Trang 3 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123
Kết quả 21 đến 22 của 22
  1. #21
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Còn phải xem tùy trường hợp nữa bạn ơi. Đôi khi nó cũng sai hoặc đúng hoàn toàn đó!
    thì cũng tùy , đó là tôi nói ví dụ mà thôi

  2. #22
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    "tư duy linh hoạt" và "tư duy bảo thủ" chứ?

    Tư duy linh hoạt giống như tư duy bao quát, những dạng này thường hay thay đổi chủ kiến của mình. Vì bản chất của sự bảo thủ là giữ một cái mà chính họ cho rằng "tốt - và "hoàn hảo". Mà hễ con người - một dạng khó biết trước tương lai và tư duy thì chẳng bao giờ toàn vẹn tất cả - hoặc là sẽ sai lầm hoặc sẽ khai phá hướng đi mới. Khi đã quyết tâm giữ thì họ lại rất tập trung và theo chí hướng tới cùng. Bởi vì bảo thủ tức là đâm một mũi nhọn(giống như là nếu ông chỉ biết về A thì ông tập trung cực mạnh cho A, còn ông biết cả A, B, C thì ông chỉ dàn trải lên A, B, C thôi). Vì vậy, những người theo tư duy bảo thủ khó mà thay đổi, ý chí của họ rất cao, nhưng dựa vào đó thì sự bảo thủ của họ cũng rất cao. Và lúc này họ sẽ đâm đc sâu, nhưng sẽ mất toàn bộ 2 sức mạnh: "correlation" và "tính bao quát-linh hoạt". "Correlation" là mối liên hệ. Có nghĩa là khi anh dùng 1 sức mạnh rất mạnh , thì sẽ tạo ra một hiệu quả rất lớn. Nhưng nếu khi anh dùng 3-4 sức mạnh, không những đc tổng hiệu quả của 3-4 sức mạnh ấy, mà còn đc hưởng lợi từ "Sự liên kết" giữa chúng với nhau.

    Cũng giống như tớ nướng gà wiwi, nếu tớ bỏ toàn là muối thì ngon, nhưng nếu bỏ 1 ít muối, 1 ít đường, 1 ít tiêu... chẹp chẹp, tuyệt vời(thèm gà quá)(đây là 1 dạng sức mạnh chủ yếu phụ thuộc vào correlation).

    Còn tính bao quát? Rất là đơn giản, ta hình dung ra 1 hệ thống chằng chịt từ trên xuống, đây là ví dụ về 1 chuyên ngành. VD như vật lý.

    Nếu tớ đào rất sâu vào vật lý, khi tớ nghĩ tới chuyện phá 1 định luật vật lý, thì coi như có nghĩa rằng phá và sửa lại toàn bộ hệ thống. Quá nhức đầu, lúc đó anh sẽ ko nghĩ tới chuyện đó nữa.

    Nhưng nếu anh ở trên, ko đào, ngồi trên dòm xuống, khi chưa hiểu rõ thì tư duy bao quát khởi động. Lúc đó, anh sẽ ko nghĩ tới hệ thống mà sẽ sáng tạo rất dễ và từ từ sửa lại. Hơn nữa, khi chỉ đào nông về 2-3 vấn đề, thì ta sẽ có thể tác hợp cả 2-3 vào, tạo nên 1 sáng tạo rất lớn, giống như ông gì đó kết hợp sinh, toán thành di truyền học chẳng hạn.

    Vì mối quan hệ này, y như game RPG, không ít người nghĩ đến chuyện kết hợp cả tư duy bao quát và tư duy bảo thủ. Nếu vậy thì quá tuyệt vời. Vì thực ra, nếu dùng tư duy bao quát ngay lúc đầu, anh sẽ ko có đủ kiến thức để sáng tạo(cách hay nhất là đào sâu). Nếu dùng tư duy bảo thủ, anh sẽ có đủ kiến thức nhưng rất khó thoát khỏi đống tò vò đó. Vì vậy, có 1 số người luyện đc, đầu tiên họ dùng tư duy bảo thủ để học hỏi thật nhiều. Sau khi học hỏi xong, họ dùng tư duy bao quát và ngay lập tức sáng tạo ra cái mới (chưa ai luyện đc đâu, tuyệt kỹ đấy).
    --->Anh em coi đi T__T
    @kokobiet: xưa nay chẳng có gì đúng trăm phần hay sai trăm phần [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •