Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 21
  1. #11
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi LordCaoCao
    luôn luôn đúng bác đọc lai thiên đầu đi đúng ngay từ đầu chi có thiên hỏa công là khó áp dụng thôi
    Nói phải có dẫn chứng mới có sức thuếyt phục

  2. #12
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Dr.Cid
    Thế này nhé.
    Hai nước kề bên nhau, lấy tên là Nam Triều với Bắc Triều đi
    Nam Triều thì phát triển, nhiều tiền, quân đội được huấn luyện kỹ càng, tướng thì rất giỏi, địa hình hiểm trở, nhiều hang hốc, thời tiết khắc nghiệt, không phù hợp với người Bắc Triều.
    Bắc Triều thì chả có gì mà ăn, chế độ thì độc tài, dân bị bưng bít, quân sĩ rèn luyện vừa phải. Chỉ được mỗi cái có hơn chục quả bom hạt nhân được viện trợ, trong khi Nam Triều thì không có.
    Bây giờ đánh nhau thì ai thắng, ai thua? Mời bạn phân tích thử xem.
    À quên, mấy nước khác thì đứng ngoài, không can thiệp giống như tình hình ở Dafur và Somali.
    Xin hỏi bạn vài câu ngoài luồng:
    _Tướng nào của Nam Hàn "rất giỏi"?
    _Cùng 1 mảnh đất, sao lại có chuyện người thì quen, người thì ko quen?
    _Quân Bắc Hàn-1 trong những quân đội mạnh nhất Thế giới- chỉ được rèn luyện vừa phải?
    _Bắc Hàn được viện trợ bom hạt nhân? Ai đã viện trợ? Năm nào?

    Bây giờ tôi nói chuyện chính:
    _"Nam Triều thì phát triển, nhiều tiền", đấy là nhờ họ có Đạo, có Thiên thời.
    _"tướng thì rất giỏi", đấy là Tướng.
    _"địa hình hiểm trở, nhiều hang hốc, thời tiết khắc nghiệt",Tôn Tử gọi là "thiên, địa".
    _"quân đội được huấn luyện kỹ càng", đây là "pháp".

    Từ ý của bạn, tôi đã liệt kê đủ 5 phương diện: Đạo, thiên, địa, tướng, pháp. Bạn đã phân tích 5 phương diện này để đi tới kết luận ai thắng, ai thua. Vậy là đủ biết binh pháp Tôn Tử còn đúng hay ko.

  3. #13
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Phần tử dân tộc cực hữu
    Xin hỏi bạn vài câu ngoài luồng:
    _Tướng nào của Nam Hàn "rất giỏi"?
    _Cùng 1 mảnh đất, sao lại có chuyện người thì quen, người thì ko quen?
    _Quân Bắc Hàn-1 trong những quân đội mạnh nhất Thế giới- chỉ được rèn luyện vừa phải?
    _Bắc Hàn được viện trợ bom hạt nhân? Ai đã viện trợ? Năm nào?
    Đang giả tưởng bạn ơi, không phải ngoài đời đâu


    Bây giờ tôi nói chuyện chính:
    _"Nam Triều thì phát triển, nhiều tiền", đấy là nhờ họ có Đạo, có Thiên thời.
    _"tướng thì rất giỏi", đấy là Tướng.
    _"địa hình hiểm trở, nhiều hang hốc, thời tiết khắc nghiệt",Tôn Tử gọi là "thiên, địa".
    _"quân đội được huấn luyện kỹ càng", đây là "pháp".
    Từ ý của bạn, tôi đã liệt kê đủ 5 phương diện: Đạo, thiên, địa, tướng, pháp. Bạn đã phân tích 5 phương diện này để đi tới kết luận ai thắng, ai thua. Vậy là đủ biết binh pháp Tôn Tử còn đúng hay ko.
    Chính vì giả tưởng tôi mới cho Nam Triều có đủ các yếu tố đạo, thiên, địa, tướng pháp [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]. Tôi chưa kết luận ai hơn ai đâu, tôi đang đặt câu hỏi đó: theo mọi người thì tình huống này Nam với Bắc đánh nhau, ai thắng, ai thua?

  4. #14
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    còn chưa nói đến chiến thuật và chiến lược [IMG]images/smilies/5.gif[/IMG]

  5. #15
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    thiên mưu công cái này thế giới sai hoài à.

  6. #16
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Binh pháp tôn tử nếu áp dụng vào chiến tranh quy ước thì chắc cũng còn đúng đến 1 mức độ nào đó. Nhưng khi vũ khí hủy diệt hàng loạt đã được sử dụng thì ... đến lúc này chỉ có 1 chiến lược duy nhất: song phương cùng hủy diệt (mutual assured destruction.

    Có nghĩa là khi anh có đủ số vũ khí hủy diệt hàng loạt để tiêu diệt tôi, các duy nhất để tôi chống lại anh là tôi cũng phải có 1 kho vũ khí tương tự đủ sức tiêu diệt anh. Và để không có kẻ thứ 3 đắc lợi, tôi và anh mỗi người đều phải có khả năng tiêu diệt tất cả các thế lực còn lại.

    Đây là "binh pháp" chủ đạo trong chiến tranh lạnh. Kết quả là năm 1991, ta có 2 kho vũ khí hạt nhân mà chỉ cần sử dụng số đầu đạn hạt nhân trong 1 kho cũng đủ tẩy trắng bề mặt trái đất vài lần [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

    Còn thiên thời, địa lợi, nhân hòa xem ra chẳng có tác dụng gì trong trường hợp như vậy [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]
    Vả lại, Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân cũng là để bù đắp lại sự thua thiệt về nhân và thời.

    Bây giờ lại nói đến chiến tranh quy ước, nếu Sol không lầm (có thể là lầm [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]) thì Tôn Tử không tính đến "chiến tranh tổng lực" (Total war) như hiện nay. Ngày xưa, người ta chỉ quan trọng việc tiêu diệt quân đội đối phương mà không tính đến việc tiêu diệt hậu phương cũng như các ảnh hưởng trên trường ngoại giao của đối thủ (các hành động đốt phá làng lạc, tàn sát thường dân thường là do "sở thích" hay để thỏa mãn nhu cầu tại chỗ về lương thực thực phẩm chứ không nhằm đánh bại đối phương). Nhưng từ thế chiến thứ 1, ta đã thấy Đức cho khinh khí cầu bay qua rải bomb Luân Đôn phá hoại kinh tế và tinh thần của dân Anh, mặc dù phần lớn quân Anh đâu có đóng ở Luân Đôn. Và Mỹ đánh bại Liên Xô nhờ kinh tế chứ đâu phải quân sự.

    Điều này hình như Tôn Tử không tính đến (?). Do đó binh pháp Tôn Tử tuy vẫn có thể áp dụng vào từng mặt trận, nhưng người lãnh đạo còn cần có cái nhìn tổng quát, điều phối trên khắp các mặt trận nữa.

  7. #17
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Hình như trong tôn tử Binh Pháp cũng có nói đến chuyện tàn phá kinh tế của nước địch mà?

    Còn về chiến tranh hủy diệt mà Sol nói thì wiwi cho là không đúng như vậy. Rõ ràng, nước cờ của Mỹ khá rõ: tạm hòa hoãn, sử dụng chiến lược diễn tiến hòa bình để diệt Liên Xô mà ko tốn mũi tên hòn đạn.

    Đây rõ là: Làm cho cả nước địch hàng phục là tốt nhất, thứ đến là đánh nó (binh pháp Tôn Tử) [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  8. #18
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Binh pháp Tôn tử viết đại khái là phải dựa vào năm yếu tố để xác định thắng bại hai bên, đó là Đạo, Thiên, Địa, Tướng, Pháp. Tuyệt nhiên không thấy nói đến vũ khí.
    Mà thời nay thì vũ khí lại là yếu tố quyết định thắng bại.
    - Chú nào dám chơi với thành viên của câu lạc bộ hạt nhân?
    - Mọi nhà quân sự đều công nhận: làm chủ bầu trời là làm chủ cuộc chiến, mà đã chú nào khống chế được F117A?
    ...

    Tôn Tử binh pháp có còn đúng hay không?
    Đúng là vào đây gặp lại nhiều anh em thật. Cho tôi nói đôi lời nhé. Tôi không phải là 1 người giỏi về Lịch sử nên cũng kô rành Tôn Tử binh pháp mấy cho lắm nhưng theo tôi thì dù thời nào đi chăng nữa những điều đó không sai đâu.
    Đúng là binh pháp đó kô nói đến Vủ Khí nhưng nó nói đến 1 thứ đáng sợ hơn Vủ Khí nhiều. Đó là con người.
    - Phàm những ai làm đúng "đạo" thì sẽ có được SM. Hãy nhìn lại xem. Mỹ, Pháp có mạnh không? có vủ khí tối tân hiện đại kô? nhưng có đánh thắng được VN hay kô? Đó là vì M, P kô làm đúng đạo. Họ tàn ác và xâm chiếm nước khác nên khó lòng thắng được "Lòng yêu nước, và sự câm thù của người dân mất nước"
    - F117A là cái gì vậy? Nó là Chiến đấu cơ tối tân nhất hiện nay phải kô? Nếu đúng vậy theo bạn nó có thể làm gì nếu như kô có đủ nhiên liệu nhĩ? Nó có thể thả bom nguyên tử giết co người nhưng có giết hêt được kô? Hãy nhớ lại B52 của Mỹ nhé. Nói đến đây làm tôi nhớ đến 1 chuyện vui thế này:
    Khi Mỹ chuẩn bị ném bom xuống Hà Nội (trận Điện Biên Phủ trên không 12 ngày đêm đó), tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Nelson(kô nhớ chính xác tên có gì bỏ qua cho nhé) đã tuyên bố trên đài truyền hình là "Trong vòng 1 tháng sẽ đưa Hà Nôin trở về thời kỳ đồ đá"
    Kết quả, chưa đầy nữa tháng Mỹ đã bị đánh bại. 1 phóng viên đã hỏi 1 người lính VN:
    - Làm sao mà các anh đánh thắng được khi Nelson đã tuyên bố như thế. Các anh đã sử dụng vủ khí gì vậy?
    - Người lính trả lời:" Thì chúng tôi dùng đá để ném B52 chứ gì nữa!"

    Tôi nói nhiêu đây chắc đủ chứng minh rồi há!

  9. #19
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi PhiLongTungTroi
    - F117A là cái gì vậy? Nó là Chiến đấu cơ tối tân nhất hiện nay phải kô? Nếu đúng vậy theo bạn nó có thể làm gì nếu như kô có đủ nhiên liệu nhĩ? Nó có thể thả bom nguyên tử giết co người nhưng có giết hêt được kô?
    Trong lịch sử, 2 quả bom nguyên tử hủy diệt 2 thành phố của Nhật. Bom hạt nhân có sức công phá khủng khiếp hơn nhiều, nó không bỏ sót mống nào đâu mà lo.


    Hãy nhớ lại B52 của Mỹ nhé. Nói đến đây làm tôi nhớ đến 1 chuyện vui thế này:
    Khi Mỹ chuẩn bị ném bom xuống Hà Nội (trận Điện Biên Phủ trên không 12 ngày đêm đó), tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Nelson(kô nhớ chính xác tên có gì bỏ qua cho nhé) đã tuyên bố trên đài truyền hình là "Trong vòng 1 tháng sẽ đưa Hà Nôin trở về thời kỳ đồ đá"
    Kết quả, chưa đầy nữa tháng Mỹ đã bị đánh bại. 1 phóng viên đã hỏi 1 người lính VN:
    - Làm sao mà các anh đánh thắng được khi Nelson đã tuyên bố như thế. Các anh đã sử dụng vủ khí gì vậy?
    - Người lính trả lời:" Thì chúng tôi dùng đá để ném B52 chứ gì nữa!"

    Tôi nói nhiêu đây chắc đủ chứng minh rồi há!
    1. Lão tổng thống Mỹ ấy tên là Nixon
    2. Lần đầu tiên nghe về chuyện trả lời phỏng vấn đó. Dân Việt đánh Mỹ không chỉ bằng niềm tin. Không có tên lửa SAM2 thì ngồi đó mà khóc
    3. Cái vụ xăng dầu cho máy bay thì khỏi lo. Nó chỉ cần ấn nút là có tên lửa hạt nhân đến hỏi thăm nhà bạn
    -->
    Chả chứng minh đc điều gì

  10. #20
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi sol
    Binh pháp tôn tử nếu áp dụng vào chiến tranh quy ước thì chắc cũng còn đúng đến 1 mức độ nào đó. Nhưng khi vũ khí hủy diệt hàng loạt đã được sử dụng thì ... đến lúc này chỉ có 1 chiến lược duy nhất: song phương cùng hủy diệt (mutual assured destruction.

    Có nghĩa là khi anh có đủ số vũ khí hủy diệt hàng loạt để tiêu diệt tôi, các duy nhất để tôi chống lại anh là tôi cũng phải có 1 kho vũ khí tương tự đủ sức tiêu diệt anh. Và để không có kẻ thứ 3 đắc lợi, tôi và anh mỗi người đều phải có khả năng tiêu diệt tất cả các thế lực còn lại.

    Đây là "binh pháp" chủ đạo trong chiến tranh lạnh. Kết quả là năm 1991, ta có 2 kho vũ khí hạt nhân mà chỉ cần sử dụng số đầu đạn hạt nhân trong 1 kho cũng đủ tẩy trắng bề mặt trái đất vài lần [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

    Còn thiên thời, địa lợi, nhân hòa xem ra chẳng có tác dụng gì trong trường hợp như vậy [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]
    Vả lại, Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân cũng là để bù đắp lại sự thua thiệt về nhân và thời.
    Sol lầm rồi. Vũ khí hạt nhân chỉ là vũ khí chiến lược giúp bên sở hữu giành lợi thế trong đối đầu, đặc biệt là kinh tế. Vấn đề hạt nhân ở Bình Nhưỡng bây giờ thì chính là 1 cuộc chiến về nhân hòa. Bình Nhưỡng chẳng qua là bức bình phong của Trung Quốc, do đó TQ muốn Bình Nhưỡng có vk hạt nhân để làm đối trong với bình phong của Mỹ là Hàn Quốc.
    Thực chất đó chỉ là cuộc tranh giành ảnh hưởng khu vực của các đế quốc hàng đầu thể hiện bằng cuộc chay đua vũ trang và chiến tranh ngoại giao.



    Trích dẫn Gửi bởi sol
    Bây giờ lại nói đến chiến tranh quy ước, nếu Sol không lầm (có thể là lầm [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]) thì Tôn Tử không tính đến "chiến tranh tổng lực" (Total war) như hiện nay. Ngày xưa, người ta chỉ quan trọng việc tiêu diệt quân đội đối phương mà không tính đến việc tiêu diệt hậu phương cũng như các ảnh hưởng trên trường ngoại giao của đối thủ (các hành động đốt phá làng lạc, tàn sát thường dân thường là do "sở thích" hay để thỏa mãn nhu cầu tại chỗ về lương thực thực phẩm chứ không nhằm đánh bại đối phương). Nhưng từ thế chiến thứ 1, ta đã thấy Đức cho khinh khí cầu bay qua rải bomb Luân Đôn phá hoại kinh tế và tinh thần của dân Anh, mặc dù phần lớn quân Anh đâu có đóng ở Luân Đôn. Và Mỹ đánh bại Liên Xô nhờ kinh tế chứ đâu phải quân sự.

    Điều này hình như Tôn Tử không tính đến (?). Do đó binh pháp Tôn Tử tuy vẫn có thể áp dụng vào từng mặt trận, nhưng người lãnh đạo còn cần có cái nhìn tổng quát, điều phối trên khắp các mặt trận nữa.
    Sol đọc binh pháp Tôn Tử chưa kỹ nên không rõ.
    Tôn Tử nói: - phàm đánh trận, đánh vào binh bị của địch là giỏi. Đánh vào quân của địch là kém.
    - Người giỏi dùng binh không phải đánh mà làm cho địch thất bại mới là giỏi trong những người giỏi.
    v.v....
    Còn rất nhiều nữa, nhưng tôi muốn chốt 1 điều rằng tư tưởng của Tôn tử xuyên suốt trong binh pháp của ông là: Trong chiến tranh thì chiến thắng là quan trọng. Nên không đánh mà thắng là thượng sách( tức là đánh vào binh bị, lương thảo, đánh vào hậu phương của địch làm cho quân địch không còn sức chiến đấu dẫn tới thất bại). Còn giáp chiến gây thương vong là hạ sách.
    Như Sol nói Mỹ đánh bại Liên Xô nhờ kinh tế chính là đã thực hiện tốt nhất mưu lược mà TT đã mong muốn trong BP của ông.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •