Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 14
  1. #1
    Ngày tham gia
    Oct 2015
    Bài viết
    0

    Bày kỳ quan thế giới cổ đại có thật không ?

    Hẳn ở đây ai cũng biết "Bảy kỳ quan thế giới cổ đại" là một danh sách liệt kê các công trình kiến trúc và điêu khắc trong thời kỳ cổ đại. Danh sách này do nhà văn Hy Lạp Antipater xứ Sidon lập ra trong thế kỷ thứ 2 TCN, dựa trên tầm nhìn của người Hy Lạp thời ấy, chỉ gồm các công trình quanh Địa Trung Hải mà họ cho là vĩ đại và thể hiện văn minh của nhân loại.

    Tuy nhiên có một điều đó là hiện nay 6 trong 7 kỳ quan đó không còn tồn tại, và Antipater cũng chỉ nghe đến những kỳ quan đó mà chưa hề mục kích nhìn thấy nó.
    Vậy câu hỏi đặt ra là các kỳ quan này có thực sự tồn tại hay chỉ là trong truyền thuyết ?

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    HK nghĩ có thể 6 kỳ quan đó là có thật, nhưng mà ko được to lớn vĩ đại như hình vẽ thôi. nhất là cái tượng đồng đen ở rodes í

  3. #3
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Tôi nghĩ là không. Thứ nhất ngay bản thân tác giả cũng chưa được mục kích những tác phẩm đó. Thứ 2 là cũng chẳng còn mấy vết tích của các tác phẩm đó, cũng chỉ phục dựng theo giả thuyết mà thôi.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Oct 2015
    Bài viết
    178
    Ngược lại, ngoại trừ vườn treo Babylon còn nhiều tranh cãi, tất cả 5 công trình đó đều có thật, bởi 2 yếu tố:
    - Ghi chép lịch sử. Không chỉ có Antipater mới đề cập đến 7 kỳ quan này mà nhiều tác giả khác (Herodotus chẳng hạn), cũng mô tả các công trình này.
    - Khảo cổ học. Hiện nay thì toàn bộ phế tích của các công trình này - trừ vườn treo Babylon - cũng đã được khai quật, chứng tỏ sự tồn tại của chúng. Mặc dù kích cỡ nhỏ hơn so với các văn hào, thi sĩ, nghệ thuật gia thời phục hưng mô tả, nhưng vẫn là những công trình vĩ đại của thế giới cổ đại.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Có một điều tôi không hiểu là với điều kiện lúc bấy giờ, để đi chu du khắp nơi và chiêm ngưỡng các tác phẩm này là điều không thể, vậy tại sao Antipater biết về chúng ?

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    vậy bác không biết tiếng đồn sao nếu bác nghe nhiều thì cũng cho là có hoặc bác đọc sách thì cũng có thể nói lên thế

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Có thể là như kokobiet nói, Antipater có thể đã nghe đồn, đọc sách v.v... Nhưng việc chu du cũng không phải là không thể.

    Có một điều khá thú vị, khác với châu Á, chúng ta chỉ đi thẳng từ chỗ kém phát triển đến phát triển mà thôi. Châu Âu có rất nhiều thăng trầm. Do đó nếu bạn quen thuộc với bối cảnh châu Âu-Đia Trung Hải thời trung cổ hay cận đại, khi việc di chuyển từ Âu sang Trung Đông rất khó khăn, điều đó không nhất thiết đã đúng thời Hy Lạp-La Mã.

    Hy Lạp có quan hệ buôn bán rất gần gũi với Ai Cập, Ba Tư v.v... nhất là từ sau cuộc chinh phạt của Alexander (Antipater viết thơ này khoảng trên 100 năm sau Alexander) và sự trỗi dậy của đế quốc La Mã thì việc di chuyển từ Hy Lạp đến Ai Cập khá dễ dàng. Lấy ví dụ như Archimede và Euclid, cả hai người này đều sinh trưởng ở các thành bang Hy Lạp, nhưng đã đều đặt chân đến Ai Cập để học hành, nghiên cứu. Do đó có thể việc Antipater đã du lịch đến Ai Cập là sự thật. Còn Babylon thì Sol không chẳc.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Vậy tại sao 6 kỳ quan kia lại bị phá hủy đến mức không một dấu vết ? Chiến tranh chăng ? Còn vườn treo babylon sao lại không hề có một dấu hiệu nào về sự tồn tại của nó ?

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Taro
    Vậy tại sao 6 kỳ quan kia lại bị phá hủy đến mức không một dấu vết ? Chiến tranh chăng ? Còn vườn treo babylon sao lại không hề có một dấu hiệu nào về sự tồn tại của nó ?
    .Vườn treo Babylon nếu có cũng bị tàn phá trong chiến tranh.

    .Ngọn hải đăng Alexandra bị sụp xuống biển. (1 phim khoa học đã từng coi từ lâu). Theo wiki: Nó vẫn đứng vững khi nhà du hành Hồi giáo Ibn Jubayr tới thăm thành phố năm 1183. Ông đã nói về nó rằng: "Mọi lời miêu tả đều không thể hết, mắt nhìn không thể hiểu, và từ ngữ là không đủ, cảnh tượng thật hùng vĩ." Có lẽ ở thời ông từng có một nhà thờ Hồi giáo trên đỉnh hải đăng. Nó đã bị hư hại nghiêm trọng sau hai trận động đất năm 1303 và 1323, tới mức nhà du hành người Ả rập Ibn Battuta viết lại rằng không thể vào trong tàn tích đó. Thậm chí khi những di tích của nó đã biến mất năm 1480, khi vị vua Hồi giáo tại Ai Cập lúc đó là Qaitbay xây dựng một pháo đài trên vị trí cũ của Hải đăng đã sử dụng một số phiến đá sót lại.

    Theo wiki:

    .Tượng thần Helios ở Rhodes bị sụp đổ sau 1 trận động đất vào năm 224 TCN.

    .Lăng mộ của Mausolus, năm 1494, những hiệp sĩ St. John, một nhóm hiệp sĩ trong cuộc Thập tự chinh đã sử dụng những khối đá cẩm thạch của phần nền ngôi mộ để xây một lâu đài vào năm 1522. Hầu hết các khối đá ở đây được cắt thành từng mảnh nhỏ để xây lâu đài. Ngày nay lâu đài này vẫn còn tồn tại với những mảnh đá cẩm thạch được tách riêng khỏi ngôi mộ của vua Mausolus.

    .Đền Artemis, năm 356 TCN, ngôi đền bị lửa thiêu hủy vào đêm Alexander Đại Đế chào đời. Một ngôi đền tương tự được xây lại trên nền ngôi đền cũ. Năm 262, người Goth đã đốt ngôi đền lần thứ hai. Chỉ phần nền và một số phần khác của ngôi đền thứ hai còn tồn tại đến ngày nay. Viện bảo tàng Anh ở Luân Đôn còn lưu một số di tích thuộc ngôi đền thứ hai.

    .Tượng thần Zeus ở Olympia, nguyên nhân phá huỷ bức tượng vẫn là vấn đề còn tranh cãi: một số học giả cho rằng bức tượng cùng ngôi đền đã bị hư hỏng vào thế kỷ thứ 5 sau Công Nguyên, những người khác cho rằng bức tượng đã được mang tới Constantinople, và bị phá huỷ ở đó trong vụ đại hoả hoạn Lauseion (Schobel 1965). Có lẽ khám phá lớn nhất về di tích còn sót lại của kỳ quan thế giới này diễn ra năm 1958 với cuộc khai quật khu xưởng nơi chế tạo bức tượng. Điều này khiến một số nhà sử học có thể tái tạo kỹ thuật đã được sử dụng trước kia.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Tượng thần Zues còn có 1 giả thuyết khác là đã bị phá hủy khi đạo Ki tô phát triển trong đế quốc La Mã. có 1 tiếng cười được phát ra khi những người đến phá bức tượng, cái này đúng hem ta ?
    Vị trí của tượng Helios đang có nhìu tranh cãi. có 3 giải thuyết cho rằng tượng nằm ở 3 vị trí khác nhau. ở mỗi vị trí lại cho thấy hình dáng và kích thước tượng khác nhau.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •