Trang 4 của 5 Đầu tiênĐầu tiên ... 2345 CuốiCuối
Kết quả 31 đến 40 của 41
  1. #31
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi wiwi
    Cái này đã phân tích rồi. Trong tất cả các tên gọi ký âm Hán của Silla, không có tên nào là Xiêm La cả. Panzer có thể trưng tài liệu nhà Đường gọi Silla là Xiêm La cho mọi người mở rộng kiến thức với.
    Cái đó đi mà hỏi thằng TQ ấy, nó phát âm sao thì tui chỉ biết ghi phiên âm lại. (nghe thằng TQ trên phim Hải Thần nó đọc vậy, đương nhiên là tiếng TQ ở Trường An chứ không phải tiếng Hàn hay tiếng hán ở Bắc Kinh), nên có thể phiên âm Xiêm La hoặc Sim La của Silla [IMG]images/smilies/46.gif[/IMG] . Chắc phải kiếm ai đó giỏi tiếng TQ tìm tài liệu phát âm Silla của TQ mới biết được vì tiếng Việt dựa vào tiếng TQ ở Bắc Kinh thì đọc là Tân La.

    Và Xiêm La của Thái thì hình như chỉ tìm thấy tài liệu gọi Thái là Xiêm La thời Trịnh - Nguyễn còn trước đó thì không thấy gọi là Xiêm La mà ngắn gọn là Xiêm. 1 số cái tìm từ nhatnam.com:

    "NƯƠC XIÊM LA :

    Xiêm La hay Thái Lan ngày nay có diện tích 198.455 sq.ml hay 512.998 km2, dân số tính tới năm 2004 là 55.448.000 người, thủ đô là Bangkok (Vọng Các) chưa kể ngoại ô có 1.867.297 người. 95% người Thái theo Phât giáo tiểu thừa.

    Thật ra Xiêm không phải là quốc hiệu của người Thái. Ðó là cái tên mà người Cao Mên và Chiêm Thành dùng để gọi họ. Ngay từ thế kỷ thứ XI, danh từ SYAM đã thấy xuất hiện tên các văn bía của người Chàm tại Trung phần VN, còn hình ảnh của người Syam, thì đầy rẩy nơi các di tích của người Khmer, tại đền Angkor được dựng lên từ thế kỷ thứ XII sau TL.

    Người VN theo cách gọi của Miên và Chàm, cũng gói là Xiêm. Riêng người Tàu qua lối phát âm Bắc Kinh, đọc là Tiêm, rồi ghép với tên của nước La Hộc, tức là vùng Lyo ngày nay, thuộc Lopburi ở hạ lưu sông Mê Nam, thành nước Tiêm-La. Còn người Pháp cũng dựa vào lối phiên âm Tàu mà đọc là Siam, trong lúc người Anh thì nói trại là Saiam. Trong bộ Bách Khoa Từ Ðiển của Ý Ðại Lợi (Enciclopedia Italiana), đã giải thích rằng Anh và Pháp khi dùng tiếng Siam để chỉ người Thái, là căn cứ vào tiếng Saiam Sayang của người Miến Ðiện dùng để chỉ người Xiêm, rồi đọc trại ra là Siam hay Saiam.

    Nhưng căn cứ vào sử liệu, ta thấy từ ngày lập quốc đến nay, người Thái gọi mình là Thay, còn người Shan là Nghiện. Riêng danh từ Siam chỉ mới xuất hiện gần đây. Do trên thời xưa, nước Thái Lan được gọi là Mường Thay hay Prathet Thay. Ðời vua Rama IV (1851-1868), quốc hiệu mới được đổi là Sayam (Xiêm), để đánh dấu nước này canh tân theo văn minh tây phương. Năm 1939, tướng Phibul Songgram lên làm thủ tướng, mới đổi quốc hiệu từ Xiêm sang Thái. Từ 1945-1948, tên nước trở lại là Xiêm và sau đó tới ngày nay, chính thức là Thái. Với người Anh, họ phiên âm Thay thành Thai, còn Prathet là Land, nên sau này gọi nước Xiêm là Thailand. Theo cách đó, người Pháp viết là Thailande, còn VN thì đọc là Thái Lan."

  2. #32
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trời, tưởng sao, hóa ra là coi phim nghe nó đọc thế [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]
    chán panzer quá đi mất [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  3. #33
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    174
    Trích dẫn Gửi bởi wiwi
    Trời, tưởng sao, hóa ra là coi phim nghe nó đọc thế [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]
    chán panzer quá đi mất [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]
    Ậy, không nghe tận tai cách đọc của nó thì muôn đời chỉ biết qua phiên âm chữ viết [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] . Có ai tìm được trang nào có phát âm tường tận từ Silla từ TQ không vậy [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG].

    Mà trong các triều đại của TQ thì triều đại nào được coi là huy hoàng nhất của TQ, không tính nhà Nguyên của Đế quốc Mongol [IMG]images/smilies/59.gif[/IMG] .

  4. #34
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    0
    Tống là rực rỡ nhất (về khoa học kĩ thuật, văn hóa nghệ thuật). Đường là huy hoàng nhất về cương thổ, sức mạnh quân sự. Hán là mạnh mẽ nhất về uy tín trên trường quốc tế. Chẳng phải ngẫu nhiên mà người Trung Quốc luôn gọi mình là "người Hán" hay "người Đường".


    Ậy, không nghe tận tai cách đọc của nó thì muôn đời chỉ biết qua phiên âm chữ viết
    TQ có mấy chục giọng và cách phát âm khác nhau, tuy nhiên ở Việt Nam thì thịnh nhất là tiếng Quảng Đông và tiếng Phổ Thông. Đều là Tiêm/Xiêm La cả. Panzer lần sau tranh luận thì dùng tài liệu có giá trị chút, mấy cái tiểu thuyết hoặc phim phóng tác thì đừng lôi vào [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

  5. #35
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Nhà Tống tuy rất phát triển về văn hóa nhưng lại quá bạc nhược về đối ngoại. Trong lịch sử TQ không có triều đại nào để ngoại tộc lấn lướt đến thế.

  6. #36
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Thì vì trọng văn khinh võ nên văn hóa, khoa học thì phát triển mà kinh tế, quân sự thì yếu kém [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

  7. #37
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Khoa học thì phát triển nhưng triều Tống lại không biết áp dụng vào việc phát triển kinh tế và quân sự.

    Có vẻ như TQ phong kiến chú trọng những người văn hay chữ tốt để làm quan nên tư tưởng cổ hủ khiến họ không thích áp dụng khoa học vào thực tiễn, còn những thành tựu khoa học thì lại ít có cơ hội được áp dụng, chỉ có ngành xây dựng là được áp dụng và tài trợ nhiều nhất, còn ngành khác thì thường tự thân vận động.

  8. #38
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ở, nhà Tống phát minh ra thuốc súng mà lại không biết dùng vào quân đội (hình như có chế ra "nựu đạn" thì phải, nhưng chắc còn kém hiệu quả mà ko chịu cải thiện).

    Có vẻ như TQ phong kiến chú trọng những người văn hay chữ tốt để làm quan nên tư tưởng cổ hủ khiến họ không thích áp dụng khoa học vào thực tiễn, còn những thành tựu khoa học thì lại ít có cơ hội được áp dụng, chỉ có ngành xây dựng là được áp dụng và tài trợ nhiều nhất, còn ngành khác thì thường tự thân vận động.
    Hơi phiến diện rồi. Thời đầu nhà Đường thì ra thi làm quan có nhiều môn: toán, khoa học, văn chương, kinh điển, võ nghệ,... tùy tài mà dùng. Có lẽ sau thời Đường Minh Hoàng (Túc Tông) thì người ta chạy theo văn chương, điển cố, chủ yếu lấy "đức trị" làm đầu. Thế nên đa số người dân đi học thì tập trung vào đấy, bỏ phế các môn khoa học kỹ thuật.
    Về quân sự thì chỉ có nhà Tống yếu thôi, Chu, Hán, Đường cực kì hùng mạnh về quân sự, các nước chung quanh đều phải kiêng nể. Minh với Thanh thì lãnh thổ bao la bát ngát nên cũng có sức mạnh "lấy thịt đè người" dù cho vũ trang lạc hậu [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]
    Lí do Tống yếu cũng là vì lí do chính trị: Triệu Khuông Dẫn sợ loạn tiết độ sứ nên trọng văn khinh võ, tập trung quyền lực và binh bị về kinh đô, thành ra quân địa phương yếu. Trung Quốc không có lính chuyên nghiệp, chủ yếu dựa vào quân địa phương, mà quân địa phương bèo nhèo thì đánh đấm với ai?

  9. #39
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi wiwi
    Ở, nhà Tống phát minh ra thuốc súng mà lại không biết dùng vào quân đội (hình như có chế ra "nựu đạn" thì phải, nhưng chắc còn kém hiệu quả mà ko chịu cải thiện).

    Hơi phiến diện rồi. Thời đầu nhà Đường thì ra thi làm quan có nhiều môn: toán, khoa học, văn chương, kinh điển, võ nghệ,... tùy tài mà dùng. Có lẽ sau thời Đường Minh Hoàng (Túc Tông) thì người ta chạy theo văn chương, điển cố, chủ yếu lấy "đức trị" làm đầu. Thế nên đa số người dân đi học thì tập trung vào đấy, bỏ phế các môn khoa học kỹ thuật.
    Về quân sự thì chỉ có nhà Tống yếu thôi, Chu, Hán, Đường cực kì hùng mạnh về quân sự, các nước chung quanh đều phải kiêng nể. Minh với Thanh thì lãnh thổ bao la bát ngát nên cũng có sức mạnh "lấy thịt đè người" dù cho vũ trang lạc hậu [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]
    Lí do Tống yếu cũng là vì lí do chính trị: Triệu Khuông Dẫn sợ loạn tiết độ sứ nên trọng văn khinh võ, tập trung quyền lực và binh bị về kinh đô, thành ra quân địa phương yếu. Trung Quốc không có lính chuyên nghiệp, chủ yếu dựa vào quân địa phương, mà quân địa phương bèo nhèo thì đánh đấm với ai?
    Đang nói đến mấy nước từ Tần sau này không biết áp dụng khoa học cho quân sự như thời nhà Đường thôi, sách thời Đường thì hầu hết bị Tần Thủy Hoàng cho đốt. Nếu không thì TQ sẽ càng thịnh hơn với số kiến thức đó.

    Nói về nựu đạn của TQ thì Mongol đã lấy công nghệ đó mà cải tiến thành máy bắn bộc phá thay cho bắn đá [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] , và xuất hiện 1 đội quân gọi là Thunder Bomber khủng khiếp chuyên chọi thuốc nổ. Pháo binh trở thành 1 phần không thể thiếu của Mongol trong những trận chiến lớn và công thành. Nếu quân Tống biết áp dụng như Mongol thì cái gì sẽ xảy ra [IMG]images/smilies/59.gif[/IMG] .

  10. #40
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Đang nói đến mấy nước từ Tần sau này không biết áp dụng khoa học cho quân sự như thời nhà Đường thôi, sách thời Đường thì hầu hết bị Tần Thủy Hoàng cho đốt
    không hiểu ???? [IMG]images/smilies/105.gif[/IMG]

    Nói về nựu đạn của TQ thì Mongol đã lấy công nghệ đó mà cải tiến thành máy bắn bộc phá thay cho bắn đá , và xuất hiện 1 đội quân gọi là Thunder Bomber khủng khiếp chuyên chọi thuốc nổ. Pháo binh trở thành 1 phần không thể thiếu của Mongol trong những trận chiến lớn và công thành.
    giống game AGE OF EMPRISE wá [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •