Chủ đề: Tù bao nhiêu thì đủ?
-
10-30-2007, 08:15 PM #41Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Đám tòa án tham nhũng của mình là vậy đó, dân đen không có gì để vét thì xử nặng, còn ai có tiền cho nó hay chức quyền thì giơ cao đánh khẽ.
-
10-31-2007, 02:04 AM #42Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Cái này thì mèo ko dám nói là đám này hay đám kia. Nhưng hình phạt cho 2 vụ việc lại ngang nhau thì thật là ...
Đó là chưa kể đến đề xuất bỏ án tử hình cho tội tham ô hối lộ. Vớ vẩn [IMG]images/smilies/14.gif[/IMG]
-
10-31-2007, 09:24 PM #43Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
xóa tòan bộ
nguyên nhân : data vô giá trị
giải thích : nói ở đây nhưng hồn ở trong lớp .
ngắn gọn : giận cá chém gà
nguyên nhân dịnh vị mục tiêu ngay gà : quán tính [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]
sorry[IMG]images/smilies/10.gif[/IMG]
-
11-01-2007, 04:09 AM #44Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Chính Kẹo Kéo ko hiểu sao bác wiwi biết yevon thích dùng tư duy one-shot mà ngoài kia vẫn lập topic treo biển mời yevon vào. Kẹo Kéo ở đây ko có ý spam, cũng ko có ý tranh luận, chỉ đưa vài comment:
@yevon: Bác hiện đang theo tư duy one-shot, tức là một thứ hoàn toàn khốn nạn, hoàn toàn cao thượng, và những quy tắc XH là tuyệt đối.Tôi khuyên đừng tranh luận nữa và đừng theo tư duy all-side của wiwi
Bước đầu yevon hãy tập suy nghĩ là "cái gì cũng có mặt trái mặt phải, cũng có điểm tốt, điểm xấu chứ không có gì toàn đen toàn trắng". Có được vậy thì cách nhìn nhận vấn đề của yevon mới tăng tiến được.
@wiwi:Đương nhiên là theo tôi, tranh luận của bác hiện nay đối nghịch 70% so với tranh luận ngày trước, tức là dùng lý luận sắc và chặt. Cũng theo tôi, bác không nên gây ảnh hưởng lên bác yevon để bác ấy theo all-side, rất là phiền phức. Yevon là mem bự của các 4rum nghệ thuật, nếu bác làm vậy thì các 4rum đó sẽ rất chán. Mà tôi đoán chắc cũng như tôi, muốn chuyển sang all-side phải mất vài tháng. Không nên không nên.
-
11-01-2007, 09:27 PM #45Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Tranh luận theo kiểu emotionless hả ? -- > biến thành Kohaku [IMG]images/smilies/104.gif[/IMG] ? Amen , đó là điều tui mơ mà ko được . Sống kiểu đó khỏe cực kỳ[IMG]images/smilies/33.gif[/IMG] . Rồi thì emotionless , tui sẽ cố . Nói thật tui bị nhồi mấy cái đạo nghĩa cũng nhiều lúc rất muốn phát điên lên vì cái sự mâu thuẫn loạn xạ của nó rồi , chả còn hứng thú gì với nó nữa [IMG]images/smilies/33.gif[/IMG] .
Avenger đủ rồi , giờ trên cơ sở tiếp thu tư tưởng của wiwi và chủ đề topic , yevon thử phác ra hệ thống luật pháp theo quan điễm này [IMG]images/smilies/76.gif[/IMG] :
Mục tiêu luật pháp :
- bảo vệ an toàn cho những người chấp nhận nó
- giáo dục , cải tạo những kẻ phạm tội làm sao cho chúng chấp nhận sống và làm việc theo pháp luật .
Từ đó suy ra vai trò nhà tù và mức khung hình phạt :
- là giáo dục , cải tạo phạm nhân cho đến khi hắn / mụ thay đổi và ko còn nguy hiểm với Xã hội .
- KO phải là nơi trừng phạt cho hả giận
- Càng KO phải là nơi thể hiện cái gọi là lòng nhân đạo . Muốn chứng tỏ mình là người tốt thì vào trại mồ côi hay nhà chùa .
---- > ngắn gọn , nhà tù lúc đó ko phải là nơi hành hạ tù nhân , mà là một viện tâm thần đúng nghĩa đen . Ở nơi đó , có 2 lực lượng cai quản tù nhân : bảo vệ để ngăn chặn sự trốn thoát và các chuyên gia , bác sĩ tâm lý làm nhiệm vụ giáo dục .
Cơ chế vận hành nhà tù :
- nhân đạo trong nhà tù không có vai trò gì cao hơn một phương thuốc trong nhiều phương thuốc dùng để cải tạo tù nhân . bác sĩ chi phối nó chứ nó ko thể chi phối phương pháp trị liệu của nhà tù .
- những hình phạt có thể vẫn còn nhưng ko áp dụng cho tất cả .
- Các bác sĩ tùy theo tâm lý tội phạm mà tự thảo luận , định ra cách thức “ chữa chạy “ cho phạm nhân . Từ đó suy ra mỗi phạm nhân sẽ được đối xử khác nhau , có người được đối xử tử tế , nhưng cũng có người cần dùng tới kỷ luật sắt ,... phương châm chủ đạo là dùng mọi cách để “ chữa trị thành công “ .
- Xóa bỏ hoàn toàn việc đặc xá trong mọi trường hợp . Chỉ thả ra khi các chuyên gia thẩm định , kết luận phạm nhân đã cải tạo thành công . Tuyệt đối ko để ý muốn chủ quan từ bất cứ nguồn nào bên ngoài nhà tù tác động vào quá trình cải tạo .
- sẵn sàng kết hợp cả phương pháp cải tạo ngoài nhà tù ( cải tạo tại gia ) nếu ở 1 số trường hợp xét thấy điều đó cần thiết .( đương nhiên có sự giám sát chặt chẽ )
Yêu cầu về phía pháp luật :
- nâng cao hiệu quả của tòa án , viện kiểm soát , bội thẩm đoàn vì mục đích xử đúng người đúng tội . Bởi nếu sai tội , các chuyên gia tâm lý ở nhà tù sẽ phải dựa vào data sai về phạm nhân mà nêu phương pháp cải tạo cũng ko hiệu quả nốt . ( VD đơn giản : ko thể lấy cái phương pháp cải tạo phạm nhân tội bạo hành đơn thuần để chữa trị cho Richard như tòa xử , bởi tội trạng , sự nguy hiểm của hắn ko chỉ ở mức đó .)
- Xem xét lại việc kết án nặng nhẹ sẽ dựa trên cái gì : Mức độ nghiêm trọng của tội ác hay dựa trên tâm lý của từng tội phạm , hiểu đơn giản là VD như yevon ngày kia phạm tội bắn bỏ 1 má mì nào đó , nhưng xét tâm lý yevon , tòa kết luận yevon là loại tội phạm mang tâm lý sẵn sàng làm nhiều chuyện còn kinh dị hơn thế --- > đề nghị nhà tù có phương pháp cải tạo lâu dài , đặc biệt hơn so với 1 kẻ giết người thông thường .
- Như thế này , tòa án cũng phải là 1 viện nghiên cứu tâm thần , có am hiểu về tâm lý học mới có thể hỗ trợ công việc của nhà tù .
- Hiện diện ở tòa án chỉ có : đặt khung hình phạt sao đủ để cài tạo tù nhân . Hoàn toàn loại bỏ yếu tố khoan hồng ( thực ra dựa vào biểu hiện của tội phạm trong quá trình phá án , xử án , tòa thu lấy data đó , xem xét trong quá trình kết án .)
Yêu cầu để thực hiện hệ thống tòa án , nhà tù trên :
- Xã hội phải có sự phát triển về ngành tâm lý học cùng những trang thiết bị hiện đại đến mức có thể hỗ trợ quá trình trị liệu .
- Nhân viên tòa án , nhà tù đều phải là các chuyên gia tâm lý học . Ko để 1 thứ feeling nào chen chân vào ngoài mục thái độ làm việc khoa học vì 1 mục tiêu : “ định ra án tù hợp lý -- > phương pháp trị liệu hợp lý -- > cải tạo thành công . “
- Trình độ hiện đại đến mức độ nào mà có thể bảo đảm guồng máy trên hoạt động 1 cái khoa học , ko tình cảm hay chủ quan duy ý chí .
Như kiểu tòa án – nhà tù trên , sẽ có thay đổi lớn về vấn đề mức khung hình phạt , 1 kẻ giết người hàng loạt nhưng nếu các bác sĩ có thể cải tạo hắn nhanh chóng trở thành 1 người ko còn nguy hiểm với xã hội . Ngược lại , 1 kẻ chỉ mới phạm tội nhẹ vẫn có thể ở tù lâu hơn nếu quá trình cài tạo gặp nhiều khó khăn và hắn vẫn ko thay đổi .
Nhưng sau khi phác ra cái hệ thống này , cái điều đầu tiên nghĩ tới trong đầu là : “ có không tưởng quá ko ? “ . tâm lý học + trang thiết bị phát triển đến mức nào mà có thể làm được điều như thế ? Luật pháp phát triển đến mức nào mà linh hoạt được như thế ?[IMG]images/smilies/29.gif[/IMG]
Cứ như nằm mơ .[IMG]images/smilies/29.gif[/IMG]
-
11-01-2007, 11:07 PM #46Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Trước hết, yevon đã hiểu sai bản chất của tội phạm. Bản chất của tội phạm không phải là vấn đề tâm lý, ít nhất là dưới góc độ của luật pháp. Luật pháp không quan tâm lắm về nguyên nhân anh phạm tội (có chăng chỉ là để định khung hình phạt). Luật pháp đặt ra nhằm mục đích là để điều chỉnh xã hội theo hướng có lợi cho giai cấp cầm quyền (chủ yếu) và có lợi cho xã hội (thứ yếu).
Hình phạt là loại chế tài đặc biệt chỉ riêng luật hình sự mới có. Hình phạt có 2 mục đích ngăn ngừa:
1. Ngăn ngừa riêng có 2 mặt
a) răn đe không để cho người phạm tội có cơ hội phạm tội tiếp (vì thế tùy theo mức độ có phạt tiền, có cải tạo không giam giữ, có tù giam, có tử hình, có cấm đảm nhiệm công tác, cấm hành nghề, tịch thu tang vật,...)
b) là giáo dục, cải tạo người phạm tội thành công dân lương thiện có ích cho xã hội (do đó ko kể tử hình, thì khi tiến hành tù giam cũng có các chính sách đào tạo nghề, tập cho tù nhân lối sống lành mạnh, kỷ luật,...)
Yevon có vẻ hơi xuyên tạc hình phạt qua việc đề ra mấy biện pháp trên. Xin nhớ người phạm tội không phải bệnh nhân tâm thần mà cần đến bác sĩ. Động cơ của tội phạm cũng xuất phát từ nhiều nguồn chứ không phải chỉ từ tâm lý (mà trên thực tế, động cơ tâm lý rất ít, xét trên tổng thể các tội phạm).
wiwi thấy Yevon bị ám ảnh bởi những trường hợp (cá biệt) tội phạm dã man do vấn đề tâm lý nên hoang tưởng rằng tội phạm nào cũng như thế cả. Thực tế là hoàn toàn không phải như vậy. Yevon từ nay đừng nên nghĩ về pháp luật dưới góc nhìn đó.
Yevon thấy phức tạp là đúng. Bởi vì Yevon cứ nhìn vào từng trường hợp cá biệt mà quên mất rằng các trường hợp đó chỉ là thiểu số rất rất rất nhỏ so với tổng số tội phạm diễn ra hàng ngày. Vì vậy luật pháp hiện đại xem xét hành vi khách quan (tức là đốt 1 cái xe hơi hay đốt 1 cái xe máy là khác nhau) là chủ yếu, kế đến là lỗi (tức là người phạm tội có biết việc mình làm là nguy hiểm không, có cố ý thực hiện không,...). Mức án của tòa có thể chênh lệch ít nhiều khi đánh giá "à, thằng này là tội phạm chuyên nghiệp, còn thằng kia chỉ là nông nỗi" nhưng hoàn toàn có thể phân tích được qua hành vi khách quan (ví dụ giết người 1 cách nhanh gọn, phi tang vật chứng, xóa dấu vết đầy đủ,... thì hẳn phải khác giết người 1 cách vội vàng, hấp tấp, chứng cứ rõ ràng, tự động khai báo,... và tòa có thể suy ra được đối tượng nào cần tử hình để bảo vệ xã hội, đối tượng nào có thể cải tạo bằng 10 hay 15 năm tù).
Nói chung Yevon nếu bất mãn với luật pháp thì nên mua vài quyển giáo trình luật đại cương và bộ luật thực định về mà đọc cho biết. Chứ đừng ngồi mà suy diễn mãi rốt cục thực chất là tự mình lún sâu vào những gì do mình tưởng tượng ra mà thôi. Không có ích gì.
@kẹo kéo: anh tranh luận đàng hoàng khác với nói chơi, nói nhảm cho vui. Tranh luận đàng hoàng không phải là cố giành lấy chiến thắng mà là đưa ra các ý kiến, tiếp thu các ý kiến khác để cả 2 (hoặc 3, 4) bên cùng rút ra được kết luận đúng đắn và khoa học nhất. Bản thân anh thấy cách suy nghĩ cực đoan kiểu yevon cũng là 1 luồng ý kiến đáng ghi nhận và bổ sung vào luận điểm của mình nên có những vấn đề mang tính chủ quan như quyền sống thì anh đặc biệt muốn nghe ý kiến yevon-ish. Đó là cách làm việc khoa học. Chú chưa hiểu nổi đâu.
-
11-02-2007, 10:12 PM #47Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Khổ, yevon đọc nhiều Tsukihime quá thành ra loạn mất rồi, cái đấy nó cũng chỉ là truyện thôi, làm gì mà như thật thế [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG], kiếm mấy cái phim hài xem cho bình tĩnh lại đi, suy nghĩ cực đoan quá rồi
-
11-03-2007, 04:21 AM #48Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
@kẹo kéo: anh tranh luận đàng hoàng khác với nói chơi, nói nhảm cho vui. Tranh luận đàng hoàng không phải là cố giành lấy chiến thắng mà là đưa ra các ý kiến, tiếp thu các ý kiến khác để cả 2 (hoặc 3, 4) bên cùng rút ra được kết luận đúng đắn và khoa học nhất. Bản thân anh thấy cách suy nghĩ cực đoan kiểu yevon cũng là 1 luồng ý kiến đáng ghi nhận và bổ sung vào luận điểm của mình nên có những vấn đề mang tính chủ quan như quyền sống thì anh đặc biệt muốn nghe ý kiến yevon-ish. Đó là cách làm việc khoa học. Chú chưa hiểu nổi đâu.
Tôi biết bác cãi với yevon để thử, nhưng tôi khuyên bác không nên lái bác ấy sang all-side. Nếu chỉ để thử tại sao bác phải khuyên yevon chuyển sang all-side? Dù bác làm cũng không nên gây ảnh hưởng người khác!
Tranh luận theo kiểu emotionless hả ? -- > biến thành Kohaku ? Amen , đó là điều tui mơ mà ko được . Sống kiểu đó khỏe cực kỳ . Rồi thì emotionless , tui sẽ cố . Nói thật tui bị nhồi mấy cái đạo nghĩa cũng nhiều lúc rất muốn phát điên lên vì cái sự mâu thuẫn loạn xạ của nó rồi , chả còn hứng thú gì với nó nữa .
P/S: biết vậy 2 năm trước tui ko khai bác [IMG]images/smilies/52.gif[/IMG] [IMG]images/smilies/52.gif[/IMG] [IMG]images/smilies/52.gif[/IMG] [IMG]images/smilies/52.gif[/IMG] [IMG]images/smilies/52.gif[/IMG] [IMG]images/smilies/52.gif[/IMG]
-
11-03-2007, 09:15 PM #49Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Bài post bao gồm các nội dung :
1 . the law phục vụ : - gc cầm quyền
- xh .
2 . Hình phạt có 2 mục đích ngăn ngừa : răn đe và giáo dục .
3 . Động cơ phạm tội xuất phát từ nhiều nguồn , nguồn do tâm lý rất ít . Bản chất tội phạm không phải là tâm lý .
4 . Những trường hợp yevon xem xét chỉ mới là cá biệt , chưa phản ánh khái quát tình hình .
5 . mức án định hình theo 3 yếu tố : - mức độ nghiêm trọng
- ý thức tội phạm
- một số yếu tố khác
6 . Yevon nên đọc vài cuốn giáo trình luật đại cương +bộ luật thực định để hiểu thêm về the law .
Hồi âm :
1 . Đã hiểu , nhưng vẫn chưa hiểu thực tế điều này sẽ ảnh hướng đến cái gì của the law .( chưa chắc thì đúng hơn ) . Yêu cầu wiwi giải thích kỹ 1 chút : nó sẽ ảnh hưởng đến cái gì trong :
- quá trình định mức khung hình phạt của bộ luật ?
- quá trình kết án ?
2 . Nếu mục tiêu của hình phạt thuần răn đe và ngăn ngừa + mục đích của luật pháp đã nêu ở 1. thì có lý do gì phải đề cập đến vấn đề nhân quyền ở đây ? ( nói cái đó rất nhiều là khác và đây là cái gây phản cảm nhiều nhất - với cá nhân tôi ,of course )
Áp dụng nhân quyền vào law thì có liên quan gì đến việc thực hiện các mục tiêu , mục đích trên của law ? Hay nhân quyền ở đây chỉ là đồ trang trí mà thôi ?
Răn đe : thừa nhận 1 điều rằng dù hình phạt cao tới đâu cũng ko dứt được tội phạm .
Giáo dục : mục tiêu chính là cải tạo công dân thành người lương thiện .
Từ 2 việc răn đe , giáo dục + ý 3. == > mỗi tội phạm có 1 nguyên nhân phạm tội khác nhau , muốn giáo dục tội phạm đó phải tìm ra nguyên nhân đó , tìm cách giải quyết nó mới mong cải tạo được . Từ đó lại đặt câu hỏi :
- vai trò nhà tù ?
- nhà tù thực hiện việc cải tạo bằng phương pháp gì ?
- Áp dụng cho từng đối tượng tội phạm như thế nào ?
- Trước giờ chỉ nghe tuyên án tội phạm bao nhiêu năm chứ chưa từng nghe việc tội phạm mức độ , hình thức phạm tội nhẹ nặng khác nhau thì chế độ đãi ngộ trong nhà tù có khác gì nhau ko , chỉ mới nghe sự khác nhau qua bản án tù ngắn hay dài mà thôi .
4. 5 . liên quan nhiều đến 3 ., tạm gác đó .
6 . xin wiwi ghi rõ tựa sách . nếu được thì thêm nxb . Luôn tiện sẵn hỏi có sách nào nói về vấn đề hoạt động cải tạo của nhà tù , chế độ khoan hồng , ân xá , ra tù sớm ,... tóm lại là mọi thứ về nhà tù + các điều khoản quy định trích nhiệm của tòa án khi ra các quyết định .Đặng rinh về ... ngâm .
-
11-04-2007, 12:38 AM #50Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
1. Ảnh hưởng tổng thể, từ các tội danh cụ thể, đến khung hình phạt và cách thức tiến hành hình phạt. Phần nào cũng ảnh hưởng đến cách kết án, ví dụ xem cách chế độ VNCH kết án các đảng viên cộng sản hoặc cách VNDCCH đấu tố địa chủ miền Bắc. 2 trường hợp đó mang nặng tính giai cấp.
Còn tính xã hội thì rõ ràng các hành vi nguy hiểm cho xã hội, cho nhân dân như trộm, cướp, giết người luôn là tội hình sự bất kể chế độ nào, và mức phạt cũng không chênh lệch lắm giữa các quốc gia (ví dụ tội giết người luôn có khung tử hình, trừ các nước đã bỏ hình phạt đó).
2. Ảnh hưởng của nhân quyền, nhân đạo là sâu rộng trên toàn bộ xã hội chứ không phải chỉ trong pháp luật. Nói chung nhân đạo trong pháp luật tức là khoan hồng trong mức có thể để vừa có lợi cho phạm nhân mà vẫn bảo đảm được mục đích răn đe + giáo dục của luật pháp.
Không hẳn hình phạt cao vẫn không dứt được tội phạm. Vấn đề là ảnh hưởng của sự răn đe lên mọi người. Ví dụ buôn ma túy rất lời, rất giàu thì nếu khung hình phạt không có tử hình thì thiên hạ dễ kéo nhau đi buôn vì nếu chỉ ngồi tù 10, 20 năm mà tích lũy được 1 gia sản kếch xù thì nên đi buôn lắm chứ?
Từ 2 việc răn đe , giáo dục + ý 3. == > mỗi tội phạm có 1 nguyên nhân phạm tội khác nhau , muốn giáo dục tội phạm đó phải tìm ra nguyên nhân đó , tìm cách giải quyết nó mới mong cải tạo được . Từ đó lại đặt câu hỏi :
- vai trò nhà tù ?
- nhà tù thực hiện việc cải tạo bằng phương pháp gì ?
- Áp dụng cho từng đối tượng tội phạm như thế nào ?
- Trước giờ chỉ nghe tuyên án tội phạm bao nhiêu năm chứ chưa từng nghe việc tội phạm mức độ , hình thức phạm tội nhẹ nặng khác nhau thì chế độ đãi ngộ trong nhà tù có khác gì nhau ko , chỉ mới nghe sự khác nhau qua bản án tù ngắn hay dài mà thôi .
Cơ bản hiện tại chúng ta cá mè một lứa với tội phạm các loại tội khác nhau có thể là do như wiwi đã nói: chúng ta chủ yếu xét đến hành vi chứ ít xét đến động cơ. Vấn đề động cơ thuộc về chủ quan, không ai có thể nói chắc anh phạm tội vì tham lam hay anh phạm tội vì mưu sinh nên công tác phân loại cũng khó có điều kiện thực hiện. Có lẽ vì lẽ đó mà hiện tại các nước đều đang cải taọ tội phạm dạng "tổng quát": cải tạo lại lối sống (thông qua kỷ luật nhà tù), cải tạo về cách mưu sinh (thông qua đào tạo nghề),... chứ không thể phân ra thằng này phạm tội vì tham lam thì phải cho nó biết mùi kỷ luật, thằng kia phạm tội vì mưu sinh thì nên dạy nghề cho nó kiếm ăn sau khi ra tù,...
Người ta cũng phân loại trại giam để dễ quản lý tội phạm (cái này là phân loại theo tội phạm, tức hành vi cụ thể): ví dụ một số đối tượng phạm nhân hung hãn, tội phạm chuyên nghiệp thì cũng có một số trại giam đặc biệt dành riêng cho họ, với kỷ luật nặng nề hơn,...
6. yevon tìm quyển Giáo trình luật đại cương hoặc Lý luận về nhà nước và pháp luật, hình như là của nxb giao thông vận tải hoặc nxb chính trị quốc gia. Tìm giáo trình Luật hình sự để hiểu về tội phạm và hình phạt (nhớ kèm bộ luật HS để đọc điều luật), tìm giáo trình tố tụng hình sự để hiểu về cách xét xử. Còn về tù thì wiwi ko rõ có quyển nào giới thiệu chuyên về cái này ko? chắc phải hỏi mấy bác bên an ninh [IMG]images/smilies/39.gif[/IMG]
Khu đô thị C-Sky View Bình Dương phát triển bởi Cty Cổ phần Chánh Nghĩa Quốc Cường cảnh quan yên bình sống sang trọng giá trị đầu tư. bán căn hộ C-Sky View Bình Dương cảnh quan yên bình vốn khổng lồ...
C-Sky View Bình Dương Dự án chung cư view nhìn trải rộng tăng giá trị