Kết quả 1 đến 9 của 9
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Cần giúp đỡ gấp :D

    Vừa được ông thầy Triết cho câu hỏi thế này , tìm tài liệu nhưng mà không có . Hix , đem lên đây nhờ anh em giúp đỡ vậy [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]
    Câu hỏi là thế này : Phân tích và so sánh , rút ra những giá trị và những điểm hạn chế trong triết học của Democrit và Platon theo 3 ý sau :
    - Trong quan điểm về thế giới
    - Về nhận thức luận
    - Quan điểm về chính trị xã hội

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Khó vật vã, mình sẽ post một số tài liệu tìm được về hai ông này còn "phân tích so sánh, rút ra những giá trị và hạn chế" thì ... hic.

    Đây có lẽ là quan điểm chủ đạo của Platon.

    Platon (427 - 347 trước công nguyên) nhà triết học duy tâm cổ Hylạp. Theo Platon thì những ý niệm (edios), tức là nguyên hình của mọi sự vật, tồn tại một cách độc lập với những sự vật đó. Sự vật nhờ có ý niệm mới tồn tại được. Vật chất chỉ là bóng của ý niệm. Cây, ngựa, nước... là do ý niệm siêu tự nhiên về cây, ngựa, nước ... sinh ra. Sự vật chỉ là phản ánh của những ý niệm, là cái bóng của các hình chưa hoàn thiện.

    Khái niệm - ý niệm của Platon là cơ sở triết học cho quan niệm sai lầm lớn là quan niệm kiểu hình mẫu. Theo quan niệm này thì tính đa dạng quan sát được của thế giới không hiện thực gì hơn những hình ảnh của các đối tượng nào đó ở trên một bức vách hang động, như Platon diễn tả một cách hình ảnh. Chỉ những ý niệm cố định và bất biến mới là cơ sở của toàn bộ tính đa dạng quan sát được và đó là những ý niệm duy nhất và ổn định.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    về quan điểm thế giới, democrite coi nguyên tử là hạt cơ bản, ko thể phân chia, cấu thành thế giới. bên cạnh nguyên tử là khoảng trống, là chỗ để nguyên tử vận động nên nó tồn tại. Trái lại, platon cho rằng "ý niệm" mới là tồn tại vĩnh cửu, còn vật chất ko tồn tại.
    về nhận thức luận, democrite coi cảm giác là nguồn gốc của nhận thức, nhưng đó chỉ là nhận thức mờ tối, chỉ có nhận thức lý tính mới là đúng đắn và chân thực, mới tạo ra đc tri thức. Trái lại, platon phủ định nhận thức về sự vật, cho rằng nó là nhận thức mờ tối, tri thức đúng đắn chỉ có nhận thức về "ý niệm" thông qua sự hồi tưởng của linh hồn bất tử về thế giới ý niệm nó đã thấy trước đó.
    về chính trị, democrite ủng hộ nền dân chủ tiến bộ, còn Platon đề cao nền quý tộc trị, cho rằng đất nước nên đc điều hành bởi các nhà triết học.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ah, Mèo học trường gì mà lại phải nghiên cứu kỹ về triết học Hy Lạp cổ đại thế. Ngày xưa mình cũng rất khoái đọc về các triết gia, nhưng chỉ thích Heghen thôi. Quả thật với phép biện chứng của mình Heghen xứng đáng là một trong 3 cây đại thụ của thế giới (cái này do thầy mình nói).

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Mèo học khoa Luật nên phải nghiên cứu cái này hơi kỹ tí .
    Mọi người có thể nói cụ thể và chi tiết hơn một tí được không ?

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Mèo cũng học Luật à? vậy là bạn đồng khoa với wiwi rồi [IMG]images/smilies/5.gif[/IMG]
    Mèo về mở giáo trình triết học ra sẽ thấy chi tiết về quan điểm của 2 nhà triết học trên. Còn mặt hạn chế và tiến bộ thì phải tự phân tích... wiwi lười quá, đợi Sol vào vậy...

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Thế là đồng môn à, hay quá .
    Tình hình là mèo đã tìm đủ khắp nơi, cả trên mạng nhưng cũng không có so sánh và phân tích theo 3 chủ đề trên .
    Anh Sol có rãnh vào giúp mèo với .

  8. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Sorry, Sol không rành về triết học Hy Lạp nên muốn giúp thì phải đọc tài liệu. Mà hiện giờ hơi bị bận nên đành cáo lỗi [IMG]images/smilies/2.gif[/IMG]

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    hic , vậy thì nhờ wiwi tiếp tục giải thích hộ mèo vậy .
    hoặc anh em nào trong diễn đàn biết về vấn đề này thì giúp mèo với .

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •