Trang 3 của 11 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 108

Chủ đề: Những ước mơ

  1. #21
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Gingerbread có thể đưa ra 1 ví dụ nào để back up điều mình nói không? Về việc người ta tự tạo ra thời cơ cho mình ấy? Nếu điều đó có thể thì ta đã chẳng gọi nó là thời cơ.

    Hitler một mình không thể tạo ra Đệ nhị Thế chiến. Một mình Sa Hoàng cũng không thể tạo ra Đệ nhất Thế chiến. Một mình Einstein không thể viết ra hàng loạt các định luật về điện từ để từ đó tiến đến phát triển thành thuyết tương đối.

    Mỗi một bước tiến khoa học là thành quả của hàng loạt thành tựu đi trước nó. Mỗi biến cố xã hội là hậu quả của hàng chục, thậm chí hàng trăm năm, và do đóp góp của hàng triệu người mà nên.

  2. #22
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Hitler một mình không thể tạo ra Đệ nhị Thế chiến. Một mình Sa Hoàng cũng không thể tạo ra Đệ nhất Thế chiến. Một mình Einstein không thể viết ra hàng loạt các định luật về điện từ để từ đó tiến đến phát triển thành thuyết tương đối.
    Hitler không thể một mình tạo ra đệ nhị thế chiến nếu không có sự giúp sức của hàng triệu người, bởi vậy ông ta tạo ra thời cơ bằng chính khả năng của mình, khả năng lãnh đạo, khả năng thuyết giáo, khả năng mưu lượt, khả năng lối kéo hàng triệu người cùng chung một giấc mớ với ổng- giấc mơ về một Đế Quốc Đức , giấc mơ chia lại thế giới>>>> và những "cái" đó tạo ra thời cơ: đốt nhà quốc hội, ám sát thái tử Áo....... Sa Hoàng cũng thế, chỉ có khả năng của ông ta mới có thể tạo ra thời cơ của chính mình. Còn Einsrein, nếu ông ta không có khả năng, ông ta không thể thực hiện giấc mơ của mình, khả năng sáng tạo, khả năng khoa học, khả năng thuyết giảng, chính khả năng thuyết giảng của ông ta đã tạo thời cơ cho ông ta, thuyết giảng 10 người có 8 người không hiểu thuyết tương đối, còn 2 người hiểu, 2 người này thuyết giảng 10 người khác có thếm 2 người nữa hiểu....cứ thế cho đến khi rất nhiều người hiểu và thuyết tương đối của ông được chấp nhận>> thời cơ "chín mùi">> giấc mơ thành hiện thực..............
    Bởi vậy , với một ước mơ lớn cần hàng triệu người, ước mơ nhỏ cần ít người, không ai thực hiện 1 ước mơ chỉ với một mình, phải dựa vào khả năng tạo ra chính thời cơ của chính mình. còn cái gọi là cái tự nhiên tới sẽ tới đó chính là "cơ hội", không phải là thời cơ.

  3. #23
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    14
    Cho bác thangmu13 "two thumbs up" [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

    Tính viết trả lời nhưng đọc xong thì chẳng thêm được vào chữ gì nên chắc thôi vậy.

  4. #24
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Hitler có tạo ra được khủng hoảng kinh tế 1932-1933 không? Hitler có ngăn được quân Đồng Minh đánh vào Berlin không?

    Ví dụ về 1 người nâng núi Thái Sơn là điển hình nhất cho "vật chất quyết định ý thức". Anh có mơ ước cỡ nào, cố gắng cỡ nào, có khả năng cỡ nào thì giỏi lắm là nâng nổi mấy cục đá ở chân núi [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

    Các bạn còn ngụy biện nào nữa không? [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

    Chỉ có "thời thế tạo anh hùng" và "anh hùng tận dụng thời thế" chứ không có "anh hùng" nào tạo ra được "thời thế" cả.
    Ôi, Thế chiến quốc, thế xuân thu, gặp thời thế thế thời phải thế! (Ngô Thời Nhiệm)

  5. #25
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Bác wiwi nói cho tôi biết 1 kẻ có mơ ước mãnh liệt việc nâng núi Thái Sơn đi, rồi tôi sẽ chỉ cách để nâng cả núi Thái Sơn đi cho.

    Hitler không ngăn chặn được khủng hoảng kinh tế năm 1932 bởi vì ông ấy không mong muốn làm điều ấy.
    Ngay cả việc ngăn chặn quân đồng minh cũng không phải là "ước muốn" của Hitle.
    Còn những lính Đức mong muốn bảo vệ Berlin thì đã chiến đấu cho đến khi mạng sống họ chấm dứt hay quyết tâm của họ không còn, chứ hy vọng bảo vệ Berlin còn thì họ vẫn chiến đấu cho đến hơi thở cuối.

    Thời thế tạo anh hùng. "Thời thế" là gì thế bác wiwi?

  6. #26
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Hitler lôi kéo được hàng triệu người là nhờ cái gì? Đó là tinh thần dân tộc và sự khủng hoảng kinh tế.
    - Tinh thần dân tộc của người Đức được xây dựng cả trăm năm qua nhiều thế hệ mới có. Nhất là sau khi phe Đồng minh làm nhục nước Đức sau Thế chiến Thứ nhất, tinh thần này lại tăng cao.
    - Khủng hoảng kinh tế là hệ quả gây ra bởi chủ nghĩa tư bản. Dĩ nhiên không thể có 1 người để xây dựng lên 1 mô hình xã hội và sản xuất được.
    Đó là hai "thời cơ" mà Hitler đã "tận dụng" đó. Và Hitler chỉ có thể sử dụng chứ không tạo ra hai thời cơ trên.

    Đệ nhất thế chiến cũng thế, nó là hệ quả của sự xung đột của các đế quốc chứ không phải giữa các cá nhân. Sa Hoàng có muốn nhưng Anh, Pháp, Áo, Đức, và bộ máy quân sự của Nga không muốn Sa Hoàng cũng không thể có cuộc chiến của ông ta.

    Còn về Einstein, Sol không hề phủ nhận vai trò của khả năng và ý thức trong việc dẫn đến thành công. Nhưng nếu Einstein không được học về những kiến thức vật lý và toán học do những người đi trước để lại thì liệu ông ta có khả năng viết nên thuyết tương đối không?

  7. #27
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    8
    Mọi chuyện có thể do 1 ngàn thứ khác nhau gây ra, kiếm đâu ra nguyên nhân chính bây giờ. Có thể bảo do WWI cái thằng đần Liên Minh bắn pháo hụt không trúng Hitler nên Hitler mới có thể khơi dậy được lòng yêu nước của người Đức......gây nên WWII.... tiếp tục.....

    Phần chính bảo Hitler là người đã tạo ra thời cơ đó bởi vì trong mấy triệu người dân Đức lúc ấy chẳng có ai làm cả, chỉ có mỗi Hitler bỏ công sức ra làm. Lại là thứ trực tiếp gây ra hay thành phần không thể thay thế trong "bộ máy" gây ra WWII.
    Nói cách khác nếu Hitler không tồn tại lúc ấy thì gần như chắc chắnWWII đã nổ ra. Đó là tại sao Hitler chịu trách nhiệm cho WWII

    Giống như trong khi nền kinh tế suy thoái , 1 người quyết định làm 1 việc tưởng chừng điên rồ, nhưng lại là nguyên nhân chính vực dậy được cả nền kinh tế, dẫn đến thành công huy hoàngcho bản thân người đó thì lúc đó ta gọi kẻ đó đã tạo thời cơ cho chính mình, đúng chứ?

  8. #28
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Tại sao không chứ? Hai nguyên nhân mà Sol nói trên chính là hai nguyên nhân chính dẫn tới sự lên ngôi của Đảng Quốc xã đó.

    Còn Hitler không tạo ra thời cơ đó. Nói đúng phải là Hitler là người duy nhất trong hàng chục triệu người Đức nắm bắt thời cơ đó.

    Kinh tế cũng vậy, hoàn toàn không nằm trong tay 1 cá nhân mà là trong toàn bộ xã hội.
    Alan Greenspan, chủ tịch Quỹ dự trữ Liên Bang (Federal Reserve - tức là ngân hàng trung ương Hoa Kỳ) là 1 thiên tài kinh tế. Nhờ các chính sách về tài chính của ông ta đã ngăn chặn 1 cuộc khủng hoảng kinh tế lớn cho Mỹ vào đầu những năm 2000. Nhưng ông ta chỉ có thể hạn chế mức độ trầm trọng của suy thoái kinh tế chứ không xóa nó được hoàn toàn. Hơn nữa, một mình ông ta sẽ chẳng làm được gì nếu không được sự đồng thuận của Hội đồng quản trị của Quỹ dự trữ Liên Bang và cũng không có kinh nghiệm qua việc quan sát các vụ khủng hoản trước đó và dĩ nhiên là sự thành lạp của Federal Reserve sau cuộc khủng hoảng kinh tế đầu thế kỉ 20, lúc Greenspan chưa ra đời.

  9. #29
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Hitler nắm bắt thời cơ người Đức tức giận sau chiến tranh và nền kinh tế Đức bị suy thoái để tạo ra thời cơ thống tri thế giới (?) cho bản thân.

    Nhưng sau khi đã tạo được thời cơ, Hitler lại giục bỏ nó

    CÒn ông Alan Greenspan thì hiện giờ không có thời gian search để kiếm thêm thông tin

  10. #30
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    0
    "thời thế tạo anh hùng , bần cùng sinh đạo tặc" [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]
    Theo em , cái gọi là :

    - Tinh thần dân tộc của người Đức được xây dựng cả trăm năm qua nhiều thế hệ mới có. Nhất là sau khi phe Đồng minh làm nhục nước Đức sau Thế chiến Thứ nhất, tinh thần này lại tăng cao.
    - Khủng hoảng kinh tế là hệ quả gây ra bởi chủ nghĩa tư bản. Dĩ nhiên không thể có 1 người để xây dựng lên 1 mô hình xã hội và sản xuất được.
    Đó là "cơ hội" dành cho Hitler ! 1 cơ hội "mong manh" dễ đứt nhưng cũng dễ kéo cả một xã hội lên, và cơ hội đó chính xác là như thế nào : đó chính là:
    - Tinh thần xuống cấp của dân Đức đến mức trầm trọng vì lí do thua cuộc WW1, bị các nước chèn ép quá đáng, ....., và giờ đây họ cần 1 "ngọn lửa" để vực dậy con người họ, và dĩ nhiên , họ sẽ ủng hộ bất kỳ ai có chính sách quyết đoán, khả thi cho tương lai thì họ sẽ hết mình ủng hộ , và cái này tạo ra một cơ hội "trời cho" cho bất cứ ai tận dụng được cơ hội ấy, và rất tiếc, Hitler đã nắm bắt được cơ hội này, một cơ hội cả nước Đức giao cho.
    - Khủng hoảng kinh tế cũng là 1 "cơ hội" dành cho Hitler, thử nghĩ nếu bác bị "ép" phải nghèo đến mạt rệp, bỗng nhiên ngày kia có một người có khả năng làm cho bác giầu lên trở lại, thì bác có muốn tham gia để thay đổi cuộc sống mạt rệp này nữa không, có chết thì cũng liều 1 phen, và cái "liều" này là bác đã tạo "cơ hội" cho người ta lợi dụng !!! và dân Đức đã cho Hitler 1 cơ hội để thay đổi cuộc sống của họ, 1 cuộc sống mới bằng chính sách:"chia lại thế giới". Họ bị "ép" phải dùng đến bước này, chẳng ai muốn, nhưng phải làm và cái đó vô tình chung tạo ra 1 cơ hội cho Hitler lợi dụng, 1 cơ hội cải cách theo đường lối" phát xít".

    Kinh tế cũng vậy, hoàn toàn không nằm trong tay 1 cá nhân mà là trong toàn bộ xã hội.
    Alan Greenspan, chủ tịch Quỹ dự trữ Liên Bang (Federal Reserve - tức là ngân hàng trung ương Hoa Kỳ) là 1 thiên tài kinh tế. Nhờ các chính sách về tài chính của ông ta đã ngăn chặn 1 cuộc khủng hoảng kinh tế lớn cho Mỹ vào đầu những năm 2000. Nhưng ông ta chỉ có thể hạn chế mức độ trầm trọng của suy thoái kinh tế chứ không xóa nó được hoàn toàn. Hơn nữa, một mình ông ta sẽ chẳng làm được gì nếu không được sự đồng thuận của Hội đồng quản trị của Quỹ dự trữ Liên Bang và cũng không có kinh nghiệm qua việc quan sát các vụ khủng hoản trước đó và dĩ nhiên là sự thành lạp của Federal Reserve sau cuộc khủng hoảng kinh tế đầu thế kỉ 20, lúc Greenspan chưa ra đời.
    Vậy nếu bác nghĩ việc hội đồng quản trị của Quỹ dự trữ Liên Bang giao cho Alan Greenspan là "thời cơ" à ! phải nói đó là "cơ hội" để ông ta chứng tỏ tài năng của mình cho toàn thế giới chứ. Cái kinh nghiệm của ông ta là những bước khởi đầu để tạo ra "thời cơ" cho ông ta sau này, và "thời cơ" ấy đã đến , "thời cơ" của sự thể hiện của ông ta trước mặt hội đồng quản trị, và hội đồng quản trị đã cho ông ta "cơ hội" để thể hiện.
    Kinh tế không nằm trong 1 tay người, nó nằm trong tay toàn xã hội, đó là lối nói theo cách "vĩ mô", nói theo "vi mô" thì 1 con người cũng có thể khiến cho toàn thế giới "chao đảo", lúc ấy kinh tế lại nằm trong tay 1 người, và mọi người cùng hướng về hành động của người đó. Bởi vậy các luật kinh tế, luật chứng kháong mới thay đổi liên tục ì xèo như vậy, do con người quá thông minh để "lách luật" [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •