Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Bàn về các chính sách của Quản Trọng!

    Thấy quá ít topic bàn về sử Tam Quốc xưa, sử TQ còn đại hiếm nữa, nên tui lập cái này.

    685 TCN, Tiểu Bạch giết anh mình là công tử Củ, xưng là Tề Hoàn Công, tính phong Bão Thúc Nha(có công) làm Thừa Tướng, nhưng BTN tiến cử Quản Trọng. NGày xưa QT bắn Tiểu Bạch, nhưng THC quên thù cũ mà trọng dụng ông.

    Quản Trọng đề xướng bỏ chế độ công điền, giảm thuế, giảm hình, lập quy chế làm muối, bán muối, chế nông cụ, đúc tiền, chỉnh vật giá, cho sĩ nông công thương được góp ý trị quốc.

    THC than quân lực yếu, lại không có tiền dựng binh. Quản Trọng mới đề ra chính sách "Nuôi Binh trong Dân" sáng suốt, rất nhiều thời đại sau đều xài chính sách này cả:

    "Xưa nay quân cốt tinh, ko cốt đông, cốt mạnh về tâm chứ không cần mạnh về lực. Chỉ cần thiên hạ đồng tâm hiệp lực thì thắng. Bệ hạ nên ẩn cái danh, trọng cái thực, dùng cách nuôi binh trong dân. Cách đó ít tốn kém mà hiệu quả cao, xây dựng một đội quân hùng mạnh mà bên ngoài không hay biết"

    Chính sách đại thể là: nước Tề chia 21 hương, công thương 6 hương, sĩ 15 hương. Công thương chuyên làm ra tiền, ko phải đi lính. Sĩ tức nông hương, thời bình làm ruộng, thời chiến thì tác chiến. 5 nhà thành 1 quĩ, 10 quỹ 1 lí, 4 lý 1 liên, 10 liên 1 hương, 5 hương 1 quân. Mỗi nhà cử 1 người, 5 người 1 ngũ, ngũ có quĩ trưởng; 2000 thành 1 lữ, lữ có hương lương nhân, 3 vạn phân làm ba quân. Vậy, binh sĩ tức nông dân, lúc thời vụ thì làm ruộng, lúc nông nhàn luyện tập, chiến tranh thì điều động. Trên chiến trường, vốn quen biết nhau, đêm tối cũng nhận ra giọng nói của nhau, sống cùng vui, chết cùng buồn, phòng thủ kiên cố, chiến đấu hùng mạnh, đủ sức tung hoành khắp thiên hạ.

    Tề hoàn công xài chính sách này, bắt phục Nhung, Địch, nam hạ Kinh, Đệ, bá chủ Xuân Thu.

    Nhân đây xin hỏi anh Sol 1 câu: Các thời sau có phân chia chặt chẽ kiểu này ko? Có phải đây là khởi thủy của chiến lược nuôi binh trong dân ko? Chiến lược này lợi hại ko? Thường dùng khi nào? Châu Âu có dùng ko?

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Chính sách đại thể là: nước Tề chia 21 hương, công thương 6 hương, sĩ 15 hương. Công thương chuyên làm ra tiền, ko phải đi lính. Sĩ tức nông hương, thời bình làm ruộng, thời chiến thì tác chiến. 5 nhà thành 1 quĩ, 10 quỹ 1 lí, 4 lý 1 liên, 10 liên 1 hương, 5 hương 1 quân. Mỗi nhà cử 1 người, 5 người 1 ngũ, ngũ có quĩ trưởng; 2000 thành 1 lữ, lữ có hương lương nhân, 3 vạn phân làm ba quân. Vậy, binh sĩ tức nông dân, lúc thời vụ thì làm ruộng, lúc nông nhàn luyện tập, chiến tranh thì điều động
    cái này chẳng khác gì chính sách thời sau cả nhưng ông QT này nếu làm ra đầu tiên thì ông này là thừa tướng có tài về cai quản đất nước , cái này chẳng khác gì ngụ binh u nông của thời Lê cả ( thời Lê bố trí ra sao thì tui ko tìm hiểu nên ko biết )
    ngoài những cái này ra thì ông này còn có các biện pháp khác mà ngày sau tui ko thấy dùng tới như khi đi thưa kiện mà thấy mình đúng mà thua kiện thì phải vót tên đưa cho quan để tiếp tục kiện ... (nhớ được cái này thôi T_T )
    còn có thêm những chính sách khác như là tập trung thương dân lại mỗi để họ học hỏi sau cùng phát triển ( cái này tui thấy là rất tốt ), sau này con cái họ ko cần học vì đã học trước , chính sách này cũng làm với 3 giới dân còn lại là nông , sĩ , công ( hay gì đó quên rồi T_T trí nhớ kém quá ) để họ học hỏi nhau . Chính sách này sau này tui ko thấy có nhắc đến trong việc quản lý sau này
    để tui trả lời giùm cha Sol

    Các thời sau có phân chia chặt chẽ kiểu này ko?
    phân chia giống như thế chỉ khác là cách nói khác thôi như chia nước ra làm 21 hương thì thời khác chia làm lộ hoặc trấn

    Có phải đây là khởi thủy của chiến lược nuôi binh trong dân ko?
    trước đó thì tui chưa đọc nhưng 70% chính sách này là do QT nghĩ ra

    Chiến lược này lợi hại ko?
    rất lợi hại
    ngoài việc khi cần có lính thì có ngay ta còn kiểm soát được số dân mà ta có

    Thường dùng khi nào?
    khi nào cũng dùng vì lý do như trên

    Châu Âu có dùng ko?
    ko có

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •