Trang 10 của 11 Đầu tiênĐầu tiên ... 891011 CuốiCuối
Kết quả 91 đến 100 của 108

Chủ đề: Những ước mơ

  1. #91
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    @gin gơ bét: tôi còn 3' để post bài này, đành viết ngắn gọn cho bác vậy?

    Tại sao con người lại thấy tệ khi biết 1 sự thật hiển nhiên điều khiển mình? Đơn giản là, bác gin gơ bét cứ nghĩ đi, từ một gốc, tỏa ra rất nhiều nhánh, và những nhánh đó sẽ tác động vào nhau một cách hết sức ngẫu nhiên, đơn giản là vì cái điểm ấy sinh ra, tỏa ra, tác động với nhau một cách hết sức ngẫu nhiên và phi tư duy, chính vì vậy, cái việc mà chúng ta đụng nhau và post bài nằm trong luật ấy và chính nó điều khiển ta. Đương nhiên, ta vẫn có cái của riêng mình, chỉ vì chúng ta có quyền quyết định, nhưng quyền quyết định đó là sự xét đoán các yếu tố. Mà ta xét đoán thế nào lại phụ thuộc vào những lần xét đoán trước, tâm linh, và các yếu tố bên ngoài. Và ta cứ tưởng, những cái đó là ta điều khiển. Thực tế nó lại từ các lần xét, tâm linh, yếu tố ngoài khác. Và cứ một chuỗi liên hoàn ấy, cái đầu tiên, chính là lúc chúng ta sinh ra, lúc đó, các yếu tố tâm linh, các lần xét đầu tiên(lần xét này hoàn toàn phụ thuộc vào người ngoài), và các yếu tố bên ngoài bắt đầu tác động đến chính các yếu tố này. Sau đó, từ đó, và từ các yếu tố khách quan, ta sẽ có được sự "tự do ảo" cho riêng mình.

    Vấn đề là, sự nhận ra này cũng nằm trong logic. Vì cái điểm ấy ko biết "sợ" hay biết "tự điều khiển" để ta... khỏi nghĩ ra chuyện đó. Vì vậy nên nó bỏ lửng, việc ta nhận ra chính cái điểm ấy là một trong những vòng chằng chịt của logic mà thôi. Và chính cái chuyện chúng ta mất hoàn toàn quan điểm sống, cũng là sự tự nhiên từ logic đó mà ra. Và cái điểm đó cũng chẳng biết tội nghiệp vì nó làm ta chán vì chính nó! Đơn giản, yếu tố tội nghiệp, hay quan điểm, tốt xấu, đều do con người nghĩ ra. Vũ trụ ko có bất kỳ ý niệm gì về chuyện đó.



    Vì vậy:
    -Trước khi tư duy bản chất hình thành, thì chúng ta cứ... tự do đi [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] vì ko có cái gì mà ta có thể bị phụ thuộc vào(ảo).

  2. #92
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Cái định luật này hồi trước tôi cũng cố kiếm xem có lỗ hổng gì không, mà kiếm hoài không thấy, trừ khi lỗ hổng đó nằm trong góc khuất của logic con người (cái phần logic mà tôi nghĩ bị cố tình lấy mất bởi 1 sức mạnh nào đó để chúng ta không thể trả lời được những điều bí ẩn cao xa hơn, ví dụ ai tạo ra thế giới..v..v..)
    Kết luận lại thì phần này cùng quan điểm với bác nên không có ý kiến. Còn tại sao ở trển hổng dùng vì không phải ai cũng nghĩ triết học là đúng, thậm chí chính tôi cũng từng nghĩ triết học là 1 môn học không cần chú trọng làm gì.


    Tiện nói thì tôi nói luôn: triết học về cuộc sống thì tôi tin vào 4 giả thuyết.
    1/-là cái của bác , có 1 chuỗi logic nào đang điều khiển cả vũ trụ
    2/-không có chuỗi logic nào đang điều khiển thế giới, chẳng qua do con người có 1 lỗ hổng lớn trong logic nên không đủ khả năng chứng minh giả thuyết 1 là sai. Còn ví dụ của lỗ hổng trong logic con người thì có 1 vài cái, nhưng cái nhiều người biết nhất là cái câu nói cừa đúng, vừa sai(chắc bác biết).
    3/-Con người hiện nay đang bị điều khiển bởi 1 thế lực vì 1 lí do gì đấy không rõ, nhưng tất cả mọi thứ xảy ra hằng ngày đều là 1 lời "gợi ý" mà theo logic sẽ giúp chúng ta đạt đến 1 kết quả gì đấy , chưa nghĩ ra
    4/-Chẳng có cái gì gọi là logic cả, hoàn toàn do con người tự lừa bản thân trên những kinh nghiệm trong quá khứ. Ví dụ theo logic toán học thì 1+1=2, nhưng nếu đến 1 ngày, bác cầm 2 cây bút để gần nhau mà nó biến thành 3, 5, 9 cây bút thì logic của con người về toán học giục xó. Tương tự với khoa học và đạo đức sống...

    Cả 4 cái đều có 1 cái lý mà tôi không thể bảo đảm sai. Nhưng hiện giờ bản thân không cho mình nghĩ nó đúng nên cứ tạm sống qua ngày chờ thêm thông tin đã.

  3. #93
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Các đồng chí đang mơ nếu muốn dựa vào quy luật để tiên đoán những việc nhỏ lẻ. Nên nhớ quy luật khách quan là cái chi phối thế giới nhưng đừng quên trong những quy luật đó có quy luật tất nhiên và ngẫu nhiên. Cái tất nhiên thì có thể dự đoán được, trong khi cái ngẫu nhiên thì không thể dự đoán được. Marx có thể dự đoán sự sụp đổ không tránh khỏi của CNTB nhưng không thể dự đoán được Liên Xô sẽ sụp đổ do sai lầm, không dự đoán được những con người cụ thể như Mao, như Lenin sẽ xuất hiện và hành động như thế nào trên con đường lịch sử dài loẵng ngoẵng.

    Cuối cùng, như wiwi đã nói, giả sử mọi hành vi của con người do 1 thế lực siêu nhiên nào đó chi phối (ví dụ các quy luật vật lí, hóa học, sinh học,...) thì nó cũng không phủ nhận được cái góc nhìn gần là con người hành động 1 phần theo ý chí chủ quan của mình chứ không phải hoàn toàn bị chi phối. Như vậy thì ta quan tâm làm gì đến những thứ sâu xa chi phối cái ý chí ấy?


    4/-Chẳng có cái gì gọi là logic cả, hoàn toàn do con người tự lừa bản thân trên những kinh nghiệm trong quá khứ. Ví dụ theo logic toán học thì 1+1=2, nhưng nếu đến 1 ngày, bác cầm 2 cây bút để gần nhau mà nó biến thành 3, 5, 9 cây bút thì logic của con người về toán học giục xó. Tương tự với khoa học và đạo đức sống...
    đồng chí ginger có vẻ rơi vào "hoài nghi luận" của Voltare nhỉ? Thực sự logic và các quy luật là thực tế khách quan được cô động lại, khái quát hóa nhằm giúp con người tìm hiểu và chế ngự tự nhiên. 1+1=2 không phải là do ý chí con người đặt ra mà là do thực tế sinh động chứng minh (cái này trong toán học gọi là điểm khởi đầu thì phải, từ phép cộng ta giải thích đc phép trừ, phép nhân, phép chia,... tuy nhiên ko thể dùng quy luật để giải thích phép cộng vì phép cộng là điểm khởi đầu - nó đc chứng minh qua thực tế về khái niệm: đặt 2 cây bút lại gần nhau thì con người nảy sinh ra 1 khái niệm mới mà họ gọi là "2 cây bút" [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]).
    Đến đây lại hỏi nó có thay đổi không? tất nhiên là có thể vì rõ ràng nó ko phải do ý chí con người quyết định (và sâu xa thì có lẽ ý chí con người cũng do quy luật khách quan quyết định như wiwi đã nói) thế nên một khi thế giới khách quan thay đổi về bản chất thì quy luật tất yếu phải thay đổi (vì các quy luật là rút ra từ bản chất của thế giới khách quan mà).

  4. #94
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Công nhận thì hiện giờ con người chưa có khả năng để thay đổi điều gì nên tất nhiên chúng ta sẽ nghĩ là những vấn đề này chưa nhất thiết phải bàn luận.
    Tuy nhiên kinh nghiệm bản thân cho thấy nếu suy nghĩ thế giới hoạt động theo 1 chuỗi logic và bất kì hành động của ta đều nhắm tới 1 mục đích gì đó trong tương lai thì sẽ thấy cuộc sống lạc quan hơn và những hành động nhỏ thường ngày có ý nghĩa hơn [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  5. #95
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    @gin gơ bét: Thuyết đó thực ra có lỗ hổng đấy. Nhưng mà tôi chưa tính tới chuyện đó [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]
    -Hoàn toàn có thể có 1 bàn tay từ ngoài sẽ tác động vào, có thể đó chính là ta, vào quy luật logic, thời gian, bigben, hoặc chính sự kiện. Như vậy ko thể dựa vào bigben.
    -Vẫn có thể bẻ chiều logic.

    Lập luận 1: khỏi nói
    Lập luận 2: Đây là 1 sai lầm trầm trọng trong tư duy của ginger nói riêng và con người nói chung(mà ginger nghĩa là gì nhỉ?), logic con người là logic giả! và những điều vừa đúng vừa sai là thế này:
    -Một cơ sở: có tính chất A, giá trị 16. Tính chất B, giá trị 2. Qua phương cách, cho ra kết quả với tính chất A, giá trị 68, tính chất B, giá trị 4, tính chất C, giá trị 56.
    CÓ nghĩa là, với một cơ sở, ta có thể cho ra một kết quả với những tính chất khác nhau và giá trị cũng cao hơn...
    THôi, cái này phức tạp vô cùng, là do tôi tự phát triển, sau này tôi sẽ nói cho rõ.

    Nhưng phải nói một cách rõ ràng: Mọi sự trên đời này đều tuân theo logic, tuyệt đối ko thể khác. nếu ko tuân theo logic thì nó thực là logic giả. Và chúng ta hoàn toàn có thể chứng minh sự 'giả" của chúng..

    3/ko hiểu.
    4/Sai lầm, nếu tự nhiên nó ra 4-5 cây là do nó... đẻ ra [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] và toàn bộ các định luật con người đặt ra đều tương đối cả.

    À, có 5', tôi xin nói rõ thêm về logic:

    1/Vì sao con người có chỗ "vừa đúng vừa sai"?--->Là vì:
    -Bản chất của "đúng""sai" theo như wiwi nói, chỉ là "ý niệm" của con người. Và tự nhiên ko tồn tại "ý niệm" đó. Đúng, sai đơn giản chỉ là:
    +Một cái gì đó mang lại lợi ích trước mắt. VD: ko làm 1 người tổn thương là đúng(mà xét về xa hơn có thể làm người đó trưởng thành).--->chỗ này ginger sẽ nói tôi là tự tôi bác bỏ luận điểm của tôi. Vì ginger chưa hiểu rõ về cái này, cũng như đó là sự ngộ nhận của con người.

    Bây giờ ta cứ tưởng tượng có một khối rất lớn có rất nhiều vật chất. Con mắt con người ở giữa đám vật chất đó. Con mắt con người bình thường rất hạn hẹp. Nó chỉ có thể xác định những gì trong phạm vi những vật chất trước mặt. Và , ko cần quan tâm rằng những vật chất đó tác dụng với những vật chất ở xa như thế nào, họ chỉ nhìn các vật chất ở phạm vi đó, và họ can thiệp, họ thấy cái kết quả giữa các vật chất trong phạm vi này tác dụng với nhau thế nào, hễ nó mang lại lợi ích cho họ, họ cho là đúng. Ngược lại là sai. Và nếu như, chỉ có chừng đó vật chất, thì "sự xét đoán" của họ là đúng. Và kết quả của quá trình ấy là theo logic và mang lại lợi ích như họ muốn, nó ko ngược logic.

    Nhưng, khi xét đoán như vậy, họ lại sai lầm. Ngày thứ nhất, chừng ấy vật chất tác dụng với nhau và mang lại lợi ích cho họ. Ngày thứ hai, kết quả của quá trình vật chất trong phạm vi tác dụng với vật chất ngoài phạm vi tác dụng với nhau và chống lại họ. Bây giờ những gì họ "cho" là đúng lại thành sai!

    Ko có thời gian để nêu VD, nhưng nói đơn giản là thế này: Những gì trong tầm nhìn của người, chúng tác động với nhau và cho kết quả A. A đc khái niệm của con người cho là "đúng". Và khi những gì ở ngoài cũng tác dụng, họ vẫn nghĩ rằng A đúng, nhưng đương nhiên khi tác dụng thêm kết quả sẽ khác đi! Và kết quả A thay đổi, thành kết quả B, ko mang lại lợi cho họ. Và họ tưởng là logic sai.

  6. #96
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    0

    Nhưng, khi xét đoán như vậy, họ lại sai lầm. Ngày thứ nhất, chừng ấy vật chất tác dụng với nhau và mang lại lợi ích cho họ. Ngày thứ hai, kết quả của quá trình vật chất trong phạm vi tác dụng với vật chất ngoài phạm vi tác dụng với nhau và chống lại họ. Bây giờ những gì họ "cho" là đúng lại thành sai!
    Ví dụ của cái này là thuộc bài : "Liệu ngày mai mặt trời có mọc ở đằng đông không?" mà tôi học trong triết học. Câu trả lời là: "Chưa chắc".
    Hoặc giống tôi bảo, 1 ngày cầm 2 cây bút bỏ vào nhau đùng ra 4 cây bút, xong người trên thế giới cứ phè phỡn chẳng cần làm cũng có ăn.


    À cái vừa đúng vừa sai chắc bác lộn ý tôi rồi. Cái tôi bảo là cái câu đố về người nông dân bị lão nhà vua cho chọn nói 1 câu gì đó, nếu nói thật thì bị chặt đầu, nói xạo thì bị treo cổ đó.
    Còn những ví dụ khác của lỗ hổng logic mà tôi nhớ được ở đây là: "thứ gì đã tạo ra vũ trụ" và cái chuyện về anh học sinh học ngành luật (không phải bác wiwi [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]). Hình như người ta gọi mấy cái này là "paradox" phải không ta.

    PS: Bác wiwi có gì tách phần này ra làm 1 phần về triết học đi, tưởng chỉ vài ba câu là xong ai dè cũng dài quá xá =]

  7. #97
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    0

    Ví dụ của cái này là thuộc bài : "Liệu ngày mai mặt trời có mọc ở đằng đông không?" mà tôi học trong triết học. Câu trả lời là: "Chưa chắc".
    Hoặc giống tôi bảo, 1 ngày cầm 2 cây bút bỏ vào nhau đùng ra 4 cây bút, xong người trên thế giới cứ phè phỡn chẳng cần làm cũng có ăn.
    1/--->Thì giống như tui nói đấy [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] nếu chỉ có 1 điều kiện chi phối việc mặt trời mọc, đó là kinh nghiệm của nông dân, thì cái đó đúng. Nhưng mà nếu điều kiện có tới c(c: vô hạn) điều kiện(cái này là thật!) thì .... --->mắt người hạn hẹp.


    Còn những ví dụ khác của lỗ hổng logic mà tôi nhớ được ở đây là: "thứ gì đã tạo ra vũ trụ" và cái chuyện về anh học sinh học ngành luật (không phải bác wiwi ). Hình như người ta gọi mấy cái này là "paradox" phải không ta.
    Tôi kể lại chuyện ấy nhé. 1 anh SV khá là giỏi trong 1 trường nổi tiếng của Havard, nghe nhiều người nói về 1 thuyết: Vũ trụ là từ... 1 vụ nổ rất lớn của 1 điểm với nhiệt độ tuyệt đối. Anh SV này cười sằng sặc rất to, và chế giễu, đặt tên nó là Big ben, sau này nghiên cứu về nó. Nghiên cứu tới lúc chết ông ta cũng chẳng thể tìm ra Vũ Trụ từ đâu mà ra, thế là ông ta chịu bó tay thiên nhiên, công nhận cái thuyết Big Ben mà chính ông ta từng chế giễu. Thế là thuyết Bigben trở nên rộng rãi.

    ---->Đây là lỗ hổng của logic, ginger nói đúng đấy. Và.... chắc là bác ko cần nghĩ sâu xa thế đâu, nói cho cùng thì cái "điểm nhiệt" ấy chắc chắn nắm logic, còn trước đó nó ra làm sao thì.... có lẽ logic ko có ở ngoài đó.

  8. #98
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    @wiwi: bác này cứ suốt ngày kêu tôi là sai mà chẳng thèm biện luận gì cả [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

    À, các bác có nhớ cái thuyết "đơn vị vật chất" ko?

    Đương nhiên là ko ai nhớ, vì cái này do tớ nghĩ ra [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

    Có nghĩa là 1,2,3... mà ta xài hằng ngày có đơn vị. Đó là đơn vị vật chất. 1 vật chất, 2 vật chất.....

    Nghĩa là ta gán 1 cho giá trị chỉ có 1 đơn vị vật chất,.... và đơn vị này thay đổi đc.

    Như vậy, 1+1=5 nếu... 1 chỉ 2 đơn vị vật chất, và 2 chỉ 3 đơn vị vật chất [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

    nghĩa là.... các định luật con người nghĩ ra rốt cuộc dựa trên ý niệm của con người, nhãn quan của họ với 1 vấn đề mà thôi.

  9. #99
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    1+1=2 không phải là do ý chí con người đặt ra mà là do thực tế sinh động chứng minh
    Cái này sai hoàn toàn. Vì.... cái này cũng do tôi phát triển, các bác tìm vàng mắt cũng ko ra đâu, vì... [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] bản chất phép chứng minh toán học là đi vòng vèo.

    VD: 1+1=2 vì:
    2+2=4=>2+2-1+1=4-1-1=>1+1=2 [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

    Còn nếu ko đi vòng vèo: do 1 chỉ 1 đơn vị VC nên khi hai đơn vị vật chất được ghép chung lại theo nhãn quan bình thường của con người khi chỉ xét tới 2 đơn vị vật chất này mà ko xét tới các VC khác thì ta có trong nhãn quan sẽ có 2 đơn vị vật chất =>1+1=2 [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  10. #100
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Mấy bài trên dài quá đọc không hết nên đành đáp lại bài cuối keokeo mới post thôi:

    Việc thay đổi hình thức của số một là... thay đổi hình thức mà thôi. Tức là cách gọi mà thôi.
    Bản chất định lượng của đơn vị một đó hoàn toàn không thay đổi.

    Chúng ta có thể gán cho tên gọi số một có định lượng là 3 đơn vị.
    Tuy nhiên điều này hoàn toàn không làm thay đổi giá trị của 1 đơn vị.

    Nói dễ hiểu, ta có thể gọi con mèo là con chó. Nhưng hoàn toàn không thay đổi được bản chất của con vật lúc trước gọi là con mèo đó. Cho dù nay ta có gọi nó là con chó, nó cũng phát ra tiếng meo meo chứ không phải gâu gâu.

    Cái đó là thực tế khách quan đó. Ta có thể gán ghép các tên gọi khác nhau, thực tế mỗi thứ tiếng có 1 cách gọi khác nhau cho 1 sự vật, nhưng không thể làm thay đổi bản chất của nó.

    Và bản chất của toán học hoàn toàn không phải là đi vòng vèo. Chỉ có khi ta bế tắc và chưa tìm ra được lời giải mới dẫn đến việc đi vòng vèo mà thôi. Đến cuối cùng, khi kiểm tra lại phương pháp giải, mọi sự vòng vèo đó sẽ bị cắt giảm và cách giải tối ưu sẽ được nhận ra.

    Hiểu biết hay nhận thức của con người về thế giới khách quan sẽ thay đổi. Nhưng bản chất của thế giới khách quan (nói cụ thể là các định luật khách quan, còn sự vật có thể thay đổi theo các định luật đó) sẽ không thay đổi.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •