-
Những bí ẩn của lịch sử các nền văn minh trên trái đất
Chào các bạn, từ trước đến nay nhân loại nói chung vẫn nghĩ rằng nền văn minh Ai cập cổ đại với những Kim tự tháp hùng vĩ là nền văn minh cổ nhất của loài người (cách ngày nay khoảng 5.000 năm), kế tiếp sau đó là những nền văn minh khác như Lưỡng Hà, Ânđộ, Trung hoa ... Mỗi nền văn minh đó chứa đựng những điều bí ẩn đến nay vẫn chưa có lời giải đáp, ví dụ như Kim tự tháp được xây dựng thế nào...
Nhưng trên tất cả, bây giờ người ta lại tìm ra những điều bí ẩn còn xa hơn nữa, đó là liệu có hay không một nền văn minh khác xuất hiện trên trái đất từ rất lâu trước tất cả các nền văn minh mà tôi đã nêu ra ở trên? Ví dụ như bài viết sau:
Bí mật Cửa Mặt trời
Ở góc Tây Bắc Quảng trường Carachacha trong Thành Tiahuanaco có một bức điêu khắc bằng đá vô cùng lớn và rất nổi tiếng, đó là Cửa Mặt trời - một trong những kỳ tích của nền văn minh cổ xưa có tiếng nhất Đại lục Nam Mỹ.
Cửa Mặt trời (Ảnh: dudeman)
Cửa Mặt trời do một tảng nham thạch cực lớn trên núi tạo thành một cách hoàn chỉnh: cao 3,1m; rộng 3,96m và nặng hơn 10 tấn. Sở dĩ người ta gọi nơi đây là Cửa Mặt trời vì vào ngày 21 tháng 9, tiết Thu phân hàng năm, những tia nắng bình minh đầu tiên luôn chiếu rọi xuống mặt đất ở giữa cửa đá này.
Những người đã nhìn thấy Cửa Mặt trời, không ai là không bị khuất phục trước vẻ đẹp hùng vĩ của nó. Trên Cửa Mặt trời có khắc các hình vẽ rất tinh xảo, trong đó nổi bật nhất là hình vẽ Lịch Mặt trời tô điểm trên mi cửa theo chiều ngang, còn chính giữa là tượng Phi thần (Thần biết bay). Theo truyền thuyết, ông chính là thánh nhân đã du nhập các loại hình nghệ thuật và chế độ vào Nam Mỹ. Đầu bức tượng đội vương miện vô cùng uy nghiêm, trong tay cầm gậy tô điểm bởi chim tọa sơn điêu, thần sắc mười phần nghiêm túc, hai hàng lệ nhỏ xuống từ khóe mắt. Đứng hầu hai hàng trên dưới Phi thần là các dũng sỹ oai phong. Phần dưới của Lịch Mặt trời khắc một loại đồ hình, chúng được xếp liên tục thành hình Kim Tự Tháp. Ngoài ra, ở đó còn vẽ vô vàn các đồ án và văn tự mà cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được hàm nghĩa của nó.
Đứng trước Cửa Mặt trời, người ta luôn đặt câu hỏi: "Cư dân của Thành Tiahuanaco cổ đại tại sao phải kiến tạo cửa đá lớn như vậy?".
Xét từ điểm tia nắng Mặt trời đầu tiên xuyên qua Cửa Mặt trời và
Tia nắng Mặt trời đầu tiên xuyên qua Cửa Mặt trời
(Ảnh: dudeman)
tiết Thu phân thì rõ ràng đây là một kiến trúc có liên quan đến lịch pháp. Rất nhiều học giả cho rằng, hầu hết các hình và ký hiệu được khắc trên Cửa Mặt trời đều có liên quan đến lịch pháp.
Nhưng những ký hiệu này biểu đạt lịch pháp như thế nào? Người Tiahuanaco làm thế nào để tính toán chính xác mối quan hệ giữa các tia nắng Mặt trời vào tiết Thu phân với vị trí của Cửa Mặt trời.
Trong cuốn sách "Hiện tượng ngẫu nhiên của Tiahuanaco", hai nhà khoa học Bellermi và Aluan đã nghiên cứu tỉ mỉ các đồ án và ký hiệu của Cửa Mặt trời. Họ cho rằng, phía trên của Cửa Mặt trời đã ghi lại số lượng lớn kiến thức thiên văn, sớm nhất 2.700 năm về trước, mà những tri thức này được tạo nên trên cơ sở Trái đất là hình tròn. Điều này một lần nữa làm cho mọi người đặt câu hỏi: "Người Tiahuanaco tiền sử lẽ nào lại tồn tại ở một nền văn minh đạt đến trình độ cao như vậy?".
Khi khảo sát Cửa Mặt trời, học giả Hanke người Anh đã phát hiện thấy trên mi Cửa Mặt trời còn khắc những hình động vật thời tiền sử kỳ dị nằm ngoài ý muốn. Loại động vật này có hình thể béo tốt, bốn chân hơi thô, dường như nó là loài tạp giao giữa hà mã và trâu.
Trong giới động vật ngày nay, dường như từ lâu đã không tồn tại loài động vật nào giống như vậy. Nhưng các nhà sinh vật cổ vừa nhìn thấy chúng đã nhậ
Tượng phi thần (Ảnh: dudeman)
n ra ngay loại động vật hình thù chậm chạp trong hình vẽ là thú răng hở - một loài động vật thời tiền sử đã tiệt chủng.
Kết quả nghiên cứu chỉ rõ: Thú răng hở sống từ 1.600.000 đến 12.000 năm trước, có lẽ nó là động vật thuộc loại lưỡng cư, có tập tính sinh hoạt giống hà mã ngày nay. Nó là loài động vật có móng phổ biến nhất ở đại lục châu Mỹ đương thời. Loài động vật này dài khoảng 2,8m; cao 1,4m; có 3 ngón chân giống trâu nhưng lại thấp và không có sừng, giữa răng cửa có kẽ hở lớn, do vậy được gọi là thú răng hở. Nhưng nó sớm bị tuyệt chủng từ 12.000 năm trước. Ngày nay, những hiểu biết của con người có được về loài động vật này là từ các hóa thạch đã được phát hiện.
Vậy, tại sao loài động vật thời tiền sử đã tiệt chủng lại được vẽ trên Cửa Mặt trời? Có hơn 47 chỗ trên mi Cửa Mặt trời đều điêu khắc hình tượng của thú răng hở. Loài động vật xấu xí này không chỉ xuất hiện trên Cửa Mặt trời mà còn thấy chúng vẽ ở bất kỳ nơi nào trên các mảnh gốm vỡ cùng thời đại, trên một vài tác phẩm điêu khắc vẫn còn có hình thể hoàn chỉnh của nó.
Thực ra, các hình vẽ động vật cổ đại trên Cửa Mặt trời và Feijin chỉ có một loài thú răng hở. Trên các hình vẽ ở Cửa Mặt trời còn có một loài động vật mọc ngà và mũi dài như voi. Ngày nay, loài voi lớn ở Nam Mỹ đã bị diệt chủng. Nhưng theo các tài liệu nghiên cứu, ở thời tiền sử, châu Nam Mỹ đã từng tồn tại một loài động vật giống như loài voi có tên khoa học là Juxiak.
Những bức đồ án quây quanh tượng Phi thần
(Ảnh: dudeman)
Chúng thuộc loài động vật mũi dài, sinh sống đông nhất ở khu vực Tiahuanaco, đoạn phía Nam mạch núi Altis. Nhưng loài động vật này cũng sớm bị tiệt chủng từ khoảng 1 vạn năm trước Công nguyên.
Loài động vật đã bị tiệt chủng từ khoảng hơn một vạn năm trước, nhiều lần xuất hiện ở Thành cổ Tiahuanaco thể hiện điều gì? Nó chỉ có thể chứng minh những người đầu tiên xây dựng thành Tiahuanaco thường nhìn thấy loài động vật này, loài voi thực sự chứ không phải căn cứ vào trí tưởng tượng để vẽ nên các hình thú răng hở trên Cửa Mặt trời. Do vậy, chúng ta có thể đưa ra phán đoán, niên đại xây dựng thành Tiahuanaco và Cửa Mặt trời không thể muộn hơn từ cuối thời kỳ canh tân đến trước 1 vạn năm trước Công nguyên.
Nhưng Kim Tự Tháp Ai cập được xây dựng khoảng 2.600 năm trước Công nguyên. Trong khi đó, nền văn minh Sumer sớm được công nhận nhất trên Thế giới cũng chỉ bắt đầu từ 3.300 năm trước Công nguyên. Lịch sử loài người di cư đến châu Mỹ được dự tính khoảng 1 vạn năm trước Công nguyên mà thời gian đến châu Mỹ lại càng muộn hơn. Vậy 12.000 năm trước, ai là người xây dựng nên thành Tiahuanaco hùng vĩ và Cửa Mặt trời vô cùng kỳ diệu đó, trong khi thế giới đương thời vẫn trong cảnh mômg muội tối tăm?
Điều càng làm cho người ta nghi hoặc là Cửa Mặt trời - một kiệt tác ngày nay không gì có thể sánh kịp - lại không được hoàn thành trọn vẹn: trên mi cửa lộ rõ những hình vẽ còn dang dở. Không lẽ, đột nhiên có một ngày công việc điêu khắc bỗng dừng lại? Vậy nơi đây bổng xảy ra sự việc gì hay đó là một tai nạn bỗng nhiên ập đến?
Vậy câu hỏi là ai đã xây dựng, điêu khắc những hình vẽ trên Cửa Mặt trời?
Ngoài ra còn rất nhiều những công trình khác như: Những Bức tượng đá trên Đảo Phục sinh, Những thành phố cổ ở Ấn độ...
Xin các bạn hãy cho ý kiến lý giải, những tài liệu giải thích, bổ sung về những nền văn minh khác nữa
View more random threads:
-
Đảo Phục Sinh, tên gọi bản xứ là Rapa Nui, là một chấm nhỏ có người ở xa xôi nhất trên bề mặt trái đất. Vùng đất này có hình tam giác, cạnh dài nhất chỉ có 22 km, chiều rộng 16 km. Đảo Phục Sinh cách hòn đảo có người ở gần nhất, là đảo Picairn 2.250 km, và cách bờ biển Nam Mỹ 3.747 km. Xa xôi như thế nên chỉ khi có tàu thuyền hiện đại qua đây, người ta mới phát hiện kỳ quan này.
Rải rác quanh bờ biển của đảo Phục Sinh, trên các tấm móng bằng đá đặt quay lưng ra hướng Thái Bình Dương xanh thẫm, một hàng tượng có vẻ dữ tợn một thời đứng sừng sững, với gương mặt thô kệch tạc ra từ loại đá tuff rất cứng tạo từ tro núi lửa, đôi mắt mở trừng trừng được khảm màu trắng, đỏ. Câu hỏi thế nào và tại sao những tảng đá nguyên khối như thế được tạc và dựng lên đã khiến các du khách và giới khảo cổ phương Tây từ thế kỷ 18 hao tốn bao công sức và trí tưởng tượng.
Các nhà khảo cổ học đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy những người Đa đảo đã phát hiện ra hòn đảo này từ khoảng năm 400 sau Công nguyên. Và trong khi hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý với quan niệm này thì một số người lại nói, thực tế những người từ vùng Nam Mỹ đã đến cư trú trên đảo trước tiên. Nhà thám hiểm Thor Heyerdahl, tác giả cuốn Kon Tiki, lại cho rằng những cư dân đầu tiên đến từ Peru. Lý do họ đưa ra là vì có những điểm tương đồng giữa các bức tượng trên đảo, gọi là moai, với các công trình bằng đá của người Peru.
Tượng trên đảo Phục Sinh (còn gọi là moai) dễ nhận biết vì hình dáng và kiểu cách đặc biệt. Tượng chỉ có phần đầu và thân trên, đến một phần dưới thắt lưng, không nhìn thấy chân. Cũng có vai và cánh tay, nhưng cẳng tay đơn thuần là các tác phẩm chạm nổi đặt chéo qua phía trước bụng, bên dưới rốn. Ngón tay thẳng, hướng về một hình chữ nhật hay bầu dục có thể được hiểu là khố. Đôi lúc lưng tượng cũng tạc bằng tác phẩm chạm nổi thấp, với nhiều đường thẳng, cong và xoắn ốc tượng trưng cho các hoạ tiết hình xăm biểu thị địa vị xã hội. Thực tế không hề có hai tượng giống hệt nhau, điều này đặt giả thuyết rằng, đây có thể là chân dung của cá nhân, các bậc huynh trưởng trong bộ tộc. Phần chạm khắc sinh động nhất là phần đầu: miệng, mũi, cằm nhô ra, và hai đường chân mày lồi. Phần ót nhìn chung dẹt, nhưng đôi tai thon dài nổi bật ở cả hai bên.
Về kích thước, tượng trên đảo Phục Sinh là số tượng người lớn nhất xưa nay từng tạc, chiều cao thay đổi từ 2 m đến 10 m. Ban đầu, tượng được đặt lên các tấm móng hành lễ (hiện còn khoảng 250-300 tấm), còn gọi là ahu, vòng quanh bờ biển của đảo, tượng lớn nhất đặt thành công là tượng Paro nặng 82 tấn. Lớn nhất trong tất cả các tượng, đặt tên thật thích hợp ElGigante (Người khổng lồ) dài 20 m, nặng khoảng 270 tấn, vẫn còn bỏ lại tại mỏ đá Rano Raraku quarry. Mỏ đá này còn 394 tượng bỏ phế.
Hiện nay, vùng đất, con người và ngôn ngữ trên đảo Phục Sinh đều được cư dân của nó gọi là Rapa Nui. Những cư dân vùng đảo có một thứ ngôn ngữ viết gọi là Rongorongo mà thậm chí đến nay người ta vẫn không sao giải mã được toàn bộ. Chỉ còn lại 26 tấm thẻ gỗ có thứ ngôn ngữ này, và ý nghĩa của chúng vẫn chưa được xác định. Thêm vào đó, đảo còn có nhiều tác phẩm đá khắc mô tả hình ảnh chim chóc và cuộc sống thường ngày của những cư dân xa xưa. Đây giống như cuốn nhật ký, được làm ra để thể hiện xem các thế hệ nối tiếp nhau đã sống thế nào và làm những gì trong cuộc sống thường ngày của họ. Bộ phim Rapa Nui của đạo diễn Kevin Reynols dựa trên một số tác phẩm đá khắc này.
Một trong những bí ẩn lớn của đảo Phục Sinh là tại sao người ta lại ngừng xây dựng moai một cách rất đột ngột. Các nhà khoa học cho rằng, cư dân của đảo đông đúc nên phá vỡ hệ sinh thái đến không thể nuôi nổi toàn bộ dân cư được nữa. Một số tự biện rằng những khu rừng trên đảo bị đốn sạch đến mức tuyệt chủng, vì gỗ được dùng để di chuyển các moai khổng lồ, và đất thì được dùng cho nông nghiệp. Họ còn quả quyết thêm rằng vì hết gỗ nên những cư dân trên đảo không còn chuyên chở nổi những tảng đá khổng lồ, do đó buộc phải đột ngột chấm dứt công việc xây dựng các bức tượng.
Theo bằng chứng, cư dân đảo Phục Sinh sau đó bước vào thời kỳ suy thoái do cuộc nội chiến đẫm máu mà một số người tin rằng chấm dứt bằng hiện tượng ăn thịt đồng loại. Suốt thời kỳ này, tất cả các bức tượng bị cư dân trên đảo kéo đổ, chỉ mãi gần đây các nhà khảo cổ học mới cố gắng dựng lại các moai vào đúng vị trí của chúng. Chế độ nô lệ và bệnh tật do những người châu Âu đem tới đảo, như bệnh đầu mùa, giang mai đã làm giảm dân số bản xứ xuống còn 11 người vào năm 1877. Tuy nhiên sau khi Chile sáp nhập đảo vào năm 1888, dân số tăng lên xấp xỉ 3.800 người như ngày nay.
Đảo Phục Sinh là quê hương của một nền văn minh trình độ cao, và những tác phẩm đá này được làm ra để báo điềm gở nhằm ngăn người lạ. Có sự tương quan rất lạ với những tu sĩ Druid ở khía cạnh tín ngưỡng riêng họ. Đó là hình thức hiến sinh cho các vị thần của họ và thậm chí là một kiểu tà thuật.
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Dự án Altara Residences Quy Nhơn đầu tư bởi Công ty CP Foodinco Quy Nhơn chọn vị trí đẹp thoải mái nhất trang trí tinh tế. bán căn hộ Altara Residences Quy Nhơn chọn vị trí đẹp vị trí tốt môi trường...
Altara Residences Quy Nhơn Khu dự án trải nghiệm khác biệt nhiều lợi nhuận