Trang 2 của 11 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 108

Chủ đề: Những ước mơ

  1. #11
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Các đồng chí tin vào "giấc mơ + cố gắng = mọi thứ" thì là duy tâm cao độ rồi. Nên nhớ thế giới này là thế giới duy vật, vật chất quyết định chứ không phải tinh thần của anh quyết định (tất nhiên cũng có tác động nhưng vẫn chịu sự áp chế của vật chất).
    Vậy nên anh cố gắng cỡ nào đi nữa cũng ko thể nâng nổi núi Thái Sơn. Vì cơ thể, sức mạnh con người chỉ đến 1 mức đó thôi, ko thắng nổi cái lực hấp dẫn của quả đất [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

  2. #12
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    [IMG]images/smilies/68.gif[/IMG] công thức "giấc mơ + cố gắng" thành lạc hậu trong suy nghĩ rùi [IMG]images/smilies/68.gif[/IMG]
    Công thức bây giờ là "giấc mơ + quyết tâm + khả năng = mọi thứ" bạn có ước mơ, bạn có khả năng, bạn có quyết tâm bạn sẽ có thứ mà bạn muốn ! Nên nhớ, không có con đường nào được trải sẵn bê tông, mà tấc cả con đường được trải bằng...... hoa hồng, những hoa hồng có gai...... [IMG]images/smilies/105.gif[/IMG]

  3. #13
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    "khả năng" đây là gì? nếu là khả năng chủ quan thì miễn bàn, chừng nào đó là khả năng khách quan thì mới nói.
    Ví dụ như anh có chí (ước mơ), có nỗ lực, có tài mà xã hội không có điều kiện cho anh trổ tài thì cũng bằng không. (thời bình, anh có tài quân sự cũng chả làm đc cơ nghiệp gì)
    Tương tự, anh có tài kinh doanh lắm mà kinh tế khủng hoảng, anh chắc cũng phải leo lên lầu mà nhảy xuống [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  4. #14
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Wiwi sai lầm khi bảo xã hội không cho anh trổ tài thì anh không làm được gì.
    Môi trường là cái dễ nhất để đổ tội cho sự thất bại bản thân nên nhiều người đều tuân theo cái này.
    Chính vì vậy không ai có khả năng làm việc lớn như Bác Hồ, Lenin, Phiden, Che hay Ghandi.
    Và những người này đều sinh ra và sống trong 1 xã hội mà hàng triệu người có cùng của cải vật chất như họ. Và chỉ có họ thành công.

    Thời bình có khả năng quân sự mà không áp dụng được thì hãy cố nghiên cứu để truyền lại thời sau.
    Nền kinh tế khủng hoảng, làm ăn thất bại thì cố sống và nghiên cứu thị trường để đến khi mọi việc trở lại bình thường thì sẽ áp dụng để thành công.

    Giữ quyết tâm, cố gắng đã khó , giữ được giấc mơ cho bản thân còn khó bội phần

  5. #15
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    [IMG]images/smilies/69.gif[/IMG] [IMG]images/smilies/69.gif[/IMG] [IMG]images/smilies/41.gif[/IMG] [IMG]images/smilies/41.gif[/IMG] gingerbear nói chính hợp ý mình

  6. #16
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    @thangmu13 và Gingerbread:

    Và thangmu13 dựa vào đâu để cho rằng họ mãn nguyện?
    Caesar thì Sol không có bằng chứng để nói ông ta không mãn nguyện.
    Tuy nhiên, Napoleon bị đày lên St. Helena và sống ở đó nhiều năm, bị người Anh thúc quản nghiêm ngặt, hàng ngày vẫn sắp xếp trận giả nuối tiếc thời vàng son của mình. E rằng đó là biểu hiện của không mãn nguyện, của sự tức tưởi đó. George Washington là người hết lòng vì Hoa Kỳ nhưng bị bức bách đến mức phải tự động về vườn, e rằng đó cũng là biểu hiện của sự thất vọng.
    Còn Hitler và các nhà triệu phú Mỹ những năm 29-33 phải tự tử. Còn biểu hiện nào rõ rệt hơn của sự tuyệt vọng nữa không?

    Về việc những người này sau khi thất bại có những người khác nối tiếp sự nghiệp đó là sự thật. Tuy nhiên đối với bản thân những người đó, giấc mơ của họ hoàn toàn tan vỡ và họ chẳng hề biết có hay không có người khác thực hiện giấc mơ của họ thay họ.

    Vâng. Không có quyết tâm, trừ khi may mắn ra, không thể biến giấc mơ thành hiện thực. Tuy nhiên có quyết tâm mà không có các yếu tố thực tế khách quan cũng không thể biến giấc mơ thành hiện thực.

    Tào, Lưu, Tôn bỏ cả đời ra, cố gắng đấy, cuôi cùng cũng không làm được.
    Copenicus và Galileo nếu cương quyết không chịu nhận "sai lầm" thì sẽ như Bruno, bị thiêu sống.
    George cho dù có tại chức, có cố gắng cũng không làm gì được tương quan sức mạnh giữa hai phe thống nhất/địa phương, nông nghiệp/công nghiệp của Mỹ là như nhau và họ sẵng sàng đấu tranh để đạt được "giấc mơ" của mình. George chỉ có nước sống đến thập niên 50-60 của thế kỷ 19 thậm chí sau đó nữa mới thấy được những điều kiện khiến Mỹ có thể thống nhất. Và không có cá nhân nào có thể sống được lâu như vậy.


    Chính vì vậy không ai có khả năng làm việc lớn như Bác Hồ, Lenin, Phiden, Che hay Ghandi.
    Và những người này đều sinh ra và sống trong 1 xã hội mà hàng triệu người có cùng của cải vật chất như họ. Và chỉ có họ thành công.
    Tất cả những người đó, bên cạnh cái tài, cái quyết tâm, đều có cái thời cơ (điều kiện khách quan) để thành công cả.
    Lenin đấu tranh từ lâu rồi và bị Sa Hoàng truy sát phải chạy sang Thụy Sĩ. Chỉ đến khi thế lực Sa Hoàng lung lay vì Đệ nhất Thế Chiến Lenin mới có cơ hội về nước thực hiện giấc mơ của mình.
    Bác Hồ, Ghandi, nếu không có Đệ nhị Thế Chiến và sự suy yếu của 2 đế quốc Anh, Pháp sau thế chiến thì cũng khó lòng thành công.
    Fidel và Che ở Cuba nếu không được Liên Xô bảo trợ thì Mỹ đã xua quân qua phá vỡ chính quyền Cách mạng rồi. Che sau đó qua Bolivia làm cách mạng và bị Liên Xô bỏ rơi nên chết tại đó, cách mạng Bolivia thất bại.

    Và chính Ginger nói đó:

    Thời bình có khả năng quân sự mà không áp dụng được thì hãy cố nghiên cứu để truyền lại thời sau.
    Nền kinh tế khủng hoảng, làm ăn thất bại thì cố sống và nghiên cứu thị trường để đến khi mọi việc trở lại bình thường thì sẽ áp dụng để thành công.
    "Thời cơ," ở đây là thời chiến, là sự phục hồi của nền kinh tế, chính là điều kiện khách quan đó.

  7. #17
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Còn về đoạn clip: rất cảm động. Những người dám theo đuổi giấc mơ của mình là những người đáng phục (trừ khi đó là giấc mơ hãm hại người khác như Hitler) cho dù họ có thất bại hay thành công.

  8. #18
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Tôi chưa từng nghĩ 1 đoạn phim ngắn, hoạt hình mà chỉ dài 3 phút, lại có ảnh hưởng mạnh đến mức vậy.

    Về bài trên của bác sol, dĩ nhiên tôi công nhận là không phải tất cả những giấc mơ đều sẽ trở thành sự thật. Nhưng ý của tôi là nếu giấc mơ đó không biến mất trong suy nghĩ (của cá nhân mà đã mơ ước và của tất cảcộng đồng trên thế giới), và nếu con người không bao giờ bỏ cuộc và tiếp tục theo đuổi thì thành công sẽ là điều chắc chắn.

    Napoleon nếu thật sự không phải hành động 1 cách điên rồ thì có thể ông ấy vẫn tin là 1 ngày mình sẽ được giải thoát và sẽ 1 lần nữa, hy vọng thống trị Châu âu sẽ thành hiện thực. Nếu ông ta không chết đột ngột, hay đến giây phút trước khi chết , từ bỏ giấc mơ thì giấc mơ đó sẽ vẫn tiếp tục tồn tại và có thể thực hiện được, khi mà ông ta vẫn còn sống.

    Nói về thời cơ, thời cơ dĩ nhiên là điều đã làm những con người này thành công. Nhưng không phải họ chỉ nằm yên một chỗ chờ đợi thời cơ đến như bao kẻ khác.
    Lenin, Bác Hồ, Che, Phiden, Ghandi đều bắt đầu việc làm của họ khi mà mong ước của họ có thể gọi là hoang tưởng . Họ lúc nào cũng giữ nguyên mong ước, hi vọng; và sẵn sàng truyền đạt kinh nghiệm để đến 1 lúc nào đó khi có thời cơ, hay chính họ tạo ra được thời cơ thì sẽ thực hiện mơ ước của mình.
    Nói cách khác nếu hồi đó Lenin không bỏ cuộc thì ngay cả khi Sa Hoàng không sớm sụp đổ thì chế độ XHCN và CS 1 ngày vẫn lan rộng ra trên toàn thế giới. Nếu Bác Hồ không có thế chiến thứ 2 suy yếu người dân Pháp thì công sức Bác bỏ ra bôn ba tìm đường cứu nước trước sau gì cũng vẫn sẽ được đền đáp, Việt Nam vẫn sẽ 1 ngày được độc lập. Hoặc không Che, mặc dù đã hi sinh và cách mạng của ông đã sụp đổ, nhưng ý tưởng Cách mạng của ông thì vẫn nổi tiếng, và ông vẫn được xã hội "Cách Mạng Cánh tả" coi trọng và trở thành mục tiêu, 1 bằng chứng sống của công cuộc Cách mạng trên toàn thế giới. (Các Mác(?), Lenin, Bác Hồ, và hình như Phiden(?Phiden thì không rõ lắm) cũng nằm trong số này...).

    Ngược lại nếu ngày ấy Bác Hồ sớm bỏ cuộc thì dù chiến tranh WWII có nổ ra thì cách mạng Đỏ của ta chỉ có thể thành công thông qua TQ hoặc sau này khi ta vượt cấp tư bản lên XHCN.

    Nói cách khác, phải có giấc mơ+ quyết tâm+ khả năng thì mới có thể đạt được thời cơ ( do hay không do bản thân tạo ra). Và khi đã có thời cơ, thì vẫn phải giữ vững (1 lần nữa) giấc mơ, quyết tâm cố gắng cộng với khả năng bản thân thì mới đạt được sự thành công

  9. #19
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Napoleon nếu thật sự không phải hành động 1 cách điên rồ thì có thể ông ấy vẫn tin là 1 ngày mình sẽ được giải thoát và sẽ 1 lần nữa, hy vọng thống trị Châu âu sẽ thành hiện thực. Nếu ông ta không chết đột ngột, hay đến giây phút trước khi chết , từ bỏ giấc mơ thì giấc mơ đó sẽ vẫn tiếp tục tồn tại và có thể thực hiện được, khi mà ông ta vẫn còn sống.
    Napoleon bị cầm tù trên đảo St. Helena và hoàn toàn bất lực.


    Nói về thời cơ, thời cơ dĩ nhiên là điều đã làm những con người này thành công. Nhưng không phải họ chỉ nằm yên một chỗ chờ đợi thời cơ đến như bao kẻ khác.
    Lenin, Bác Hồ, Che, Phiden, Ghandi đều bắt đầu việc làm của họ khi mà mong ước của họ có thể gọi là hoang tưởng . Họ lúc nào cũng giữ nguyên mong ước, hi vọng; và sẵn sàng truyền đạt kinh nghiệm để đến 1 lúc nào đó khi có thời cơ, hay chính họ tạo ra được thời cơ thì sẽ thực hiện mơ ước của mình.
    Nói cách khác nếu hồi đó Lenin không bỏ cuộc thì ngay cả khi Sa Hoàng không sớm sụp đổ thì chế độ XHCN và CS 1 ngày vẫn lan rộng ra trên toàn thế giới. Nếu Bác Hồ không có thế chiến thứ 2 suy yếu người dân Pháp thì công sức Bác bỏ ra bôn ba tìm đường cứu nước trước sau gì cũng vẫn sẽ được đền đáp, Việt Nam vẫn sẽ 1 ngày được độc lập. Hoặc không Che, mặc dù đã hi sinh và cách mạng của ông đã sụp đổ, nhưng ý tưởng Cách mạng của ông thì vẫn nổi tiếng, và ông vẫn được xã hội "Cách Mạng Cánh tả" coi trọng và trở thành mục tiêu, 1 bằng chứng sống của công cuộc Cách mạng trên toàn thế giới. (Các Mác(?), Lenin, Bác Hồ, và hình như Phiden(?Phiden thì không rõ lắm) cũng nằm trong số này...).
    Đúng họ không nằm yên. Nhưng, như chính Gingerbread nói đó, học hoạt động liên tục nhưng chỉ khi thời cơ đến họ mới thành công.

    Và thời cơ, hay các yếu tố khách quan, không nằm ở việc 1 người có quyết tâm hay không, mà nó đến 1 cách tự nhiên. Chỉ có khác là người có ý chí sẽ nắm bắt được nó và người không có ý chí thì không. Chúng ta không tạo ra thời cơ mà chỉ nắm bắt thời cơ mà thôi. Và không có thời cơ thì không có thành công.

    Tương tự như vậy, 1 yếu tố tương đối khách quan nữa là khả năng thực sự của bản thân. Bạn có thể có mơ ước, nhưng không có khả năng thì không thể làm gì được. Đó bao gồm khả năng lao động bằng chân tay và bằng trí tuệ.

    Thời cơ + khả năng + quyết tâm = thành công.

    Thiếu một trong ba thì chỉ mong vào may mắn mà thôi.

  10. #20
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Tôi lại thấy như trên tôi nói chính xác hơn chứ.
    Ước mơ+khả năng+quyết tâm = thời cơ
    Thời cơ+ước mơ+khả năng+ quyết tâm = thành công

    Mà thời cơ hiếm khi nào có thể do bản thân mình tạo ra(thực ra có nhiều nhưng nói chung ít hơn là do 1 nguyên nhân khác).

    Vì vậy: " 2 X (ước mơ+khả năng +quyết tâm) = thành công" cũng đúng [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •