Trang 11 của 12 Đầu tiênĐầu tiên ... 9101112 CuốiCuối
Kết quả 101 đến 110 của 120
  1. #101
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Y học của Tây nó đi vào bản chất, tìm ra quá trình vận động của hiện tượng, từ đó đưa ra giải pháp chữa trị. Còn Đông thì bắt mạch xong thì lý luận một hồi, hết Âm-Dương lại đến Ngũ hành rồi kinh mạch, làm cho bệnh nhân chóng mặt ù tai rồi mới kê đơn thuốc
    Nếu như Hoa Đà ko chết, sách bí truyền ko bị mất thì có khi Đông Y lại gặp Tây Y ấy chứ.

    Theo tôi, một điều đã góp phần ko nhỏ cho sự lạc hậu của phương Đông, điển hình như ở TQ là hai chữ:"Bí truyền". Nói rộng ra là sự ko phổ cập, ko rộng mở trong giao lưu tri thức. Có cái gì hay cứ giữ khư khư như mèo giấu cứt[IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] chỉ để làm lợi cho gia tộc mình khiến cho nhiều phát minh hay bị thui chột hoặc trì trệ ko phát triển được.

  2. #102
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Theo tôi, một điều đã góp phần ko nhỏ cho sự lạc hậu của phương Đông, điển hình như ở TQ là hai chữ:"Bí truyền". Nói rộng ra là sự ko phổ cập, ko rộng mở trong giao lưu tri thức. Có cái gì hay cứ giữ khư khư như mèo giấu cứt chỉ để làm lợi cho gia tộc mình khiến cho nhiều phát minh hay bị thui chột hoặc trì trệ ko phát triển được.
    Đến thế kỷ 18 thì ở phương Tây mới có khái niệm sở hữu trí tuệ và luật bản quyền đầu tiên ra đời ở Vương Quốc Anh. Vì vậy trước đó thì để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cả Đông lẫn Tây lẫn ở giữa đều bảo vệ bằng cách giấu bí mật bí quyết! Và phương Đông cũng chỉ lạc hậu hơn phương Tây kể từ khoảng thời Phục Hưng về sau mà thôi [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

  3. #103
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    946

    Đến thế kỷ 18 thì ở phương Tây mới có khái niệm sở hữu trí tuệ và luật bản quyền đầu tiên ra đời ở Vương Quốc Anh. Vì vậy trước đó thì để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cả Đông lẫn Tây lẫn ở giữa đều bảo vệ bằng cách giấu bí mật bí quyết! Và phương Đông cũng chỉ lạc hậu hơn phương Tây kể từ khoảng thời Phục Hưng về sau mà thôi
    Thì bây giờ vãn giấu đấy thôi[IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]. Vấn đề là bí quyết được giấu trong tay ai và người đó có thể phát triển được nó ko.

  4. #104
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Hmm thực ra mà nói thì đến tận thời kì trung cổ Đông Y vẫn chạy trước Tây Y 283774792 dặm.
    Ví dụ là sử có viết lại 1 vụ trong Thánh chiến, một đứa lính bị tên bắn trúng chân. Cha bác sĩ người Ả Rập bảo vết thương không có độc, chỉ cần đắp thuốc là được rồi. Trong khi cha bác sĩ Đông Âu ra lệnh cho chặt chân bởi lời của dân Trung Đông không đáng tin tưởng. Kết quả thằng kia đau quá xốc chết ngắc.
    Thậm chí đến cuối thời Trung Cổ, Tây phương vẫn có một vài cách chữa bệnh khá "mọi" như: cơ thể nhiều máu quá dẫn đến bệnh tật, vì vậy nên mỗi lần có người ốm thì phải rạch máu hoặc dùng đỉa hút bớt máu đi. Hoặc một vài bệnh thì chữa bằng cách dùng một bộ lông cừu choàng lên người, hoặc kiếm một viên đá chọi qua nóc nhà, hoặc uống máu dê, ăn bùn, nhựa cây, lông....v.....v....
    Còn những địch bệnh thì xem là trời trừng phạt chứ chả biết do rác rưởi, vi trùng gây ra. Bác có biết là Elizabeth (hình như là bà này) nổi tiếng là sạch sẽ vì 1 năm tắm 4 lần không?

    Bác nào mà có dịp về thời Trung Cổ thì phải nhớ, có chết thì cũng cố đừng có ốm chết. Vì sẽ bị "tra tấn" rồi mới tử (đặc biệt trong quân đội thì bác sĩ có quyền khá cao).

    Còn về đạo Chúa thì cũng giống như đạo Khổng mà thôi, vẫn được sử dụng để gom quyền lực vào tay giáo hội. Đến thời thế kỉ 18,19 giáo hội mất dần quyền lực thì đạo Khổng bên Châu Á cũng dần mất ảnh hưởng rồi.

    Còn vấn đề kiến trúc thì tôi đâu bảo là bác chưa từng thấy hay này kia đâu. Chính là kiến trúc xấu đẹp tùy người đánh giá. (giống cái bức tranh "tiếng thét" đó, nhìn như trẻ lên 3 vẽ [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG] ).

  5. #105
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi gingerbread
    Còn về đạo Chúa thì cũng giống như đạo Khổng mà thôi, vẫn được sử dụng để gom quyền lực vào tay giáo hội. Đến thời thế kỉ 18,19 giáo hội mất dần quyền lực thì đạo Khổng bên Châu Á cũng dần mất ảnh hưởng rồi.

    Còn vấn đề kiến trúc thì tôi đâu bảo là bác chưa từng thấy hay này kia đâu. Chính là kiến trúc xấu đẹp tùy người đánh giá. (giống cái bức tranh "tiếng thét" đó, nhìn như trẻ lên 3 vẽ [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG] ).
    Khổng làm sao mà coi là đạo được. Nó nghiêng về triết học nhiều hơn.
    Trong khi thiên chúa là tôn giáo, tôn giáo lại có một mục đích khác, tôi trình bày ở đây: http://lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=2651
    Nhắc trước với bác đừng so cao thấp giữa triết học và tôn giáo. Hai cái mục đích khác nhau, dù rằng tôn giáo có nhiều nét tương đồng với triết học. Không có cái nào là cao thấp hết. Á Âu gì cũng là một cả mà thôi, cũng từ tự nhiên và con người hết.

    Còn về xã hội Á làm sao lại chậm hơn Âu, tôi nghĩ rằng một phần lớn là do văn hóa của phương Đông mà thôi.

  6. #106
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Nếu tôi nhớ không lầm thì văn hóa Châu Á ảnh hưởng bởi 2 đạo chính, đó là đạo Phật, và đạo Khổng. Và nếu học về văn hoá thì bác sẽ thấy 2 cái này khá rõ ràng vì dân Châu Á dù không theo đạo Phật thì cũng bị ảnh hưởng nhiều từ cái này.


    Nếu bác muốn tách rõ "đạo" và "triết học" ra thì sẽ khó lắm, không đơn giản đâu.

    PS: nếu được thì bác nói khác biệt giữa 2 cái này ra thử xem?

  7. #107
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Thì bây giờ vãn giấu đấy thôi. Vấn đề là bí quyết được giấu trong tay ai và người đó có thể phát triển được nó ko.
    Bậy nào. Trừ Việt Nam, Tung Cuốc hay mấy nước đang phát triển không bảo vệ nổi quyền sở hữu trí tuệ (hay cố ý không bảo vệ? như Ấn Độ!) chứ ở Tây thì các sáng chế, phát minh được công khai chi tiết cách thức chế tạo, vận hành và sử dụng. Tất nhiên cũng không hoàn toàn, nhưng cụ thể anh không cần giấu nhẹm cách thức chế tạo một loại máy mới vì hễ thằng nào dám chế giống cách thức như vậy mà đem bán là bị tóm cổ vì vi phạm bản quyền ngay [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

  8. #108
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Mấy nhà máy ở mấy nước đã phát triển mặc dù có công khai quá trình sản xuất nhưng vẫn cấm người tham quan chụp ảnh vì sợ gían điệp công ty khác mà. Thậm chí những đồ án của kĩ sư cũng phải cất kĩ vì sợ chôm ý tưởng.
    Cái này là khoa ứng dụng, tất nhiên.

  9. #109
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Bậy nào. Trừ Việt Nam, Tung Cuốc hay mấy nước đang phát triển không bảo vệ nổi quyền sở hữu trí tuệ (hay cố ý không bảo vệ? như Ấn Độ!) chứ ở Tây thì các sáng chế, phát minh được công khai chi tiết cách thức chế tạo, vận hành và sử dụng. Tất nhiên cũng không hoàn toàn, nhưng cụ thể anh không cần giấu nhẹm cách thức chế tạo một loại máy mới vì hễ thằng nào dám chế giống cách thức như vậy mà đem bán là bị tóm cổ vì vi phạm bản quyền ngay
    Thế wiwi định đặt tính cạnh tranh và quyền lợi vật chất của người phát minh ở đâu hả? [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  10. #110
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Quyền lợi vật chất của tác giả vẫn được bảo đảm: thằng nào dám dùng sáng chế của anh mà ko xin phép thì xin mời nói chuyện với cảnh sát.
    Luật bản quyền buộc mọi người phải công khai sáng chế, giải pháp kỹ thuật của mình chính là để tăng tính cạnh tranh: anh không tiếp tục sáng chế thì sẽ có thằng dựa vào sáng chế của anh để sáng chế ra 1 cái cao cấp hơn (ví dụ Intel chế ra lõi 2 nhân xong mà ngồi chơi ăn tiền độc quyền thì AMD có thể chế ra lõi 4 nhân mà vặn cổ Intel!).
    Ngoài ra do tính công khai của sáng chế mà mọi người từ sinh viên học sinh đến nhà khoa học đều được tiếp cận, dựa vào kiến thức sẵn có (công khai và miễn phí) mà phát triển tiếp lên, nếu được sáng chế tốt hơn thì họ được bảo vệ bản quyền, lại hái ra tiền. Đây là lý do tại sao khoa học kỹ thuật Tây Âu phát triển vùn vụt, còn Trung Quốc vẫn ngồi ôm những "bí quyết gia truyền" kiểu như thuật dệt vải cả ngàn năm trước. Rốt cục kỹ thuật không được nhiều người nghiên cứu nên không có tiến triển gì. Ban đầu thời Trung Cổ còn hơn Tây Âu, nhưng đến lúc Tây Âu Phục Hưng, có luật bản quyền kích thích thì bắt đầu bỏ rơi Trung Quốc!

    Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển thì bảo vệ sở hữu trí tuệ lại là 1 đòn chí mạng vào nền kinh tế => phải sử dụng sản phẩm đắt tiền hơn hẳn (do độc quyền) => các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam,... phê chuẩn luật sở hữu trí tuệ rất chậm [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •