Chủ đề: Phương Đông - Phương Tây
-
04-11-2007, 06:24 AM #1Junior Member
- Ngày tham gia
- Feb 2016
- Bài viết
- 0
Phương Đông - Phương Tây
Đã có topic nói Khổng Tử rồi, giờ ta nói về lịch sử Phương Đông và Phương Tây .
Khi mà người Phương Tây đã lên thuyền đi chu du khắp nơi, tìm ra châu này châu nọ, phát minh ra cái này cái nọ thì lúc đó nguời Phương Đông đang làm gì và ở đâu ?
Các vị vua đang ôm khư khư cái ngai vàng của mình ?
Các vị học sĩ thì cứ ôm vào cái nho giáo ngu trung, để rồi tìm cách xây dựng đất nước nông nghiệp và lạc hậu ?
Trong khi các nước phương Tây chú trọng và thực tiễn thì các nước Phương Đông chỉ biết chú trọng vào lý thuyết, chỉ có văn thơ chứ lại không thấy những cái gì gọi là phát minh đẩy mạnh cuộc sống ?View more random threads:
- hoàng Sa và Trường Sa
- [Thắc mắc] trẻ trâu là như thế nào
- Dáng vóc người Hung Nô cổ đại như thế nào ???
- về tội ác của nam hàn gây ra cho việt nam
- Thắc mắc về Bigbang
- Tư tưởng Pháp Trị và Đức Trị
- Ai có thể cho mình bít thêm về nguyên soái Gui-cốp.......................
- Bàn luận những câu nói người xưa phần 1
- Về nền dân chủ kiểu châu Á Khổng giáo
- Thảo luận tiền tệ
-
04-11-2007, 07:34 AM #2Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Ôi dào Châu Âu trước thời kỳ Phục Hưng thì sao???? Khoa học là quỷ dữ, chúa trời là trên hết, những nhà phát minh bị coi là phù thủy và bị hỏa thiêu, thậm chí người ta còn không dám chu du xa vì sợ tới tận cùng trái đất. Còn trong khi đó Trung Quốc phát minh ra nguyên lý bay của trực thăng, thuốc nổ, thậm chí thời đó thủy quân Trung Quốc có hỏa tiễn hạm đối hạm, toán học phát triển..v..v.
Nguyên nhân Châu Âu vượt qua được Trung Quốc là do có cuộc cách mạng tư sản Anh. Nếu không thì Châu Âu còn lạc hậu hơn cả Trung Quốc.
-
04-11-2007, 11:22 AM #3Silver member
- Ngày tham gia
- Mar 2016
- Bài viết
- 0
Trong cái khó ló cái khôn.
Điều kiện tự nhiên, xã hội của châu Âu khó khăn hơn châu Á nhiều: châu lục nhỏ bé, đất nông nghiệp không có nhiều, hàng loạt các quốc gia, các thế lực cùng tồn tại song song và mạnh ngang ngửa nhau. Do đó việc phải biết sáng tạo, tính thực tế, việc áp dụng nhanh các phát minh, tiến bộ vào cuộc sống là 1 điều rất cần thiết đối với người châu Âu và các quốc gia châu Âu.
Trong khi đó ở châu Á đất đai rộng lớn, màu mỡ phì nhiêu, lại có Trung Quốc là siêu cường độc nhất. Trung Quốc chẳng cần cạnh tranh với ai, giới phong kiến các nước xung quanh thì chỉ cần xu nịnh Trung Quốc nền cũng chẳng cần cạnh tranh với ai. Sự phát minh/sáng chế chủ yếu dựa trên sở thích chứ không có động cơ kinh tế. Vì thế mà châu Á phát triển không nổi trong thời gian này.
-
04-11-2007, 03:06 PM #4Junior Member
- Ngày tham gia
- Dec 2015
- Bài viết
- 0
Nhưng về dược học thì Châu Á mạnh hơn phương Tây nhiều mà, trước cuộc cách mạng tư sản Anh ấy.
Chưa kể vấn đề vệ sinh trong cuộc sống, Châu Á cũng từng vượt xa.
Nói chung cứ cái gì liên quan đến sức khỏe con người là hồi đó phương Đông mạnh hơn phương Tây (Trung Đông hồi đó bác sĩ cũng giỏi hơn bác sĩ phương Tây luôn).
Tôi nghĩ có thể do Trung QUốc thời ấy có thể được tính là trong thời kì "thịnh vượng", bởi mặc dù vẫn có chiến tranh liên miên, lũ lụt chết đói chắc cũng không thiếu nhưng bộ máy chính trị, quân đội , xã hội khá ư "hoàn hảo" cho 1 nước quân chủ. Và sự thay đổi qua từng thời kì cũng ít.
Chưa kể đúng như bác sol nói, có Trung Quốc, Ấn Độ, những nước lớn ở giữa nên những nước còn lại cũng "an phận". Trong khi Châu Âu thì toàn những nước nhỏ hơn và có sức mạnh ngang nhau nên luôn chiến tranh không ngừng.
Nhưng điều tôi muốn biết là thời điểm nào mà xã hôi Phương Tây bắt đầu phát triển, vượt lên Phương Đông? Có ai biết rõ không?
-
04-11-2007, 03:46 PM #5Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Nhưng điều tôi muốn biết là thời điểm nào mà xã hôi Phương Tây bắt đầu phát triển, vượt lên Phương Đông? Có ai biết rõ không?
Sau thời phục hưng thì châu Âu bắt đầu vượt qua mặt Á Đông và đến từ cuộc cách mạng Anh (thế kỉ 17) trở về sau, đặc biệt là khi cách mạng công nghiệp bắt đầu (thế kỉ 18), thì châu Âu bỏ xa châu Á.
Còn trước đó, từ sau khi đế quốc La Mã sụp đổ (thế kỉ thứ 5) đến thời đại của các cuộc thập tự chinh (thế kỉ 12-13) thì ngoại trừ Byzantine, châu Âu cái gì cũng thua Đông Á cả.
-
04-11-2007, 05:40 PM #6Junior Member
- Ngày tham gia
- Dec 2015
- Bài viết
- 0
Ôi dào Châu Âu trước thời kỳ Phục Hưng thì sao???? Khoa học là quỷ dữ, chúa trời là trên hết, những nhà phát minh bị coi là phù thủy và bị hỏa thiêu, thậm chí người ta còn không dám chu du xa vì sợ tới tận cùng trái đất. Còn trong khi đó Trung Quốc phát minh ra nguyên lý bay của trực thăng, thuốc nổ, thậm chí thời đó thủy quân Trung Quốc có hỏa tiễn hạm đối hạm, toán học phát triển..v..v.
TQ phát minh ra thuốc súng rồi để làm gì ? Để làm pháo hoa, rồi sau đó người phương Tây dùng nó để phát minh ra vũ khí đánh chiếm Trung Quốc . Cũng hay đó chứ .
Ở phương Đông, khoa học là bị ngăn cấm nhưng vẫn còn những nguời dám nghiên cứu khoa học rồi chấp nhận chết vì khoa học, trong khi đó ở phương Đông, ngọn đèn chúc ngược (đèn điện) là vô lý và không nào cháy được [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]
-
04-11-2007, 06:11 PM #7Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Chính xác thì Phương Tây đến tận thể kỉ 17-18 vẫn khiếp vía trước uy quyền + thế lực của Trung Nguyên ( nhà Thanh)
Giải thích cho sự trì trệ của dân Châu Á, có một giả thuyết rất hay đó là: Châu Á sở hữu những đồng bằng quá rộng lớn + phì nhiêu, điều kiện nói chung là rất tốt. Chính vì thế, cuộc sống con người ít phải đấu tranh với thiên nhiên, khi mà họ chỉ cần ra khỏi nhà là có cái ăn. Đó cũng là một phần tính cách của dân Nam BỘ nước mình, o cần cố gắng mần chi vì ra sông là có cá, vào rừng là có thú rồi. và lại Trung Nguyên rất rộng lớn, đến tận nhà Thanh còn chưa khai phá hết, nên họ chả có ý "hướng ngoại" đi mở mang làm gì. Các nước lác giềng họ xâm chiếm là đủ rồi. chỉ có dân Mông cổ, do sản vật ít ỏi nên mới thường đi cướp phá mở mang thôi
Còn dân Châu Âu, có khí hậu khắc nghiệt hơn, địa hình nhỏ hẹp bị chia cắt bởi núi non. Chính vì thế khi mà bắt đầu có chút lớn mạnh, thì cái mảnh đất châu âu o thể đủ cho họ nữa, họ mới bát đầu đi mở mang xâm lược miền đất mới. Thêm nữa, do phải chống chọi với thiên nhiên mạnh mẽ hơn, nên người Châu Âu cũng có bản tính ưa khám phá hơn người Châu Á.
Ngoài vấn đề tôn giáo, đạo giáo thì yếu tố trên cũng góp phần khiến Châu Á phát triển nhanh ( như đế chế là đời 1-2-3 lên đời vù vù), nhưng khi sang đời 4, đòi hỏi công nghệ thì khác gì cho cung A trần đi chiến với Pháo Thần của Tây âu, hoặc cho Quẩy đá Choson oánh với xọc xiên Marcedonia hay Greek [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]
-
04-11-2007, 06:18 PM #8Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
ặc, mèo nói gì vậy. Không có ai nghiên cứu khoa học thì thuốc súng, la bàn,... từ trên trời rơi xuống chắc +_+ chẳng qua ở Trung Quốc văn hóa cộng đồng cao hơn văn hóa cá nhân kiểu Tây nên các thành tựu lớn đa số đều "khuyết danh" hoặc là thành quả lâu dài.
Các nhà khoa học danh tiếng nay còn có thể kể đến chính là các nhà triết học trước thời Tần như Khổng Tử, Lão Tử, Châu Diễn,... sau nữa có Chu Hy, Tư Mã Quang,... đều là các nhà khoa học xã hội kiệt xuất. Thái Luân đời Đường sáng chế ra cách làm giấy. Rồi từ đó lại có nghề in, đi trước châu Âu những 2-3 thế kỷ.
Nói đến phương Đông thì chắc Mèo nhầm khi cứ chăm chăm vào Trung Quốc mà bỏ quên Ai Cập và Lưỡng Hà, 2 nền văn minh lớn nữa. Toán học của châu Âu hiện đại gần nửa là từ các công trình toán học của 2 khu vực này. Số 0 do nền văn minh nào tìm ra? chính là Ấn Độ. Bảng chữ cái từ đâu mà có? từ Lưỡng Hà.
Phương Đông chỉ tụt lại sau châu Âu vào thời cận đại thôi. Điều này có thể là do ngẫu nhiên trong chiều dài lịch sử, cũng có thể là tất nhiên do các quy luật khách quan, nhưng nói phương Đông kém hơn phương Tây về khoa học kỹ thuật trên bình diện chung thì hoàn toàn sai lầm.
trong khi đó ở phương Đông, ngọn đèn chúc ngược (đèn điện) là vô lý và không nào cháy được
-
04-11-2007, 06:43 PM #9Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Uhm... nhắc đến tôn giáo mới nhớ... nó cũng đóng 1 vai trò quan trọng trong sự phát triển của 2 bên.
Khổng giáo là một tôn giáo can thiệp rất sâu vào xã hội, có những quy định rất cụ thể về cách hành xử trong xã hội, cách xây dựng chính quyền và cách dân chúng phải phục tùng chính quyền v.v... Và nên nhớ Khổng giáo cho rằng con người sinh ra không bình đẳng.
Trong khi đó, ở châu Âu, thế lực khống chế xã hội thực sự không phải là tôn giáo mà là nhà thờ. Bản thân Cơ Đốc giáo ít có liên hệ đến chính quyền, nó không hề dạy người ta phải phục tùng chính quyền. Nếu nhớ không lầm trong kinh thánh Cơ Đốc giáo có 1 câu chuyện như sau: một vị giáo chủ Do Thái tìm cách gài bẫy Giê-xu và hỏi rằng "Trong kinh thánh (Do Thái giáo) có rất nhiều luật lệ, làm sao biết phải giữ luật nào và bỏ luật nào?" thì Giê-xu trả lời "Kinh thánh chỉ có 2 luật là thờ Chúa và thương người."
Cơ Đốc giáo cũng cho rằng con người sinh ra bình đẳng.
Tuy nhiên nhà thơ Công giáo Trung cổ lợi dụng sự ít học của dân chúng mà diễn dịch để trục lợi.
Do đó khi thế lực nhà thờ ở châu Âu suy yếu sau các cuộc thập tự chinh, châu Âu phát triển, khi nhà thờ Công giáo sụp đổ, Bắc Âu, Anh, Hà Lan phát triển mạnh mẽ, khi nhà thờ Công giáo cải cách, Pháp, Áo đuổi kịp các nước Tin Lành. Không có 1 sự sụp đổ lớn trong xã hội.
Cụ thể là các nhà phát minh, khoa học lớn của châu Âu đều là những người có tôn giáo như Galileo, Gutenburg (phát triển nghề in), Isaac Newton, Pascal hay Mendel mặc dù một phần lớn những người này không làm hài lòng nhà thờ nhưng hài lòng xã hội, dù vẫn là 1 xã hội có tôn giáo.
Còn ở châu Á, Khổng giáo gắn liền với chế độ phong kiến và với xã hội. Do đó việc giải phóng xã hội khỏi sự kìm kẹp của tôn giáo rất khó vì nó gắn liền với hệ thống chính trị và xã hội. Phát minh sáng chế không được đi ngược lại chế độ phong kiến bởi chế độ phong kiến chính là "nguyện vọng" của nhân dân (đã bị ảnh bởi Nho giáo).
Nếu Phật giáo thống trị châu Á thay vì Khổng giáo thì có lẽ, nếu không bị các điều kiện tự nhiên khống chế, châu Á đã không bị châu Âu bỏ lại phía sau, vì Phật giáo cũng can thiệp khá ít vào chính trị.
-
04-11-2007, 08:09 PM #10Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Nguyên nhân Châu Âu vượt qua được Trung Quốc là do có cuộc cách mạng tư sản Anh. Nếu không thì Châu Âu còn lạc hậu hơn cả Trung Quốc.
Dự án Altara Residences Quy Nhơn đầu tư bởi Công ty CP Foodinco Quy Nhơn chọn vị trí đẹp thoải mái nhất trang trí tinh tế. bán căn hộ Altara Residences Quy Nhơn chọn vị trí đẹp vị trí tốt môi trường...
Altara Residences Quy Nhơn Khu dự án trải nghiệm khác biệt nhiều lợi nhuận