Trang 3 của 12 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 120
  1. #21
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Trình độ toán học thiên văn thì làm được cái gì , lúc châu Âu đến thổ dân vẫn miệt mài đi săn bò , vẫn săn bắn hái lượm. Dân Ai Cập, Hy lạp cổ, TQ cũng rất tài thiên văn, xây dựng nhưng công nghiệp thì kém.
    Ở châu Mỹ có dân du mục săn bắt nhưng phần đông làm nông nghiệp, cũng như ở cựu thế giới thôi.

    Mà dân Maya, Inca bảo thủ lạc hậu lắm, cứ xem cái trò tế thần cả chục ngàn người/1 ngôi đền thì thấy họ khát máu man rợ thế nào.
    Trò tế thần lạc hậu là đúng rồi, nhưng ở các nước "văn minh" của cựu thế giới cũng thiếu gì trò man rợ? Người Carthage cũng tế trẻ con, người La Mã cũng đóng đinh đóng cọc, Châu Âu thế kỷ 17 vẫn nướng sống người và còn đủ trò hành hạ tra tấn đồng loại mọi rợ đến phát kinh tởm.

    Có giả thiết cho rằng họ tuyệt diệt là vì khai thác rừng quá mức, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên để xây dựng các công trình kiến trúc.
    Người Maya tàn lụi do đợt hạn hán khủng khiếp ở TK10 chứ ko phải do họ lạm dụng tài nguyên. Còn dân Inca là 1 trong số ít ỏi các dân tộc biết cách phát triển bền vững. Nhận thức được điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt trên dãy Andes, chính phủ Inca từ xa xưa đã tổ chức trồng rừng, kè đá chống xói lở. Những chương trình này ko những ko làm ảnh hưởng đến sản xuất mà còn nâng cao được năng suất lao động và cải thiện môi trường. Thời đại khoa học kỹ thuật ngày nay cũng chẳng mấy nước làm được như họ.

    Nói châu Mỹ mà giàu tài nguyên có tiếng, dân thưa mà rừng thì rộng, khoáng sản cũng ko ít, có cả truyền thuyết về thành phố vàng colorado ^^. Ngăn cách đại dương thì cũng ko phải vấn đề quá lớn với kỹ thuật của họ, quan trọng là họ có muốn đi ra ngoài hay ko. Ngăn núi cũng thế, vì trình độ của họ vẫn ở thời kì chiếm hữu nô lệ, bộ lạc, chưa đạt đến cơ cấu quân chủ hoàn chỉnh như của PK nên đa phần là tự làm tự sướng, chả giao lưu với ai, nếu có thì chỉ là đi đánh nhau chiếm đất cướp nô lệ.
    Châu Mỹ giàu tài nguyên nhưng người Châu Mỹ ko đủ kỹ thuật để khai thác nguồn tài nguyên đó. Căn bản là do cách trở địa lý ko cho phép họ trao đổi với nhau những tiến bộ công nghệ, khiến kỹ thuật mới ko được phát tán, kỹ thuật cũ ko được cải tiến. Nói vượt núi ko khó là sai. Khi xưa quân Hannibal qua dãy Alpe đã thiệt hại đến 1/3, TK 18 Napoleon qua dãy núi này vẫn còn khốn đốn, đó là trong điều kiện có phương tiện hiệu quả (voi ngựa, xe gia súc kéo), chuyên chở được lương thực đầy đủ và mang được nhiều công nghệ mới mẻ (thông qua vũ khí, vật dụng) đi phát tán. Dãy Andes khắc nghiệt hơn dãy Alpe nhiều, còn người Châu Mỹ ko có loài gia súc nào lớn như trâu ngựa. Họ chỉ có 1 loài thú nuôi duy nhất là lạc đà Lama, nhưng loài này cũng chỉ có ở Andes, lại nhỏ con, chỉ 1 người cưỡi được hoặc mang theo ít đồ lặt vặt. người Inca lại ko biết đến bánh xe nên ko thể nâng cao sức chở cho Lama. Người Aztec có bánh xe, nhưng họ ko có Lama nên đành dùng cái bánh làm đồ chơi. Nếu 2 dân tộc đến được với nhau, trao đổi cho nhau gia súc và công nghệ, có thể họ đã đánh bại được làn sóng thực dân phương Tây và tồn tại đủ lâu để tiếp thu công nghệ mới. Rất tiếc là muốn đi thăm láng giềng, mỗi dân tộc phải vừa có Lama, lại vừa có bánh xe [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  2. #22
    Ngày tham gia
    Feb 2016
    Bài viết
    0

    câu này của bác là sai một cách trầm trọng dân Maya, Inca và một số thổ dân Châu Phi sống rất hài hòa với tự nhiên (càng phát triển càng khai thác tài nguyên một cách trầm trọng)
    Tôi có coi 1 chương trình nó giả thiết như thế mà, người maya vì khai thác rừng quá mức để xây nên các kim tự tháp, đền đài nên đất bị xói mòn dẫn đến nạn đói, dịch bệnh lại thêm chiến tranh nên nền văn minh đó đã đi đến diệt vong.

    http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa...5/01/3B9DA7E9/

    Hệ thống giao thông của người Inca rất nổi tiếng đấy
    http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa...5/02/3B9DB248/

  3. #23
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    À hà hà [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

    Đây cũng là 1 cái chủ đề mà tui nghĩ rất nhiều và hỏi rất nhiều, vì cùng là con người, tài nguyên không khác mấy, chỉ có địa hình Châu Á không có Địa Trung Hải và núi rất nhiều, thế mà tại sao bên Á lại chậm lụt?

    Không phải đơn giản là nêu nguyên nhân: Âu thì khuyến khích cá nhân, Á thì đàn áp cá nhân. Âu thực dụng còn Á tình cảm và tùy hứng. Lại quay ngược vấn đề: Cũng như vậy sao Âu lại thực dụng còn Á tình cảm.

    Nhưng trước hết phải nói rằng mấy bác sai lầm khi nói Âu tiến nhanh hơn Á.

    Châu Âu rất thực dụng, rất chuyên nghiệp, cũng rất cá nhân, mỗi cá nhân sống độc lập, không dựa vào nhau, nói theo kiểu Á là ích kỷ và vô cảm. Cứ nghe mấy chữ lơ-Ănglê biết ngay.

    Châu Á rất tình cảm, rất nghiệp dư, cũng rất đoàn kết, các cá nhân rất yêu thương nhau, tôn trọng nhau, sống nhiều khi dựa vào nhau, nói theo kiểu Âu là bảo thủ.

    Cũng chính vì vậy, Châu Âu, con người không phụ thuộc vào nhau, sẵn sàng giết nhau, bỏ mặc nhau, nhưng cũng sẵn sàng đột phá để đưa đất nước lên cao, họ có "ý niệm về sự phát triển".

    Cũng chính vì vậy, Châu Á, con người phụ thuộc vào nhau, sẵn sàng hi sinh vì nhau, đi với nhau tới cuối đời, nhưng cũng rất khó đột phá vì họ chẳng cần phát triển, chỉ cần tình cảm của những người xung quanh, và do hễ đột phá là bỏ những cái cũ - tức là tổn hại tới những người xung quanh, nên họ ko muốn đột phá. Họ luôn sống tình cảm.

    Và ta lại xét lại một lí thuyết về sống.

    Con người sinh ra là để sống hạnh phúc, yêu thương và trải nghiệm.
    Ta lại xét lại một lí thuyết: "Con người sống ở các thời đại, dù có văn minh đến đâu thì cái văn minh ấy không bao giờ mang lại hạnh phúc."
    Tôi cá một điều, gà nướng, tinman, Cào Cào, Tay Sâu, Straw, 7up, thằng mù đều sẽ rất mừng, mừng lắm, nếu Vn một ngày có đầy đủ công nghệ không thua gì Mỹ.

    Mà hãy ngó qua Mỹ.

    Sau một đợt khảo sát xem ở Mỹ có sống hạnh phúc không.

    Sau đợt khảo sát ấy ổng bay liền sang VN.

    Vì kết quả là chỉ 20% đc hạnh phúc.

    Tôi cá lần nữa, tỉ lệ này ở VN tối thiểu cũng 80%-90% và sẽ là một trong những nước hạnh phúc nhất thế giới (ko theo kiểu cái tiêu chuẩn diện tích - năng lượng vớ vẩn đâu).

    Văn minh chẳng đem lại cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc hơn cho con người.

    Sai lầm trầm trọng, sai lầm chí mạng của con người, chính là không nhìn ra được một điều cơ bản. Đó là khi con người có những điều kiện tốt hơn thì họ rất mừng. Nhưng sau khi đã quen(khoảng vài tháng) thì họ sẽ sống bình thường chẳng hạnh phúc hơn.

    Chí mạng nữa là những người mới sinh ra thì không hề đc hưởng cái sự vui mừng đó mà họ quen với nó như sự thật hiển nhiên và chưa bao giờ tồn tại cái gọi là không văn minh cả.

    Mà nếu chỉ có thế thì chưa sao.

    Muốn văn minh đâu có dễ. Công nghệ càng nhiều, tiêu chuẩn chuyên nghiệp càng cao thì con người lại phải lao động nhiều hơn, vất vả hơn rất nhiều.

    Mà cơ sở của nó lại là một chủ nghĩa cá nhân. Hệ quả là họ không hề có một cái gọi là hạnh phúc.

    Nhân loại đang sai lầm. Sai lầm chí mạng. Sai lầm không sửa được ở chỗ đó.

    Vì vậy không thể nói Âu tiến nhanh hơn Á. Âu làm việc quần quật, không có hạnh phúc, mỗi con người tách biệt nhau, thế là phát triển ổn định thôi chứ gì đâu.

    Á thì làm việc ít hơn, ít ra là không chuyên nghiệp!,và chắc chắn họ hạnh phúc hơn Âu nhiều.

    Và lại một cái sai lầm chí mạng thứ hai nữa của Âu-Mỹ.

    Đó là khi mà đã chuyển sang chuyên nghiệp thì sáng tạo đột phá của họ sẽ là SỐ KHÔNG.

    Khi đã nhồi sọ là bắt buộc phải thế này thế kia theo kiểu chuyên nghiệp, không thể khác(vì hệ thống chuyên nghiệp mang tinh hệ thống nên nó rất gọn, nhưng cũng vì thế mà chỉ cần đứt một mắt xích là toi cả hệ thống).

    Vì vậy, một Châu Âu đã già cỗi thì một Châu Á rất tình cảm vẫn có một tiềm năng sáng tạo đột phá rất lớn.

    Chỉ cần 1 ví dụ nhỏ: Quân đội Roman rất chuyên nghiệp, phân hóa ra vài chục loại quân. Nhưng các loại quân đó không có một loại nào được phép làm trái cái đã ra. Tức khi bắn tên bắt buộc bắn bằng tay không thể bắn bằng chân.
    Giả sử một đạo Roman rất chuyên nghiệp bắn tên đánh bằng đội hình và thử oánh nhau với 1 đạo TQ bắn tên bằng chân, rất có thể là đạo Roman đó sẽ thua rất là kinh khủng.

    Một ví dụ khác: Hannibal. Trong khi phần lớn các tướng đều dùng chiến thuật đội hình, sáng tạo thì cũng sáng tạo trên đội hình thì Hannibal lại chuyên xài chiến thuật mai phục của TQ. Và đấy là vị tướng đã từng có cơ hủy diệt đế quốc La Mã, cũng bằng chừng ấy chiến thuật.

    Các đội quân chuyên nghiệp của La Mã, chắc chắn nếu đấu 1 chọi 10 với quân phi chuyên nghiệp của TQ cùng thời, với vũ khí chả ra sao, giáp chả ra sao, và đánh thì đánh lung tung xé lẻ chắc chắn đội quân của La Mã sẽ thắng cực lớn.

  4. #24
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phát kiến hay thật, nhà triết học tương lai có khác[IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]
    Lâu lắm ko có chuyện gì cũng buồn lần này phải võ vẽ với ông một chặp cho đỡ ngứa miệng mới được[IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]:

    Ta lại xét lại một lí thuyết: "Con người sống ở các thời đại, dù có văn minh đến đâu thì cái văn minh ấy không bao giờ mang lại hạnh phúc."
    Cuộc sống càng văn minh, con người nói chung càng có điều kiện thỏa mãn những đòi hỏi vật chất và tinh thần của chính mình.

    Á thì làm việc ít hơn, ít ra là không chuyên nghiệp!,và chắc chắn họ hạnh phúc hơn Âu nhiều.
    Nhật Bản mà ít làm việc hơn á?[IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

    Đó là khi mà đã chuyển sang chuyên nghiệp thì sáng tạo đột phá của họ sẽ là SỐ KHÔNG.
    Ai bảo ông thế? Sáng tạo hay ko chẳng liên quan gì đến tính chuyên nghiệp cả. Chừng nào ko còn động lực và cạnh tranh chừng ấy còn người mới ngừng sáng tạo: La Mã là một ví dụ về sự tự kiêu tự mãn khi ko còn đối thù, tức là ko còn cạnh tranh. Nó ngưng trệ và suy tàn từ khi nó trở thành vô địch chứ ko phải từ khi chuyên nghiếp hóa quân đội.

    Vì vậy, một Châu Âu đã già cỗi thì một Châu Á rất tình cảm vẫn có một tiềm năng sáng tạo đột phá rất lớn.
    Châu Âu chưa và sẽ ko bao giờ là già cỗi khi mà nó còn chưa đánh mất tính cạnh tranh.

    (những cái nói về sự khác biệt tình cảm Đông Tây của ông thì tôi đồng ý)

  5. #25
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    nguyên nhân của chủ nghĩa cá nhân ở Phương Tây và chủ nghĩa tập thể ở phương Đông? [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

  6. #26
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    164
    Chủ nghĩa cá nhân hay tập thể ở đâu cũng có, không phải riêng gì Phương đông hay Phương tây.
    Cái chính của vấn đề là phương thức sản xuất. Sự phân biệt Phương Đông với Phương Tây chỉ nên ở mức độ rất giới hạn, có chăng là văn hóa mà thôi. Tôi cho rằng sự phân biệt này không mang nhiều ý nghĩa thực tiễn. Nếu chăm chăm nhấn mạnh sự khác biệt Đông Tây thì dễ dàng sa vào chủ nghĩa dân tộc Tư sản.
    Thời đại ngày nay đã là thời đại nào rồi ?? Đó là thời kì hội nhập kinh tế quốc tế. Mọi giá trị văn hóa của các Phương Đông Tây Nam Bắc đều có thể giao thoa, hòa trộn vào nhau. Vì thế, lí giải trình độ phát triển của các quốc gia mà dựa vào quốc gia đó ở Phương Đông hay Phương Tây thật không thể chấp nhận được. Câu trả lời ở đây phải là phương thức sản xuất.
    Cho dù khu vực phát triển rực sáng của cả Thế giới có là Hy-La thời cổ đại, TQ thời Phong Kiến, Châu Âu thời đầu Tư bản chủ nghĩa, Mẽo thời Đế quốc ngày nay, hay Vành đai Đông Á thế kỉ 21, thì nó cũng không phải do vấn đề Đông hay Tây quy định [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG].

  7. #27
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    0
    Sol tin rằng topic này đang bàn về phương Đông và phương Tây trước thế kỉ 20 chứ không phải ở thời đại ngày nay.

  8. #28
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    0
    cũng thế thôi, nay và xưa đều có cùng một nguyên do và mục đích [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG][IMG]images/smilies/4.gif[/IMG][IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]
    các bác nói hay qua , càng đọc càng mở mang [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG][IMG]images/smilies/4.gif[/IMG][IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  9. #29
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Nhật Bản mà ít làm việc hơn á?
    Nhật Bản tiến sang chuyên nghiệp roài [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] ko tính




    Cuộc sống càng văn minh, con người nói chung càng có điều kiện thỏa mãn những đòi hỏi vật chất và tinh thần của chính mình.
    Cứ thỏa mãn những đòi hỏi vật chất - tinh thần là hạnh phúc à?

    Cứ coi 1 tỉ phú Mỹ lúc chết nói: "có lẽ tôi là người bất hạnh nhất thế giới" và dân Mỹ chỉ có 20% được hạnh phúc?


    Châu Âu chưa và sẽ ko bao giờ là già cỗi khi mà nó còn chưa đánh mất tính cạnh tranh.

    (những cái nói về sự khác biệt tình cảm Đông Tây của ông thì tôi đồng ý)
    Bác biết là cái Win Vista(do Microsoft - hãng phần mềm khủng nhất) viết trong 4 năm thậm chí không hề có một khác biệt cơ bản so với Win trước ko?

    Và trong khi ngày xưa mọi thứ đều được thử làm lại từ cơ bản thì gần như toàn bộ các phần mềm hiện nay dùng chung một gói giao diện, và engine thì y hệt nhau, dù nhiều khi nó rất chậm so với 1 engine được cải tiến dù engine cải tiến chẳng khó làm? Gần hết các phần mềm dùng chung 1 kiẻu menu?
    Gần hết các DTDD đều dùng chung một kiểu trình bày trên nút bấm? Và gần hết các DTDD đều dùng chung vài kiểu phần mềm ứng dụng cài sẵn?

    Gần hết các nhân viên làm việc chuyên nghiệp trong nghề chính xác (kỹ thuật viên chẳng hạn) khi làm việc đều không hề đổi cách xử lý - làm việc trong toàn bộ sự nghiệp? Và trong khi các nhân viên ở Á bắt buộc phải sáng tạo nên rất có niềm vui khi làm việc thì những nhân viên chuyên nghiệp này đều cảm thấy chán nản?




    Ai bảo ông thế? Sáng tạo hay ko chẳng liên quan gì đến tính chuyên nghiệp cả. Chừng nào ko còn động lực và cạnh tranh chừng ấy còn người mới ngừng sáng tạo: La Mã là một ví dụ về sự tự kiêu tự mãn khi ko còn đối thù, tức là ko còn cạnh tranh. Nó ngưng trệ và suy tàn từ khi nó trở thành vô địch chứ ko phải từ khi chuyên nghiếp hóa quân đội.
    Sai bét. Đương nhiên là cạnh tranh là người ta sẽ sáng tạo, nhưng nếu sự sáng tạo ấy không cần thiết đề vượt qua đối thủ(dù nó có khả năng vượt xa đối thủ, nhưng điều này người ta lười làm) thì họ chẳng làm. Coi mấy cái ví dụ rồi biết. Nếu như sáng tạo về cơ bản, 1 công ty có thể vượt xa 1 công ty khác cả ngàn dặm. Giống như ngày xưa TCTH sáng tạo bộ máy và chiêm cả thế giới, La Mã xây dựng bộ máy chuyên nghiệp là sáng tạo và chiếm cả Châu Âu, Hoàng Đế Nga(quên tên) sáng tạo đội hình và chiếm phần lớn phía Bắc Châu Á và Châu Âu, Việt Nam sáng tạo Vườn Không Nhà Trống thế là chiến thắng TQ và Mông Cổ - hai đại cường quốc quân sự.... đấy, làm sao làm đc chuyện ấy nếu làm 1 bộ máy chuyên nghiệp?


    Cái chính của vấn đề là phương thức sản xuất. Sự phân biệt Phương Đông với Phương Tây chỉ nên ở mức độ rất giới hạn, có chăng là văn hóa mà thôi. Tôi cho rằng sự phân biệt này không mang nhiều ý nghĩa thực tiễn. Nếu chăm chăm nhấn mạnh sự khác biệt Đông Tây thì dễ dàng sa vào chủ nghĩa dân tộc Tư sản.
    Thời đại ngày nay đã là thời đại nào rồi ?? Đó là thời kì hội nhập kinh tế quốc tế. Mọi giá trị văn hóa của các Phương Đông Tây Nam Bắc đều có thể giao thoa, hòa trộn vào nhau. Vì thế, lí giải trình độ phát triển của các quốc gia mà dựa vào quốc gia đó ở Phương Đông hay Phương Tây thật không thể chấp nhận được. Câu trả lời ở đây phải là phương thức sản xuất.
    Cho dù khu vực phát triển rực sáng của cả Thế giới có là Hy-La thời cổ đại, TQ thời Phong Kiến, Châu Âu thời đầu Tư bản chủ nghĩa, Mẽo thời Đế quốc ngày nay, hay Vành đai Đông Á thế kỉ 21, thì nó cũng không phải do vấn đề Đông hay Tây quy định .
    Bác chưa chứng minh sự phân biệt đó rất nhỏ và có chăng cũng là văn hóa.
    Tui cũng đống ý là nó thắng hay thua ko phải do Đông Đây. Nhưng mà cái đó có ảnh hưởng.
    Cái nữa là Đông Á là do bên Tây qua cải thành Tây, còn TQ thì...

  10. #30
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Rất tiếc là muốn đi thăm láng giềng, mỗi dân tộc phải vừa có Lama, lại vừa có bánh xe
    [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]


    Người Maya tàn lụi do đợt hạn hán khủng khiếp ở TK10 chứ ko phải do họ lạm dụng tài nguyên. Còn dân Inca là 1 trong số ít ỏi các dân tộc biết cách phát triển bền vững. Nhận thức được điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt trên dãy Andes, chính phủ Inca từ xa xưa đã tổ chức trồng rừng, kè đá chống xói lở. Những chương trình này ko những ko làm ảnh hưởng đến sản xuất mà còn nâng cao được năng suất lao động và cải thiện môi trường. Thời đại khoa học kỹ thuật ngày nay cũng chẳng mấy nước làm được như họ.
    Tui rất nghi là có 1 nhân vật nào ở Inca nổi lên và nghĩ ra cách đó. Nhìn các nước thì thấy, khó mà tự nhiên đc vậy. Mà nhân vật nổi lên phải dựa vào random factor.

    À, bác Straw Hat, dân Inca CỰC KỲ QUÝ TÀI NGUYÊN, coi như họ RẤT THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG, bác nói thế ko tin đc. Nếu khai thác thì phải hỏi LŨ BỌ TÂY BAN NHA.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •