Nhân vật trong truyện Cô gái đồ long nói về thanh đao Đồ Long... "Ðồ Long là một thanh đao, còn hai chữ Thiên là chỉ thanh kiếm. 'Vật Chí tôn trong võ lâm là thanh Ðao Ðồ Long. Ai mà được thanh đao này bất cứ hiệu lệnh gì tất cả các anh hùng hảo hán thiên hạ đều phải theo lịnh mà thì hành. Quí hồ bảo kiếm yêu tinh không xuất hiện thì thanh đao Ðồ Long này là một khí giới sắc bén nhất trong thiên hạ
Nếu dựa theo bối cảnh lịch sử mà tác giả Kim Dung viết "Cô Gái Đồ Long" thì truyện diễn ra vào nhà Tống - tương đương với triều đại Lý-Trần (thế kỷ thứ 12-13); kỹ thuật luyện kim đã phát triển khắp Trung Hoa và các nơi trên thế giới rồi. Thanh Đồ Long đao trong truyện, tác giả viết là nặng cả 120 cân (tương đương bằng 50 kg) thì quả khó cho bất kỳ ai dùng nó hữu hiệu, ngoại trừ các đại hiệp đủ công lực, có thể bay nhảy khinh công.
Tuy nhiên, theo lịch sử luyện kim, loài người đã biết trui luyện đồng thau khoảng 6.500 năm về trước, luyện thép thì mất thời gian hơn vì thép tuy cứng hơn thau (bronze) nhưng nó dòn hơn và khó đúc hơn nếu luyện không đúng cách. Đồng chảy dưới 1,200 độ C, trong lúc thép chỉ chảy ở khoảng 1,500 độ C (lửa trắng), vì thế ông bà chúng ta mất cả gần 3 ngàn năm mới luyện thép đúng độ để dùng sau khi họ biết dùng đồng thau. Người Trung Hoa đã biết dùng thép để làm vũ khí và ngay cả họ biết dùng thép đúc cầu trước tiên cả! Họ đã biết trui luyện thép từ thời Chiến Quốc (ngót nghét gần 3,000 năm về trước) mà một số nghệ nhân của nghề rèn từ thời Chiến Quốc đã để tên mãi đến ngày nay như Trương Cân, Vũ Ôn, và Long Tĩnh (trùng tên Long Tĩnh danh trà)!
Đồ Long đao & Ỷ Thiên kiếm không rõ về xuất xứ ngoại trừ đặc tính "chém sắt như chém bùn", "chịu đựng được lửa trắng", và "phải kẹp bằng lệnh bài" cũng cùng loại thép đặc chế từ miệt Tân Cương (?) mới chịu nỗi sức nóng của lửa trắng (vì kèm kẹp sắt bình thường sẽ bị nóng chảy) ... nếu dựa trên các dữ kiện trên thì hai bảo đao/kiếm nầy có lẽ có họ cùng thép Damascus (còn gọi là thép Wootz) xuất xứ từ Trung Đông chăng?

Cùng thời đại với "Cô Gái Đồ Long", bên Âu Châu, đạo quân Thập Tự Giá (The Crusaders) đã mở cuộc chinh phục tiến chiếm lại vùng đất thánh Jesusalem từ tay người Hồi Giáo. Các binh sĩ của đạo quân Thập Tự Giá , thoáng đầu bị thất bại vì một loại đao mà kỵ binh Hồi Giáo đã dùng. Họ đã ghi lại rằng: "Kỵ binh của quân Hồi Giáo, dùng một loại đao, lá mỏng nhưng vừa dẻo, vừa cứng, mà rất bén; đao nầy có thể chịu được sức chặt ngang khi chép vào đao khác mà không bị gãy, trong lúc nó bén đến đỗi kỵ binh Hồi Giáo chỉ dùng sức từ một tay mà chặt đôi đối thủ ra làm hai khúcĐao Của Quân Hồi Giáo

Thép Damascus mà đế quốc Hồi dùng làm đao, gốc bản có lẽ xuất xứ từ Ấn Độ; nhưng từ đạo Hồi đã làm mưa gió và chủ động cả Trung Đông sang đến mạng Đông Âu lên đến nam nước Nga từ thế kỹ thứ 14 - 18; điển hình là đế quốc Thổ (Ottoman) đã làm bá chủ phần lớn của châu Âu và Trung Đông từ giữa thế kỹ thứ 15 cho đến cuối thế kỹ thứ 19. Theo gót quân viễn chinh của đạo Hồi, thép Wootz của Ấn Độ đã biến thành đao Damascus, đao Kris (mạn Nam Dương, Mã Lai, và lên đến phía nam của Phi Luật Tân); và làm chủ chiến trường gươm giáo ngót nghét cả 5 thế kỷ cho đến khi bị hạ bệ bởi ... súng đạn từ thế kỷ thứ 18 cho đến nay!

Dân mạn Trung Đông (trước khi đạo Hồi thành hình từ thế kỹ thứ 15th) đã phát triển kỹ thuật luyện thép khá độc đáo hơn cả 2,000 trước đến nay vẫn còn bí mật, dù lắm nghệ nhân luyện kim các nơi đã đầu tư công sức "bật mí" cả mấy trăm năm nay .. nhưng .. sau bao nỗ lực, thời gian, công sức đã đầu tư, lắm chuyên gia vẫn cho là kỹ thuật luyện thép Damascus chính tông đã bị mất theo dòng thời gian và cách thức trui luyện theo bài bản bí mật vẫn là bí mật!
Trở về đao kiếm mà chúng ta quen thuộc nhất, có lẽ là kiếm Nhật; người Nhật cũng biết trui luyện thép để làm kiếm cũng cả 2,000 năm, nhưng kiếm Nhật chỉ nổi tiếng theo phong trào võ sĩ đạo (khoảng thế kỹ thứ 10 cho đến thế kỹ thứ 19). Kiếm Nhật (Samurai sword), nỗi tiếng nhất là trường kiếm (katana), sau đó là đoản kiếm wakizashi; Trước thế kỹ thứ 10, người Nhật chỉ luyện được kiếm thẳng như kiếm của Trung Hoa, Triều Tiên; sau TK10, họ luyện được thép gấp theo kỹ thuật thép Damascus nên hình trường kiếm hơi cong lưỡi liềm. Một số tài liệu cho thấy rằng, trường kiếm có thể được rèn theo kỹ thuật gấp xong rồi dập (folded) đến ... 2,000 lần; trước khi được đúc thành kiếm vào giai trình sau cùng nhất! Theo lịch sử samurai của Nhật, thì kiếm sĩ Miyamoto Musashi (1584-1645) có lẽ là người kiếm sĩ có tiếng "vô địch" của họ. Ông Musashi sống trong triều đại Tokugawa (tương đương với đầu thời Trịnh-Nguyễn phân tranh ở xứ ta); ông đã hạ gục hàng trăm kiếm sĩ Samurai khác, và sau nầy ông mở trường dạy kiếm thuật, đồng thời ông cũng viết sách về cách chiêu kiếm bí hiểm theo dạng "binh thư chiến pháp" của Tôn Tử, mà đến nay người Nhật vẫn còn đọc.

Trường Kiếm (Katana)

Giữ kiếm rất kỹ lưỡng, không sờ vào lưỡi kiếm bằng tay không, vì mồ hôi có chất muối, có thể làm rỉ mặt kiếm, theo thời gian, nếu lau không sạch vết tay bẩn! Bí Bếp chưa có dịp học cả 36 thế kiếm Nhật căn bản, nhưng thành thục 6 thế căn bản cũng sẽ biến hóa khôn lường.
Đoản Kiếm (wakazashi)

Người Việt cũng đã nắm vững kỹ thuật luyện kim cùng lúc hoặc trước người Hoa (bằng chứng văn minh Đông Sơn). Sau cả ngàn năm Bắc Thuộc, dành độc lập từ tk thứ 10, bao danh tướng như Lý Thường Kiệt chinh bắc, Trần Hưng Đạo phạt Nguyên, Nguyễn Huệ đuổi quân Thanh, ...vỡ mật quân thù, thắng được hùng binh của địch thì võ thuật, chiến lược và vũ khí trong đó có đao kiếm của người Việt không thể thua sút - phải bằng hoặc hơn, mới thắng !

Một Trường Kiếm Của Việt Nam

Theo quá trình lịch sử thì đao kiếm của Việt Nam được trui luyện có sự kết hợp của kỹ thuật từ Trung Hoa và các nước láng giềng như Thái Lan, Chiêm Thành (khi chưa bị sáp nhập)! Dựa theo huyền thoại Việt Sử thì có một dân chài tên Lê Thân, kéo lên một mẻ lưới khá nặng, trong lưới chả gì ngoài một thanh kiếm có khắc chữ "Kiếm Tri Thiên Mệnh"; ông ta mang biếu thanh bảo kiếm trên tặng Lê Lợi để đánh đuổi quân Minh (?); Sau mười năm khởi nghĩa, Bình Định Vương đã thành công và lên ngôi vua; trong một buổi du thuyền trên hồ ngoài thành Thăng Long, thần kim quy nổi lên đòi lại bảo kiếm và nhà Vua vâng lời hoàn lại kiếm thần; từ đó huyền thoại Hồ Hoàn Kiếm đã đi vào lịch sử!
Nhân đây cũng xin post lại 1 bài từ 1 cuốn truyện về Kiếm đạo .tinh hoa về kiếm thuật
Miyamoto Musashi đứng bất động, một dòng máu nhỏ từ tiền đình chảy dần xuống sống mũi. Vạt Hakama phất phơ trong nắng sớm. Thanh mộc kiếm hơi nghiêng về phía mặt đất. Tập trung cao độ, chàng lắng nghe không chỉ kẻ đại cừu Sasaki Kojiro mà tất cả vạn vật chung quanh: thân tâm hợp nhất.

Sau lưng chàng, chếch về phía tay trái, kẻ đại cừu lảo đảo mấy bước. Chàng nghe tiếng mũi kiếm cắm phập xuống cát, tiếng thân người ngã xuống. Chung quanh lặng lẽ. Chàng nghe hơi nhức nơi trán, nhịp tim vẫn đập đều. Một ý nghĩ thoáng qua “Xong rồi!”.


Trên đỉnh Lang Bian
Tử thí trên đảo Ganryu Shima

Mới khoảnh khắc trước đây, khi bắt đầu ba bước “nhập thân” (irimi) như thường lệ, tay kiếm thủ bên hông theo thế waki gamae, tất cả năng lực trong người chàng khí-kiếm-thể chỉ tập trung vào một việc: tung ra đòn “thác đổ” - “men” (trực trảm) đúng lúc, đúng nơi. Dù sấm chớp, dông bão, dù động đất, sóng thần, dù đại trường kiếm của kẻ địch có dài đến mấy, và chiêu “én vẩy đuôi” của y hiểm độc đến cỡ nào, Musashi vẫn tin chắc là mình sẽ rửa được mối đại thù của gia tộc - chưa ai thoát khỏi đường kiếm dũng mãnh của chàng và Sasaki Kojiro, tay kiếm khách lừng lẫy cũng thế thôi.

Đúng khi chàng vận khí bình sinh hất ngược mái chèo (mà chàng vừa mới đẽo cho ra hình dáng kiếm lúc ngồi trên thuyền đến nơi tỉ thí) thì cũng là lúc Kojiro tung độc chiêu “én vẩy đuôi”, kiếm quang xoáy trên đầu chàng. Mũi kiếm cắt đứt khăn đầu của chàng. Chàng đã thoát chết trong gang tấc. Vì cây mộc kiếm trong tay mình nặng hơn bình thường, Musashi đã chuyển bộ chậm hơn một sát na, điều đó đã cứu sống chàng. Nhưng hai cánh tay hộ pháp của chàng đã không chậm, và chiêu “thác đổ - trực trảm” đã không tha mạng cho Sasaki. Một thoáng chấn động toàn thân. Và Miyamoto Musashi hiểu là mình đã thanh toán xong mối đại thù vốn nung nấu lòng chàng từ bao nhiêu năm qua.

“Sống, chết chỉ là một khoảnh khắc mong manh” - chàng nghĩ, mắt đăm đăm nhìn vào thanh mộc kiếm. Tâm trí chàng mang mang, cảm giác trống vắng, hụt hẫng xâm chiếm lòng chàng. Một hình ảnh hiện ra trước mắt Musashi. Không phải gương mặt khả ái của Otsu, người yêu thùy mị, trìu mến mà chàng đã tạ từ ra đi theo tiếng gọi của kiếm cung, mà đường nét nhân hậu, an nhiên tự tại của đại sư Trạch An, vị thầy đáng kính của chàng, kẻ đã giúp chàng tu luyện để trở thành một tay kiếm lừng danh. Đôi mắt trầm tư như nhìn chàng và nhắc nhở:


Miyanoto Musashi
Thần kiếm nguyên lai vô nhị đạo.

Thần đạo và kiếm đạo vốn dĩ chỉ là một. Vì cả hai cùng dẫn đưa con người đến một mục đích là diệt ngã.

Musashi vất thanh mộc kiếm. Chàng nhìn lòng bàn tay và hẹn với lòng mình là từ nay sẽ không bao giờ cầm một thanh kiếm giết người (satsu jin ken: sát nhân kiếm) trong tay. Năm đó vừa bước sang tuổi ba mươi và đã trải qua 60 trận tỉ thí mà chưa một lần bị thảm bại. Trong tác phẩm kinh điển của mình Ngũ Đại Thư (Go Rin No Sho) được viết trong một hang động, nơi Musashi Miyamoto ẩn cư sau cả một đời giang hồ ngang dọc trên khắp đất nước Phù Tang, ông đã tóm lược tinh hoa kiếm pháp của mình như sau:

“Đạo của binh pháp là cái đạo của Trời Đất. Một khi người đã thấu triệt được cái lý của vũ trụ, bắt được cái nhịp của cuộc diện, người có thể an nhiên đối diện với đối thủ và triệt hạ y” (Ngũ Đại Thư - Sách về “Thổ”).