấy
    Nhạc lấy được kiếm báu xin Giáo Hiến giữ
    Giáo Hiến tặng binh pháp cho Nhạc, Huệ
    Mô tả tài năng của Nhạc và Huệ
    Chương 14
    Chương này chủ yếu nói về sự tích các võ tướng nhà Tây Sơn
    Nghe Nhạc là người tài, thiên hạ nô nức đến theo
    Bùi Thị Xuân cháu gọi Bùi Đắc Tuyên làm chú, giả trai đến trường bị chọc gẹo
    Bùi Thị Xuân học được võ nghệ tuyệt học do lão bà thần nhân truyền dạy
    Bùi Thị Xuân mở lớp dạy đệ tử, tậu voi ngựa, ước làm bà Trưng bà Triệu, mắt như có ánh điện chiếu
    Trần Quang Diệu đánh cọp. Được truyền dạy đao pháp của Diệp Đinh Tòng
    Mối tình Trần Quang Diệu – Bùi Thị Xuân cũng nhờ qua đánh cọp
    Võ Văn Dũng, , Nguyễn Văn Lộc
    Nguyễn Văn Tuyết có sức khoe trời phú, làm thảo khấu, sau được võ sư Trần Kim Hùng huấn cải, truyền thụ võ nghệ
    Nguyễn Văn Tuyết ăn trộm thần mã Xích Kỳ
    Võ Đình Tú được một nhà sư dạy võ nghệ binh pháp, văn võ toàn tài
    Các tướng hầu hết là tướng võ, trừ Võ Đình Tú vừa văn vừa võ
    Lê Văn Hưng cũng khởi nghĩa, cướp của nhà giàu chia cho dân nghèo, nhưng đánh người chỉ ngã chứ không đánh chết
    Lý Văn Bưu chuyên nuôi ngựa chiến và săn bắn
    Ngoài ra còn số văn sĩ giỏi
    Nguyễn Thung là phú nông nhưng hay làm việc nhân đức, cứu trợ dân lành
    Triệu Đình Tiệp, La Xuân Kiều, Cao Tắc Tực, Võ Xuân Hoài, Trương Mỹ Ngọc, …
    Đây sẽ là những quân sư, sau này trong các chương sau, họ nên có nhiều đất diễn
    Phan Văn Lân, võ nghệ được truyền của Phạm Ngũ Lão
    Phan giết nhà sư Thiếu Lâm giang hồ ác độc, dùng tay chém đá như gươm chém
    Võ Văn Dũng dùng mưu kế trừ nhà sư Tàu tự cao võ nghệ tuyệt đỉnh đao kiếm bất xâm
    Võ Văn Nhậm giết thổ hào cưỡng dâm gái nhà lành
    Ngô văn Sở văn võ toàn tài, thông hiểu binh pháp
    7 võ tướng mạnh nhất kết làm Tây Sơn thất hổ tướng
    6 mưu sĩ giỏi nhất được tưng tụng Tây Sơn lục kì sĩ
    Dưới cờ Bùi Thị Xuân có 4 phó nữ tướng
    Bùi Thị Nhạn, Trần Thị Lan, Nguyễn Thị Dung, Bùi Thị Cúc, cùng Bùi Thị Xuân được gọi là Tây Sơn ngũ phụng
    Phải nói là quá mạnh, nước ta thời nào cũng có rất nhiều người tài, nếu khéo biết kêu gọi như Nguyễn Nhạc thời Tây Sơn thì ắt đất nước vô cùng hùng mạnh
    Chương 15
    Ông Nhạc cho mộ quân và đưa đồng bào đi khẩn hoang
    Ông Nhạc làm biện lại, hay đóng thuế cho dân nghèo
    Bè cánh Trương Phúc Loan bức hiếp dân, ông Nhạc nhận kiếm báu từ Giáo Hiến, Nhạc tổ chức lễ trời sắc phong, để cuộc khởi nghĩa đứng lên khởi nghĩa
    Truyền thuyết cây gươm thần: có nguồn gốc từ Ma Ni giáo truyền lại, vua Chiêm bắt được gươm, vua Chân Lạp bắt được vỏ gươm
    Ông Nhạc bắt ngựa thần, thu phục các bộ tộc người Thượng
    Quan lại Nguyễn vơ vét , không biết gì cuộc khởi nghĩa
    Nhạc hạ thành Quy Nhơn bằng khổ nhục kế
    Chương 16
    Tây Sơn và Nguyễn đánh nhau, tướng Nguyễn phần lớn hủ bại, chỉ có mỗi Hoàng Ngũ Phúc là tướng tài, không kém các tướng Tây Sơn
    Quân Tây Sơn hạ thành Gia Định
    Bùi Thị Xuân, Võ Đình Tú chiêu mộ được thêm Đặng Xuân Phong
    Nhạc lên ngôi vua ở Quy Nhơn, nhưng lên ngôi rồi lại bén mùi phú quý, thay dạ đổi lòng, chỉ muốn hưởng thụ, không muốn chiến chinh vất vả nữa
    Nguyễn Huệ không bằng lòng, khuyên anh, Nhạc không nghe
    Nguyễn Huệ vì xót thương nhân dân vẫn bị hà hiếp bóc lột, tiếp tục cầm quân, các tướng nông dân tiếp tục theo
    Huệ lên miền núi, đi chiêu binh người Thượng, gặp 2 con rắn mun khổng lồ dâng đại đao toàn màu đen, gọi là “Ô Long đao”
    Bùi Thị Xuân luyện voi thuần đến mức không cần quản tượng
    Nữ binh Tây Sơn luyện võ, nhìn xa trông như cánh đồng hoa, nhưng đến gần thì sát khí lành lạnh tỏa ra rất đáng sợ
    Tây Sơn xây dựng pháo đài bảo vệ cửa Thị Nại, đóng chiến thuyền
    Trong công cuộc chính trị được thêm mấy người tài nữa
    Lê Văn Nhân, quan văn, người thanh liêm, hiểu biết cực rộng, được truyền tụng “rừng trồng chữ”
    Nguyễn Quang Huy, quan võ, chuyên cưỡi ngựa trắng, võ sở trường dùng ngân câu
    Chương 17
    Nguyễn Ánh xuất hiện ở chương này và là nhân vật gian hùng chính của tiểu thuyết
    Nguyễn Phúc Ánh xưng vương, lấy Gia Định do thành Sài Côn bất ngờ không phòng bị
    Nguyễn Ánh thấy tướng mình kém Tây Sơn bỏ tiền chiêu mộ quân đánh thuê Xiêm và Tây Âu, mua vũ khí của Bồ Đào Nha, lập đội thủy binh do đô đốc Pháp điều khiển
    Khi quân thế đã mạnh, Ánh giết thủ hạ cũ là Đỗ Thành Nhân, lấy cả quân để mình sai khiến
    Ánh đánh Tây Sơn nhưng thất bại, Tây Sơn đánh xuống Nam, truy lùng Ánh, Ánh chạy hết chỗ này đến chỗ khác, Ánh mặc quần áo lính, chạy lẫn vào loạn quân trốn Tây Sơn
    Tàn binh nhà Nguyễn đánh lấy lại Gia Định
    Ánh xây đồn Thị Nghè, Nguyễn Huệ đánh đồn Thị Nghè, lấy lại Gia Định, Ánh lại chạy thoát, trốn ra Phú Quốc
    Kể chuyện đại tướng Nguyễn là Nguyễn Huỳnh Đức
    Tây Sơn bắt được Đức. Đức là tướng giỏi, dung mạo kì vĩ. Huệ tự tay cởi trói cho Đức, dụ Đức đầu hàng. Đức không chịu hàng, nói tôi trung không thờ hai chủ.
    Tây Sơn dùng Mỹ nhân kế, Đức không bị mua chuộc
    Tây Sơn không muốn giết anh hùng mà phí hoài, Đức tạm theo, nhưng sau này lại trốn vào Gia Định
    Ánh liên hệ với linh mục Bá Đa Lộc, đưa con là hoàng tử Cảnh sang Pháp làm con tin, cầu quân Pháp cõng rắn cắn gà nhà
    Ánh sang Xiêm cầu viện
    Ánh giết con thu phục nhân tâm
    Chương 17
    Quang Trung đánh tan quân Xiêm, chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút
    Các trận đánh trong tác phẩm, đừng mô tả nhiều, chủ yếu nên mô tả kỹ mấy trận chống ngoại xâm, trận này nước ta đánh Thái Lan
    Quân Xiêm tràn vào Gia Định, quân thế hùng mạnh, quân Tây Sơn cố chết chống giữ, phải chạy khỏi Gia Định
    Quân Xiêm vào Gia Định cướp bóc, hãm hiếp phụ nữ, Ánh bỏ mặc
    Quân Xiêm dùng thuyền chở về Xiêm đàn đàn lũ lũ con gái, vàng bạc, thành Gia Định xơ xác, tan hoang
    Nguyễn Huệ đánh trận Rạnh Gầm Xoàt Mút, đại tướng Xiêm là Chiêu Tăng, Chiêu Xương tháo chạy
    Ánh chạy qua Xiêm
    Tây Sơn đưa các quan văn vào xây dựng Gia Định
    Chương 18
    Kể chuyện Nguyễn Hữu Chỉnh là mưu sĩ có tài nhưng xảo quyệt
    Tây Sơn hạ Phú Xuân, Chỉnh ra đánh Bắc Hà
    Tây Sơn lấy danh nghĩa phù Lê diệt Trịnh, kéo ra Bắc, thắng như chẻ tre
    Trịnh cũng có trung thần, kể chuyện Ngô Cảnh Hoàn, Phan Thị Thuấn
    Vua Lê gả con gái là công chúa Ngọc Hân cho Nguyện Huệ
    Kể chuyện công chúa Ngọc Hân
    Tây Sơn chiêu an vua Lê, rồi rút về, để Chỉnh lại giúp vua Lê

    Chương 19
    Ông Nhạc lo an phận, ăn chơi, thấy Huệ đánh dẹp nhiều có công, muốn kiềm chế Huệ, không cho đánh nhiều nữa, muốn gọi về bên cạnh, hòng sinh biến
    Huệ là người chính trực, không có lòng riêng, muốn hết lòng ra quân để đem lại ấm no cho nhân dân, không muốn nghe anh, anh em sinh hiềm khích
    Sau khi hạ Phú Xuân, lựa thời cơ quân Trịnh yếu, không hỏi ý Nhạc mà tự tiện Huệ đánh luôn lấy Bắc Hà. Nhạc giận lắm, cho là Huệ chuyên quyền, nhưng không tìm ra cách gì trị tội. Đến khi dẹp xong Trịnh, Nhạc đòi Huệ về, Huệ không về vì ông phải bận ở Phú Xuân, Thuận Hóa thu phục nhân tâm, nhân đó tự tiện sửa sang thành quách, lề lối chính trị, phong thưởng võ quan một cách tự tiên không hỏi ông Nhạc
    Ông Nhạc cho là em vô lễ, cất quân đến hỏi tội
    Nhân dịp đó, Nguyễn Ánh dùng kế mĩ nhân, mua một mĩ nhân châu Âu tuyệt đẹp, báo dâng cho Huệ rồi lại bí mật dâng cho Nhạc, rồi phao lên là trên đường đưa người đẹp ra Phú Xuân đến Quy Nhơn bị Nhạc chận cướp, Huệ giận lắm
    Huệ đánh Nam dẹp bắc hết lòng vì dân, giữ biên cương cho anh, bị anh hạch tội vô lí, lại mắc mưu xảo quyệt của Ánh, lấy làm tức giận, cất quân đánh lại
    Nhạc đánh không lại Huệ, Huệ vây Quy Nhơn, Nhạc lên mặt thành khóc nói
    “Nồi da xáo thịt, lòng em sao nỡ”
    Cả 2 bãi binh
    Chương 20
    Nguyễn Hữu Chỉnh có mưu đồ riêng ở Bắc Hà, xây lũy đối đầu với Phú Xuân
    Kể chuyện Trần Công Sán. Sán là trung thần của nhà Lê, vừa có tài trị nước an dân vừa có tài điều binh khiển tướng, tài ngang Chu công sánh bằng Quản trọng. Sán vào Phú Xuân làm sứ thần dâng cống phẩm. Huệ muốn thu nạp Sán nhưng không được. Bọn Võ Đình Tú muốn giết Sán để chặt vây cánh Chỉnh dứt hậu họa, nhưng biết Huệ chẳng chịu nghe, liền bí mật sai người đi đục thuyền Sán, Sán chết đuối
    Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra diệt Chỉnh, Lê Chiêu Thống chạy theo bại quân tới kêu nhà Thanh
    Vũ Văn Nhậm chuyên quyền, lập vua mới, ý muốn phản
    Huệ ra bắc diệt Nhậm, được văn thần nhà Lê 2 người giỏi Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích
    Sĩ phu Bắc Hà hưởng ứng Tây Sơn rất nhiều, người nào nhớ nhà Lê cũ thì mai danh ẩn tích, không ra làm quan, chính Ngô Thì Nhậm thuyết phục họ, dùng người không phân cũ mới, cũng có người nổi lên chống lại, đều bị dẹp tan
    Chương 21
    Lê Chiêu Thống đến chầu Tôn Sĩ Nghị, cõng rắn cắn gà nhà
    Quân Thanh mạnh hơn quân Xiêm rất nhiều, bài học trận gia Định xưa sờ sờ ra đó
    Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở rút quân giữ Tam Điệp, cố thủ bảo toàn lực lượng
    Quân Thanh vào đến Yên Phụ, Nghị đóng quân ở Thăng Long, hàng ngày Thống phải chầu chực trước dinh Nghị để nghe sai bảo, không biết nhục
    Thống lại báo oán những người theo Tây Sơn. Một tôn nữ kết duyên tướng Tây Sơn có mang, Thống sai mổ bụng, lấy thai nhi ra giết. Thống chặt chân 3 người vai chú vai bác mình. Cả kinh thành ai cũng khiếp
    Quân Thanh đóng quân trong thành ăn phá tàn hại, cưỡng hiếp lương dân, Thống bịt tai che mắt coi như không biết
    Cựu thần nhà Lê ngu trung, theo Thống rất nhiều

    Chương 22
    Quang Trung hành quân thần tốc, đại phá quân Thanh
    3 lần ra Bắc, Huệ đều đến cầu La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, 2 lần trước cụ đóng cửa không tiếp, lần này cụ tiếp Huệ
    Cụ hiến kế đánh thật gấp, ắt sẽ diệt được quân Thanh
    Huệ tiến quân gấp, diệt Thanh. Chương này trong HLNTC viết rất hay, có thể viết theo không cần sửa gì nhiều
    Huệ thu được võ tướng Đặng Văn Long, võ nghệ siêu việt
    Chương 23
    Quang Trung đối ngoại, cử Quang Trung giả đi sứ, chánh sứ là Ngô Văn Sở
    Lê Duy Chỉ cầu Xiêm La, Ai Lao đánh Nghệ An, bị dẹp tan
    Quang Trung thực thi các cải cách chính sự, nhưng cái dở của nhà Tây Sơn vốn xuất thân là nông dân khởi nghĩa, thành phần tướng lãnh là võ tướng nông dân ít học, nên chính trị họ ít nhiều mắc sai lầm
    Chương 24
    Nguyễn Ánh thâm hiểm bí mật sai người thuốc độc giết Quang Trung
    Quang Trung làm việc nhiều, thân thể dần suy kiệt, phải uống thuốc
    Ánh bí mật sai người ra Bắc tráo thuốc, loại thuốc uống vào không chết người ngay, nên người uống thử không sao, Quang Trung mới uống
    Đến đêm, cảm thấy trong người khó thở, suy kiệt, nhận tin người uống thử thuốc hồi chiều đã chết, kíp gọi Trần Quang Diệu đến dặn dò sự mai sau
    Quang Trung chết, cả thành kêu khóc như mất cha mẹ
    Quang Toản nối ngôi
    Tựa để là Tam Quốc chí thì lai Trung quá
    Nếu cứ bắt chước chính sử mà ko thổi phồng, bịa thêm chút thì hơi dở. VD như những sự việc ko có ghi chép trong sử nhưng ta viết , nó ko quan trọng lắm ví dụ như nhân dân ta thán như rung chuyển đất trời.....
    Nếu nói về vụ thuốc độc sát, trong các truyện của TQ ít nhiều đều có chế biến rất kinh dị(Xuân Thu Oanh Liệt....) còn đây ta chỉ thêm bớt có chút đỉnh, vả lại có giả thuyết, chỉ hy sinh cái nhỏ mà được lợio lớn là có thêm một cái "Phản chủ nghĩa" của Nguyễn Ánh, vừa tôn thêm NGuyễn Huệ ko chết lãng nhách..... có phải là rất tốt? CA#@@NG làm cho người đôc cảm thấy hấp dẫn nữa/
    Nên cho Nguyễn Ánh thật độc ác, trong các chi tiết miêu tả hành động và suy nghĩ của Nhân vật nguyễn Ánh nên thêm mắm thêm muối vào, sao cho nó siêu độc tài luôn.

  8. #18
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Vậy là không ai gia nhập ? Hay có người muốn gia nhập nhưng đến phút cuối không còn hứng thú tham gia nữa ? Đến 1/10 nếu không có ai nữa em cũng sẽ làm một mình, mà xem ra qua một số ý kiến của mọi người mà em thu thập khi Chat thì chắc em phải làm một mình thật rồi, làm 1 mình em chỉ ngại mình không đủ thời gian thôi, chắc phải rút độ dài quyển sách xuống khoảng 10 chương, cắt sạch bách bao ý tưởng bỏ công xây dựng bấy lâu nay, buồn quá

  9. #19
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Tháo tui tham gia một chân phân chương thì để một ban thống nhất đi có điều hiện nay tài liêu lịch sử hơi thiếu đề nghị anh em đóng góp một tý

  10. #20
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    therebex đã quyết tâm làm thì nên suy nghĩ mà bỏ mấy năm trời để viết chứ sao lại "dục tốc" như vậy?

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •