Trang 3 của 5 Đầu tiênĐầu tiên 12345 CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 42
  1. #21
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Không hẳn loài vật nào cũng sống theo bầy đàn và theo chủng loài .
    Điều kiện phát triển của một sinh vật phải phù hợp vào điền kiện sống của sinh vật đó nữa chứ .

  2. #22
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Đó lại cho thấy sự tiến hóa của con người so với các loài khác. Nên nhớ con người xuất phát từ thảo nguyên Phi châu. nhưng trong 200,000 năm qua con người đã phân bố khắp nơi, từ thảo nguyên đến đồng bằng, miền núi, từ các vùng cực đến rừng nhiệt đới, trên các hải đảo giữa Thái Bình Dương v.v...
    Con người từ chỗ chỉ có thể chạy nhảy, bơi lội ở những vùng nước non, bây giờ có thể bay cao, nhanh hơn chim, lặn sâu và di chuyển dưới nước nhanh hơn cá, di chuyển trên đất liền nhanh hơn loài động vật có thể di chuyển nhanh nhất, đưa dấu ấn của mình ra khỏi trái đất, xây đập chặn đứng những con sông vĩ đại nhất như sông Nile, lấn sông lấn biển v.v...

  3. #23
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    0
    Đến hôm nay mới chú ý đọc được bài này.
    Bàn về chủ đề đầu,tôi không nghĩ lòng tham của cải, vật chất là cái thứ đã làm con người "phát triển" đến ngày hôm nay.
    Bởi vì tôi nghĩ xã hội mà chúng ta gọi là "văn minh" ngày nay, hoàn toàn xây dựng trên lịch sử, và kỹ thuật khoa học. Cả hai cái này không có dính dáng tí gì về lòng tham và sự đấu tranh sinh tồn cả.

    Bảo con người nếu không có lòng tham thì không "phát triển" đến như giờ không có đủ bằng chứng thuyết phục, bởi bản thân xã hội con ngừơi vẫn không phát triển đáng kể đến mức vậy so với buổi sơ khai.
    Khi chưa thực sự có bằng chứng lòng tham làm con ngừoi phát triển( có bác nào có thì đưa lên nhé), nhưng lòng tham tiêu diệt rất nhiều nền văn minh của loài người là sự thật, và chắc chắn điều này lại trực tiếp làm chậm đi sự phát triển của loài người.

    Theo định nghĩa của bản thân, lòng tham đến từ sự sợ hại của mất mát, thiếu thốn, đây không phải là bản chất con người đã sinh ra với.
    Những thứ mình không sợ thiếu thì sẽ không bao giờ tham lam cố giành lấy. Như khi còn là trẻ con, nếu được cha mẹ đáp ứng cho mọi thứ thì sẽ chẳng bao giờ tham lam. Thậm chí đến khi lớn lên, nếu cuộc sống dễ dàng và đầy đủ thì sẽ cũng không cần tranh giành cái gì cả. Ngược lại nếu nhận ra có những thứ mà cuộc sống hiện tại không thể nào đạt được, hoặc cuộc sống cảm giác thấy bị đe dọa, lo sợ 1 ngày sẽ mất mát những cái đang sở hữu hiện tại thì lòng tham sẽ nổi dậy.
    Nói đơn giản là 1 người nông dân thành đạt khác xa với 1 kẻ phú hộ giàu có. Và ai cũng tin là người nông dân thành đạt thì sẽ vui vẻ với cuộc sống hơn là gã phú hộ suốt ngày chỉ lo kiếm thêm thật nhiều tiền kia.

  4. #24
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Sol cũng đồng ý với Ginger rằng lòng tham không phải là nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người.
    Xã hội loài người phát triển như hiện nay là do sự đấu tranh sinh tồn giữa các cá nhân hay giữa các cộng động và việc các cá nhân có những mơ ước và có đủ tinh thần lẫn khả năng đế đuổi theo những mơ ước đó.

  5. #25
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Bảo con người nếu không có lòng tham thì không "phát triển" đến như giờ không có đủ bằng chứng thuyết phục, bởi bản thân xã hội con ngừơi vẫn không phát triển đáng kể đến mức vậy so với buổi sơ khai.
    Khi chưa thực sự có bằng chứng lòng tham làm con ngừoi phát triển( có bác nào có thì đưa lên nhé), nhưng lòng tham tiêu diệt rất nhiều nền văn minh của loài người là sự thật, và chắc chắn điều này lại trực tiếp làm chậm đi sự phát triển của loài người.
    Cái này cũng giống như cuộc chiến sinh tồn của động vật tự nhiên , kẻ mạnh khống chế kẻ yếu , kẻ yếu bị đào thải -> các đế chế mạnh không chế các đế chế yếu , các đế chế yếu bị sụp đổ . Nếu không có lòng tham , không có tham vọng thì liệu có sự đào thải này không ?

    Những thứ mình không sợ thiếu thì sẽ không bao giờ tham lam cố giành lấy. Như khi còn là trẻ con, nếu được cha mẹ đáp ứng cho mọi thứ thì sẽ chẳng bao giờ tham lam. Thậm chí đến khi lớn lên, nếu cuộc sống dễ dàng và đầy đủ thì sẽ cũng không cần tranh giành cái gì cả. Ngược lại nếu nhận ra có những thứ mà cuộc sống hiện tại không thể nào đạt được, hoặc cuộc sống cảm giác thấy bị đe dọa, lo sợ 1 ngày sẽ mất mát những cái đang sở hữu hiện tại thì lòng tham sẽ nổi dậy.
    Một đứa trẻ như thế là một đứa trẻ được nuông chiều chăng ? Mọi thứ đều quá dễ dàng với nó , liệu nó có ý chí để vươn lên ? Một ngày nào đó nó gặp thất bại liệu nó có biết cách để vượt qua ?

  6. #26
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Lâu lâu mới có bài bất đồng với bác mèo máy.

    Cái này cũng giống như cuộc chiến sinh tồn của động vật tự nhiên , kẻ mạnh khống chế kẻ yếu , kẻ yếu bị đào thải -> các đế chế mạnh không chế các đế chế yếu , các đế chế yếu bị sụp đổ . Nếu không có lòng tham , không có tham vọng thì liệu có sự đào thải này không ?
    Không.
    Nhưng những vương quốc xây dựng trên lòng tham thì sớm muộn gì cũng bị lòng tham lật đổ. (thực ra những vương quốc không xây dựng trên lòng tham cũng vậy).
    Và khoảng thời gian này chẳng bao giờ đủ lâu để có thể làm con người tồn tại xây dựng nên cái mà con người gọi là văn minh ngày nay. (Có thể cần phải thảo luận thêm văn minh là gì)

    Đúng là khoa học, nguồn gốc của cái văn minh hiện đại phát triển nhiều dựa vào sự đấu tranh(hay đấu tranh sinh tồn). Tuy nhiên không phải bao giờ cũng là sự đấu tranh giữa các cá thể hay cộng đồng.
    Thực ra thì rất nhiều hay hầu hết phát minh sáng giá trên thế giới này được tạo ra bởi sự tò mò của bản thân và sự đấu tranh của bản thân với thiên nhiên, với môi trường hay nói chính xác hơn với cái quyền lực vô hình, thứ mà đã tạo ra mọi thứ trong vũ trụ.
    Chắc mọi người cũng biết khoa học đã từng 1 thời hoàn toàn chỉ được xem như 1 công cuộc giải trí, tìm tòi chứ không lãnh phần quan trọng trong cuộc sống. Và những nhà khoa học, thường là những kẻ bá tước nổi tiếng giàu có, lấy việc nghiên cứu và những thứ mình đạt được làm điều đáng tự hào vì có thể giảng giải trước đám đông như 1 kẻ tri thức.
    Trong 1 số trường hợp quan trọng khác, khoa học được xây dựng nên vì mục đích sống còn hay để làm cho cuộc sống xã hội được đơn giản hơn (vac-xin, bóng đèn, điện báo.....)

    Thôi đi hơi xa rồi, quay trở lại bài của bác mèo máy.

    Một đứa trẻ như thế là một đứa trẻ được nuông chiều chăng ? Mọi thứ đều quá dễ dàng với nó , liệu nó có ý chí để vươn lên ? Một ngày nào đó nó gặp thất bại liệu nó có biết cách để vượt qua?
    Cái ví dụ này chỉ là chứng minh lòng tham không phải là thứ mà tất cả con người đều mắc phải thôi.
    Việc 1 người nếu thực sự được "nuông chiều" bởi gia đình và số phận; nếu gặp chuyện khó có đứng dậy được không thì lại là điều không ai biết được.
    Con người khi gặp thất bại, cái giúp họ vượt qua không phải là kinh nghiệm sống, mà là cái nghị lực của bản thân và mong muốn vươn lên (hay nếu nói đấu tranh thì sẽ là đấu tranh với số phận). Ví dụ cho điều này là những kẻ suốt đời gặp thất bại và người chỉ thất bại nặng 1 lần nhưng sau đó lại liên tiếp thành công.

  7. #27
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Nhưng những vương quốc xây dựng trên lòng tham thì sớm muộn gì cũng bị lòng tham lật đổ. (thực ra những vương quốc không xây dựng trên lòng tham cũng vậy).
    Và khoảng thời gian này chẳng bao giờ đủ lâu để có thể làm con người tồn tại xây dựng nên cái mà con người gọi là văn minh ngày nay. (Có thể cần phải thảo luận thêm văn minh là gì)
    Nếu không có lòng tham , vương quốc đó có thực sự phát triển thịnh vượng ?
    Nếu một vương quốc chỉ chấp nhận trong một khu vực bé nhỏ của mình , độc lực gì sẽ giúp vương quốc đi lên ? Đó chẳng phải như nguời ta gọi là an phận thủ thường , chấp nhận cuộc sống yên ả trôi qua hay sao ?

    Cái ví dụ này chỉ là chứng minh lòng tham không phải là thứ mà tất cả con người đều mắc phải thôi.
    Việc 1 người nếu thực sự được "nuông chiều" bởi gia đình và số phận; nếu gặp chuyện khó có đứng dậy được không thì lại là điều không ai biết được.
    Con người khi gặp thất bại, cái giúp họ vượt qua không phải là kinh nghiệm sống, mà là cái nghị lực của bản thân và mong muốn vươn lên (hay nếu nói đấu tranh thì sẽ là đấu tranh với số phận). Ví dụ cho điều này là những kẻ suốt đời gặp thất bại và người chỉ thất bại nặng 1 lần nhưng sau đó lại liên tiếp thành công.
    Khoan hãy nghĩ cứ có lòng tham là xấu . Chẳng hạn tham vọng , đấy cũng là lòng tham , nhưng lòng tham này giúp con nguời có ý chí vươn lên , đạt được những thứ cao hơn so với hiện tại . Nó đâu có xấu ?
    Khi một con nguời có đầy đủ những gì mình có , đạt được điều mình muốn một cách dễ dàng , thì liệu họ có còn có tham vọng ?
    Nếu xã hội chỉ gồm toàn nhưgnx con nguời như thế , động lực đi lên của xã hội là gì ?

    Nói một chút về phát minh khoa học , hơn 90% các nhà khoa học hàng đầu thế giới hiện này phục vụ trong lĩnh vực quốc phòng , phục vụ cho chiến tranh , mà chiến tranh thì chắc chắn là phục vụ cho lòng tham của con người rồi ...

  8. #28
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Nếu không có lòng tham , vương quốc đó có thực sự phát triển thịnh vượng ?
    Nếu một vương quốc chỉ chấp nhận trong một khu vực bé nhỏ của mình , độc lực gì sẽ giúp vương quốc đi lên ? Đó chẳng phải như nguời ta gọi là an phận thủ thường , chấp nhận cuộc sống yên ả trôi qua hay sao ?
    Trả lời cho câu đầu: "Có"
    Câu kế: Một cuộc sống tốt đẹp, no ấm, việc giàu văn hóa, phát triển công nghệ văn minh, học thức cao...... tất cả cái này KHÔNG THỂ đạt được nếu đi mở mang đất đai bằng cách xâm chiếm
    Cuối: Không, con người chưa bao giờ đạt được đến mức văn minh tối cao(hay mấy mức thấp hơn). Thời này hay hay mấy ngàn năm trước chỉ khác biệt mỗi không gian và tuổi thọ


    Khoan hãy nghĩ cứ có lòng tham là xấu . Chẳng hạn tham vọng , đấy cũng là lòng tham , nhưng lòng tham này giúp con nguời có ý chí vươn lên , đạt được những thứ cao hơn so với hiện tại . Nó đâu có xấu ?
    Tham vọng giúp con người đi lên nhanh hơn. Đúng. Nhưng nó cũng là thứ đã mang bao nhiêu nền văn hóa, hay thậm chí văn minh trở về con số 0. Về cá nhân, có thể nó hiệu quả. Về Xã hội chưa chắc. Với lại nếu mèo máy có đọc 1 bài khác của tôi thì tôi đã nhắc tới: niềm đam mê mang sức mạnh vượt trội cho con người so với tham vọng, và nó hoàn toàn bộc phát từ bản thân và không gây ảnh hưởng đến xã hội.

    Nói một chút về phát minh khoa học , hơn 90% các nhà khoa học hàng đầu thế giới hiện này phục vụ trong lĩnh vực quốc phòng , phục vụ cho chiến tranh , mà chiến tranh thì chắc chắn là phục vụ cho lòng tham của con người rồi ...
    Chính vì vậy mà cơ bản những phát minh ngày nay không còn thực sự có lợi ích cao cà đến mức vậy so với những phát minh trong quá khứ.
    Những nghiên cứu ngày nay ít có cái nào nhắm tới việc nâng cao đời sống "loài" người mà chỉ mang mục đích cá nhân hay 1 nhóm ít tập thể

  9. #29
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Những nghiên cứu ngày nay ít có cái nào nhắm tới việc nâng cao đời sống "loài" người mà chỉ mang mục đích cá nhân hay 1 nhóm ít tập thể
    Còn người càng phát triển càng có nhiều tham vọng và ham muốn nhất là những ham muốn vì lợi ích cá nhân của bản thân. Tuy nhiên cũng kô hẳn vì vậy mà con người xấu đi!

  10. #30
    Ngày tham gia
    May 2016
    Bài viết
    6
    Phần chính là xã hội con người ngày nay đã thực sự "phát triển" hay đơn giản chỉ là 1 sự biến đổi khác biệt với quá khứ?

    Mọi người thử bàn luận thêm về cái này xem

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •