Trang 6 của 7 Đầu tiênĐầu tiên ... 4567 CuốiCuối
Kết quả 51 đến 60 của 62
  1. #51
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi wiwi
    Vì dân Việt sống tình cảm từ ngàn xưa đến nay rồi. "1 người làm quan, cả họ được nhờ" đâu phải là chuyện mới diễn ra từ khi Đảng cộng sản lên nắm quyền? Dân Âu Mỹ thì lạnh lùng, nghiêm khắc từ xưa ai cũng biết. Thay đổi 1 cơ chế là dễ, nhưng thay đổi cả 1 nền văn hóa hàng ngàn năm là không dễ.
    Vậy thì bạn công nhận rằng người VN chúng ta vốn có 1 chút bản chất đặc biệt để khó có thể trung thực và thẳng thắn? Anh không đồng ý với ý kiến này và anh nghĩ nếu bạn đi hỏi những người sống ở miền nam trên 50 tuổi thì liệu họ có đồng ý với ý kiến của bạn.

    Trích dẫn Gửi bởi gingerbread
    Bác tinman , tôi thấy tiếc vì mặc dù bác tốn thời gian viết bài dài vậy nhưng tôi vẫn không ăn nổi chữ nào cả. Tôi thấy bác bắt đầu hơi bị chính trị hóa quá nhiều trong lối viết rồi đấy, chủ đề nào mà bác cũng chửi xéo Đảng Cộng Sản và chính phủ Việt Nam là sao vậy?
    Chằng lẽ tôi lại viết 1 bài chửi xéo lại bác?

    Tôi nói thật , trung thực thì ai chả nhận mình là trung thực, nước nào chả đề cao tính trung thực lên hàng đầu. Nếu bác có quyền chỉ rõ nước nào có nước nào không do "kinh nghiệm bản thân" thì chẳng phải hoàn toàn bộc phát do chính mình sao? Bác có xét xem mọi người khác nghĩ gì đâu.

    Nếu bác nói Việt Nam thiếu tính trung thực do tham nhũng nhiều thì xin thưa, cái bằng chứng duy nhất , rõ ràng nhất là chính phủ Việt Nam đang cố gắng kiên quyết chống tham nhũng. Và này thì thà có còn hơn không.
    Còn mấy cái tính toán xếp các kiểu của LHQ thì tôi cóc thể tin, mỗi việc chính phủ Mỹ sử dụng cớ đánh Iraq để đổ tiền vào quân sự là đã có thể tính tham nhũng công khai nặng nề mỗi năm mấy trăm tỉ . Nhưng rất tiếc các nước trên thế giới có định nghĩa riêng cho "tham nhũng","dân chủ", "khủng bố"...... làm sao cho có lợi nhất nên có cũng bằng không.

    Tôi nói thật, nếu phải tin cái đảng Cộng Sản hay mấy cái đại loại bác nêu trên làm người dân thiếu trung thực hơn thì tôi thà tin ngày mai ở đây có tuyết còn hơn. Còn nếu bác bảo đảm là cái nơi bác ở toàn người trung thực hay có phần đông là trung thực thì một là chính bác dối bản thân, hai là bác đang dối mọi người ở đây, vậy thôi.

    Cái ví dụ của bác về kiểm tra tự chấm thì cũng hay lắm. Nhưng nếu mà cái bài kiểm tra đó quyết định cuộc đời tương lai của họ hay mang tính sống chết thì chắc sẽ rõ hơn xem cái tính trung thực này có thật tồn tại không.

    Về vấn đề cuối cùng thì thế này, mặc dù con người không chịu được sự dối trá nhưng có nhiều cái thì cứ để nó mãi im lặng còn hơn. Bởi đôi khi con người thật sự không thể sống nếu không đánh lừa bản thân, bị đánh lừa hay đánh lừa người khác.
    Trong ví dụ của bác cũng vậy, nếu thằng cha đó không cố ý muốn ngoại tình mà nếu ví dụ biết tính vợ, lộ ra thì gia đình tan nát, con cái mỗi đứa một nơi thì thà nói dối chẳng phải hơn sao.
    Thực ra muốn xét vấn đề này thì phải bắt đầu bằng câu hỏi: "Một vật có tồn tại không khi không ai biết nó tồn tại.
    Bạn nuốt không nổi thì cũng phải ráng nuốt thôi vì chúng ta đang tranh luận với nhau mà. Nếu bạn thấy những gì tôi nêu ra khó nuốt thì những vấn đề bạn đề ra bạn có bao giờ tự hõi với 1 người không có chung 1 ý kiến thì họ có cảm thấy nuốt được hay không? Vấn đề khó nuốt hay dể nuốt là chuyện thường xảy ra, ví dụ như bạn đi vào giữa 1 đám cướp bóc và chuyên lường gạt mà nói về đạo đức, lòng trung thực và sự thẳng thắn thì quả thật là họ không cảm thấy nuốt vào rồi, cho nên tôi hoàn toàn hiểu được cảm giác của bạn. Nếu bạn thấy cần chửi xéo thì cứ chửi xéo. Tôi vào forum này thì đã chấp nhận là mục tiêu cho những cuộc chửi xéo hay chửi thẳng rồi. Bạn chẳng cần phải nể mặt như vậy. Tôi cảm thấy khó hiểu 1 điều đó là nếu bạn nghiên cứu lịch sử từ xưa tới nay mà không hiểu được rằng đạo đức và xã hội chịu hậu quả trực tiếp của nền chính trị của nó thì tôi nghĩ, đừng nên nghiên cứu và tranh luận về những vấn đề lịch sử hay xã hội nữa.

    Tuy nhiên những vấn đề tôi nêu ra không phải là không có lý mà chỉ vì bạn có thành kiến tôi là 1 "phản động" mà thôi. Với lối thành kiến này, cho dù có đãi bạn món ngon nào thì bạn cũng cảm thấy khó nuốt mà thôi. Nếu bạn cảm thấy khó nuốt thì rất may, hy vọng bài viết hôm nay tôi tha vào đây, có cùng 1 số quan điểm với những gì tôi nêu ra mà bạn cho là khó nuốt, nhưng được 1 người VN khác nêu ra sẻ hy vọng giúp bạn tiêu hóa được những vấn đó


    Nếu như bạn vẫn không thể hiểu được bài này tác giả nói gì thì quả thật... bạn có vấn đề về tiêu hóa những tư tưởng rất là thường thức trong xã hội dân chủ đấy. VN quả thật là đáng buồn nếu có đa số người kém tiêu hóa như vậy.


    Trích dẫn Gửi bởi vietnamnet.vn
    Trích từ đây
    http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/06/704489/

    Cơ chế nào giúp khuyến khích phản biện?
    07:59' 10/06/2007 (GMT+7)

    (VietNamNet) - Quyền được phản biện là quyền sơ đẳng và căn bản nhất của bất kỳ thiết chế dân chủ nào. Chính yếu tố quan trọng này là viên đá lót đường đầu tiên hình thành quá trình đồng nhất quyền lợi giữa những người cầm quyền và người dân.



    Quyền được phản biện là quyền sơ đẳng và căn bản nhất của bất kỳ thiết chế dân chủ nào. Chính yếu tố quan trọng này là viên đá lót đường đầu tiên hình thành quá trình đồng nhất quyền lợi giữa những người cầm quyền và người dân.

    Một thí dụ gần đây, diễn đàn góp ý dự thảo Đại hội Đảng lần X. Trong vòng hơn một tháng, Ban Trù bị đã nhận được gần hai ngàn ý kiến đóng góp của mọi thành phần dân chúng khắp nơi. Chưa bàn ngay về chất, nhưng về lượng ắt hẳn đó là một con số đáng khích lệ.

    Thí dụ này chứng tỏ sự thờ ơ của người dân vẫn có thể được khắc phục bởi những chính sách khuyến khích đúng. Vậy qua diễn đàn góp ý Đại hội X, có thể rút ra được bài học bổ ích nào trong việc xây dựng thành công một cơ chế PBXH hiệu quả?

    Xin thưa, trước hết chúng ta muốn hướng đến xã hội hoàn thiện trong tương lai gồm hai điểm: dân chủ và pháp quyền. Dân chủ, theo cách hiểu nôm na của Bác Hồ, là để người dân được nói. Pháp quyền cũng không ngoài mục tiêu bảo vệ quyền góp ý kiến của dân, quyền thông tin và được thông tin của mọi người trong xã hội.

    Muốn người dân tham gia thì phải trao cho họ quyền được nói. Diễn đạt cách khác: Người dân phải biết mình được phép làm gì, trong phạm vi luật pháp. Phải tạo cho người dân nhận thức điều đúng phải dám nói, thấy lẽ phải dám bảo vệ. Nếu không xã hội sẽ triệt tiêu luôn động lực phát triển, dẫn đến cái xấu lấn dần cái tốt, chính nghĩa lùi bước trước hung tàn.


    Tiêu chí góp ý Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội X mà Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nêu “tôn trọng những ý kiến khác biệt” đã nêu được những điểm mấu chốt: (1) Đảng cần người dân cho ý kiến, muốn lắng nghe đóng góp của mọi tầng lớp. Người dân được khuyến khích phát biểu ý kiến. (2) Dẫu có khác nhau về suy nghĩ hay cách thực hiện, cùng ngồi xuống tìm ra giải pháp chung. Tính “ỳ” của xã hội, mà nguyên do chính nằm ở tính sợ hãi công quyền hay sự e ngại tham gia các “hoạt động chính trị” của người dân, một phần bị xô ngã. (3) Theo tâm lý thông thường, người lãnh đạo “dám nghe” sẽ tạo điều kiện cho người có ý kiến trái ngược “dám nói”. Đảng, Nhà nước dám trao quyền phát biểu, sẽ kích thích mọi người góp ý kiến xây dựng nhiều hơn.

    Kết luận ở đây là để PBXH trở thành một vũ khí chống các hiện tượng tiêu cực xã hội thật sự, chúng ta không nên chỉ trông chờ vào những con người dũng cảm, tâm huyết... mà nên trông chờ hơn vào việc thiết lập một cơ chế tập hợp, khuyến khích được những con người đó tiếp tục nói lời tâm huyết, dũng cảm. “Hạt giống” tinh thần phản biện chỉ có thể lan rộng khắp khi nó được gieo vào một môi trường đầy đủ những điều kiện thích hợp. Điều kiện này, theo tôi, nên được hình thành theo ba bước căn bản nối tiếp:

    Thứ nhất, chính quyền ý thức được PBXH là biện pháp tối ưu nhất để xây dựng “hệ thống tự miễn dịch” thành công. Hệ thống này có thể hiểu như những thiết chế đóng vai trò phòng chống và khắc phục những mặt tiêu cực có khả năng xảy ra. Thí dụ như những thiết chế căn bản ở nước ta hiện nay là: MTTQVN; Viện kiểm sát nhân dân; Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng;..

    Thứ hai, các thiết chế đã hình thành phải được phép giữ đúng quyền hạn và nghĩa vụ của mình trong mọi trường hợp, “không có vùng cấm” nào bị giới hạn trong quá trình thực hiện chức năng của mình.

    Thứ ba, thiết chế vừa là ý chí chính trị của nhà nước cầm quyền, vừa là tài sản chung của xã hội. Vì thế việc luật hoá chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan này phải càng minh bạch, càng rõ ràng càng tốt.

    Xét cho cùng “quyền được nói” tác động lẫn hai chiều. Luật pháp quy định là một chuyện, nhưng người dân cũng phải biết tìm ai, gặp ai để mà nói. Thế nên ngày càng đòi hỏi tính công khai của từng bộ phận trong khu vực công quyền. Cần làm rõ ai chịu trách nhiệm cái gì để “người nói” biết “người nghe” của mình là ai. Ngoài ra nên sớm cụ thể hoá các biện pháp bảo vệ người phản biện, tố cáo... tránh tình trạng bị trù dập, “chưa được vạ thì má đã sưng”...

    Thế kỷ 21, thế kỷ của khoa học và tri thức, tầm nhìn sẽ vươn xa hơn nếu biết quan sát bằng lăng kính nhiều chiều xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, mà trong đó PBXH là một bức tranh sinh động nhất. Về một khía cạnh nào đó, có thể đánh giá rằng: Triển vọng phát triển của Việt Nam sẽ một phần tuỳ thuộc vào chỗ chúng ta nghiêm chỉnh phản biện và tự phản biện đến đâu…

    Nguyễn Chính Tâm

  2. #52
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi tinman
    Vậy thì bạn công nhận rằng người VN chúng ta vốn có 1 chút bản chất đặc biệt để khó có thể trung thực và thẳng thắn? Anh không đồng ý với ý kiến này và anh nghĩ nếu bạn đi hỏi những người sống ở miền nam trên 50 tuổi thì liệu họ có đồng ý với ý kiến của bạn.
    Đây là những gì wiwi học được từ môn Văn hóa Việt Nam. Anh tinman có thể không tin, nhưng nếu anh tự xét lại bản thân mình sẽ thấy những "đức tính" của người Việt: xấu tính xấu nết, khoái cào bằng, ghét người tài, ham lợi nhỏ, dễ thành kiến, khó thay đổi,... Cái này người VN ai cũng có, tùy mức độ nhiều ít thôi. Trong đó "thiếu trung thực và thẳng thắn" là do cái tình cảm "bán bà con xa mua láng giềng gần" hay "một giọt máu đào hơn ao nước lã" vậy đó [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG] Tất nhiên trừ những người sinh ra và lớn lên trong môi trường không phải ở VN.

  3. #53
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Như thế nào là trung thực?
    Trừ phi làm người điên mới hoàn toàn trung thực.
    Tôi biết người đặt câu hỏi nghĩ gì. Riêng kinh nghiệm của tôi thì câu nói này cũng đủ nhớ đời "mồm miệng đỡ chân tay", mặc dù tôi đang đi ngược lại dòng chảy đó.

  4. #54
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi HeinzGuderian
    Như thế nào là trung thực?
    Trừ phi làm người điên mới hoàn toàn trung thực.
    Tôi biết người đặt câu hỏi nghĩ gì. Riêng kinh nghiệm của tôi thì câu nói này cũng đủ nhớ đời "mồm miệng đỡ chân tay", mặc dù tôi đang đi ngược lại dòng chảy đó.
    Em thấy nhiều bác trên này dường như ko thể vượt nổi những sức ép từ xã hội nhỉ, nếu thế hãy trách mình hèn nhát, kém cỏi đi...sống cho đúng với bản thân mình, trung thực và ko chạy trốn chính bản thân mình trước đã, rồi hẵng phê phán người khác, chửi bới xã hội nhé...tự tạo một bức màn cách ly nội tâm mình và ngoại cảnh xem, tự tu thân thôi...em góp ý vậy chứ nông dân như em tư cách gì và dạy dỗ các bác....

  5. #55
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0

    Em thấy nhiều bác trên này dường như ko thể vượt nổi những sức ép từ xã hội nhỉ, nếu thế hãy trách mình hèn nhát, kém cỏi đi...sống cho đúng với bản thân mình, trung thực và ko chạy trốn chính bản thân mình trước đã, rồi hẵng phê phán người khác, chửi bới xã hội nhé...tự tạo một bức màn cách ly nội tâm mình và ngoại cảnh xem, tự tu thân thôi...em góp ý vậy chứ nông dân như em tư cách gì và dạy dỗ các bác....
    haha các nước TBCN còn đề cao cá nhân hơn cả tập thể thì làm sao mà tính ích kỷ vơi tham lam kô nổi lên được nhỉ

  6. #56
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Đề cao cá nhân để con người tự thấy được tầm vóc và vị thế của mình trong tự nhiên và trong xã hội là hết sức tích cực, CN cá nhân cũng năm bảy đường, cái bác nói chỉ là 1 trong các biểu hiện nhỏ của thói vị kỉ thôi...đừng cái j` cũng nâng lên Chủ nghĩa nhá....

  7. #57
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Đề cao cá nhân để con người tự thấy được tầm vóc và vị thế của mình trong tự nhiên và trong xã hội là hết sức tích cực, CN cá nhân cũng năm bảy đường, cái bác nói chỉ là 1 trong các biểu hiện nhỏ của thói vị kỉ thôi...đừng cái j` cũng nâng tầm lên Chủ nghĩa nhá....
    hahaha nhưng mà cái gì quá đáng thì cũng kô nên nhưng mà tại các bác ý cứ thích cái gì cũng đổ tội cho CNXH nên em chọc ngoáy một tí cho vui

  8. #58
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Muốn trở thành một con người như bác tin man nói thì khó đối với người kém bản lĩnh và dễ đối với người có tài năng!
    Nhưng nếu muốn trở thành một người trung thực thẳng thắn như thế, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy xã hội thật hok công bằng với mình hoặc tủi thân này nọ [IMG]images/smilies/60.gif[/IMG] nhưng đó là ở giai đoạn đầu. Nếu có thể vượt qua được giai đoạn này tôi dám khẳng định chắc chắn người đó sẽ thành công trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống của mình.
    Để có thể biến mình thành một mẫu người như vậy thì rất ít, hay nói cách khác là cực hiếm người làm được vì đơn giản ai mà chẳng phải lo những điều tối thiểu nhất để tồn tại là cơm ăn áo mặc hàng ngày. Là một người hok luồn cúi thì chỉ có nước nghèo rớt mồng tơi, thế nên mới có câu nói "Một mái nhà tranh, hai trái tim vàng" [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] thật nực cười! Con người ta sống ở đời mà chỉ bo bo giữ mình trong khuôn mẫu như vậy thì sẽ sớm bị đào thải khỏi vòng xoáy cuộc đời mà thôi, theo như cách nói dân gian thì là "chết vì sỹ"!

  9. #59
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Hê hê, có thằng muốn nói xấu nhà nước đây mà.
    Hãy nhìn rộng ra xa hội Việt Nam bây giờ. Ở rất nhiều cơ quan, nhà máy, xí nghiệp... thanh niên chúng ta có thể có 1 môi trường làm việc lành mạnh và có thể phát huy được khả năng cũng như điểm mạnh của mình. Những người có khả năng, nhiệt tinh và thật thà trong công việc sẽ được trọng dụng. Còn những thằng bợ đỡ, nịnh hót, dối trá thì từ nhân viên đến sếp đ ai mê được. Sẽ bị cô lập và đào thải.

  10. #60
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Ở đời cũng phải có lúc nhu lúc cương, lùi một bước để tiến 2 bước. Lúc sếp đang cáu mà cứ gân cổ lên cãi dù đúng thì ai mà chịu nổi, phải lựa thời điểm mà giải trình thật khoa học, thấu tình đạt lý. Ko ai khen 1 tên động việc gì thấy sai là làm toáng lên, ví như thấy bạn quay bài mà thẳng thắn đứng dậy báo với giám thị [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] rồi khuyên bạn mình hãy từ bỏ con đường xấu [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG], hay nhặt được 100 ngàn vô chủ ngoài đường mà nộp cho công an.
    Những kẻ ko có khả năng mà chỉ đi nịnh bợ để tiến thân thì chả giấu được lâu, người có thực tài thì cứ phấn đấu làm hết khả năng + khéo trong giao tiếp xử lý thì chả ai làm gì được mình. Cụ Hồ ngày xưa cũng dạy với kẻ thù phải khéo léo, chứ cứ dạy phải thực thà trung thực khai tuốt với địch thì [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •