Trang 2 của 8 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 76
  1. #11
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Kẹo Kéo
    Thiện từ khi sinh ra? [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] bản con người rất đặc biệt, theo common sense thì nó có cả thiện lẫn ác, khi có dư đồ ăn mà chia ra là thiên, thiếu đồ ăn không thèm chia là ác. Đáng lẽ thiếu đồ ăn cũng chia ra, nhưng bản thân bộ não có rất nhiều cái chồng chéo lên nhau là vậy. Bác lí luận cái vòng ấy ngụy biện còn nhiều lắm. Chừng nào không có ngụy biện là không có vòng viếc gì nữa hết, bản thân quan tự nhiên không có vòng nghịch lý mà do ngụy biện thôi.
    Bởi vậy lý do bảo sao tiến lên XHCN là cao cấp cũng vì nó vứt bỏ hẳn cái phần ác, để thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn do con người tạo ra. Tự nhiên làm gì có. Chính tôn giáo họ muốn làm điều này đó chứ, đơn cử là đạo Phật (đừng nói đến phần lợi dụng bởi chính trị nhé). Như này:

    Để ví dụ cho ý kiến này, nếu bạn nào có đọc truyện Phoenix của Osamu Tezuka (hay ở VN xuất bản là "Chim lửa") có nói về vấn đề này ở mức độ bình dân và dễ hiểu. Trong đó có một truyện nói về người ngoài trái đất và người trái đất, người trái đất sợ họ đến xâm lược nên cử người tấn công họ trước. Người ngoài trái đất bị tấn công và bắt cầm tù nhưng không phản kháng lại. Trong suốt quá trình áp giải, vì 1 lý do nào đó, 2 người trái đất hết thức ăn và nước uống, sắp chết vì đói và khát thì một người ngoài trái đất (hình như là khoai lang) xẻ một cánh ta ra cho họ ăn, người củ cải thì cho họ nước mặc dù họ biết làm vậy sẽ đi tới chỗ chết. Vậy mà họ vẫn làm.

    "Yêu nước" đơn giản là bác yêu cái vùng xung quanh trong phạm vi di chuyển và quan của bác. Nhìn vào 1 tờ poster thấy đấu trường Colosseum không thể yêu La Mã. Ngụy biện thứ nhất(không xét đủ cơ sở)
    Cái này cũng chỉ là một quan niệm do bác và một số khá đông xã hội đặt ra. Giờ tôi nói tôi chả yêu cái sất gì xung quanh tôi, thuộc về đất nước tôi, tôi yêu cái gì đó của thằng cha vơ chú váo nào đó trên trái đất tôi sống, tại sao tôi lại không được phép. Sau cùng, tất cả đều là ở trong trái đất cả thôi mà. Con người sống trong cùng 1 mái nhà chung thôi mà.


    "Phần đất con người đặt ra..." xấu tại sao phải yêu? Đơn giản người dân không lúc nào cũng giữ trong đầu là đất đó do tranh giành mà có. Thứ hai là nhiều người dân cho chuyện đó là bình thường. Ngụy biện thứ hai(không xét đủ cơ sở)
    "Nhiều người dân cho đó là chuyện thường" chẳng qua là quan niệm của họ thôi. Quan niệm và tư tưởng của con người có thể thay đổi theo thời gian.
    Thử tưởng tượng giờ người ngoài hành tinh tấn công trái đất, mọi trật tư hiện nay đều bị phá vỡ, không còn ranh giới nước nào nữa mà chỉ còn thuộc địa "Trái Đất". Lúc đó và về sau này con người có thay đổi quan niệm coi nhau như mái nhà chung không?

  2. #12
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Kẹo Kéo
    Bác lại quên xét rồi. Tôi bảo thế này: "Chồng chéo lên nhau". Điều kiện có đủ cho mọi người cùng hạnh phúc? Nếu cùng hạnh phúc đòi hỏi có người bất hạnh? Như vậy người bất hạnh đó là do người hạnh phúc làm điều xấu xa tước đoạn quyền của họ là được? Nhìn là thấy [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] Cái "hạnh phúc của tôi"và "hạnh phúc của anh" chồng chéo lên nhau. Dù bác dựa trên 1 số giá trị thì bản thân giá trị đó cũng có vô số ý nghĩa chồng chéo lên nhau.
    Tốt xấu không có giá trị gì. Nhưng hạnh phúc con người thì có, nó cũng xuất phát từ con người, đã được xây dựng nên từ trong lòng xã hội, vì xã hội do con người xây dựng nên. Hạnh phúc nói ra là những cảm xúc khi được thõa mãn cái gì đó mà không làm hại ai thôi. Vấn đề là để ai cũng có được và giữ được(maintain) cái hạnh phúc đó đòi hỏi một xã hội cao cấp hơn, cuối cùng để giải quyết mọi nguồn gốc của đau khổ. Bởi vậy Marx mới gọi XHCN là thiên đường đích thực của loài người.

  3. #13
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Chiến tranh là một tất yếu của quá trình phát triển. Nó phát sinh để giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu vô hạn của con người với tính hữu hạn của tài nguyên.
    Ai cũng muốn tránh nó, nhưng không ai có thể dẹp bỏ ham muốn của mình.

  4. #14
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    @metallion: tóm lại thì vấn đề chủ yếu mà bác muốn bàn luận là gì nhỉ tôi vẫn chưa hiểu lắm? Bác có thể nói rõ ràng hơn ko?

  5. #15
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ý tôi muốn là giới thiệu tư tưởng này với các bạn và muốn thảo luận những vấn đề xung quanh nó như hạnh phúc, tôn giáo, XHCN...Quan trọng nhất là các bạn có đồng ý là xã hội sẽ tốt hơn nếu con người vượt lên cái xấu và tốt của mình, chỉ còn hướng tới cái hạnh phúc của cá nhân và cho xã hội. Xã hội phát triển lên theo cấp số nhân ==> XHCN.

    Đồng thời tôi muốn xem thử các bạn nghĩ sao thôi.

  6. #16
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Không muốn suy nghĩ nhiều, nghĩ gì nói đó thôi.

    Tại sao lại có tốt xấu, trắng đen lẫn lộn? Tôi nghĩ đơn giản không phải là con người ích kỉ mà là do bản chất con người giống như bất kì loại vật nào khác, khá ư hèn nhát, hay nói cách khác là sự sợ hãi dễ bao trùm và nắm lấy quyết định của bản thân.
    Chính vì họ biết sợ nên họ dễ đánh mất cảm giác an toàn, do đó những cá thể mới tập họp lại thành nhóm. Và khi có nhiều nhóm nhỏ thì họ lại sợ sự chi phối của một nhóm khác, dẫn đến việc tranh giành, hạ bệ nhóm kia để họ có thể vược qua sự sợ hãi và thật sự an toàn. Nhưng khi lên đến đỉnh thì lúc đó lại sợ là mình sẽ mất những thứ đã và đang tồn tại, dẫn đến viến cố gắng đàn áp những nhóm cá thể khác, góp phần vào sự lật đổ của chính họ.

    Nói cách khác, con người ít khi quan tâm đến "mình sẽ được gì" hơn là "mình sẽ mất gì".
    Môi trường là một ví dụ. Vấn đề môi trường đã được nghĩ đến từ lâu lắm rồi, nhưng chỉ được chú ý gần đây khi khí hậu nóng lên ,El Nino, bão ảnh hưởng đến đời sống con người.
    Những bộ lạc Châu Úc đã có suy nghĩ về việc bảo vệ môi trường của họ từ mấy trăm đến mấy ngàn năm trước. Trước khi cái văn minh Châu Âu đến đây và tiêu diệt. Lí do? Bởi vì ở những lục địa rộng lớn với tài nguyên màu mỡ, con người luôn có một nơi nào đó để giành những thứ mình đã mất khi hủy hoại môi trường. Trong khi đó người Aborginal khi mới di dân đến Châu Úc đã từng có thời sống đầy đủ với lương thực từ những động vật miêu tả "như con wormbat nhưng to như con gấu và chạy chậm...". Vì Úc tách rời nên các loại động vật trên lục địa cũng tiến hoá chậm hơn (Kangaroo, Koala, thú mỏ vịt sinh con không hoàn chỉnh). Loại thú dữ ăn thịt duy nhất ở đây là một loại chó sói, nhưng cũng do người bản địa mang theo khi di dân qua. Tuy nhiên săn bắn quá nhiều làm cho những loài động vật này tuyệt chủng dẫn đến việc người Aboriginal phải sinh tồn với thiên nhiên nếu họ muốn sống sót trên mảnh đấy này. Kết quả là mặc dù vẫn sống theo bộ lạc, vẫn có chiến tranh..v...v..., nhưng dân số của họ thời điểm đó lên tới 1 triệu người( có thể tương đương với không ít đế quốc "văn minh" trong quá khứ) , với hơn 300 loại ngôn ngữ khác nhau trải đều khắp đất nước. Có thể đoán được là khá ư yên bình so với Á, Âu lúc đó. Đặc biệt hơn, lượng thực săn bắn và thu lượm được trên thực tế nhiều chất dinh dưỡng hơn mức độ dinh dưỡng của bất kì nước thực dân lúc bấy giờ.
    Vậy cái đám thổ dân ăn lông ở lá đó chẳng phải đã đạt được một vài thứ mà hàng tỉ người trên cái thế giới hiện đại này mong muốn đó sao?

  7. #17
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Việc bảo là XHCN là không tưởng cũng chưa hẳn , hoặc chẳng có 1 bằng chứng nào để bảo đảm cả. Hiện nay ( chứ chưa nói tương lai khi mà suy nghĩ con người sẽ còn thay đổi, như dân chủ Vs quân chủ chẳng hạn)thế giới này cũng đang có mấy tỉ người làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu đó thôi. Mà tôi không bảo Bắc Hàn hay Cuba trong trường hợp này đâu, tôi nói về bố mẹ, anh em, họ hàng của bác đó.
    Tại sao bố mẹ phải làm bổn phận của mình cho con cái? Tại sao con cái vẫn làm việc mình được giao phó (học hành chẳng hạn), hưởng theo nhu cầu bản thân mà không dưới một quyền lực bắt ép nào cả? Giờ nghĩ được 3 lí do mà có thể người khác sẽ trả lời cho câu hỏi này.
    1/vì nếu không học thì tương lai không có bố mẹ thì không tự lo được cho bản thân
    2/ vì có quan hệ ruột thịt
    3/ vì có quan hệ gắn bó lâu dài, trải qua nhiều chuyện buồn vui...v....v....

    Ý 1 thì không hẳn, bởi có đứa "ngoan hiền" thì luôn cố học hành đàng hòang. Trong khi những đứa có mâu thuẫn gia đình thì nó cũng chẳng thèm học, kệ tương lai mình thế nào thì ra. Với lại bao nhiêu đứa được hỏi cố gắng học sẽ trả lời vì gia đình hay vì một cái tương lai mù mờ nào đó?
    Ý 2: con nuôi, thậm chí con ghẻ vẫn được đối xứ như con thường trong rất nhiều trường hợp
    Ý 3: nhiều đứa có bạn bè thân thiết hơn cả bố mẹ ruột của mình. Nhưng liệu có bao nhiêu đứa sẽ làm tất cả mọi thứ cho bạn của nó?

    Tôi không nghĩ là trong một cái nhà khi mà thức ăn nước uống luôn có đủ trong tủ lạnh thì một thành viên nào trong gia đình phải cố gắng lẻn vào lấy phần nhiều hơn giấu vào trong phòng đâu. Hả?

    PS: đó là chưa tính đến cuộc sống bộ lạc đã tồn tại mấy ngàn năm trên khắp thê giới.

  8. #18
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    0
    wiwi dung hòa giữa 2 tư tưởng: con người có thể cải tạo và phát triển được cũng như con người không thể cải tạo và phát triển quá giới hạn của điều kiện thực tế được.
    Cụ thể: ở một số xã hội văn minh lịch sự (như Singapore), con người biết xếp hàng, không vứt rác ra đường, tôn trọng luật pháp,... chắc chắn không phải chỉ vì họ sợ luật pháp. Mà đó phần lớn là nếp sống văn minh họ được giáo dục từ nhỏ, coi đó là điều hiển nhiên, chuẩn mực xã hội, không thể không theo. Vậy cái đạo "đức trị" của Khổng Tử không phải là không có chỗ đúng!
    Nhưng thực tế xã hội không thể hoàn hảo được vì điều kiện thực tế còn nhiều hạn chế, ví dụ như các nước đang phát triển áp dụng đủ biện pháp giáo dục cải tạo mà mấy chữ "nếp sống văn minh" vẫn chưa thấy được. Đó là do điều kiện sống chưa cho phép được như thế.
    Mở rộng ra thì mô hình XHCN của Karl Marx không phải là không có lý. Ai bảo là không có động lực phát triển? Xin hỏi các bạn tại sao lại có người vẽ tranh, nuôi cá kiểng, thú cảnh? họ làm thế có gì chữ "lợi" không? họ làm thế có thể coi như là vì đam mê, vì thú vui,... tóm lại là thuần túy "lợi tinh thần" chứ không phải "lợi vật chất".
    => Vậy thì tại sao ta lại cho rằng một mai trong 1 XH mà con người không cần lao động cũng có cái ăn (hưởng theo nhu cầu) thì sẽ không còn ai lao động nữa? Biết đâu lúc đó lao động đã trở thành một loại chuẩn mực của nếp sống văn minh thì sao? biết đâu lúc đó lao động là niềm vui của một ít người? và biết đâu lúc đó dù không có lao động xã hội vẫn phát triển thì sao?

  9. #19
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Đồng thời tôi muốn xem thử các bạn nghĩ sao thôi.
    Thế thì ít ra bác cũng nên cho bài post của tôi một dòng reply để còn biết đường bàn luận tiếp chứ[IMG]images/smilies/30.gif[/IMG].


    => Vậy thì tại sao ta lại cho rằng một mai trong 1 XH mà con người không cần lao động cũng có cái ăn (hưởng theo nhu cầu) thì sẽ không còn ai lao động nữa? Biết đâu lúc đó lao động đã trở thành một loại chuẩn mực của nếp sống văn minh thì sao? biết đâu lúc đó lao động là niềm vui của một ít người? và biết đâu lúc đó dù không có lao động xã hội vẫn phát triển thì sao?
    He he công nhận ngồi đây mà phán tương lai con người nó ra làm sao thì cũng xa vời thật[IMG]images/smilies/21.gif[/IMG].

  10. #20
    Ngày tham gia
    May 2016
    Bài viết
    0
    Xin có vài ý kiến thế này
    -Bản chất của con người không phải là lười nhác và tham lam. Chính sự tha hóa lao động trong xã hội có tư hữu về tư liệu sản xuất đã làm tha hóa người lao động, làm cho họ lười nhác và tham lam. Nói một cách sâu sắc hơn, vì ý thức là cái bị vật chất quy đinh, nên hình thái xã hội thế nào nó sẽ sản sinh ra những con người có phẩm chất tương ứng. Phẩm chất của những con người ấy là phản ánh về bản chất của xã hội.
    -Về lao động. Như có bài tui đã phân tích, lao động là một nhu cầu của con người, nhưng nhu cầu đó cũng giống như những nhu cầu bậc cao khác, không phải tự nhiên mà có. Nó bị quy định bởi trình độ phát triển của xã hội. Xã hội càng phát triển thì lao động ngày càng trở thành nhu cầu bức thiết sống còn cho mỗi con người nếu như họ muốn hoàn thiện và phát triển toàn diện bản thân, cũng như là nếu muốn sinh tồn thì họ phải có cái ăn cái uống, được hít thở khí trời vậy.
    -Chủ nghĩa Xã hội khoa học và Chủ nghĩa Cộng sản không phải là hoang tưởng hay không thể thực hiện được. Xã hội loài người có thể và chắc chắn sẽ đạt đến những trình độ phát triển đó. Riêng về vấn đề "làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu", thì xin thưa là "nhu cầu" ở đây không phải là nhu cầu tuyệt đối, muốn gì được nấy, mà nó là nhu cầu tương đối, phụ thuộc vào sự phát triển sản xuất, vào trình độ chinh phục tự nhiên và cải tạo xã hội của con người. Cần hiểu "làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu" là cách thức phân phối sản phẩm, rõ ràng nó đạt trình độ cao hơn hẳn cách thức phân phối sản phẩm "làm theo năng lực hưởng theo lao động" của CNXH, và đương nhiên là hơn cách thức "làm theo năng lực, hưởng theo sở hữu" của CNTB.
    -Xã hội ngày nay đầy rẫy áp bức bất công, hiện thực thường thấy là người ta có thể không lao động vẫn có cái ăn, hay nói như các cụ là "người ăn không hết kẻ lần chẳng ra". Căn nguyên sâu xa là do sự tư hữu về tư liệu sản xuất. Xóa bỏ tư hữu tư liệu sản xuất là biện "công thức duy nhất cho mọi Người Cộng sản". Nhưng cách thức tiến hành công việc này lại phụ thuộc vào hoàn cảnh của xã hội. Nước ta đang đi trên con đường riêng để xóa bỏ Tư hữu tư liệu sản xuất và thiết lập chế độ Công hữu. Con đường này tui không thể nói rõ ra được do trình độ còn hạn chế, nhưng có thể biết chắc chắn là nó dựa trên luận điểm của các nhà kinh điển "Chính sự phát triển sản xuất làm nảy sinh sự tư hữu, nhưng cũng chính sự phát triển sản xuất sẽ xóa bỏ sự tư hữu".

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •