-
08-03-2009, 07:40 PM #11
Junior Member
- Ngày tham gia
- Mar 2016
- Bài viết
- 0
6. Những Tranh Luận về Từ Ngữ
Trong sự khảo sát của chúng ta về vai trò của ngôn ngữ trong tranh luận, thật quan trọng để tạo nên một sự phân biệt giữa hai dạng của tranh luận, tranh luận thực tế và tranh luận về từ, trước khi tiến tới phân tích những tranh luận cụ thể trong Phần II. Một tranh luận được cho là thực tế khi một ý kiến cho rằng một nhận xét nào đó là thật trong khi một
số ý kiến khác cho là sai. Những tranh luận thực tế nảy sinh khi những quan điểm khác nhau xác thực tồn tại đối với những vấn đề thực tế.
Mặt khác, tranh luận về từ hay ngôn ngữ xuất hiện khi một ý kiến tin rằng một
nhận xét nào đó là đúng trong khi một ý kiến khác cho rằng nhận xét khác là sai. Đúng hơn là một ý kiến khác nhau trên cùng một nhận xét, có một quan điểm khác trên cùng một vấn đề. Như thế trường hợp những ý kiến tranh luận bất đồng bởi không ý kiến nào nhận thức
rõ tranh luận bên nhận xét như nhau.
Trong tranh luận về từ những ý kiến có hoặc không thể được tán thành đối với sự kiện trong những trường hợp, bởi vì cách mà mỗi người hiểu những từ ngữ mấu chốt trong tranh luận, họ không thể nói lên tranh luận của họ thật sự không kể đến họ có đồng ý hay không. Những lý luận về "Ồng Trời" xãy ra thường xuyên trong trạng thái tự nhiên này. Trong những lý luận như thế đó là một sự đánh giá một tranh luận để thấy rằng, từ những nghĩa mỗi ý kiến về Ông trời đều khác nhau, không tranh luận về tất cả những vật chất giống nhau. Một sinh viên khoa thần học đã thốt lên sau một tranh luận điển hình : "Bây giờ tôi hiểu rồi! Ông Chúa trời của bạn là ma quỷ của chúng tôi, và ma quỷ của chúng tôi
là Ông trời của bạn!"
Thông suốt chương này, chúng ta thấy những từ ngữ không đơn thuần chỉ đáp ứng cho việc truyền đạt thông tin mà còn cả cảm giác, thái độ và quan điểm. Từ những từ ngữ giống nhau có thể truyền đạt thông tin, thỉnh thoảng cũng được dùng để biểu lộ cảm xúc và quan điểm, chính là nguyên nhân của những sự nhầm lẫn về từ rất thường xuyên. Để có được sự nhất trí, những ý kiến tranh luận phải phù hợp không chỉ đối với những ý nghĩa
mô tả của chúng mà còn cả những ý nghĩa biểu lộ đạt yêu cầu.
Một thí dụ thích đáng là từ sự xâm lược, đặc biệt được sử dụng trong tranh luận quốc tế. Trong khi ý kiến của hai quốc gia có thể thống nhất có nghĩa diễn đạt (expressive) của từ - đó là một từ "xấu"- họ không thống nhất về ý nghĩa mô tả (descriptive) của nó. Vì thế, đối với một bên, sự xâm lược dường như không bao gồm sự tuyên truyền; không đưa thiết bị quân sự, không đưa cơ quan tình báo hay tiếng súng vào một quốc gia khác, không thiết lập quân đội nước ngoài với cơ quan chỉ thị chính yếu… Đối với bên kia, tất cả những cái trên là hành động xậm lược. Giờ đây, bên này chê trách bên kia là đạo đức giả khi bên kia từ chối trách nhiệm về việc làm sai trái của "sự xâm lược" là không hiểu được những vấn đề của ngữ nghĩa học tiềm ẩn sự hiểu lầm này. (TQ hiệu đính, một bên mang quân đội, vv.... vào một nước khác, họ không coi đó là hành động xâm lược, mà là hành động giải phóng, trong khi bên kia thì coi việc sử dụng quân đội, vv... là hành động xâm lược. Hai bên đồng ý về ý nghĩa diễn đạt của từ "xâm lược" là xấu sa, nhưng hai bên không đồng ý
về ý nghĩa diễn đạt của từ "xâm lược": thế nào được coi là xâm lược).
Một thí dụ khác, hãy tưởng tượng một tranh luận về sự xâm lược mà có một sự tán thành trên ý nghĩa của từ nhưng một bên nhấn mạnh rằng nó không chỉ miêu tả tính tư lợi được khai sáng, trong khi một ý kiến khác cho rằng nó phải đáng lo ngại. Sau đó, những tranh luận về từ có thể nảy sinh trong cả hai chiều hướng: (1) mặc dù khi cả hai bên góp phần tham gia vào mức độ gây cảm xúc giống nhau của vấn đề, không giống như sự am hiểu về mức độ miêu tả; (2) hay mặc dù khi cả hai bên đều thống nhất trong những mức độ miêu tả của vấn đề, có những câu trả lời hoàn toàn khác nhau về mức độ gây cảm xúc. Cả
hai dạng tranh luận về từ thường được bổ sung bởi một khả năng phán đoán của vấn đề nan giải. Những người cảm thấy không chắc chắn trong những cuộc tranh luận hay họ nên tiến hành như thế nào. Trong những trường hợp này, phương thức tốt nhất là để xác định vị trí bằng cách tìm hiểu một ý kiến khác về những gì họ muốn nói bởi những thuật ngữ của vấn đề .
Một tranh luận có thể bằng lời nói cho đến khi có một khả năng phán đoán xa hơn, như trong câu hỏi thường gặp sau đây đối với những sinh viên mới bằt đầu của khoa triết học: Một cái cây ngã trong một khu rừng bỏ hoang có gây ra một âm thanh không? Rõ
ràng chỉ có một từ mấu chốt trong câu hỏi này và đó là từ âm thanh. Từ câu trả lời chúng ta sẽ có khuynh hướng đưa câu hỏi này phụ thuộc vào ý nghĩa mà chúng ta gán cho từ đó,
thật quan trọng nếu chúng ta thiết lập sự khởi đầu chỉ với những gì nó hàm ý. Đáng tiếc, khi được sử dụng trong ngữ cảnh này, nó là tối nghĩa, bởi vì nó có thể vừa là một cảm giác có thể nghe thấy (a) hay một chuỗi sóng trong không khí có khả năng gây ra một cảm giác có thể nghe thấy (b) khi chúng tác động vào tai con người. Vì vậy, câu hỏi cây ngã trong một khu rừng bỏ hoang có tạo nên âm thanh hay không có thể trả "có" hoặc "không" - một trong hai câu trả lời đều hợp lý như nhau phụ thuộc vào ý nghĩa mà chúng ta gắn liền cho từ then chốt. Chúng ta có thể trả lời "Vâng, nó tạo nên âm thanh, nếu chúng ta muốn nói âm thanh ở đây là 'sự dao động trong không khí'. Những dao động như thế nảy sinh một cách hiển nhiên mọi người ở đó có thể tiếp nhận được chúng hay không. Mặt khác, chúng ta cũng có thể trả lời: "Không, nó không tạo ra âm thanh, nếu chúng ta muốn nói âm thanh là sự cảm nhận những cảm giác hiện thời. Khi không có ai ở đó để cảm nhận những cảm
giác như thế thì ta nói không có âm thanh nào được tạo ra". Tranh luận truyền thống không còn sử dụng được nữa để trả lời câu hỏi này theo từng chữ một về bản chất, với cuộc tranh
luận đưa ra sự nhầm lẫn ở đó là một sự khác nhau trong một vấn đề riêng lẻ giữa những ý kiến khi sự thật chúng tranh luận về hai vấn đề riêng biệt.
-
08-03-2009, 07:40 PM #12
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
7. Định Nghĩa
Bất cứ ai đưa ra một cuộc tranh luận cho sự cân nhắc nghiêm túc là một nhiệm vụ để phát biểu giả thuyết và kết luận của họ một cách rõ ràng. Một phương pháp tạo nên một cuộc tranh luận rõ ràng là đưa những định nghĩa của những thuật ngữ mấu chốt. Một định nghĩa là một lời nhận xét rằng một từ hay một cụm từ có ý nghĩa giống như một từ hoặc cụm từ khác. Nó gồm có 3 yếu tố: (1) sự diễn tả được định nghĩa, mà những nhà lo-gic học gọi là một từ hay ngữ đang được định nghĩa; (2) sự diễn tả hạn chế nội dung của từ hay
ngữ , gọi là xác định đặc điểm và (3) một sự khẳng định hay sự quy định rằng sự diễn tả
được định nghĩa có cùng ý nghĩa như sự diễn tả hạn chế nội dung của từ hay ngữ. Thí dụ, nếu chúng ta chấp nhận tài liệu gốc của Tân từ điển Webster, từ cơ duỗi có thể được trình bày rõ ràng như: Cơ duỗi có nghĩa là "một cơ bắp hỗ trợ cho việc co duỗi một bộ phận của cơ thể ( như chân, tay)". Sự biểu hiện được định nghĩa (một từ hay một ngữ đang được định nghĩa) là từ cơ duỗi, một từ không quen thuộc lắm với hầu hết chúng ta. Sự biểu hiện hạn chế nội dung của từ hay ngữ (định nghĩa) là "một cơ bắp hỗ trợ cho việc co duỗi một bộ phận của cơ thể ( như chân, tay)", một mệnh đề mà chứa những từ ngữ rất quen thuộc với chúng ta.
Những nhà lo-gic học tham khảo những định nghĩa giống như vậy từ Tân từ điển Webster như những định nghĩa tường thuật (reportive definitions) và đối chiếu chúng với những định nghĩa ước định (stipulative definitions). Một định nghĩa tường thuật như một lời phát biểu rằng một từ ngữ hay cụm từ được sử dụng trong một kiểu cách nào bởi một nhóm ngôn ngữ học cụ thể, ví dụ như những phát ngôn viên của Anh Ngữ tiêu chuẩn. Mặt khác, một định nghĩa ước định là một lời phát biểu bởi một người nói hay người viết có ý định sử dụng một từ trong một đường lối nào đó. Định nghĩa tường thuật có thể được được đánh giá là đúng hoặc sai. Những định nghĩa ước định có thể chỉ được đánh giá là hữu ích hay vô ích. Trong nhiều trường hợp dạng hữu ích nhất của định nghĩa cho mục đích của tranh luận là một sự kết hợp giữa tường thuật và ước định. Chúng ta hãy gọi nó là định nghĩa bình giải (explicative definition).
Một từ ngữ tùy thuộc vào một định nghĩa bình giải có một điểm mấu chốt mà mọi người đồng ý, nhưng phần tối nghĩa mơ hồ phải được gạn lọc trước khi sử dụng trong tranh luận. Một định nghĩa bình giải chấp nhận cách sử dụng thống nhất của sự mô tả được định nghĩa nhưng tiếp tục ước định sự mô tả đó được sử dụng như thế nào trong những trường hợp không được làm rõ ràng bởi từ điển tường thuật của nó thống nhất về cách sử dụng.
Thí dụ, giả sử một người đang tranh luận rằng những quốc gia trong khối thị trường chung Châu Âu nên tạo thành một cộng đồng liên bang. Anh ta sẽ phải định nghĩa thế nào là cộng đồng liên bang. Định nghĩa phải phù hợp với lối mô tả được sử dụng bởi những người nói. Thí dụ, một người không thể xem nhẹ sự mô tả định nghĩa ý kiến của những thực thể chính trị độc lập từ bỏ chủ quyền của họ đến một chính quyền trung ương. Tuy nhiên, một tường thuật không đáng kể về cách sử dụng chuẩn của cộng đồng liên bang sẽ không được rõ
ràng bao nhiêu và hình thức chủ quyền nào một nhóm thực thể chính trị độc lập sẽ phải từ
bỏ một chính quyền trung ương để kể đến như một cộng đồng liên bang. Ở điểm này, anh ta sẽ phải ước định từ ngữ được sử dụng như thế nào trong lý lẽ riêng biệt của anh ta. (TQ hiệu đính, ý chính của đọan này là, có những từ khái quát chúng ta cần phải định nghĩa trước khi tranh luận; những từ đó như "cộng đồng", "liên bang", "đoàn kết", v.v.... Ví dụ, chúng ta hiểu thế nào là đoàn kết, nhưng "đoàn kết" bao nhiêu thì mới được coi là đoàn kết, và nếu thiếu một chút thì gọi là gì?).
Định nghĩa của từ điển Webster về cơ duỗi là một ví dụ về những gì các nhà lo-gic học gọi là định nghĩa mỗi dấu hiệu phân biệt đặc trưng (per genus et differentia). Một định nghĩa về mỗi dấu hiệu phân biệt đặc trưng là một sự mô tả định nghĩa nói đến điều khoảng đối với những lớp cùng chủng loại của nó và sau đó phân biệt nó từ tất cả những hạng loại khác trong tầng lớp đó. Thí dụ, Webster phân loại một cơ duỗi như một cơ bắp và sau đó tiếp tục chỉ ra loại cơ bắp cụ thể đó. Không phải tất cả các từ ngữ đều có thể định nghĩa theo hướng đó, nhưng có nhiều từ vẫn có thể, và một định nghĩa hoàn chỉnh mỗi dấu hiệu phân biệt đặc trưng là một công cụ đặc trưng của tư duy.
Mục tiêu của một định nghĩa hoàn chỉnh là phải rành mạch. Sự mô tả hạn chế nội dung của từ hay ngữ phải rõ ràng đối với người nghe hoặc người đọc hơn sự mô tả định nghĩa. Nó không sử dụng sự hạn chế nội dung của từ hay ngữ làm một từ then chốt của một lý lẽ trong những từ ngữ mà chính chúng là mơ hồ hay không rõ nghĩa, đối với giá trị
của những định nghĩa được đưa ra đó là sự tương đồng về mặt ngữ pháp với từ hay cụm từ được định nghĩa, về ngữ nghĩa, sự mô tả hạn chế nội dung của từ của bất cứ định nghĩa nào
được thay thế trong bất cứ ngữ cảnh thuộc ngôn ngữ học nào đối với sự mô tả định nghĩa. Định nghĩa trên về cơ duỗi đáp ứng nhu cầu này, từ đó cơ duỗi là một danh từ và " một cơ bắp hỗ trợ cho việc co duỗi…" là một cụm danh từ.
Một định nghĩa tường thuật hoàn chỉnh phải thật chính xác. Một định nghĩa là chính xác nếu và chỉ nếu sự mô tả hạn chế nội dung của từ chỉ áp dụng vào tất cả những mục mà sự mô tả định nghĩa của nó được ứng dụng. Nếu sự mô tả hạn chế nội dung của từ của một định nghĩa chỉ áp dụng vào một vài điều khoảng được gọi tên một cách chính xác bởi sự mô tả định nghĩa, sau đó chúng ta nói rằng định nghĩa định nghĩa bị hạn chế. Gỉa sử, thí dụ một người nào đó định nghĩa từ giáo dục là "sự phát triển của khả năng để hiểu một cách rõ ràng". Ngữ định nghĩa của nó bao trùm phần mà sự mô tả định nghĩa nói đến một cách chính xác. Nhưng bởi vì nó không được áp dụng cho những trường hợp chính xác của giáo dục - ví dụ, sự phát triển của thị hiếu văn chương hay sự am hiểu lịch sử - định nghĩa quá hạn chế. Mặt khác, giả sử một ai đó định nghĩa giáo dục là "sự điều chỉnh tổng thể của cá nhân đối với môi trường của họ". Định nghĩa này là quá khái quát. Sự mô tả hạn chế nội dung về từ của nó áp dụng vào những hoạt động và quy trình mà chúng ta không tính toán được những điều ám chỉ của giáo dục, thí dụ, sự phản xạ của cái chớp mắt.
Cách để kiểm tra độ chính xác của định nghĩa, rất đơn giản: nó phải được đặt vào những thí dụ. Người ta nên cố gắng suy nghĩ về một điều gì đó mà sự mô tả định nghĩa ám chỉ rằng sự mô tả hạn chế nội dung của từ không bao trùm, hay ngược lại. Nếu điều đó có thể được thực hiện, định nghĩa không được chính xác và ví thế, đối với mục tiêu của lý luận chính xác trở nên vô ích.
Khi viết một bài tiểu luận có luận chứng, thông thường chúng ta cần dành ra nhiều hơn một câu để định nghĩa mỗi từ then chốt. Nó thường đòi hỏi một đoạn văn - đôi khi là một phần của bai tiểu luận- để phát triển định nghĩa. Ba đoạn văn sau trích từ Phạm vi của tiểu thuyết của Cleanth Brooks và Robert Penn Warren chỉ là điểm bắt đầu những cố gắng của họ để làm rõ ràng hơn những gì họ muốn nói khi chúng ta cho rằng cốt truyện của một quyển sách tiểu thuyết:
“Bây giờ chúng ta sẽ cố gắng tạo ra một nhận xét có hệ thống về tự nhiên của cốt truyện. Có lẽ chúng ta bắt đầu với - khái niệm: Có thể nói cốt truyện là những gì xãy ra trong một câu chuyện. Nó là chuỗi những sự kiện tư duy như sự khác nhau từ những người đã đồn hết tâm trí vào những sự kiện và sự khác nhau từ những ý nghĩa của sự kiện. Chúng ta tạo nên một sự phân biệt như thế thậm chí chúng ta biết thật sự chúng ta không thể tách rời một hành động từ một cá nhân đưa ra nó, hoặc từ ý nghĩa của nó như một hành động. Nét độc đáo là điều chúng ta tạo ra trong đầu mình và không có sẵn trong tiểu thuyết hư cấu. Để hiểu rõ hơn về bản chất tự nhiên của một câu chuyện, chúng ta phân tích tính đồng nhất mà câu chuyện và những gì chúng ta trải qua trên thực tế trước khi quá trình phân tích được bắt đầu.”
Cốt truyện là những gì xãy ra trong một câu chuyện - đó là một đại khái hoàn
chỉnh- and ready cách để đặt vấn đề. Nhưng chúng ta xét tới một bước xa hơn. Chúng ta có thể nói, cốt truyện là cấu trúc của một hoạt động hiện tại trong một quyển sách tiểu thuyết. Chúng ta sẽ nhận thấy, nó không phải là cấu trúc của một hoạt động mà chúng ta tình cờ
tìm thấy, mà là tự chúng mang đến cho ta. Chúng ta dựa vào sự tương phản này giữa một hoạt động "thô"- hoạt động giống như nó nảy sinh ra trên thế giới - và một hoạt động trong câu chuyện, đó là những hoạt động được thực hiện khéo léo bởi người kể chuyện.
Ở đây chúng ta đang sử dụng từ hoạt động theo một lối đặc biệt. Chúng ta không có ý nói một sự kiện riêng lẻ - John đập Jim bằng một hòn đá, Mary đặt quyển sách lên kệ. Chúng ta muốn nói về những chuỗi sự kiện, một sự vận động suốt thời gian, biểu lộ tính đồng nhất và đầy ý nghĩa. Nó là một chuỗi các sự kiện được liên kết vận động suốt ba giai đoạn một cách hợp lý - phần mở đầu, phần giữa và phần kết thúc. (Englewood Cliffs, N.J.: Prentice Hall, 1960, trang 51-52)
Dù chúng ta miêu tả được hay không những gì Brooks và Warren đang thực hiện như việc đưa ra một định nghĩa về từ cốt truyện văn chương hay gạn lọc khái niệm của có truyện trong tiểu thuyết, sự tranh luận của họ là một thí dụ rõ ràng về những gì người ta thường phải làm để loại trừ từ bài diễn văn hay tác phẩm, từ suy nghĩ những từ tối nghĩa và mơ hồ.
Một tranh luận về từ hay ngôn ngữ học khác với một tranh luận thực tế về một vần đề được đưa ra. Trong tranh luận về từ, một ý kiến tin rằng một nhận xét bào là đúng một ý kiến khác lại cho là sai. Sự bất đống ý kiến dẫn đến vấn đề: lời nhận xét nào sẽ được thảo luận?
• Những tranh luận về từ duy nhất gây sự chú ý của chúng ta, rất khó để nói tranh luận thực tế là gì, hoặc nếu nó cùng tồn tại.
• Để hiểu những tranh luận đó và những tranh luận thực tế, những ý kiến phải thống nhất về cả ý nghĩa miêu tả va biểu lộ của ngôn ngữ và nhận xét được sử dụng.
Một bước quan trọng trong việc xây dựng một lý lẽ rõ ràng là đưa ra những định nghĩa của từ hay hình minh họa nổi bật. Nếu một định nghĩa rõ ràng có thể hạn chế được những tranh luận về từ.
• Một định nghĩa hoàn chỉnh phải chính xác và dễ hiểu hơn từ ngữ mà nó định nghĩa. Nó cũng phải được tập trung vào: đủ rõ ràng để bao hàm tất cả những trường hợp có thể biết và hình dung được vật chất được miêu tả, và đủ hạn chế để loại trừ bất cứ những gì còn lại từ việc phù hợp với định nghĩa giống nhau.
• Một định nghĩa tường thuật sắp đặt một từ hay một ngữ được sử dụng như thế nào bởi một nhóm ngôn ngữ tổng thể (thí dụ, những người nói tiếng Anh chuẩn). Đây là nghĩa thông dụng của từ.
• Một định nghĩa ước định miêu tả một cách riêng biệt mà một người nói hay người viết có ý định sử dụng một từ trong một thời gian ngắn. Do đó, đây có thể là một định nghĩa khác với ý nghĩa thông thường.
• Một định nghĩa giải thích kết hợp với những định nghĩa tường thuật và ước định là một loại hình sử dụng hiệu quả nhất trong lý luận.
-
08-03-2009, 07:43 PM #13
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
9. Tóm Tắt
Trong chương này đề cập tới vấn đề ngôn ngữ tạo thành một cầu nối giữa chuỗi lý luận, như việc nghiên cứu lý luận mà đã là vấn đề của Chương 1, và sự phân tích của những lý luận cụ thể, mà ta sẽ nghiên cứu ở Phần 2. Chúng ta thấy rằng ngôn ngữ đã được tận dụng trong bất cứ lời phát biểu nào để xác định ý nghĩa của phát biểu đó. Ngôn ngữ
được xem như có liên quan mật thiết với tư duy, thậm chí như là một hình dáng của tư duy.
Ngôn ngữ được coi là biểu tượng hóa hợp lý, trong tất cả những từ ngữ đó là những dấu hiệu quy ước cho những vật chất chúng mô tả - như đối lập với những dấu hiệu tự nhiên mà là những thành phần hay dấu hiệu xấu. Khuynh hướng đánh đồng từ ngữ với những vật chất chúng biểu tượng hóa được chỉ ra để hạn chế sự nhầm lẫn về ngữ nghĩa và làm tăng những lối nói trại, ở những vị trí vật chất được đặt ra một tên mới để che đậy những điểm tiêu cực.
Những sự nhầm lẫn khác về mặt ý nghĩa được tìm thấy từ sự khập khiễng giữa dạng ngôn ngữ - như thông tin, cảm xúc, hướng dẫn hay nghi thức - và mục đích của sự thông tin. Hai khuyết điểm làm hỏng đi ngôn từ thông tin là miêu tả không rõ ràng, tối nghĩa, mà nhiều hơn một nghĩa có thể gán cho những từ hoặc ngữ; và mơ hồ, là ý nghĩa không được rõ ràng. Chúng ta lưu ý rằng những cuộc tranh luận có thể là đáng giá, trong trường hợp có sự nhất trí về một vấn đề nào đó; hay là lời tranh luận suông -- trong những tranh luận về từ hay ngôn ngữ mà người tranh luận không có sự nhận thức rõ về những từ vựng đó. Chúng có thể khác nhau về ý nghĩa miêu tả của ngôn ngữ được sử dụng hay ý nghĩa biểu lộ cảm xúc.
Gía trị sử dụng của định nghĩa đề nghị như một cách hạn chế sự mơ hồ trong một lý luận, không đề cập đến những tranh luận tối nghĩa và về từ. Tuy nhiên, giá trị sử dụng của định nghĩa không đủ để đạt được sự rõ ràng. Người ta đòi hỏi một văn phong giản dị khi mục đích của chúng ta là thuyết phục cho người khác thấy rằng quan điểm của chúng ta là sự công nhận hợp lý và đáng được thừ nhận. Đó là một văn phong hạn chế nhưng câu rập khuông, sáo rỗng và biệt ngữ, nói đơn giản và trực tiếp hơn những gì chúng ta muốn nói. Nhưng để chúng ta không nhầm lẫn tính chất dài dòng với độ dài. Một vài điều có thể đòi hỏi nhiều khoảng trống hơn để diễn tả và một số tư duy có thể trở nên quá phức tạp để truyền đạt chỉ với những cấu trúc đơn giản.
HẾT CHƯƠNG 2
HẾT PHẦN I
-
08-12-2009, 10:13 PM #14
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Phần II
Chương 3
Những Ngụy Biện do Sự Tối Nghĩa3
Phần II này nghiên cứu những dạng thông dụng của những lý luận sai lầm. Lý luận sai lầm (hay ngụy biện) là một lý luận có khuyết điểm. Mặc dù không hoàn thiện một cách hợp lý, những ý kiến sai lầm thường xuyên thuyết phục chúng ta bởi vì, trong sự xem xét trước tiên, chúng xuất hiện hợp lý trong hình thái và nội dung.
"Ngụy Biện" hay "Sai lầm”4 xuất phát từ tiếng Hy Lạp là "phelos", có nghĩa là "lừa dối", được nghĩ ra để thay thế cho sự thất bại về từ của chúng ta.
Những Ngụy Biện thông thường mà chúng ta tìm thấy trong những chương sau, là những lý luận không hợp lý về nội dung, như đối nghịch lại với hình thái hoặc cấu trúc của chúng. Một định nghĩa khó có thể liệt kê tất cả các dạng ngụy biện thông thường. Tuy nhiên, bằng cách cho thí dụ, chúng ta có thể tìm thấy trong cách sử dụng ngôn ngữ xuyên tạc để thực hiện khéo léo nhận thức của chúng ta về một đề tài dưới sự thảo luận ("Bài thi khó khăn của Giáo sư Hedley là không công bằng đối với sinh viên"), trong sự tối nghĩa -- không chủ tâm hay có kế hoạch cẩn thận hay không mà làm mờ đi sự thấu hiểu của chúng ta về những gì được tranh cãi rõ ràng, và trong những lý luận nói lên những sự thích thú đến khuyết điểm nhân tính của chúng ta. Trong những sự sai lầm gần đây, tranh luận cố gắng "quyết định", học hỏi chúng ta đồng ý với một lý luận ngoài cảm giác đáng tiếc hay khiếp sợ, ngoài sự mong muốn của chúng ta là "thành phần của đám đông" hay ngược lại, để phân biệt với đám đông -- thành phần ưu tú nhất. Chúng ta xử lý những sai lầm thông thường bằng cách nhận biết và gạn lọc những phát biểu tối nghĩa và mơ hồ của chúng,
bằng cách tạo ra sự rõ ràng những giả định đáng ngờ của chúng, và bằng cách trình bày
những xu hướng của chúng. Thật đáng tiếc rằng những khía cạnh mà những lý luận này trở
nên vô ích thường xuyên là những gì phó thác chúng với các thính giả.
Những nhà lo-gic học của tất cả các giai đoạn đã nghiên cứu những sự sai lầm thường phức tạp và khó phân biệt. Người đầu tiên phân loại những lý luận sai lầm là
3 Fallacies of Ambiguity
4 Fallacy
Aristotle. Aristotle đã chia những lý luận bị sai lầm thành hai nhóm: một số có nguồn gốc ngôn ngữ của chúng, mà bao gồm những sai lầm về sự tối nghĩa, và một số có nguồn gốc ngoài ngôn ngữ, được xem như tất cả các sai lầm khác. Mặc dù có nhiều người có khuynh hướng theo sự phân loại của Aristotle, nhưng sự nghiên cứu một vài sự sai lầm cũng thay đổi theo thời gian, và những sai lầm mới được phát hiện. Một số đã tranh cãi rằng không
có sự phân loại những sự sai lầm thích hợp nào tồn tại, từ những hướng đi đến sai sót là rất nhiều và phức tạp.
Vẫn còn những người khác quả quyết rằng, giống như sự nghiên cứu lập luận chính xác, lý luận học không nên có liên quan tới chính nó với lập luận không hoàn hảo. Những tranh luận này hầu như là sự sai lầm của bản thân nó, từ sự tương tự với những lỗi hợp lý thông dụng giúp chúng ta bảo vệ những sự sai lầm - trong những lý luận của người khác và của cả chúng ta - và vì thế đẩy mạnh nguyên nhân của lập luận chính xác.
Trong quyển sách này, chúng ta sẽ rời khỏi hệ thống phân loại hai phần của Aristotle, để chúng ta hài lòng rằng, thật ra, tất cả những sai lầm có nguồn gốc trong một vài khía cạnh của ngôn ngữ. Vì thế, sự tổ chức của việc nghiên cứu những sai lầm trong Phần II là ba phần, tương ứng với ba cách thức mà ngôn ngữ được sử dụng trong một lý luận sai lầm có thể tìm thấy như nguồn gốc của sự sai lệch. Trong Chương 3, chủ đề là những sai lầm về tối nghĩa mà nó là ý nghĩa phức tạp của những từ ngữ đã tận dụng đó là nguồn gốc của sai lầm. Trong Chương 4, trong những sự sai lầm của giả định, sai sót xuất phát từ cách thức mà những lý luận sai lầm đã tạo thành ngữ tương đồng hay hợp lý như những lý luận chính xác hấp dẫn chúng ta để "coi như là" lập luận phải chính xác bởi nó bao hàm ngôn ngữ tương tự như thế của những lý luận xác đáng. Nhóm cuối cùng, trong Chương 5, gồm có những sai lầm của sự thích đáng, mà ngôn ngữ hay lý luận không thích hợp được đưa ra để làm vững chắc một sự thích thú dễ gây cảm xúc, đúng hơn là một sự thích thú hợp lý. Vì thế, trong khi Aristotle phát hiện những lỗi trong lý luận một cách trực tiếp đến ngôn ngữ chỉ trong trường hợp những sai lầm do sự mơ hồ, chúng ta sẽ thấy nó hữu dụng để nhấn mạnh bản chất ngôn ngữ của lỗi trong những sai lầm của giả định và sự xác đáng.
Sự phân chia ba phần chúng ta phát hiện trong quyển sách này cũng giúp ta hiểu
sâu xa hơn bản chất của sự hợp lý hay sự hợp lý mạnh mẽ. Hợp lý là sự nghiên cứu lý luận, và do đó, đưa ra sự tán thành của chúng ta về một lý luận, chúng ta nên luôn chắc chắn
rằng chúng ta hiểu ra ba điều sau đây:
1. Lý luận khẳng định rõ ràng điều gì?
2. Những sự kiện trong lý luận có được trình bày chính xác hay không?
3. Lập luận trong lý luận có hợp lý hay vững chắc không?
Ba phạm trù của sai lầm được kết hợp chặt chẽ với những khía cạnh này của lý luận. Hình thức đầu tiên (những sai lầm về tối nghĩa) có liên quan với những lý luận mà không đạt hiệu quả ngay khi gặp trở ngại ở câu hỏi đầu tiên ( lý luận có rõ ràng không?); thứ hai (những sai lầm của giả định) có liên quan với câu hỏi kế tiếp (lý luận có được trình
bày chính xác không?); và thứ ba (những sai lầm của thích hợp) có liên quan với câu hỏi cuối cùng (lý luận có hợp lý không?)
Trong quá trình minh họa ba hình thức sai lầm này, đôi khi nó sẽ hữu dụng để nghiên cứu một số ví dụ vô lý mà không có ai muốn phạm phải. Tương tự như vậy, trong tầm quan trọng của sự ngắn gọn, cho phép chúng ta làm nổi bật sai lầm của vấn đề, chúng ta sử dụng nhiều ví dụ mà chính chúng không bao hàm đầy đủ những lý luận. Những ví dụ như thế đáp ứng cho một mục tiêu tương tự như kính thiên văn hay kính hiển vi trong các lĩnh vực khác: chúng khuyếch đại bản chất tự nhiên của vật thể dưới việc nghiên cứu để chúng ta có thể thấy nó rõ hơn. Trong những trường hợp khác, một ví dụ khôi hài có thể được sử dụng để minh họa cho những gì trong thực tế một sai lầm vô cùng nghiêm trọng. Cũng ở đây, những ví dụ sáng tỏ như thế giúp nêu bật bản chất của sai sót, nhưng chúng không phải hướng dẫn chúng ta nghĩ những sai lầm đó không nguy hiểm. Nhiều người của những quốc gia khác nhau nói chung bị sai lừa vì những tuyên truyền sai lầm. Những người được giáo dục tuỳ nghi trong tất cả thời gian và nơi chốn cần hiểu rõ giá trị những kết quả đúng đắn mà có thể nó là kết quả của những lập luận sai lầm.
Những sự hiểu lầm về tối nghĩa là những lý luận không hợp lý vì chúng chứa đựng một hay nhiều từ, nhiều chữ hay trong sự kết hợp, có thể được hiểu nhiều hơn một nghĩa. Chúng ta theo dõi trong Chương 2, ngôn ngữ của chúng ta chứa nhiều từ tối nghĩa - những từ ngữ và sự miêu tả nhiều hơn một nghĩa. Khi sự tối nghĩa được trình bày trong một lý luận, lý luận luôn kém chính xác. Chúng ta sẽ nhận thấy trong chương này sáu sai lầm: những sai lầm về lối nói lập lờ, câu nước đôi, dấu trọng âm, phép tu từ, sự phân đoạn và sự kết cấu. Mặc dù sự tối nghĩa gây ra sáu sai lầm đó, sự tối nghĩa đặc trưng trong mỗi trường hợp đều khác nhau. Trong lói nói lập lờ, sự tối nghĩa xuất phát từ sự kiện những từ ngữ được sử dụng có nhiều hơn một ý nghĩa chính xác và có thể có những ý nghĩa đúng đắn tuỳ thuộc vào ngữ cảnh (context) của nó. Về câu nước đôi, chúng ta sẽ thấy rằng nó là sự tối nghĩa của cấu trúc câu gây ra sai lầm. Trong trường hợp dấu trọng âm, sự tối nghĩa được chấp nhận trọng âm nhấn hay âm thanh được tận dụng. Trong phép tu từ, sự tối nghĩa là
kết quả của việc sử dụng một hay nhiều từ ngữ chỉ có thể tham khảo hợp lý những tồn tại cụ thể nếu nó cũng có thể xem xét về sự trừu tượng. Trong phân đoạn và kết cấu, sự tối
nghĩa được chấp nhận nhầm lẫn ý nghĩa chung với ý nghĩa phân biệt của từ. Những sai lầm của sự tối nghĩa có thể gây thú vị trong những trường hợp chúng ta có thể đảm bảo rằng chúng không nguy hiểm. Tuy nhiên, trong trường hợp khác chúng có thể dẫn đến những câu hỏi sâu sắc hay tức khắc mà không có câu trả lời.
Bảng những sự sai lầm của tối nghĩa:
Lối nói lập lờ (Equivocation) :: Một sự tối nghĩa gây ra bởi một thay đổi giữa hai ý nghĩa hợp lý của một từ.(Trọng điểm: sự tối nghĩa tuỳ thuộc vào một từ hay ngữ. Tương phản với CÂU NƯỚC ĐÔI). :: Ví dụ: "Nếu bạn tin vào những điều kỳ diệu của khoa học, bạn cũng nên tin vào điều kỳ diệu của Kinh thánh." (Niềm tin vào khoa học và tin vào kinh thánh có giống nhau không?)
Câu nước đôi (Amphiboly) :: Một sự tối nghĩa gây ra bởi cấu trúc câu không hoàn chỉnh. (Trọng điểm: sai lầm bao hàm cả câu và không tuỳ thuộc vào một từ) :: Ví dụ:"Tôi
bỏ phiếu bầu cho ứng cử viên độc lập với những hy vọng cao nhất. (Gạn lọc sự tối nghĩa: Những hy vọng của ai? Của ứng cử viên hay của người nói?)
Dấu trọng âm (Accent) :: Một lời phát biểu tối nghĩa vì (1) âm thanh và cách phát âm của nó không rõ ràng; (2) âm nhấn của nó cũng không rõ ràng; hay (3) nó được trích dẫn ngoài ngữ cảnh. :: Ví dụ: (1) " Có thể hết sức tán dương quyển sách này" (Cách nói này trong một giọng nghiêm trang hay châm biếm?) (2)"John nghĩ rằng McIntosh sẽ thành công" ( Từ ngữ nào được nhấn mạnh?) (3) "Will Rogers không bao giờ gặp George McGovern?" (Trong tâm hồn người lập dị?)
Phép tu từ (Hypostatization) :: Sự nghiên cứu những từ ngữ trừu tượng như những từ cụ thể, đôi khi thậm chí gán cho chúng những đặc tính của con người (Tương tự như nhân cách hóa) :: Ví dụ: "Thậm chí khi anh ta đã về nhà, công việc sẽ có sức cám dỗ anh ta, khẳng định ưu thế của nó, và lôi kéo anh ta trở về với nó." (Quan sát chủ ngữ và động từ)
Phân hóa (Division) :: Giả định rằng những gì là chính xác của tổng thể (1) hay một nhóm (2) phải đúng với những phần của các bộ phận (Cố gắng "phân chia" những gì hợp
lý của tổng thể giữa các thành phần của nó). :: Ví dụ: (1)"Tôi không thể xé quyển danh bạ
điện thoại này thành phân nửa, vì thế tôi không thể xé một trang của nó thành phân nửa." (2) "Đây là hội nữ sinh giàu nhất trong trường; vì thế Mary, một thành viên trong đó, phải là một trong những người giàu nhất ở trường."
Kết cấu (Composition) :: Giả định rằng những điều gì hợp lý của một thành phần trong tổng thể hay một bộ phận của nhóm phải hợp lý với tổng thể hoặc nhóm ( Cố gắng "sắp xếp" toàn bộ ngoài những thành phần của nó) :: Ví dụ: (1)"Miếng bánh nướng tôi ăn có hình cái nêm và cũng như miếng bánh nướng của người hàng xóm. Tất cả bánh nướng phải theo hình dạng hình cái nêm." (2)"Một ngày nào đó loài người sẽ biến mất khỏi trái đất, để chúng ta biết rằng mỗi người trong chúng ta sẽ chết." (Có cần phải chờ mọi người cùng chết để biết mỗi con người phải chết không?)
-
08-12-2009, 10:13 PM #15
Silver member
- Ngày tham gia
- Oct 2015
- Bài viết
- 0
1. Lối Nói Lập Lờ 5
Vi phạm của lối nói lập lờ là cho phép một từ mấu chốt trong một lý luận để thay
đổi ý nghĩa của nó trong quá trình của lý luận. Theo nghĩa đen, lối nói lập lờ
(equivocation) xuất phát từ tiếng Latin. Một từ được sử dụng đơn nghĩa (univocally) nó có nghĩa giống nhau trong mọi ngữ cảnh được đưa ra, được sử dụng lập lờ (equivocally) nếu hai (2) ý nghĩa hay nhiều hơn xãy ra cùng một lúc.
Xem xét ví dụ này:
a. Tôi đã cho bạn biết những lý do của tôi khi thực hiện nó, nhưng thông thường bạn sẽ không lắng nghe lý do vì thế bạn tiếp tục tranh cãi với tôi.
5 The Fallacy of Equivocation
Tranh luận này đánh đồng việc lắng nghe lý do với những lý do về một điều gì đó. Nhưng tranh luận này rất khác nhau về cách sử dụng từ lý do. Trong cách sử dụng đầu tiên, lý do có nghĩa là "sự hợp lý buộc chúng ta đồng ý với nó". Trong cách sử dụng thứ hai, lý do có nghĩa "một hỗ trợ cho lý luận" mà có thể hoàn toàn không có sức thuyết phục và không buộc chúng ta nhất trí.
Khi sự thay đổi trong ý nghĩa của một từ mấu chốt trong suốt một lý luận đặc biệt tinh tế, phần kết thúc dường như xãy đến một cách rõ ràng từ giả thuyết và lý luận sẽ xuất hiện nhiều âm thanh đáng kể hơn.
b. Trang tài chính của Thời báo Luân Đôn nói rằng tài sản của Luân Đôn hôm nay dồi dào hơn của Luân Đôn ngày hôm qua. Đây phải là một sai lầm, vì Luân Đôn hôm nay không có nhiều tài sản hơn ngày hôm qua.
Nguyên văn: "The financial page of the London Times says that money is more plentiful in London today than it was yester. This must be a mistake, for there is no more money in London today than there was yesterday."
Trong ngữ cảnh của lý luận này, từ dồi dào và hơn ở câu đầu tiên dường như tương đương. Tuy nhiên, trong sự xem xét gần hơn, câu đầu tiên dường như nói về sự phân bố tài sản, còn câu thứ hai nói về số lượng.
Sự sai lầm về lối nói lập lờ này đặc biệt dễ dàng khi xem xét khi một từ mấu chốt trong một lý luận trở thành một hình thái của lời nói hay một phép ẩn dụ. Bằng cách làm sáng tỏ một phép ẩn dụ theo nghĩa đen, đôi khi chúng ta tự thuyết phục bản thân mình rằng một lý luận lại trở nên hợp lý hơn. Một số ít người dường như có khái niệm sai bởi một hình thái của diễn văn như "anh ta trông có vẻ gầy yếu và đói khát", và ngôn ngữ của
chúng ta sẽ nghèo nàn hơn nếu không có những miêu tả như thế. Nhưng nhiều sự miêu tả
hình thái cần được sử dụng với sự thận trọng.
c. Đó là một trách nhiệm toàn bộ của doanh nghiệp in để xuất bản tin tức như
thế, như nó sẽ là sự thị hiếu công chúng khi được in ấn. Không thể có sự ngờ vực về thị hiếu công chúng trong vụ án mạng hung ác của Nữ bá tước Clamavori và những chi tiết liên quan đến cuộc sống cá nhân của bà ta dẫn đến vụ án mạng. Doanh nghiệp in sẽ thất bại trong trách nhiệm của nó nếu nó đã kiềm nén từ việc xuất bản những vấn đề này.
Sự miêu tả thị hiếu công chúng (public interest) ở đây có nghĩa là "lợi ích của công chúng" (public welfare) trong giả thuyết đầu tiên, nhưng nó có nghĩa là "những gì công chúng tò mò" (what the public is interested in) trong giả thuyết thứ hai. Ví thế, lý luận là sự ngụy biện vì những gì công chúng tò mò không giống như những gì lợi ích cho công
chúng.
Lý luận dưới đây tương tự như trên:
d. Không ai có thể có hiểu biết sơ sài nhất về khoa học có thể nghi ngờ rằng điều kỳ diệu trong Kinh thánh đã xãy ra trên thực tế. Mỗi năm chúng ta đối chứng
những điều kỳ diệu mới trong khoa học hiện đại như TiVi, máy bay phản lực, thuốc kháng sinh, phẫu thuật cấy ghép tim, tim nhân tạo bằng nhựa.
Đâu là cách sử dụng ẩn dụ của điều kỳ diệu và đâu là theo nghĩa đen? Sư miêu tả những điều kỳ diệu của khoa học nghĩa là gì? Một sự thay đổi tương tự trong ý nghĩa là đặc điểm của lý luận kế tiếp. (TQ hiệu đính, sự kỳ diệu của khoa học là những thành quá có thể mắt thấy tai nghe, và sự kỳ diệu của Thánh Kinh thì không! Đo đó, không thể đánh đồng hai ý nghĩa kỳ diệu được, vì nó khác xa).
e. Theo thiển ý của tôi, chúng ta không cần chú ý đến vị hiệu trưởng của trường đại học khi nói tới những vấn đề giáo dục bởi vì ông ta không có quyền lực trong giáo dục. Ông ta chưa bao giờ có đủ quyền lực để ngăn cản sinh viên đi nộp đơn kháng nghị/hay đi biểu tình.
Kết luận là một nguỵ biện bởi vì cách nói lập lờ tranh luận về ý nghĩa của "quyền lực" (authority). (TQ bổ sung, ông ta không đủ quyền lực như là khả năng ngăn cản sinh viên đi biểu tình, đâu có nghĩa ông ta không có quyền lực như là trách nhiệm của một vị hiệu trưởng giáo dục sinh viên nếu như họ làm sai!).
Lối nói lập lờ không hạn chế những miêu tả tượng trưng, phần lớn những từ ngữ của chúng ta có nhiều hơn một nghĩa, bất cứ ý nghĩa nào cũng có thể là nguồn gốc của sự sai lầm. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều ví dụ về lối nói mập mờ trong tác phẩm của Lewis Carroll, Through the Looking Glass.
Khai thác cách nói nước đôi.
f. "Có ai đi qua nhà ngươi trên đường không?", nhà vua tiếp tục, giơ tay chỉ
người sứ giả.
Sứ giả trả lời: "Không có ai cả".
Nhà vua nói: "Khá đúng, người phụ nữ này cũng thấy anh ta. Vì thế dĩ nhiên không có ai đi chậm hơn nhà ngươi."
"Thần cố hết sức mình", người sứ giả nói trong một giọng điệu rầu rĩ. "Thần chắc chắn rằng không có ai đi nhanh hơn thần!"
Nhà vua lại nói: "Ông ta không thể làm được điều đó, nếu không ông ta đã tới đây trước tiên!" (Lewis Caroll's Through the Looking Glass, Chương 7)
Vừa là một nhà toán học người Anh thời đại Victoria và tác giả của một quyển sách lo-gic, Carroll kết hợp những câu chuyện của ông ta thành nhiều nghịch lý của ngôn ngữ
và của tư duy lo-gic.
Giữa các từ ngữ với những ý nghĩa phức tạp mà dễ bị ảnh hưởng của lối nói nước đôi là những ý nghĩa tối nghĩa và vô định. Từ thực hành trong ví dụ sau đây là thuộc về dạng này.
g. Thực hành làm nên hoàn hảo. Những bác sĩ phải thực hành thủ thuật chữa bệnh hàng ngàn năm. Vì thế, bác sĩ của tôi, người đã học ở một trong những trường y danh tiếng, sẽ thành thạo trong lĩnh vực của cô.
Ở một mức độ về trực giác, lý luận này dễ nhận biết là không hợp lý bởi vì một bác sĩ không thể đánh đồng với tất cả nhiều bác sĩ khác; tất nhiên cô ta không thể nghiên cứu y học trong hàng ngàn năm để trở nên thành thạo. Mặt khác, xem lại lý luận như một ví dụ
về lối nói lập lờ, cho phép chúng ta thấy những thiếu sót của nó rõ ràng hơn. Trong mức độ
này chúng ta có thể nhận thấy rằng không thể phân biệt được giữa những gì có thể được gọi là thực hành y học như một nghề nghiệp đã tồn tại hàng ngàn năm, và thực hành y học của một bác sĩ. Hơn nữa, chúng ta có thể nhận ra rằng thực hành được sử dụng theo ý nghĩa hiện thời khác trong giả thuyết, "thực hành làm nên hoàn hảo".
Sự phân tích như thế cũng cho phép chúng ta thấy tại sao lý luận chứa những sai lầm của lối nói lập lờ thường xuất hiện hợp lý. Bởi vì giả thuyết ngoài những điều mà chúng tạo nên là không đáng chê trách khi nhận thấy riêng lẻ, bất cứ sự thay đổi nào về mặt ý nghĩa từ một lời phát biểu này đến lời phát biểu khác có thể thoát khỏi sự chú ý của chúng ta. Cả hai giả thuyết trong lý luận (e) ở trên đều hợp lý. Khi chúng được đặt với nhau thành một thể trong lý luận, lý luận dường như hợp lý ngoại trừ việc độc giả nhận ra một từ mấu chốt bị thay đổi ý nghĩa như nó xuất phát từ một giả thuyết này đến giả thuyết khác. Thật ra đây là phương pháp hiệu quả nhất để kiểm tra sự hợp lý của những lý luận như thế. Nếu bạn nghi ngờ rằng một từ mấu chốt bị thay đổi ý nghĩa của nó, đơn giản là
đọc lại lý luận, giữ cho ý nghĩa của từ đáng ngờ vực đó không thay đổi về hình thức. Trong nhiều trường hợp, phương pháp kỹ thuật này sẽ bộc lộ một giả thuyết hay kết luận không hợp lý.
Nó hữu ích để nhớ rằng ở nguồn gốc của nhiều trường hợp về lối nói nước đôi
được coi là hợp lý rằng chúng ta không mâu thuẫn với chính mình, chúng ta kiên định. Tuy nhiên xu hướng kiên định có thể là một cái bẫy. Xem ví dụ này cách đây một vài thế kỷ:
h. Có ba điều luật của tự nhiên. Luật hàm ý có người ban hành luật.
Vì thế phải có người ban hành luật vũ trụ.
Câu trả lời của chúng ta trong trường hợp này là : từ luật được được sử dụng trong ngữ cảnh của "luật của tự nhiên" có ý nghĩa đơn giản "tuân theo quy tắc" và luật được sử dụng trong ngữ cảnh của "người ban hành luật" có nghĩa là "tập hợp những mệnh lệnh".
[...]
Để cung cấp tài liệu tương tự là ví dụ hơi dài hơn:
i. Trong chế độ dân chủ của chúng ta tất cả mọi người đều bình đẳng. Tuyên ngôn độc lập tuyên bố điều này rõ ràng và dứt khoát. Nhưng chúng ta hay quên sự thật vĩ đại này. Xã hội của chúng ta chấp nhận nguyên tắc cạnh tranh. Và sự cạnh tranh ngụ ý rằng một người nào đó giỏi hơn người khác. Nhưng hàm ý đó là
sai. Bí mật chỉ là giỏi như toàn thể; người thư ký sắp xếp hồ sơ cũng như hội đồng
quản trị; học giả cũng không hơn một người tối dạ; triết gia cũng không hơn người ngu xuẩn. Tất cả chúng ta sinh ra đều bình đẳng.
Câu trả lời của chúng ta: Sự thật chúng ta tin tưởng rằng tất cả chúng ta đều có quyền như nhau không có nghĩa là chúng ta cũng phải tin rằng tất cả chúng ta có khả năng như nhau (và vì thế không thể được đối xử "công bằng",… làm ra cùng một mức lương). Đây vẫn là một ví dụ tinh tế hơn:
j. Tôi không tin vào khả năng loại trừ sự mong muốn đấu tranh (desire to fight) của nhân loại bởi vì một sinh vật không có đấu tranh (without fight) sẽ chết hoặc suy tàn. Cuộc sống có những áp lực. Phải có một sự cân bằng từ những khác biệt đối lập nhau để tạo nên một nhân cách, một quốc gia, một thế giới hay một hệ thống có tổ chức.
Câu trả lời của chúng ta: cụm từ mong muốn đấu tranh về cơ bản có nghĩa là " bạo lực", và cụm từ không có đấu tranh nghĩa là "cương quyết", "động lực" hay "lòng can đảm", nó rất có thể loại trừ một yếu tố (bạo lực) mà không có sự huỷ diệt tất yếu khác (lòng can đảm của chúng ta).
Cuối cùng, xem xét ví dụ này từ một biên tập viên:
k. Tôi lúng túng vì những nhóm phản đối tập hợp ở trước nhà giam khi thực hiện một bản án tử hình theo lệnh. Tên sát nhân, người đã phạm một tội cực kỳ tàn ác, đã chấp nhận tất cả hình thức pháp luật thích đáng và đã được cho mọi cơ hội để bào chữa cho bản thân mình -- thông thường với những ý thức có giá trị hợp pháp nhất và phí tổn của người đóng thuế. Ngày nay cũng những người bảo hộ này
đều ủng hộ việc kết thúc sự sống của hàng triệu trẻ em vô tội bởi nạn phá thai.
Có sự mâu thuẫn giữa phản đối việc thi hành án tử hình đáng trừng phạt một mưu can sát nhân và không phản đối việc kết thúc sự sống " của hàng triệu trẻ em vô tôi bởi nạn phá thai" không? Trong một trường hợp, có liên quan tới mạng sống của con người, trong trường hợp khác mạng người có thể không có liên quan (vì có những cuộc tranh luận rằng một bào thai thì chưa phải là con người và dĩ nhiên thậm chí chưa thể gọi là "sự sống"). Chúng ta thấy từ những ví dụ này chúng ta sử dụng những từ ngữ sâu sắc như thế nào để tự chúng ta diễn tả thành suy nghĩ được hình dung trong lý luận.
Một ví dụ đặc biệt nổi bật về ảnh hưởng trực tiếp của ngôn ngữ trong tư duy là sự sai lầm phổ biến mắc phải do triết gia người Anh John Stuart Mill, một trong những tác phẩm của ông ta về đạo đức học. Ở đây Mill đưa ra câu hỏi kết cuộc hay mục tiêu đáng ao ước nhất với tư cách đạo đức con người là gì và tranh luận rằng nó là hạnh phúc, như giảng dạy theo thuyết vị lợi. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể chứng minh hạnh phúc đó là một quan niệm quả thực đúng mà chúng ta nên mơ ước. Đây những câu trả lời này của Mill:
“Bằng chứng duy nhất được đưa ra là một vật thể hữu hình có thể thấy được vì con người thực sự nhìn thấy. Bằng chứng duy nhất rằng một âm hữu thanh có thể nghe được vì con người nghe được: và vì thế cũng là bằng chứng của các nguồn gốc khác về kinh nghiệm của chúng ta. Trong cách thức giống nhau, tôi thấy rõ,
bằng chứng duy nhất có thể đưa ra bất cứ điều gì được ao ước, là những gì con người thật sự mong muốn nó.” (Thuyết vị lợi "Utilitarianism", chương 4 ).
Những nhà phê bình Mill đã vạch ra rằng ông ta đã bị đánh lừa bởi kiểu cách miêu tả của chính mình. Mặc dù những từ ao ước, hữu hình, và hữu thanh là tương tự nhau về cấu trúc, chúng không giống nhau về ngữ nghĩa. Đáng ao ước thì không có liên quan tới sự mong muốn trong hình thức giống nhau mà hữu hình và hữu thanh có liên quan đến thấy
và nghe, đối với việc đòi hỏi một nét đặc trưng về phẩm chất mà hai yếu tố khác không có. Hữu hình có nghĩa đơn giản là một vật gì đó "có khả năng nhìn thấy được" ( và hữu thanh có nghĩa là một điều gì đó " có thể nghe thấy được"), nhưng đáng được ao ước ngụ ý rằng điều gì đó "xứng đáng để ao ước", điều đó "phải" được mong muốn. Điều này hiện tại như thể, nó có thể khá đúng rằng một điều gì được nghe hay nhìn thấy chứng tỏ rằng nó hữu hình và hữu thanh, nhưng "đáng ao ước" không theo quy tắc đó, bởi vì một điều được mơ ước, đáng được ao ước vì lý do đó. Ví dụ, nhiều người có thể mong muốn ma tuý, nhưng điều đó không chứng tỏ rằng ma tuý đáng được ao ước.
Sự sai lầm của lối nói lập lờ là những lý luận mà hai ý nghĩa khác nhau của một từ hay thành ngữ mấu chốt bị nhầm lẫn. Từ hay ngữ vẫn giữ nguyên nhưng ý nghĩa nó đem lại làm thay đổi chiều hướng của lời phát biểu hay lý luận.
Khó khăn hơn là những trường hợp mà sự sai lầm được sử dụng như một cách thức kết tội chúng ta về sự mâu thuẫn hay trái ngược nhau như trong ví dụ: "nếu bạn tin vào điều kỳ diệu của khoa học, vậy tại sao bạn không tin vào điều kỳ diệu của Kinh Thánh?"
Chúng ta nên trả lời: từ "những điều kỳ diệu của khoa học" chúng ta có ý nói những thành quả hay thành tựu vĩ đại của khoa học và không có điều gì trái với quy luật tự nhiên; như trong trường hợp "những điều kỳ diệu của Kinh thánh", chúng ta có mâu thuẫn khi tin tưởng vào một cái này (hay Thượng Đế) và không tin tưởng vào cái khác (hay những thượng đế khác).
-
08-12-2009, 10:33 PM #16
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
3. Dấu Trọng Âm 8
Những ý nghĩa không được nói rõ trước có thể nảy sinh không chỉ từ cấu trúc câu không hoàn chỉnh, như trong trường hợp của câu nước đôi, mà còn nhầm lẫn từ sự nhấn giọng. Kết quả của sự sai lầm trong dấu trọng âm khi một nhận xét được phát biểu với một giọng không mong đợi; những từ ngữ nào trong đó nhấn trọng âm sai; hay từ ngữ nào (thậm chí cả câu và cả đoạn văn) đặt ra ngoài ngữ cảnh và vì thế đưa ra một sự nhấn giọng (hay một ý nghĩa) chúng không nói lên được ý nghĩa vốn có.
Tầm quan trọng của sai lầm này có thể được tập hợp từ tình huống bất ngờ sau: Trong một bản sao của một trong những băng ghi âm về Watergate, John Dean, cố vấn Tổng Thống, cảnh báo Richard Nixon đừng chuốc lấy rắc rối trong một lý do đưa ra để che đậy và Tổng Thống trả lời "Không - sai rồi, điều đó là chắc chắn". Câu hỏi là: Nixon đã
đổi giọng các từ ngữ nào khi ông ta đưa ra lời nhận xét này? Nó được nói với một giọng
điệu nghiêm chỉnh và thẳng thắn hay mỉa mai? Nếu hoàn toàn mỉa mai, lời nhận xét này sẽ
bộc lộ thêm dấu hiệu của tình trạng rắc rối của ông ta.
Sai sót của dấu trọng âm ít nảy sinh trong diễn văn, khi âm thanh dễ truyền tải bằng giọng nói và điệu bộ, hơn là trong ngôn ngữ viết. Đối với nguyên nhân này, viên lục sự
thận trọng đọc lớn lời khai bằng một giọng đều đều, theo cách này tránh biểu lộ cảm xúc
về vấn đề họ đang đọc. Trong văn phong, khi nói "không thể hết sức khen ngợi quyển sách này" có thể cũng có nghĩa rằng chúng ta không thể nói đầy đủ về những điều tốt của quyển sách hoặc là không xứng đáng để khen ngợi. Tương tự, để nói rằng chúng ta hy vọng một
ai đó "đạt được mọi điều họ xứng đáng có được" có thể bao hàm hai ý nghĩa rất khác nhau.
Lưu ý cách thức những lời nhận xét sau đây có thể đem lại một mục đích nghiêm
túc và tán tụng hoặc cả một mục đích chế nhạo và phủ nhận phụ thuộc vào giọng điệu được sử dụng trong khi nói.
a. Chẳng bao giờ trông bạn khá hơn thế.
b. Tôi không bao giờ nghĩ rằng nó sẽ giống như thế.
c. Tôi sẽ không mất thời gian để đọc bài diễn thuyết của bạn.
8 The Fallacy of Accent
Dấu trọng âm (accent) là từ được nhà triết học nổi tiếng của Hy Lạp Aristotle áp dụng bởi để chỉ sự hiểu sai từ kết quả của những từ ngữ khác nhau về dấu nhấn âm tiết. Một ví dụ trong tiếng Anh sẽ là sự nhầm lẫn của từ invalid (có nghĩa "một người bệnh") và invalid (nghĩa là " một lý luận không hoàn chỉnh"). Theo ý này, danh từ này cũng áp dụng cho những trường hợp khi nhấn giọng trên nhiều từ hay cả câu, mà tương tự khi thiếu dấu trọng âm truyền đạt một ý nghĩa chúng không có ý định truyền đạt.
TQ hiệu đính: Trong tiếng việt, trường hợp tương tự cũng có khá nhiều. "Ghét" mà khi nhấn giọng mạnh đi đôi với cái lườm khác với "ghét" của "đồ đáng ghét" nói giọng bình thường.
Để hạn chế những lời nhận xét như thế từ việc hiểu sai ý, người ta cần xem xét chúng trong ngữ cảnh rộng hơn. Trong trường hợp của ba ví dụ trên điều này có thể mang lại các dạng sau:
d. Bộ trang phục rất hợp với bạn. Chẳng bao giờ trông bạn khá hơn thế. e. Thật là tuyệt. Tôi không bao giờ nghĩ rằng nó sẽ giống như thế.
f. Bạn thật là một tác giả tài năng. Tôi sẽ không mất thời gian để đọc bài diễn thuyết của bạn.
Sử dụng phương pháp này, làm tương tự vói hai nhận xét dưới đây:
Chỉ có Hollywood mới có thể sản xuất một bộ phim như thế này. Khách hàng nói rằng sản phẩm của chúng ta không thể so sánh với sản phẩm khác mà họ từng dùng.
Dĩ nhiên những ví dụ này có ý định nhấn trọng âm ý nghĩa đối lập, trong trường hợp chúng được nói trước bằng những chú thích phủ nhận như:
Thật là một bộ phim tồi! Chỉ có Hollywood mới có thể sản xuất một bộ phim như thế này. Khách hàng nói rằng sản phẩm của chúng ta quá tệ không thể so sánh với những sản phẩm khác họ từng dùng.
Chúng ta cũng đương đầu với sai sót này khi những từ ngữ nào nhấn trọng âm sai. Lưu ý một số cách thức khác nhau có thể hiểu câu hỏi: " Bạn đã đến cửa hàng hôm nay?" Nhấn mạnh bạn và câu trả lời có thể là: không, không phải tôi, hôm nay đến phiên của Tom. Nhấn mạnh cửa hàng và câu trả lời có thể là: không, hôm nay tôi đi sửa xe. Nhấn mạnh hôm nay và có thể trả lời: bạn không nhớ sao; tôi đã đi ngày hôm qua?
Một câu chuyện để minh họa rõ ràng cho sai sót này. Một thuyền trưởng và sĩ quan cấp I của ông ta đã không hoà thuận với nhau, từ viên sĩ quan thích uống rượu còn vị thuyền trưởng thì không. Một ngày nọ vị thuyền trưởng nghĩ ông ta sẽ sửa đổi viên viên sĩ quan và đã ghi vào nhật ký hàng hải lời ghi chú, "sĩ quan cấp I đã uống rượu hôm nay."
Khi đến viên sĩ quan giữ nhật ký hàng hải, ông ta thấy câu đó và giận dữ. Ông ta nghĩ, thuyền trưởng dĩ nhiên sẽ sa thải mình khi trở về bờ biển. Để trả thù vị thuyền trưởng, viên
sĩ quan ghi chú vào "Thuyền trưởng hôm nay không uống rượu", bằng cách này ngụ ý rằng những việc này không xãy ra thường xuyên và nó đáng được chú ý trong nhật ký hàng hải.
Dấu trọng âm là một sai sót đơn giản mà có thể được sử dụng tinh tế trong những lý luận phức tạp hơn.
Lưu ý cách mà những ý nghĩa trong các nhận xét dưới đây thay đổi trong những tia hy vọng không có ý định khi từ hay ngữ sai được nhấn trọng âm:
g. Hãy lịch sự với những người lạ. (Chỉ với những người lạ?)
h. Mày nên yêu quý láng giềng của mày. (Điều đó có nghĩa chúng ta có thể ghét kẻ thù của mình?)
i. Tôi rất thích bữa ăn tối. (Chỉ có bạn; không còn ai khác? Chỉ có bữa ăn tối và không còn gì khác?)
Bạn thấy đấy, rốt cuộc, có bao nhiêu ý nghĩa khác nhau. Lời nhận xét dưới đây có thể truyền dạt bằng cách nhấn trọng âm những từ mấu chốt khác nhau: "Chúng ta không nên nói xấu bạn của mình".
Sai sót của dấu trọng âm cũng nảy sinh khi cả những câu (và không chỉ một từ hay một số từ) nhấn trọng âm sai, như khi chúng ta lấy những câu như thế ra khỏi ngữ cảnh của chúng. Đây là không chỉ là một phương thức được ưa chuộng nhất của tuyên truyền viên mà còn là của một vài tác giả viết lời quảng cáo sách hay viết báo. Từ khi không có ai có thời gian để kiểm tra mọi lời trích dẫn trong những giấy chứng thực, báo chí, và trong các
bảng tường thuật khác, số lượng tin tức báo sai truyền đạt bởi những đầu đề, đoạn trích dẫn làm sai lạc có thể khá nhiều.
Một nhà phê bình kịch nghệ có thể viết, một cách chua cay, rằng cô ta "thích tất cả các vở kịch ngoại trừ diễn xuất" chỉ được trích dẫn vào buổi sáng hôm sau bởi một người viết quảng cáo tắc trách những gì cô ta nói cô "thích tất cả các vở kịch …" Những người đọc mẫu trích dẫn ngoài ngữ cảnh này sẽ khiến họ tin tưởng rằng những gì bị bỏ qua từ mẫu trích dẫn là một sự mở rộng về việc vở kịch được nhà phê bình nhận một cách thuận lợi như thế nào, khi thật sự lại trái ngược.
Dấu trọng âm có thể vẫn được tìm thấy ở dạng khác: khi những lời nhận xét hay phát biểu nào không chỉ bị tách ra khỏi ngữ cảnh văn chương mà còn ở ngữ cảnh văn hóa và xã hội của chúng. Trong quá trình chúng được tạo thành mang đến những hàm ý mà chúng không có.
Ví dụ, những tác giả nào đó đã quả quyết rằng tác giả hoặc diễn viên vĩ đại này hoặc kia- nói Shakespear hay Chopin- là đồng tính ái. Trong hỗ trợ quả quyết đó họ trích dẫn từ các tám phẩm của những người này và cả thư từ cá nhân của họ. Vì thế, trong
trường hợp của Shakespear, những bài thơ xonê được sử dụng cho mục đích này. Dĩ nhiên, có một vài người rất bí ẩn trong những bài xonê, và họ vẫn là một điều bí ẩn đối với chúng
ta. Có một người thanh niên ngay thẳng mà Shakespear ca tụng trong nhiều bài thơ (Những số từ 1 đến 126) và là người có một sự yêu thương sâu sắc.
Những gì các nhà phê bình như thế thất bại trong khi nói cho độc giả của họ là như thế đó, mặc dù tục lệ xã hội hiện tại của chúng ta không cho phép con người bộc lộ sự yêu thương sâu sắc như thế đối với người khác, những tục lệ trong thời đại của Shakespear đã làm. Vì vậy, những bài thơ trữ tình đó không phải là dấu hiệu cho tất cả tình trạng đồng tính luyến ái của Shakespear. Dĩ nhiên, những gì họ thất bại khi nói với độc giả là những bài thơ xonê đầy những tình cảm của thi sĩ đối với người phụ nữ bí ẩn (số 127 đến 154), với người mà ông ta tiếp tục một câu chuyện tình bão tố - không thể, như ông ta nói ở một trong những bài thơ, để "tránh xe thiên đường điều đó hướng con người tới địa ngục này" (số 128). Chúng cũng không nói cho độc giả biết rằng sau đó chàng thanh niên trở thành kình địch của nhà thơ vì sự yêu thương của người phụ nữ, làm nổi lên một sự thay đổi trong bộ ba.
Những gì được nói ở đây về Shakespear cũng đúng đối với Chopin. Để trích dẫn ngoài ngữ cảnh những phần trong lá thư của Chopin gửi cho Tytus Woyciechowski người bạn thời niên thiếu của ông ta là để bác bỏ sự nghi ngờ trong tâm trí độc giả rằng họ có một mối quan hệ đồng tính ái. Nhưng hầu như trong tiếng thì thào Chopin xin Tytus khuyên
ông ta nhưng gì phải làm khi ao ước về Konstancia Gladkowska -- cô gái ở trong tim ông ta trong khoảnh khắc. Sau đó nhà phê bình cũng thất bại khi đề cập đến tình yêu sâu sắc
của Chopin với Marie Wodzinska. Gói thư tìm thấy trong bàn làm việc của Chopin sau khi ông mất, đánh dấu câu chuyện tình không hạnh phúc đó được góp lại với nhau bằng một tờ bọc mà Chopin đã viết lên những chữ "Nỗi buồn của tôi" ( Dĩ nhiên chúng không buồn đề cập đến những câu chuyện tình của Chopin với người phụ nữ khác).
Xuyên tạc ý nghĩa sự bày tỏ của một người, bằng cách bác bỏ ngữ cảnh có tính chất văn chương hay ngữ cảnh xã hội rộng hơn, chắc chắn là một sự lạm dụng nghiêm trọng của ngôn ngữ về những gì tất cả chúng ta nên thận trọng.
Những ý nghĩa không định hướng có thể nảy sinh từ ngữ cảnh hay sự nhấn giọng có liên quan đến sự tối nghĩa.
Sai sót của dấu trọng âm có thể mang tới 3 dạng:
• Nó có thể là kết quả từ sự nhầm lẫn liên quan đến giọng điệu mà một lời phát biểu nào đó có ý định được nói.
• Nó có thể là kết quả từ sự liên quan không rõ ràng mà nhấn giọng có ý định được thay thế trong một nhận xét đã đưa ra.
• Và nó cũng có thể nảy sinh khi một đoạn văn bị tách ra khỏi ngữ cảnh của nó và sau đó, kết quả là, đưa ra một sự nhấn giọng (thí dụ: ý nghĩa) mà nó vốn không có trong bản chất.
-
08-12-2009, 10:33 PM #17
Junior Member
- Ngày tham gia
- Dec 2015
- Bài viết
- 0
4. Phép Tu Từ 9
Chắc hẳn mọi người đều nhớ cuộc chạm trán thú vị giữa Alice và mèo Cheshire trong “Alice ở Xứ Sở Thần Tiên” (Alice in Wonderland) của Lewis Carroll.
Trong khi từ giã, Alice thấy con mèo bắt đầu lẩn mất một cách chậm chạp, "bắt đầu", như cô ấy kể với chúng ta, "với đoạn cuối của cái đuôi, và cuối cùng là một cái tai, giữ nguyên vị trí một thời gian sau khi giấc ngủ của nó trôi qua". Alice đươc chỉ dẫn để gây chú ý trong sự ngạc nhiên: "À! Tôi hay trông thấy một con mèo không có một cái tai;
nhưng một cái tai không có một con mèo! Đó là điều kỳ lạ nhất tôi từng thấy trong cả cuộc
đời tôi!" (Chương 6)
Nếu chúng ta được rèn luyện lo-gic một cách đúng đắn, chúng ta sẽ cùng có cảm giác ngạc nhiên giống như Alice bất cứ lúc nào chúng ta nghe ai đó nói về màu đỏ hoe, trạng thái tròn, chân lý, vẻ đẹp và có ích -- như nếu chúng có thể tự tồn tại trong quyền lợi riêng của chúng và không đơn thuần là sự trừu tượng, mà (giống như nụ cười toe toét của con mèo) phụ thuộc vào một vài thực thể cụ thể về sự tồn tại của chúng. Hãy làm theo Alice, chúng ta sẽ biểu lộ sự ngạc nhiên của chúng ta bằng cách nhận xét khi chúng ta thấy những trái táo đỏ hay những trái banh tròn, và người thật thà, đẹp, có ưu điểm nhưng
không bao giờ ta nói những trái táo đỏ hoe, trái banh ở trạng thái tròn, người chân lý, có vẻ đẹp, có ích.
Cú pháp xuất phát từ tiếng Hy Lạp là "hypostatos", có nghĩa "có một sự tồn tại trong thực thể". Tiền tố hypo theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là "xuống" hoặc "bên dưới" (như hypodermic có nghĩa là "dưới da") và statis xuất phát từ nguồn gốc Hy Lạp có nghĩa "đứng lên", có liên quan đến những từ Hy Lạp đối với thực thể hay trầm tích. Vì thế cú pháp hóa hợp lý để biểu hiện hành động của các từ ngữ thực sự thú vị nếu như chúng là những từ
ngữ thực thể.
Sự sai lầm phép tu từ cốt ở việc một từ trừu tượng nếu như nó là một từ cụ thể. Nhưng ngược lại, những từ cụ thể chỉ rõ những vật thể riêng biệt hay thuộc tính của vật thể, như màu đỏ và trái banh, những từ trừu tượng chỉ rõ những nét đặc trưng chung, như đỏ hoe, trạng thái hình tròn, có ích. Nó là một nét riêng biệt của những từ trừu tượng mà chúng có thể được sử dụng không nhắc đến những đề tài mà có thuộc tính chúng nêu rõ.
Mặc dù sự trừu tượng là một nét đặc biệt hữu dụng của ngôn ngữ và tư duy, cho phép chúng ta thảo luận những ý kiến như vẻ đẹp của tính chất, chúng mang những nguy hiểm tiềm ẩn. Chúng ta có thể phạm lỗi của sự thừa nhận mà giống như những từ cụ thể, chúng gọi tên cụ thể những thực thể riêng biệt đó, thí dụ, thêm vào trong đó những vật chất như thế, như những trái banh màu đỏ và những người có ưu điểm, cũng có những thực thể tồn tại riêng lẻ như màu đỏ, hình tròn và có ích.
Nó sẽ không quá tệ nếu quá trình này hạn chế được sự nảy sinh của những sự trừu tượng không đáng lo ngại như thế. Nhưng chúng ta không dừng lại ở đó. Chúng ta tiếp tục phát minh ra những ảo tưởng trí tuệ khác như người lai, người Ái (dân Ý sống ở Mỹ),
9 Fallacy of Hypostatization
người da đen, người Anglo-Saxon (da trắng theo đạo tin lành)… với những gì mà chúng ta gieo rắc mầm mống của sự căm thù và phân biệt. Chúng ta nói về một vật như thế nào -- chúng ta miêu tả nó như thế nào -- quyết định chúng ta xem nó như thế nào, những gì chúng ta tin tưởng về nó, và kết quả là chúng ta phản ứng về nó như thế nào. Và đây là bài học quan trọng sai sót này dạy cho chúng ta. Thực tế chúng ta đang sống, nó nhắc nhở chúng ta, được xây dựng rộng rãi bởi ngôn ngữ và những gì chúng ta miêu tả nó với bản thân mình. Từ người lai, chúng ta cần xem xét rõ ràng, không chỉ nhận ra một số thực tế độc lập hiện tại của thế giới; nó không chỉ có nghĩa "một người thừ hưởng sự pha trộn"; những gì nó muốn và đã nói là "thật kinh tởm!". Và giống nhau là sự thật của tất cả các từ khác trong bản chất tự nhiên này. Chúng đưa vào thế giới với những phản ứng xuyên tạc của chúng ta, sáng tạo trong quá trình sự tổn hại và đau khổ vô hạn. Để được bảo vệ trong những từ ngữ, và trông như tất cả các từ ngữ khác trong vốn từ của chúng ta, chúng đánh lừa chúng ta làm cho chúng ta suy nghĩ rằng những vật chất có tên tất nhiên tồn tại, đúng hơn là những ý nghĩa đơn thuần trong phản ứng của chúng ta.
Như một dấu hiệu của những mối đe dọa phép tu từ vốn có, xem xét lý luận này:
a. Tự nhiên tạo ra những cải tiến trong một chủng loại bằng cách loại trừ những vật thể không phù hợp hay gây cản trở từ việc làm ô nhiễm nhóm gen của sự phù hợp. Vì thế, nó chỉ đúng với chúng ta khi loại trừ những người không đạt tiêu chuẩn này.
Tự nhiên đặc biệt được hưởng ân huệ như một chủ thể cho cú pháp, có lẽ bởi vì nó là một sự trừu tượng phức tạp mà chúng ta khó nói về nó khi không cụ thể hóa nó. Trong lý luận (a) ở trên, tự nhiên được ban cho với một khả năng nhận biết những gì là một "cải tiến" và những gì không phải; "phù hợp" là gì và "không phù hợp" là gì, mặc dù nó phi hiện thực để quy cho tự nhiên bất cứ trí khôn hay mục đích nào như nhân loại.
Bất chấp những gì được nói, chúng ta phải nhớ rằng không phải tất cả cách sử dụng phép tu từ đều có hại và nguy hiểm. Trong ngữ cảnh của thi ca hay văn chương phương thức ngôn ngữ này không chỉ là một dạng hình tượng dí dỏm. Ở đây, từ bản chất dường
như cũng được ưu đãi đặc biệt. Thí dụ, Shakespear thường xuyên sử dụng nó, như trong
Julius Caesar, đoạn Antony nói về Brutus:
b. Thiên nhiên có thể trỗi dậy . Và nói với cả thế giới "Đây là một con người!" (màn 5, cảnh 5)
Lập trình viên tân dụng sai sót của phép nhân hóa khi anh ta nói về máy vi tính giống như nó là một con người.
Và vì thế trong hai câu thơ này, Giáo Hoàng Alexander đã viết (bản quyền 1730)
và có ý muốn nói như một văn mộ chí cho Isaac Newton trong Tu Viện Westminster.
c. Tự nhiên và những quy luật tự nhiên đã sắp đặt trong đêm tối Chúa trời nói
"Hãy để Newton sống!" và tất cả đều sáng lên.
Chúng ta không nên phản đối cách sử dụng của phương thức ngôn ngữ này trong tường thuật tin tức và đặt đầu đề mà nó được sử dụng cho mục đích ngắn gọn, như "Đức
xâm chiếm Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939", "Ottawa bác bỏ hiệp ước", "Quốc Hội đang họp"…Trong những trường hợp như thế chúng ta hiểu rõ rằng quân đội Đức xâm chiếm Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939; rằng nó là những chính quyền có liên quan, và không phải Ottawa, người mà đã bác bỏ hiệp ước trong vấn đề; đó là những thành viên của Quốc Hội, và không phải sự trừu tượng hóa Quốc Hội.
Chúng ta cũng phải nhận ra những trường hợp đó mà chúng ta không đưa vào bằng cách thức này của diễn văn nhưng đúng hơn là sử dụng nó có ý thức với sự hiểu biết đầy
đủ những gì mà chúng ta đề cập.
Chirstopher Stone là nhà môi trường học viết Cây Cối Nên Có Vị Trí? Hướng những quyền lợi hợp pháp đối với những thực thể tự nhiên là một ví dụ rõ ràng nhất.
“Như chúng ta đã biết, trong một thời gian rất dài, những người mà cố gắng giữ gìn môi trường từ sự lạm dụng không có một thời gian thoải mái của nó đặc biệt không với những lý luận mà chúng tìm cách đạt được. Chủ nhân của những khu rừng và ao hồ có thể thay đổi một tí về những yêu cầu chuẩn: Chúng ta không đốn rừng bởi vì mỗi năm một lần các bạn sẽ băng qua khu rừng? Chúng ta không bỏ rác công nghiệp ở ao hồ vì các bạn thích câu cá ở trong hồ? Chúng ta cần bột
giấy từ những khu rừng đó để làm ra báo, tạp chí, và sách mà duy trì cách sống
của mình, và chúng ta cần những nhà máy và sản phẩm của chúng để đảm bảo việc làm và hàng hóa cho con người. Bên cạnh đó, rừng là tài sản của chúng ta.”
Những gì Stone đề nghị trong quyển sách ngắn của ông là một lý luận khác cơ bản
- và một lý luận mạnh mẽ hơn. Thật đơn giản, những gì ông ta nói: Đừng đốn cây cối đó hay làm ô nhiễm hồ, không phải vì hành động của bạn sẽ làm mất đi những vật thể khác có ích đưa ra những thực thể đẹp, tự nhiên này, nhưng đúng hơn là cây cối không muốn bị
chặt phá và ao hồ không muốn bị ô nhiễm. Nói ngắn gọn, cây cối và ao hồ cũng có quyền lợi của chúng bởi vì chúng tồn tại trong quyền lợi riêng và không đơn giản những sự chiếm hữu hay những nguồn gốc của lợi ích có thể xãy ra đối với những tồn tại khác. Làm thế nào chúng ta tự coi mình là trung tâm, Stone lý luận, để phân chia cho những vật chất ý nghĩa tinh thần hoàn toàn trên cơ bản lợi ích của chúng đối với chúng ta. Chúng ta phải cố gắng thay đổi quan điểm của mình về thiên nhiên, không xem nó như trò chơi hay vật sở hữu
của chúng ta để làm những gì chúng ta thích, và đúng hơn nó là một thực thể của giá trị
vốn có như thế mà chúng ta cảm thấy buộc phải bảo vệ nó.
Trong lời mở đầu của ông ta đối với quyển sách được đọc và hâm mộ rộng rãi này, Stone kể với độc giả rằng nếu quan điểm ông ta đang thúc đẩy (những vật thể tự nhiên có quyền bất khả nhượng) xem ra vô lý, nó sẽ hữu dụng để nhớ rằng không quá lâu những nhóm như thế như phụ nữ, những người Mỹ gốc Phi, và người Mỹ bản xứ cũng bị từ chối những quyền lợi cơ bản của nhân loại trên nền tảng họ không phải là người được xã hội chấp nhận. Có lẽ sớm hay muôn lý luân cây cối có quyền lợi dường như sẽ không xa lạ như trong lúc này.
Những gì Stone đang làm ở đây là sáng tác một quyển tiểu thuyết mới, làm ra vẻ như những cây cối đó giống như con người (hay ít ra, giống như tập thể) và có quyền lợi. Nói ngắn gọn, ông ta đang cú pháp hay nhân hóa những thực thể tự nhiên. Nhưng, theo
Garret Hardin, trong lời nói đầu của ông ta trong quyển sách của Stone, chỉ ra, vì thế chủ
nhân của những khu rừng và ao hồ đã khẳng định chúng là "tài sản" của họ.
…Nhưng mỗi luật sự và mỗi nhà kinh tế học giỏi biết rằng "tài sản" không phải là một vật chất mà đơn thuần là một công bố bằng miệng mà những quyền lực và đặc quyền truyền thống của một số thành viên trong xã hội sẽ được bảo vệ quyết liệt khỏi sự công kích của những người khác. Từ " tài sản" biểu tượng hóa một mối đe dọa của hành động; nó là một thực thể có đặc tính như động từ, nhưng (là một danh từ) từ ngữ ảnh hưởng đến tư duy của chúng ta theo hướng tồn tại độc
lập chúng ta gọi là vật chất. Nhưng sự vĩnh cửu đã có được bởi tài sản không phải là sự vĩnh cửu của một nguyên tử; nhưng của một sự hứa hẹn (một điều hảo huyền nhất). Thậm chí sau khi chúng ta trở nên có nhận thức về sự chỉ dẫn sai
của chú ý bị ép buộc bởi danh từ "tài sản", chúng ta có thể vẫn đồng ý một cách tiêu cực với điểm sai của giá trị sử dụng liên tục của nó bởi vì một mức độ của ổn định xã hội cần thiết để đạt được công việc đã hoàn thành theo thường lệ. Nhưng khi nó trở nên hoàn toàn khó khăn mà giá trị sử dụng không cân nhắc liên tục của từ "tài sản" được chỉ dẫn đến những kết quả hiển nhiên không đúng và phản tác dụng xã hội, sau đó chúng ta phải dừng lại và tự hỏi chúng ta muốn xác định lại quyền lợi của tài sản như thế nào. (Cây Cối Nên Có Vị Trí? Hướng Những Quyền Lợi Hợp Phát Đối Với Những Thực Thể Tự Nhiên. Los Altos, CA: William Kaufmann, 1974 trang 6-7)
Hardin không cần thiết chỉ trích thực tiễn hay quá trình của cú pháp ông ta miêu tả. Ông ta chỉ thúc đẩy chúng ta nhận ra nó là gì. "Tài sản" là một viễn tưởng, một khái niệm chúng ta phát minh hay nghĩ ra. Nó không thay thế một số vật chất cụ thể chúng ta phát hiện ra rằng nó có một tồn tại độc lập của chúng ta hay những mong muốn của chính mình. Chỉ cần chúng ta tìm thấy khái niệm hữu dụng và có ích chúng ta có thể tiếp tục bao quát nó; nếu khái niệm bắt đầu chứng tỏ khác, để chúng ta nhớ rằng chính chúng ta đã phát huy nó thành bản chất (định nghĩa nó), và vì thế không có gì ngăn cản chúng ta từ việc loại trừ nó (định nghĩa lại) nên chúng ta quyết định làm như thế.
Cuối cùng chúng ta có thể hỏi, nếu nói rằng dạng này rất có hại, tại sao chúng ta sử dụng đến nó rất thường xuyên? Câu trả lời rất đơn giản: chúng ta có nhiều lợi ích từ cách nói như thế. Chúng ta sử dụng nó, chúng ta có nhận ra nó hay không, như một thể thức của ma thuật về từ. Do đó từ khoa học được sử dụng trong một quảng cáo sẽ bán được hầu hết bất cứ thứ gì, như những người quảng cáo nghiên cứu. Dĩ nhiên chúng ta cũng khai thác
sai sót. Ví dụ, chúng ta thấy rằng nó dễ hơn để chỉ trích "sự thiết lập" hay "hệ thống" đúng hơn là chỉ ra những quy luật hay thực tiễn riêng biệt mà chúng ta cảm thấy cần thay đổi.
Nhưng chúng ta trả một giá quá đắt cho sự lạm dụng này. Để từ tự do được sử dụng thường như một hiệu lệnh tập hợp. Chúng ta sẽ có nhiều lợi ích hơn để ngưng trong chốc
lát và tự hỏi: tự do cho ai? tự do từ những gì? tự do để làm gì? Những câu hỏi như thế sẽ
cứu lấy nhiều sự sống.
Chúng ta cần nhớ rằng những từ ngữ như tự nhiên, sự thật và tự do là trừu tượng, không tồn tại trong thế giới thực. Chúng ta có thể nghiên cứu để làm giảm số lượng từ trong thế giới trừu tượng đó bằng một quá trình thay thế. Bất cứ khi nào một từ xuất hiện đáng ngờ, nó nên được truy nguyên thấy bắt nguồn từ vật chất dường như nó miêu tả và
một từ mới nên được thay thế cho tư đáng ngờ đó. Đôi khi sự trừu tượng được thay đổi một cách đơn giản từ một danh từ sang một tính từ. Vì thế, chúng ta có thể thay thế "Sự thật sẽ làm bạn thoải mái" với " Những lời nhận xét chân thật sẽ làm bạn thoải mái", thay thế "Hoa Kỳ không thể làm sai" với "Tổng Thống (hay những thành viên của Quốc Hội Hoa Kỳ) không thể làm sai". Với dạng phân tích này, nhiều nhận xét dường như hết sức sâu sắc thường chúng tỏ nó không sâu sắc ở toàn thể.
• Sai lầm trong phép tu từ nảy sinh khi chúng ta xem xét những từ trừu tượng như thể chúng là những từ cụ thể. Thậm chí chúng ta thường xuyên quy cho chúng những đặc tính giống như con người.
• Chúng ta dùng phép tu từ khi nói những điều như "Hoa Kỳ không thể làm sai", "Tự nhiên quy định quyền lợi là gì" …Những điều đó là sai sót, không phải Hoa Kỳ mà cũng không phải tự nhiên có năng lực của tư duy, mục đích hay sáng tạo.
• Tuy nhiên, chúng ta cần tu từ những từ ngữ nổi bật đối với những mục đích diễn cảm hay thi ca (như trong nhận xét của Antony về Brutus) từ những từ ngữ được phép tu từ hóa đối với những mục tiêu hợp lý hay miêu tả mà những sự khẳng định nào đó được tạo thành (như trong nhận xét về tự nhiên tạo nên những tiến bộ trong một chủng loại). Trong khi cách sử dụng trước đó thì vô hại, những cách sử dụng sau này có thể trở nên tiêu cực.
-
07-17-2010, 01:24 AM #18
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
7. Biện Hộ Đặc Biệt Fallacy of Special Pleading
Sai lầm do sự biện hộ đặc biệt là áp dụng hai tiêu chuẩn khác nhau: một áp dụng cho bản thân người nói (bởi vì họ đặc biệt) và cái kia (tiêu chuẩn khắt khe hơn) cho những người khác. Bertrand Russell đã có lần diễn tả một nét tính cách của con người như sau: a. Tôi là người kiên định; bạn là người bướng bỉnh; anh ta là người cứng đầu. Khi chúng ta dùng sự biện hộ đặc biệt tức là chúng ta thiên vị chính mình và có thiên kiến đối với người khác. Như trong sự lảng tránh vấn đề bằng ngôn ngữ cường điệu, chúng ta có ý định và hy vọng rằng người khác sẽ tin rằng cách thể hiện như vậy của chúng ta là chính xác nhưng thực tế là nó chỉ phản ánh những thành kiến của chúng ta mà thôi. Cũng giống như những sai lầm khác, loại sai lầm kiểu này có thểđược sử dụng vì mục đích gây cười. Nữ diễn viên Shelley Winters (ở tuổi 46) khi được hỏi ý kiến của bà về việc khoả thân trên sân khấu đã trả lời như sau:
b. Tôi cho rằng đó là điều ghê tởm, đáng xấu hổ, và nó phá hoại những phẩm cách của người Mỹ. Nhưng nếu tôi ở độ tuổi 22, với một cơ thể đẹp thì đó lại là nghệ thuật, sự gợi cảm, yêu nước, tiến bộ và là hành vi có ý thức. Khi chúng ta có sự biện hộ đặc biệt thì sẽ không vô tư, lập luận sẽ mâu thuẫn. Đó là việc đánh giá mình cao hơn khi áp dụng một tiêu chuẩn nhưng lại không áp dụng tiêu chuẩn đó khi đánh giá về người khác. Chẳng hạn như xem những người lính của đất nước mình là anh hùng vì những cống hiến và hy sinh của họ trong khi mô tả người lính đối phương như những kẻ cuồng tín, dã man như trong bài xã luận sau đây:
c. Những thủ đoạn tàn nhẫn của kẻ thù, sự cuồng tín của chúng, những vụ tấn công cảm tử đã bị đánh bại bởi những phương sách cứng rắn của các sĩ quan và sự hy sinh quên mình của binh lính chúng ta. Việc hy sinh và tự sát có phải là hai sự kiện khác nhau hay không? Rõ ràng là không, nhưng qua việc sử dụng ngôn ngữ lại thuyết phục được người khác rằng sự khác nhau trong cách mà chúng ta gán cho những sự kiện có thể phản ánh được sự khác nhau trong tính chất của sự kiện đó. Sự tồn tại trong ngôn ngữ những cặp từ kiểu như anh hùng/cuồng tín đã làm cho chúng ta thực hiện những sự biện hộ đặc biệt mà không hề nhận thức được rằng chúng ta đã làm như vậy. Trong danh sách dưới đây liệt kê những cặp từ đều phản ánh nội dung một sự kiện nhưng khác nhau về thái độ mà chúng ta hay gặp:
Việc làm/ việc cực nhọc,
Vận động viên thể thao/ kẻ ăn chơi (sportman/playboy),
Nhân viên cảnh sát/ cớm,
Hội/ phe đảng,
Sôi động/ huyên náo,
Tâm sự/ nhiều chuyện,
Kế hoạch/ âm mưu,
Mạnh dạn/ cả gan,
Trả công/ bố thí,
Thi hành án tử hình/ giết,
Nhiều màu sắc/ loè loẹt,
Mập/ béo,
Trần tục/ tục tĩu,
Thận trọng/ đa nghi,
Kín đáo/ dấu diếm,
Hiền/ khờ,
Nhát/ nhu mì,
Khôn lanh/ gian sảo,
Yêu tha thiết / lụy tình,
Quả thực, nhiều khi chúng ta nói những điều có thể được xem là sự biện hộ đặc biệt, khi chúng ta áp dụng một tiêu chuẩn với cái này nhưng lại áp dụng tiêu chuẩn khác đối với cái khác. Khi chúng ta biện hộ đặc biệt, chúng ta có thái độ thiên vị chính mình và thiên kiến đối với những đối tượng khác. Chúng ta dùng tiêu chuẩn kép bằng cách dùng những từ khác nhau để nói về cùng một sự vật.
Ví dụ như "Con trai tôi là một người đào hoa, còn con gái bà ta chỉ là một kẻ lang chạ". Cũng như trong trường hợp lảng tránh vấn đề theo kiểu ngôn ngữ cường điệu, chúng ta có ý định và hy vọng người khác tin rằng những cái mà chúng ra gán cho một sự vật là miêu tả đúng sự vật đó. Tuy nhiên trong thực tế nó lại phản ánh thiên kiến của chúng ta. TQ hiệu đính, biện hộ đặc biệt còn được gọi là lý luận kép, lý luận nhị chuẩn (Double standard); mình thì thế này, còn người ta là thế khác, hay lý luận "nhất bên trọng, nhất bên khinh". Như ví dụ trên có nói, con trai mình có nhiều "bồ" thì mình cho là "đào hoa", trong khi con gái người ta có nhiều "bồ" thì mình gọi là "lạng chạ". Một ví dụ khác, con của mình thành công thì mình gọi là "giỏi", con người khác thành công thì mình cho rằng "tốt số". Hay là, con mình thi rớt tốt nghiệp, mình gọi nó là "kém thông minh", con người khác thi rớt tốt nghiệp, mình gọi đứa đó "ngu". Trên thực tế, "đào hoa" và "lang chạ", "giỏi" và "tốt số", và đặc biệt "kém thông minh" và "ngu" thì có mấy chi khác. Họa chăng, khác là cách nhìn và khác vào cách dùng từ của con người!!!! Hay khác là khác vào giả định của chúng ta: chúng ta cho chính mình là đặc biệt và người khác thì không.
Bóp Méo Sự Thật]Distoring the Facts
Trong phần cuối này, chúng ta xem xét một kiểu sai lầm nữa. Trong sai lầm này, thay vì bỏ qua hay lảng tránh sự thật, người nói đã bóp méo, xuyên tạc nó. Trong sai lầm do sự tương đồng giả tạo, một số sự việc nhất định được tạo ra có vẻ giống nhau nhưng thực sự lại không phải như vậy. Sai lầm do sai nguyên nhân làm cho các sự việc dường như có mối quan hệ nhân quả nhưng thực sự lại không phải như vậy. Trong sai lầm của lý luận khập khuôn: một sự kiện nhất định sẽ gây ra một chuỗi phản ứng không trông đợi nhưng thực tế lại không phải như vậy. Trong sai lầm của những luận điểm không phù hợp lại bóp méo sự việc bằng cách chuyển sự chú ý của chúng ta đến những vấn đề không phù hợp với chủ đề đang được nói đến sau đó làm cho chúng ta chấp nhận những đánh giá sai về những gì đang được bàn luận.
-
07-17-2010, 01:28 AM #19
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
8. Tương Đồng Giả Tạo Fallacy of False Analogy
Một vài cách giải thích có ích đôi khi lại nguy hiểm khi bằng cách tương đồng. Sự tương đồng là cách phát huy quan điểm của chúng như làm cho một vấn đề chưa rõ ràng, chưa được chứng minh tương đồng với một vấn đềđã biết và cho rằng hai vấn đề này có sự giống nhau cơ bản. Sai lầm do tương đồng giả tạo xảy ra khi sự so sánh giữa các sự vật không hợp lý và kết quả của việc bóp méo sự thật đang được nói đến.Thu hút sự chú ý vào đặc điểm giống nhau có thể hoàn toàn hữu ích khi mà các sự vật được xem xét có sự giống nhau ở những đặc tính quan trọng, và khác nhau ở những đặc tính không quan trọng. Ngược lại nếu chúng chỉ giống nhau ở những đặc tính không quan trọng, và khác nhau ở đặc tính quan trọng thì sẽ không có sự tương đồng ở đây và do đó sự so sánh sẽ có lỗi: làm nổi bật những sự tương nhỏ nhặt để làm cơ sở kết luận rằng nếu cái này đúng thì cái kia cũng đúng. Xem xét lập luận sau đây, được ủng hộ bởi các nhóm chia rẽ sắc tộc trong lịch sử:
a. Dùng sức mạnh ép buộc là điều cần thiết khi muốn người khác tin vào tôn giáo của chúng ta về cuộc sống ở cõi sau là điều tốt cho họ, điều đó cũng như việc ngăn cản người đang trong tình trạng thiếu tỉnh táo về nhận thức khỏi bị rơi từ vách đá trên cao. Thậm chí nếu chúng ta thừa nhận tôn giáo của chúng ta là cao siêu đối với những người khác, thì lập luận này vẫn không thuyết phục do việc gây nhầm lẫn trong trường hợp trên. Trong một trường hợp là vấn đề đang cứu một người đang trong tình trạng thiếu tỉnh táo về nhận thức khỏi cái chết, còn ở trường hợp kia những người liên quan hoàn toàn tỉnh táo và đủ nhận thức. Cho nên sẽ không phù hợp khi nói rằng dùng sức mạnh cưỡng ép là điều cần thiết trong trường hợp một người thiếu tỉnh táo và vấn đề liên quan là tính mạng của họ cũng giống như trong trường hợp dùng sức mạnh cưỡng ép trong trường hợp những người khác đối với vấn đề cuộc sống cõi sau. Nếu có ai đó nói rằng một người không tin vào thứ tôn giáo đó thì họ không có khả năng nhận thức, người này đã phạm vào lỗi lảng tránh không tập trung vào vấn đề. (Sự thật là nếu một người nói người kia không có khả năng nhận thức thì lời nói đó cũng không chứng minh được rằng Để làm rõ lỗi trong sự tương đồng giả tạo hay sự giống nhau không hoàn hảo (imperfect analogy), như cách một số người vẫn hay dùng, cần thiết phải làm rõ rằng có hai sự vật được đem ra so sánh, giữa chúng có sự khác nhau về các yếu tố cơ bản, và có sự giống nhau về các yếu tố không cơ bản.người được nói đến
là như vậy.)
b. Tại sao chúng ta lại đa cảm về việc một vài trăm nghìn người da đỏ châu Mỹ mất đi trong khi nền văn minh vĩ đại của chúng ta đang được xây dựng? Có thể họ phải chịu đựng sự bất công, nhưng nói thế nào thì bạn cũng không thể làm món ốp lết mà không đập vỡ quả trứng được. Luận điểm này khiến chúng ta phải đề phòng vì bản chất nhạt nhẽo của sự tương đồng; so sánh những con người với những quả trứng và món ốp lết có vẻ như quá tầm thường. Tuy nhiên sai lầm lại nằm chính trong sự so sánh được nói đến hơn là những điều vô vị. Thậm chí nếu việc xây dựng một nền văn minh vĩ đại sẽ không thể thiếu nếu không gây ra các tổn thương cũng giống như việc không thể làm món ốp lết mà không đập vỡ những quả trứng là đúng, thì hai trường hợp này cũng không thể so sánh được. Vì đập vỡ những quả trứng không làm đau những quả trứng đó, nhưng để xây dựng một đế quốc mà phải giết hại cuộc sống của con người thì là một việc đau lòng. Lỗi tương tự có thể tìm thấy trong lập luận sau, trích từ tác phẩm nổi tiếng của nhà triết học Scottish thế kỷ 18, David Hume, tác phẩm "Tự Vẫn" ("On Suicide"): c. Tôi sẽ không làm nên tội lỗi nếu thay đổi dòng chảy của sông Nile hay sông Danube, vậy tôi có tội chăng nếu làm thay đổi một chút mạch máu khỏi dòng chảy tự nhiên của nó. Trong ví dụ trên đây, các sự vật được so sánh có sự khác nhau cơ bản: trong khi chuyểndòng chảy của các con sông kia không thể phá huỷ chúng; nhưng nếu thay đổi dòng chảy trong mạch máu người tức là phá bỏ (mạng) nó hoàn toàn. Tuy có sự giống nhau cơ bản về các sự vật được so sánh, nhưng ví dụ sau cũng xảy ra lỗi:
d. Những điều được dạy trong trường này phụ thuộc hoàn toàn vào những gì các sinh viên quan tâm. Tiêu dùng tri thức cũng giống như tiêu dùng bất cứ cái gì khác trong xã hội. Thầy giáo là người bán, sinh viên là người mua. Người mua quyết định cái họ muốn mua, do đó sinh viên quyết định họ muốn học cái gì. Người mua thường hiểu được món hàng trước khi họ quyết định mua nó, nhưng liệu các sinh viên có hiểu được các môn học trước khi họ học nó hay không.
e. Tại sao các thợ mỏ than phiền phải làm việc 10 tiếng mỗi ngày? Những giáo sư cũng làm việc với thời gian như thế lại không bị tổn hại gì rõ ràng. Nơi công việc diễn ra, dưới những điều kiện việc làm nào đã làm cho sự so sánh này trở nên giả tạo. (TQ hiệu đính, điều kiện và công việc của giáo sư và công nhân lao động có giống nhau không, tại sao lại đem ra so sánh?) Những lập luận của Francis Bacon ở thế kỷ 18 về ủng hộ chiến tranh cũng chứa đựng sự tương đồng giả tạo.
f. Không ai có thể khoẻ mạnh nếu không rèn luyện, cho dù là thực thể tự nhiên hay xã hội; và chắc chắn đối với một vương quốc, một cuộc chiến tranh đáng trân trọng cũng là một sự rèn luyện thực sự. Một cuộc nội chiến giống như cái nóng của một cơn sốt; nhưng một cuộc chiến ngoại xâm thì giống như hơi nóng của sự rèn luyện, và nó sẽ làm cơ thể khỏe mạnh; vì sự hoà bình lười biếng làm cho con người ta yếu đuối và hư hỏng. (Điều Vĩ Đại Thực Sự Của Những Vương Quốc) Điều gây chú ý trong lập luận trên không phải là lý luận sắc bén của Bacon khi ông bênh vực cho chiến tranh mà là ông đã không để ý rằng các quốc gia không giống như những cá nhân, và sự rèn luyện sức khoẻ cá nhân không nhất thiết phải làm tổn hại đến người khác như các cuộc chiến tranh. Trong lý luận, phép ẩn dụ (metaphors) có xu hướng gây nhầm lẫn hơn là làm sáng tỏ vấn đề. Điều này đặc biệt đúng trong sự tương đồng, về mặt bản chất là sự ẩn dụ được thổi phồng ra. Chúng ta có thể khâm phục khả năng ẩn dụ của Bacon về các khái niệm cơ thể, sự rèn luyện, sức nóng nhưng không được nhầm lẫn ý đồ ẩn dụ với ý nghĩa lý luận. Xét ở khía cạnh lý luận, lập luận của Bacon, giống như của Hume về Tự Vẫn, không thuyết phục được chúng ta bởi vì sự tương đồng giả tạo được sử dụng ở đây. Tuy nhiên, đôi khi sự lý giải theo kiểu tương đồng có thể hữu ích. Trường hợp điển hình nhất là việc nhà toán học Hy Lạp Ác-shi-mét (Archimedes) khám phá ra rằng cơ thể khi ngập chìm trong chất lỏng sẽ làm mất đi một khối lượng chất lỏng tương ứng bị thay thế. Ông đã phát hiện ra điều này khi cố gắng tìm lời giải cho vấn đề của Vua Hê-rông (Hieron). Nhà Vua muốn biết rằng loại kim loại nào đã được dùng để làm vương miện mà không phải nung chảy chiếc vương miện đó. Ông đã giải quyết vấn đề này bằng cách quan sát rằng nước trong bồn tắm dâng lên khi bị phần cơ thể ông chiếm chỗ. Và ông cũng có cách lý giải tương tự rằng một khối lượng vàng sẽ chiếm chỗ ít hơn cùng một khối lượng bạc do nó có thể tích nhỏ hơn. Sau đó ông kiểm tra chiếc vương miện và phát hiện ra nó không được làm bằng vàng nguyên chất. (Người thợ kim hoàn đã lẫn bạc vào chiếc vương miện khi đúc nó). Câu chuyện về nhà thiên văn học vĩ đại thời phục hưng, Copernicus, cũng có liên quan đến vấn đề này. Khi đang cho thuyền trôi bên cạnh bờ sông, ông có một ảo ảnh rằng bờ sông đang di chuyển trong khi con thuyền vẫn đứng yên. Điều này đã gây ấn tượng cho ông, rằng ảo ảnh tương tự cũng gây cho loài người niềm tin trái đất vẫn đứng yên trong khi mặt trời lại di chuyển xung quanh nó. Lý giải theo cách này, Copernicus đã tạo ra một cuộc cách mạng trong nhận thức của con người về vũ trụ mà ngày nay người ta gọi là Thiên Văn Học Hiện Đại (Modern Astronomy). Tuy nhiên những khám phá được thực hiện bằng việc kiểm tra kỹ lưỡng các sự kiện tương đồng, vì nhiều ví dụ nêu ra ở trên cho thấy có hiện tượng sai lầm. Ngày nay chúng ta mỉm cười khi tổ tiên chúng ta nghĩ về việc truyền giống vào người phụ nữ, việc sinh sản của con người cũng tương tự như việc thu hoạch vào các vụ mùa. Chúng ta tự hỏi làm sao con người lại có quan niệm mê tín rằng khi muốn tiêu diệt kẻ thù thì phải tạo ra các hình ảnh của chúng rồi tiêu huỷ nó. Tuy nhiên việc con người hiện đại bị nhầm lẫn bởi sự tương đồng vẫn xảy ra hàng ngày. Cách tốt nhất để tránh được những nhầm lẫn như vậy là hãy phân loại thành những khía cạnh của các yếu tố đó, sau đó xem xét cái nào là phù hợp với các luận điểm, cái nào không phù hợp.
• Khi chúng ta lý giải bằng sự tương đồng, nghĩa là chúng ta so sánh những cái lờ mờ, khó hiểu với những cái khác đã được biết rõ.
• Sự so sánh tương đồng có thể chấp nhận được khi hai sự vật được so sánh có sự tương đồng về các yếu tố cơ bản, và khác nhau về các yếu tố không cơ bản.
• Nếu các sự vật được so sánh khác nhau ở những đặc điểm cơ bản, quan trọng, và chỉ giống nhau ở những điểm không cơ bản, không quan trọng thì sẽ không có sự tương đồng ở đây. Đó là sự tương đồng giả tạo hay so sánh không hoàn hảo.
-
07-17-2010, 01:34 AM #20
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
9. Sai Nguyên Nhân Fallacy of False Cause
Sai lầm do nguyên nhân sai (Những sai lầm này trong tiếng La tinh là post hoc, ergo propter hoc có nghĩa là sau đây, do đó, bởi vì.) là luận điểm cho rằng các sự kiện có mối quan hệ nhân quả với nhưng trong thực tế lại không phải như vậy. Sai lầm dạng này trước đây khá phổ biến, nhưng bây giờ nó ít tồn tại dưới dạng thô sơ do sự nhận thức của con người ngày càng cao. Chúng ta đủ tỉnh táo để không làm theo kế hoạch của nhà cải cách người Anh Thomas Malthus. Ông này nhận thấy rằng những người nông dân cần cù và nghiêm túc thì có ít nhất một con bò trong khi những người không có bò lại lười biếng và say xỉn. Do đó ông khuyến nghị chính quyền nên cho những nông dân không có bò kia một con để làm họ nghiêm túc hơn và chăm chỉ hơn. Những luận điểm sau đây chứa đựng các sai lầm thường thuyết phục được con người ngày nay.
a. Những cuộc chiến lớn mà chúng ta đã tham gia trong vài thế hệ vừa qua xảy ra khi chúng ta có những Tổng Thống phe Dân chủ, vì vậy chúng ta phải suy nghĩ hai lần trước khi bỏ hiếu cho phe Dân chủ trong cuộc bầu cử Tổng Thống lần này.
b. Ngày càng nhiều những người trẻ tuổi theo học ở các trường trung học và đại học. Nhưng cũng lúc, càng ngày nhiều các tội phạm vị thành niên và sự xa lánh, ghét bỏ trong tầng lớp tuổi trẻ. Điều này chứng tỏ rằng những người trẻ tuổi này đã bị làm xấu đi do nền giáo dục của họ. Thực tế là hai sự kiện xảy ra một cách đồng thời và cái này sẽ bị bóp méo bởi cái kia khi chúng ta giả định cái này là nguyên nhân dẫn đến sự kiện kia. Một dạng sai lầm phổ biến khác là đưa ra giả định không đúng là: vì một sự kiện xảy ra trước một sự kiện khác, do đó nó là nguyên nhân của sự kiện thứ hai. Thực tế, khi nêu ra một sự kiện, có vô số các sự kiện xảy ra trước đó và bất cứ sự kiện nào cũng có thể là nguyên nhân. Nên hai sự kiện xảy ra liên tiếp không thể xem là có mối quan hệ nhân quả. Nếu không chú ý đến điều này thì chúng ta có thể mắc sai lầm. c. Hai mươi năm sau khi tốt nghiệp, những cựu học sinh của trường Harvard có số thu nhập bình quân cao gấp năm lần những người không học đại học có cùng độ tuổi. Nếu ai đó muốn giàu có thì nên đăng ký vào học ở Harvard. Xuất phát điểm cho việc đánh giá này đã không phù hợp. Mặc dù theo học ở trường Harvard có thể mang lại khả năng có thu nhập cao, nhưng cũng cần phải nhớ rằng trường này chỉ thu hút và chấp nhận những sinh viên xuất sắc hoặc những sinh viên có điều kiện khá giả. Do đó những cựu sinh viên trường Harvard có thể có thu nhập cao không phải vì trường mà họ đã học và đôi khi không phải vì họ có học đại học hay không, mà vì họ là con cháu của những người khá giả. Phân tích một số trường hợp về sai lầm do nguyên nhân sai đã chỉ ra rằng hai sự kiện có thể liên quan đến nhau mà sự kiện này không phải là nguyên nhân của sự kiện kia hay là ngược lại. Ví dụ như có hai sự kiện đều là kết quả của một sự kiện thứ ba khác. Một ví dụ thú vị khác liên quan đến loài cò quăm (ibis), loài chim thiêng liêng đối với người Ai cập cổ. Những người Ai Cập Cổ thờ loài chim này vì hàng năm, ngay sau khi từng bầy chim di cư đến hai bờ của dòng sông Nile, nước sông sẽ tràn bờ và chảy vào đất canh tác. Người Ai Cập Cổ tin rằng chính loài chim này đã làm cho họ có được đất phù sa từ sông Nile, nhưng thực tế là việc đàn chim di cư và hiện tượng nước sông tràn bờ đều có nguyên nhân từ sự thay đổi mùa. Các sự kiện xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian hoặc cách xa nhau cũng không thể tạo ra mối quan hệ nhân quả. Việc người tinh khôn xuất hiện sau loài khỉ hình người, có nguồn gốc linh trưởng không có nghĩa là tổ tiên của chúng ta là loài khỉ hình người đó. Hoặc sự sụp đổ của đế chế La Mã sau khi Đạo Cơ Đốc (Christianity) xuất hiện không có nghĩa là Đạo Cơ Đốc là nguyên nhân của sự sụp đổ đó. Những dạng sai lầm mà con người mắc phải có xu hướng thay đổi theo sự tiến bộ của khoa học. Quan niệm rằng mọi hoạt động của tự nhiên đều mang mục đích dần dần trở thành vấn đề của qúa khứ. Chúng ta thấy kỳ quặc khi con người đã từng giải thích hiện tượng thùng chứa đầy nước sẽ bị vỡ khi nước ở trong đó bị đóng băng rằng: khi nước đóng băng thì thể tích của nó bị co lại, tạo ra một khối chân không trong thùng chứa mà điều này làm thiên nhiên "không thích" (nên đã làm vỡ cái thùng chứ nước đó). Bây giờ chúng ta đã biết nguyên nhân thực của hiện tượng trên là khi nước bị đóng băng thể tích sẽ tăng lên và chính điều đó làm thùng chứa bị vỡ. Ví dụ về nước đóng băng đó được trích từ cuốn sách xuất bản năm 1662 của nhà triết học người Pháp Thời Phục Hưng, Antoine Arnault. Là một cuốn sách rất nổi tiếng thời đó, nó được tái bản nhiều lần khi khoa học hiện đại được khai sinh. Ông đã tìm ra những lỗi của cách suy nghĩ khoa học trước đó qua đoạn viết sau: Nếu chúng ta lập luận rằng bởi vì một sự kiện xảy ra sau sự kiện khác thì sự kiện sau phải là nguyên nhân của sự kiện trước, thì chúng ta đã vi phạm nguỵ biện sai nguyên nhân. Lý giải theo cách này con người đã kết luận rằng Chòm sao Thiên Lang (Dog Star) là nguyên nhân của hiện tượng nóng bất thường chúng ta cảm thấy vào những ngày tiết đại hử. Virgil (Một nhà thơ La Mã thời Xê-da) khi viết về Chòm sao Thiên Lang, trong tiếng La-tinh có nghĩa là Sirius, đã nói: “Khi thời tiết ở Cung Thiên Lang; Bệnh truyền nhiễm, hạn hán sẽ được mang đến loài người yếu đuối; Bầu trời sẽ đầy ánh sáng tai hoạ.” (Aeneid X: 273-75) Nhưng Gassendi đã đánh giá một cách chính xác rằng chẳng có gì hơn ngoài sự mê tín vào Chòm sao Thiên Lang với cái nóng của tháng Tám. Ảnh hưởng của chòm sao này mạnh nhất đối với khu vực gần ngôi sao này nhất. Nhưng vào tháng Tám Chòm sao Thiên Lang gần ở khu vực nằm dưới xích đạo hơn là vùng phía trên: vào ngày đại hử ở phía trên xích đạo thì khu vực phía dưới lại vào mùa đông. Do đó cư dân ở phía dưới xích đạo nghĩ rằng Chòm sao Thiên Lang mang cái lạnh đến cho họ, còn cư dân ở phía trên xích đạo lại cho rằng Chòm sao này mang đến cái nóng. (James Dickoff và Patricia James dịch. Indianapolis: Bobbs-Merril, 1964, trang 255) Một ví dụ gần đây phân tích lỗi trong quan hệ nhân quả đã xảy ra trong liệu pháp hiện đại của bác sĩ tâm thần Manfred Sakel phát hiện năm 1927 rằng bệnh tâm thần phân liệt có thể điều trị được bằng cách kiểm soát lượng insulin quá liều, cái đã tạo ra những cơn sốc co giật. Rất nhiều nhà tâm thần học đã đưa ra một kết luận sai lầm, họ bắt đầu điều trị bệnh tâm thần phân liệt và những rối loạn tâm thần khác bằng cách dùng các cú sốc điện đối với bệnh nhân mà không có insulin. Tại cuộc hội nghị hàng năm của các nhà tâm thần học, bác sĩ Sakel đã buồn bã đứng lên giải thích rằng những cơn sốc điện như vậy thực sự nguy hiểm, trong khi liệu pháp insulin khôi phục lại trạng thái cân bằng của hóc-môn. Các vị bác sĩ kia đã nhầm lẫn tác dụng phụ với nguyên nhân. Nhìn chung, nhận thức của chúng ta về các nguyên nhân tự nhiên hay vật lý ngày càng tốt hơn. (TQ hiệu đính: A đưa đến B không có nghĩa là B đưa đến A. Có nhiều insulin trong người sẽ sinh ra co giật. Nhưng sốc điện để người bệnh bị co giật không có nghĩa làm người bị sốc điện sẽ phát sinh thêm insulin). Mặt khác điều này lại không đúng khi giải thích các nguyên nhân về mặt tâm lý. Ví dụ có một số người vẫn tin rằng nếu họ hay nói một sự kiện nào đó sẽ xẩy ra thì nó sẽ xẩy ra trong thực tế. Một trường hợp tốt cho việc "tự hoàn thiện sự tiên tri" (self-fulfilling prophecy), nhưng trên cơ sở tâm lý hơn là ma thuật. Ví dụ, vì e ngại rằng người khác sẽ đối xử với chúng ta không thân thiện nên chúng ta đã đối xử với họ không thân thiện, điều này làm cho họ đối xử lại với chúng ta y như vậy. Hoặc, với hy vọng được chào đón thân thiện chúng ta chào hỏi rất nồng nhiệt với mọi người, và điều này làm cho họ đáp lại với chúng ta rất tốt. Việc tin vào sự may mắn hay xui xẻo cũng tư tương tự như vậy. Nếu một ai đó tin rằng mình sẽ gặp xui xẻo thì sẽ có tâm lý nản chí, không muốn hành động để chống lại điều mình đã tin và điều này sẽ làm nguy cơ điều mà họ tin vào có nhiều khả năng xảy ra hơn. Ngược lại những người dám chấp nhận rủi ro sẽ nỗ lực hành động thì rất có thể họ sẽ có một số mệnh tốt. Đôi khi nguyên nhân sự việc có thể đúng như ta nghĩ, nhưng cũng có khi nó lại khác với điều chúng ta tưởng. Như trong mọi trường hợp sai lầm do sai nguyên nhân, cách tốt nhất để lý giải một vấn đề là tránh bóp méo sự thật một trong khả năng có thể. Một số nhà lo-gic học xác định có một vài dạng khác của sai lầm này, đó là nguyên nhân vòng vo (circular cause). Sai lầm này, giống như dạng sai lầm do không tập trung vào vấn đề, xảy ra khi nguyên nhân của một sự kiện được cho là một trong hai nguyên nhân kết hợp làm phát sinh sự kiện. Ví dụ, một người bỏ chạy vì người đó sợ hãi và người đó sợ hãi bởi vì anh ta bỏ chạy, không có giải thích rõ hơn mà chỉ nói vòng vo. Ví dụ khác, đất nước kia nghèo bởi vì bị suy thoái, và đất nước kia đang trong thời kỳ suy thoái vì dân ở đó nghèo. Ví dụ sau đây được trích ra từ tác phẩm kinh điển của Antoine de Saint, Hoàng Tử Nhỏ (The Little Prince):
d. Điểm đến tinh tiếp theo có một người nghiện rượu sinh sống. Một chuyến viếng thăm ngắn ngủi, nhưng nó gieo vào lòng Hoàng tử nhỏ một ấn tượng buồn sâu sắc. "Ông đang làm gì ở đây?" Hoàng tử hỏi người nghiện rượu,
người đang ngồi lặng yên trước hàng loạt chai rượu không và những chai đầy rượu.
"Tôi đang uống," ông đáp lại với một vẻ buồn thảm.
"Tại sao ông lại uống rượu", hoàng tử lại hỏi.
"Để tôi có thể quên đi," ông trả lời.
"Quên đi cái gì?", hoàng tử hỏi tiếp, và cảm thấy buồn cho ông ta.
"Quên rằng tôi là kẻ đáng hổ thẹn", ông thú nhận, đầu cúi xuống. .
"Hổ thẹn vì cái gì?" hoàng tử gạn hỏi với mong muốn giúp đỡ ông. "Quên rằng tôi là kẻ nghiện rượu!" ông nói xong và ngồi lặng thinh, không muốn nói gì thêm .
Hoàng tử nhỏ bỏ đi, lòng đầy bối rối. "Người lớn thật là rất rất kỳ quặc", hoàng tử tự nói với mình rồi tiếp tục chuyến đi của mình. • Sai lầm do sai nguyên nhân có thể mang nhiều dạng khác nhau, nhưng dạng phổ biến nhất là tin một cách sai lầm rằng vì một sự kiện xảy ra trước một sự kiện khác, nên sự kiện xảy ra trước là nguyên nhân của sự kiện sau.
• Tuy nhiên nhiều sự kiện xảy ra ngay trước khi một sự kiện khác, một trong số đó có thể là nguyên nhân. Sự hiểu biết tốt hơn sẽ giúp chúng ta có thể xác định được nguyên nhân. • Hai cụm từ tiếng La tinh đôi khi được sử dụng để xác định sai lầm này.
• Dạng phổ biến nhất là:
Non causa pro causa
Post hoc, ergo propter hoc
Điều mà các câu trên muốn nhấn mạnh là: Đừng nhầm lẫn nguyên nhân với sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Chúng tôi chuyên cung cấp thiết bị nâng người chính hãng với chất lượng tốt. Với nhiều năm kinh nghiệm, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có đầy đủ chuyên môn để tư vấn sản phẩm phù hợp, giúp quý...
Tại sao nên chọn thuê xe nâng người làm việc trên cao tại trung thành?