Trang 7 của 11 Đầu tiênĐầu tiên ... 56789 ... CuốiCuối
Kết quả 61 đến 70 của 108

Chủ đề: Những ước mơ

  1. #61
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Nói cách khác: ước mơ mà không có tính thực tế, tức là không có những yếu tố khách quan làm nền tảng, thì không bào giờ trở thành sự thật.

    Đừng nói đến sự cần thiết của gió nước v.v... xây dựng kim tự tháp mà không có kĩ thuật, không có nhân lực, không có 1 nền văn minh thì cho dù đó là Hercules cũng không làm được.

    Dĩ nhiên nếu con bướm không đập cánh, con người không theo đuổi ước mơ, thì không có trận bão kia, không có thành công. Nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa việc con bướm đập cánh, việc con người theo đuổi mơ ước, là yếu tố duy nhất gây ra trận bão, hay đưa đến thành công.

  2. #62
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Dĩ nhiên nếu con bướm không đập cánh, con người không theo đuổi ước mơ, thì không có trận bão kia, không có thành công. Nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa việc con bướm đập cánh, việc con người theo đuổi mơ ước, là yếu tố duy nhất gây ra trận bão, hay đưa đến thành công.
    Trên thế giới này chẳng có cái gì là nguyên nhân duy nhất hết, trừ khi con người chưa kiếm được những nguyên nhân còn lại thôi.

    Đừng nói đến sự cần thiết của gió nước v.v... xây dựng kim tự tháp mà không có kĩ thuật, không có nhân lực, không có 1 nền văn minh thì cho dù đó là Hercules cũng không làm được.
    Giống mấy cha Pharaoh á, cố đứng lên nắm quyền rồi ra lệnh nông dân giúp đỡ xây dựng.

    Nói cách khác: ước mơ mà không có tính thực tế, tức là không có những yếu tố khách quan làm nền tảng, thì không bào giờ trở thành sự thật.
    Cái này tôi đã nói ở bài trước rồi. Con người không có đủ kiến thức hiện tại để biết được điều gì có thể, điều gì không thể trong tương lai. Cái "không có tính thực tế" đơn giản là những cái mà chúng ta không biết hay chính xác hơn là "chưa biết" cách nào để thực hiện.
    Hơn thế nữa, như tôi đã nhắc rất nhiều lần trước đây. Khi con người có ước mơ để cố gắng làm 1 điều gì đó thì chúng ta đã thấy một vài lý do, hay khả năng mà nó có thể thực hiện được rồi.

  3. #63
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Hmm tính viết bài để đối đáp bác keokeo nhưng......chắc không cần thiết nữa rồi.

    CHúc bác keokeo may mắn với những thứ mà bác đang cố gắng làm vậy
    Sao lại ko cần [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]


    Thứ nhất, như trước đó Sol đã nói, mỗi hành động của một người có thể ảnh hưởng đến xã hội. Nhưng vậy đâu có nghĩ là họ thực hiện được ước mơ của họ mà không cần các yếu tố khách quan.

    Thứ hai, đúng, hành động của 1 người có thể gây ra 1 phản ứng dây chuyền ảnh hưởng đến thế giới, giống như "một con bướm đập cánh ở Trung Hoa gây ra 1 trận cuồng phong ở châu Mỹ". Tuy nhiên rõ ràng điều này không thể xảy ra nếu không có sự tồn tại khách quan của hàng tỉ sự kiện, sự vật trung gian.
    Thứ nhất, những yếu tố khách quan rốt cuộc cũng là "yếu tố khác" --->nó vận động theo quy luật---->thay đổi được--->điều khiển được--->không phụ thuộc vào khách quan là khả dĩ

    Thứ hai, sol nói đúng, nhưng lại nhắc lại lần nữa, người ta có thể bẻ tất cả các yếu tố để đạt thành công.


    Cái đó là điểm tôi nói đấy, bởi con người không thể hoàn toàn cô độc trên thế giới này. Gió, nắng, mưa , sóng biển, lực hút trái đất, những hoạt động trong lòng đất, và con người đều có thể góp phần vào làm cái "không thể" thành có thể . Và con người khi mơ ước cũng gần như chẳng bao giờ mong muốn là 1 mình bản thân sẽ thực hiện từ A-Z, bởi cái "giấc mơ" chỉ bao gồm cái kết quả và họ sẽ cố gắng đạt được cái kết quả đó, bằng bất kì hướng nào. (ví dụ mong ước xây Kim Tự Tháp bằng chính mình đi chăng nữa thì cũng cần sự giúp đỡ của lực hút trái đất, gió, nước và những yếu tố khác).

    Ý thứ hai của bác sol nói cũng đúng , nhưng nếu con bướm không đập cánh vào thời điểm ấy thì cũng sẽ không gây nên sự cuồng phong. Và sự tồn tại của hàng tỉ sự kiện là khách quan nên có thể bảo đảm chúng sẽ không cố tình xảy ra để gây nên sự kiện này nếu con bướm không đập cánh.
    Ghi rùi

  4. #64
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Trên thế giới này chẳng có cái gì là nguyên nhân duy nhất hết, trừ khi con người chưa kiếm được những nguyên nhân còn lại thôi.
    Vậy thì Ginger nên công nhận vai trò không thể thiếu của các yếu tố khách quan trong việc biến mơ ước thành sự thực.


    Giống mấy cha Pharaoh á, cố đứng lên nắm quyền rồi ra lệnh nông dân giúp đỡ xây dựng.
    Pharaoh là trường hợp "may mắn" vì từ khi sinh ra đã có quyền lực rồi. Còn đối với người thường thì sao?
    Hơn nữa, hãy xét đến trường hợp Pharaoh, chính yếu tố khách quan là việc ông ta sinh ra trong hoàng tộc đã tạo điều kiện cho ông ta vận động được dân phu, kỹ sư để xây kim tự tháp.


    Cái này tôi đã nói ở bài trước rồi. Con người không có đủ kiến thức hiện tại để biết được điều gì có thể, điều gì không thể trong tương lai. Cái "không có tính thực tế" đơn giản là những cái mà chúng ta không biết hay chính xác hơn là "chưa biết" cách nào để thực hiện.
    Để Sol dịch lại những câu này nhé: Con người không là được là vì thời điểm chưa cho phép.
    Thời điểm chính là yếu tố khách quan đó.


    Thứ nhất, những yếu tố khách quan rốt cuộc cũng là "yếu tố khác" --->nó vận động theo quy luật---->thay đổi được--->điều khiển được--->không phụ thuộc vào khách quan là khả dĩ
    Làm cách nào con người thay đổi các quy luật của tự nhiên và của xã hội?

  5. #65
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    ủa tưởng bác keokeo bỏ forum đi chứ [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]
    Tôi không hiểu lắm về cái "điểm nhiệt" mà bác nhắc tới nên có gì bác nói rõ thêm, còn giờ tôi trả lời mấy cái này vậy
    Trích dẫn Gửi bởi keokeo
    Cái này là SAI HOÀN TOÀN.
    Ý chí là từ não ra. Não đẻ ra ý chí là từ cơm, tức từ đồ ăn. Đồ ăn là từ trái đất.
    Não suy uận ra ý chí là từ các yếu tố chung quanh. VD: Tôi quyết tâm học giỏi là vì xã hội. Chẳng bao giờ tôi có ý chí mà chẳng có gì xung quanh tạo nên nó. Nếu nói câu này là sai logic.
    Sự tạo thành ý chí rất đơn giản là sự kết hợp của các yếu tố khách quan vận động theo quy luật logic thôi! Và mấy cái này lại từ Big Ben mà ra.
    Điều này trên tính chất vật lý là đúng. Nhưng nếu xét về triết học và tâm thần học thì: ý chí cũng là thứ tạo ra bộ não, tạo ra thức ăn và tạo ra trái đất , nói cách khác thì YC<-Não<-ThứcĂn<-TĐ hay YC->nã[IMG]images/smilies/72.gif[/IMG]ThứcĂn->TĐ đều có khả năng hợp lý xảy ra cả.
    Cũng ví dụ học giỏi đó, nếu ý chí mình tạo ra cái xã hội trước mắt, để mình có thể quyết tâm, cố học giỏi, làm hài lòng bản thân, làm hài lòng trí não cũng có thể xảy ra mà.

    Nói ý chí tạo ra xã hội thì dễ hiểu lầm, nhưng ví dụ 2 đứa cùng học 1 trường, 1 lớp, suốt ngày đi chung, nhưng có đứa sẽ thấy cái trường quá ư thối nát, chỉ muốn chuyển trường khác. Còn đứa còn lại cảm thấy cuộc sống trung học (hay đại học) quá ư li kì lý thú. Hoặc 1 ví dụ khác (nếu bác từng thử) nhìn vào 1 vật xong cố thuyết phục bản thân là nó không cao đến mức vậy, xong tự nhiên mình sẽ cảm giác thấy không cao lắm.Hoặc bước vào 1 con hẻm tối thui và rất ư đáng sợ nhưng cố thuyết phục bản thân, kiểu :"có con ma nào có ngon ra đây đối mặt với tao" được 1 lúc tự nhiên cảm thấy con đường đó có vẻ sáng hơn và mọi vật trông có vẻ tĩnh lạnh hẳn đi
    Mấy ví dụ trên chỉ là những 1 ví dụ đơn giản dễ hiểu nhất mà tôi có thể nghĩ ra hiện giờ.

    Còn về logic để tôi nói quan điểm của tôi trước. Logic đối với tôi giống 1 viên ngọc trai hoàn hảo nhưng không biết vô tình hay cố ý mà bị cắt mất 1 góc và mài để cái góc đó cũng "có vẻ" trơn nhẵn với phần còn lại. Điều này tạo ra những chỗ gọi là lỗ hổng logic (mà 1 vài ví dụ triết học chứng tỏ chúng ta không có khả năng áp dụng logic vào)
    Cái góc bị đánh mất đó là thứ mà ngăn cản con người hiện nay giải thích những vấn đề mà chúng ta tưởng chừng không thể.(không có dính dáng với khoa học

  6. #66
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi sol
    Vậy thì Ginger nên công nhận vai trò không thể thiếu của các yếu tố khách quan trong việc biến mơ ước thành sự thực.
    Không thể "tiêu diệt" những yếu tố khách quan nên cái đó là điều chắc chắn.Cũng giống như bảo nếu không có chính trái đất hay chính bản thân chúng ta thì giấc mơ không thể thành sự thật vậy. Bởi vì nó là điều không thể không xảy ra.
    Nếu không có những yếu tố khách quan có lợi thì não đã không để cho mình nghĩ đến việc ước mơ của mình.
    e.g: muốn ăn 1 cái bánh trên bàn, nhưng không có bàn, không có bánh, thậm chí không có cái nhà để ở thì mình cũng sẽ không muốn

    Pharaoh là trường hợp "may mắn" vì từ khi sinh ra đã có quyền lực rồi. Còn đối với người thường thì sao?
    Hơn nữa, hãy xét đến trường hợp Pharaoh, chính yếu tố khách quan là việc ông ta sinh ra trong hoàng tộc đã tạo điều kiện cho ông ta vận động được dân phu, kỹ sư để xây kim tự tháp.
    Pharaoh đầu tiên cũng là từ dân mà thôi, đó là chứa kể các cuộc nổi dậy chống triều đình cũng không phải là không thể

    Để Sol dịch lại những câu này nhé: Con người không làm được là vì thời điểm chưa cho phép.
    Thời điểm chính là yếu tố khách quan đó.
    Không hẳn là thời điểm không cho phép, mà là con người không cho phép. Ví dụ: khi còn nhỏ tôi nghĩ mình sẽ không đủ khả năng để tạo ra 1 cái tivi . Nhưng điều này hoàn toàn có thể, chỉ có bản thân tôi ngăn chính tôi học hỏi để không làm đuợc thôi. Bác Hồ chắc hẳn từng nghĩ khả năng giải phóng đất nước là không thể, bởi ngay cả những nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng cũng thất bại, nhưng Người cuối cùng đã làm được. Con người muốn mang lại hòa bình cho thế giới, nhưng lúc nào cũng hoài nghi khả năng thực hiện, bởi thời điểm chưa cho phép, thì đơn giản sẽ chẳng thể nào làm được dù đến 1 lúc mà loài người từ tương lai sẽ trách móc chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội.
    1 người hằng ngày đều bỏ lỡ cả ngàn cơ hội trở thành triệu phú, cả trăm cơ hội trở thành thành đạt nhưng sẽ chẳng ai biết nếu nó không xảy ra.

  7. #67
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ko có ý chí cá nhân nào tạo ra được xã hội cả. Gingerbread dù có cuồng tín đến đâu chắc cũng phải biết điều đó chứ?
    Còn ý chí xã hội thì tuy là do nhiều ý chí cá nhân hợp lại nhưng lại là khách quan, không thể tác động bởi bất kì ai. Có ai có thể buộc người khác suy nghĩ và mơ ước giống mình không? buộc được 1-2, hay thậm chí 99% thì còn 1% liệu có buộc được họ không?
    Càng nói đến ước mơ có thể thay đổi thế giới thì càng thấy buồn cười, trái đất rung chuyển 1 cái là hàng trăm ngàn người chết tươi, ước mơ nào có thể cứu họ?

  8. #68
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phần chính là ở chỗ cái được gọi là "xã hội" mà bác nhắc tới là do chính ý chí của bác tạo nên. Còn cái "xã hội trong mắt tất cả mọi người" là cái "xã hội do ý chí của bác tạo nên" + với cái "xã hội mà ý chí của mọi người tạo nên" mà thực ra cũng do ý chí của bác tạo thành .

    Cái này khá rõ ràng, làm sao tính là "cuồng tín" chứ. Bảo thay đổi thì còn khó chứ xã hội trong mắt mỗi người do ý chí bản thân tạo ra là chắc chắn mà

    Còn việc buộc người khác theo ý chí của mình thì tôi không hiểu ý của bác có dính dáng gì ở đây lắm.

    Còn về cái vụ trái đất rung chuyển thì: thứ nhất nếu quả thật trái đất đến lúc diệt vong thì bao nhiêu người thật sự tin tưởng là mình sẽ ngăn cản được chứ. Cái này tôi đã nhắc quá nhiều lần, giống như việc nâng núi hay chống đạn bắn hay đại loại vậy thôi

  9. #69
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Pharaoh đầu tiên cũng là từ dân mà thôi, đó là chứa kể các cuộc nổi dậy chống triều đình cũng không phải là không thể
    Ấy, Pharaoh đầu tiên lên được cái chức Pharaoh chẳng phải là dựa vào thời cơ mà lên sao?
    Chuyện 1 người ra giữa đường hô hào "tôi muốn lập ra 1 triều đại mới" rồi có 1 đám đi theo ủng hộ chỉ có trong tưởng tượng mà thôi.


    Ví dụ: khi còn nhỏ tôi nghĩ mình sẽ không đủ khả năng để tạo ra 1 cái tivi . Nhưng điều này hoàn toàn có thể, chỉ có bản thân tôi ngăn chính tôi học hỏi để không làm đuợc thôi. Bác Hồ chắc hẳn từng nghĩ khả năng giải phóng đất nước là không thể, bởi ngay cả những nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng cũng thất bại, nhưng Người cuối cùng đã làm được. Con người muốn mang lại hòa bình cho thế giới, nhưng lúc nào cũng hoài nghi khả năng thực hiện, bởi thời điểm chưa cho phép, thì đơn giản sẽ chẳng thể nào làm được dù đến 1 lúc mà loài người từ tương lai sẽ trách móc chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội.
    Ví dụ của Ginger sai rồi.
    Ginger có thể học và tự xây dựng duợc 1 cái tv cho mình. Nhưng Ginger làm được điều đó là do có những hướng dẫn lắp ráp 1 cái tv.
    Bây giờ cho rằng Ginger phát minh ra TV, thì cũng phải dựa trên các định luật về điện từ được phát triển trước đó.
    Đến lượt những người phát triển ra các định luật điện từ cũng lại phải dựa trên các định luật vật lý, toán học trước đó v.v...
    Và gingerbread nghĩ sao nếu Gingerbread đang sống trong 1 quốc gia bị xé nát bởi chiến tranh, bệnh dịch, nơi mà mình không biết mình có sống đến ngày mai hay không như ở châu Phi?

    Bác Hồ cũng vậy. Giả sử Bác ra đi tìm đường cứu nước trước khi Marx xuất bản cuốn Tư Bản Luật và Tuyên ngôn của CNCS hay trước khi Lenin xây dựng thành công nhà nước Xô Viết thì Bác có tìm ra Chủ nghĩa xã hội không?

    Và sẽ ra sao nếu Gingerbread có 1 gia đình nheo nhóc mà miếng cơm cho cả gia đình ngày mai là tùy thuộc vào công việc Gingerbread làm trong ngày hôm nay? Trong trường hợp đó, liệu Gingerbread có thể theo đuổi mơ ước của mình hay không?

    Vâng, có nhiều bạn học sinh nghèo học giỏi, vương lên thành tài, theo đuổi ước mơ của mình. Nhưng nên nhớ nếu không có cha mẹ họ hy sinh ước mơ của họ để tạo điều kiện cho con cái ăn học thì liệu "giấc mơ" của những người con kia có thành hiện thực hay không?

    Nếu Gingerbread trả lời là có thì Gingerbread đã không đặt mình vào vị trí là một người có trách nhiệm lo cho một người khác rồi, mà chỉ đặt mình vào vị trí người có trách nhiệm lo cho chính bản thân mình mà thôi.

  10. #70
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Bác sol à, tôi nghĩ những cái bác nói là đúng, nhưng chắc chúng ta không bàn cùng về 1 thứ thôi.

    Ví dụ về cái tivi, đó chỉ là 1 ví dụ đơn giản thôi. Nhà tôi từng có 1 cái ti vi, mặc dù nhà không khá giả gì nhưng vẫn đủ ăn, đủ mặc. Nhìn ra ngoài đường thấy nhà ai cũng có tivi, thì tôi sẽ nghĩ là mình cũng mong muốn lắp ráp 1 cái tivi bằng bản thân (giả sử lúc ấy tôi không bỏ cuộc sau 1 phút ngồi suy nghĩ nhé), và trong hoàn cảnh đó tôi có thể làm được. (ví dụ đến chơi nhà ông anh họ tôi làm nghề sửa điện tử, xong hỏi cấu trúc, vật dụng mua ở đâu, lắp ráp cách nào ..vv...vv..)
    Nếu những người đi trước không chế ra điện, hoặc nghiên cứu về quang học thì cũng sẽ chẳng có cái ti vi đầu tiên để tôi mong muốn chế ra. Cũng vậy, nếu tôi sinh ra ở CHâu Phi, ở những vùng mà tivi khan hiếm và thậm chí cái ăn cái mặc không đủ thì tôi đã không nghĩ đến việc ước mơ để chế ra cái ti-vi rồi.
    Nói cách khác mặc dù gọi là mơ ước là viễn vong nhưng con người chỉ mơ ước khi nó nằm trong tầm với, bởi đầu óc con người sẽ bỏ cuộc, không nghĩ đến nếu nó quá xa vời. Đó là tại sao tôi có thể quả quyết tất cả mơ ước đều có thể thành hiện thực

    Ví dụ của Bác Hồ lại là nói về vấn đề khác. Bác Hồ đã đi khắp thế giới và tìm 1 đường lối để cứu lấy đất nước ta thoát khỏi ách đô hộ của thực dân. Nếu bác Hồ cứ giữ cái tâm đó thì ngay cả nếu LêNin không thành công cuộc Cách Mạng ở Nga, chủ nghĩa của Mác không được truyền bá, thì cứ theo đà phát triển của các nước Tư Bản lúc bấy giờ thì 1 lúc nào đó, 1 học thuyết của 1 bác A nào đó cũng sẽ ra, cũng sẽ ủng hộ việc cách mạng nổi dậy của giai cấp bị bóc lột; và nếu Bác Hồ lúc ấy đã quá già để có thể hoạt động cách mạng thì 1 người nào đó, sau khi được bác truyền thụ kinh nghiệm cách mạng mấy chục năm, với tấm lòng yêu nước sẽ tiếp tục tìm kiếm và đợi chờ đến 1 ngày 1 cuộc cách mạng nổi dậy thành công và lấy đà đó để giải phóng đất nước. Có thể sẽ thất bại, nhưng giấc mơ vẫn còn thì một ngày nào đó cũng sẽ thành công thôi. Cuộc cách mạng của Liên Xô mặc dù mang tiếng thất bại, nhưng nó lại là lý do mà những nước Tư Bản ngày nay phải xem lại bản thân để sửa đổi dần , từ từ hướng tới hướng XHCN thôi.

    Cuối cùng, giấc mơ của bản thân chỉ có thể xem là quan trọng chỉ sau tính mạng, trong 1 số hay nhiều trường hợp thì thậm chí còn hơn tính mạng của con người nữa. Bác sol đưa ra đúng về việc "trách nhiệm" Vs "bản thân".
    Về cái này thì mỗi người 1 ý. Nhiều người muốn bảo vệ gia đình, sẵn sàng từ bỏ giấc mơ và đôi khi tính mạng bản thân để người thân được hạnh phúc. Dĩ nhiên cùng lúc cũng có kẻ coi nhẹ gia đình vì đối với họ cái mơ ước của họ nằm ở vị trí cao cả hơn nhiều. Còn 1 nhóm thứ ba, sẽ tiếp tục thực hiện giấc mơ, cùng lúc coi trọng gia đình để con cái mình sẽ tiếp tục thừa hưởng giấc mơ của bản thân. Từ 1 góc nhìn của kẻ chưa từng lập gia đình thì không thể biết được ai thật sự đúng, ai thật sự sai. Cũng giống như so sánh tính mạng bản thân và tính mạng của gia đình mình vậy.
    Theo cá nhân tôi kẻ mà đáng phục là người với lòng quyết tâm và khả năng của bản thân sẽ thực hiện cả hai, tức là đưa giấc mơ của mình lên 1 tầm khó khăn hơn cho bản thân nhưng vẹn được cả đôi đường. Dĩ nhiên khó thì không nói rồi, nhưng liệu có đủ quyết tâm và khả năng để theo đuổi cả hai hay không, đó mới là điều quan trọng. (Còn cách nào thì tạm thời chưa biết, nhưng sẽ biết nếu thực sự có mong muốn [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG])

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •