Trang 4 của 6 Đầu tiênĐầu tiên ... 23456 CuốiCuối
Kết quả 31 đến 40 của 54
  1. #31
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    đôi khi dùng từ sai cũng xảy ra nếu ai đó nói về việc sáng chế, phát minh hay những gì đại loại như thế. Nhưng cái đó cũng là một yếu tố thú vị để tạo nên cái xã hội lắm mâu thuẫn và khó hiểu này

  2. #32
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    wiwi ko tham gia vụ này, chỉ muốn đưa ra khái niệm được định nghĩa trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam (cũng tức là Luật của châu Âu hiện nay vì chúng ta "chôm" gần như toàn bộ quy định về điều này từ châu Âu <= đỡ mất công mày mò )

    Phát minh: là sự khám phá ra quy luật của tự nhiên

    Sáng chế: là tạo ra một cái gì đó mới, có tính ứng dụng cao. Nếu chỉ mới mà tính ứng dụng ko cao lắm thì gọi là "giải pháp hữu ích".

    Vậy phát minh và sáng chế khác nhau như thế nào (theo luật)?
    Khác nhau cơ bản là ở chỗ: phát minh không tạo ra cái mới, phát minh chỉ mở rộng hơn kiến thức của con người về thế giới, ví dụ phát minh ra hiện tượng cảm ứng điện từ của Faraday chẳng hạn. Cảm ứng điện từ không phải đến lúc Faraday ra đời hay lúc ông tìm ra nó thì nó mới tồn tại, mà đơn giản vì người ta chưa giải thích, chưa lột lớp vỏ mờ ảo hoặc chưa nhận thức đc sự tồn tại của nó mà thôi. "Phát minh" không được luật bảo hộ. Tức là bất kì ai cũng có quyền sử dụng các nghiên cứu của Faraday về cảm ứng điện từ để nghiên cứu hiện tượng khác hoặc ứng dụng vào việc chế tạo, như máy phát điện chẳng hạn.
    Sáng chế, mặt khác, lại là những thứ, giải pháp,... hoàn toàn mới hoặc mới một phần. Nó có thể là quy trình sản xuất peniciline, có thể là 1 loại máy vi tính mới,... miễn là có tính mới và có tính ứng dụng cao hơn. Ví dụ như giờ bạn có ngồi mày mò chế ra CPU tốc độ 200 MHz cũng ko ai bảo hộ cho bạn, đơn giản vì công nghệ của thế giới đã đạt hoặc vượt qua được mốc kỹ thuật đó rồi.

    + Công tác tuyên truyền pháp luật thiêng liêng và cao cả [IMG]images/smilies/19.gif[/IMG]

  3. #33
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    0
    dân luật có khác, cái này hay wá

  4. #34
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Tuy nhiên hãy nhìn lại mà coi, bao nhiêu người phương Đông nghiên cứu khoa học ?
    TQ phát minh ra thuốc súng rồi để làm gì ? Để làm pháo hoa, rồi sau đó người phương Tây dùng nó để phát minh ra vũ khí đánh chiếm Trung Quốc . Cũng hay đó chứ .
    Ở phương Đông, khoa học là bị ngăn cấm nhưng vẫn còn những nguời dám nghiên cứu khoa học rồi chấp nhận chết vì khoa học, trong khi đó ở phương Đông, ngọn đèn chúc ngược (đèn điện) là vô lý và không nào cháy được
    Mèo máy lầm rồi, thuốc súng cũng do người TQ phát triển trước. Hồi quân MC mang quân đánh Châu Âu, quân Châu phải nói chết rét trước hỏa khí của Mông CỔ [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  5. #35
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    ở phương Đông các sáng chế được chế tạo ra 1 cách tự nhiên nhiều
    còn phương Tây thì có các nhà khoa học đàng hoàng hơn chút

  6. #36
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    chủ yếu là phương Đông bận lao động, không xa xỉ như cái bọn ăn bám sức lao động của nô lệ hay nông nô [IMG]images/smilies/19.gif[/IMG]
    thế nên sản phẩm sáng tạo của phương Đông là thành quả của quần chúng lao động, giống như Marx nói [IMG]images/smilies/19.gif[/IMG]

  7. #37
    Ngày tham gia
    May 2016
    Bài viết
    0
    Thực ra là do phương Đông không có 1 hệ thống nghiên cứu phát minh rõ ràng. Tức là các phát minh ở phương Đông mang tính tự phát, không được ghi chép cẩn thận, không có cơ quan thẩm định, và không có đầu tư. Do vậy phát minh chủ yếu mang tính "may mắn," cứ vài trăm năm lại bất ngờ đẻ ra 1 phát minh mới.

  8. #38
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Theo tôi nghĩ thì:
    trong lịch sử, Phương Đông thì chỉ có phát minh nào có lợi, có thể áp dụng vào được ngay thì mới được chú ý, còn những phát minh không mang tính cần thiết (như việc tế bào, phân tử) thì ít bận tâm hơn,dù chắc phải có người chú ý đến nó.

    Còn phương Tây, lúc đầu vấn đề nghiên cứu, khoa học được coi như là 1 thú vui. Đến sau này, thì việc tìm tòi, phát minh trở thành 1 sự chứng tỏ học thức bản thân , khi mà của cải vật chất đã được nghĩ đến mức "cực thịnh" (khoảng 17, 18 hay sao á). Đến thời gần đây (khoảng thế kỉ 19 đến giờ) thì phát minh nhằm mục đích mang lợi nhuận hay đôi khi danh tiếng.

    Dĩ nhiên đây không phải xét kĩ của từng cá nhân mà chỉ đơn giản là bao quát của từng thời.

  9. #39
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    kekeke, thì bởi tự phát nên mới bảo là sản phẩm trí tuệ của quần chúng lao động? [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  10. #40
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    174
    Một trong những lợi thế của Châu Âu giúp châu lục này phát triển lên tư bản chủ nghĩa trước phương đông là nhờ nền tảng khoa học vững chắc. Nhưng vì sao họ có nền tảng này, cái này 4eyes thiên về ý kiến giải thích của Engen:
    Châu Âu có thuận lợi là xã hội chiếm nô của nó dựa trên lao động chính là nô lệ, còn phương đông thì không. Nếu không có chế độ nô lệ thì người Châu Âu khó có thể có một nền khoa học cơ bản tiến bộ hơn phương đông được. Ví dụ như các môn toán đại số, triết học,hay như cách tính diện tích hình tròn, elip chẳng hạn. Với xã hội cổ đại phương đông những thú đó vô dụng[IMG]images/smilies/21.gif[/IMG], nó không giúp tạo thêm ra của cải vật chất nên học một là nghiên cứu ra nhưng không ghi chép lại vì nó chả có ích, hai là họ không thèm quan tâm đến việc nghiên cứu những thứ đó, thay vào đó họ tập trung cho việc nghiên cứu nông nghiệp sẽ có ích cho họ hơn. Nhưng xã hội cổ đại ở Châu Âu thì khác, vì lực lượng sản xuất chính của xã hội cổ đại Châu Âu là nô lệ, nên người Châu Âu có rất nhiều thời gian rảnh. Vì thế ngoài việc nghiên cứu những thứ thiết thực cho cuộc sống như ròng rọc, hình học... dân Châu Âu có khối thời gian để nghiên cứu những thứ xa xỉ khác đối với thời đó như hình tròn, vật lý, triết học, đại số..v..v Những thứ đó người dân phương đông họ không tài nào có thời gian nghiên cứu. TUy nhiên những kiến thức đó là nền tảng để phát triển khoa học thời kỳ cận đại.

    Tuy Châu Âu trải qua thời kỳ dài đêm trường trung cổ nhưng họ có cái cơ bản tốt hơn, và những kiến thức từ thời cổ đại của họ, được người hồi giáo lưu giữ kỹ. Còn vì sao người hồi giáo nắm được những kiến thức đó nhưng vẫn phát triển thua Châu Âu. Câu trả lời là vì họ thoát khỏi sự kềm kẹp của tôn giáo muộn hơn người Châu Âu.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •