Trang 9 của 17 Đầu tiênĐầu tiên ... 7891011 ... CuốiCuối
Kết quả 81 đến 90 của 165
  1. #81
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    0
    thế bây h mình muốn tìm tên của 10 vị tướng giỏi nhất thế giới thì 10 ông đó là ai ( theo cuộc bầu chọn mới nhất nhá )

  2. #82
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Theo Thập đại tùng thư thì:
    .Hannibal
    .Gaius Julius Ceasar
    .Horatio Nelson
    .Napoleon
    .Garibaldi
    .Yamamoto Isoroku
    .Erwin Rommel
    .Douglas Mac.Arthur
    .Eisenhower
    .Zhukov

  3. #83
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Dân tộc ta đã vinh dự có 1 vị tướng bách chiến bách thắng, đó là hoàng đế Quang Trung, người ra trận là chỉ có chiến thắng (thắng rất nhanh là khác).
    Trong lịch sử ta chưa có ông vua nào dám cả gan "đòi" đất TQ, chỉ có Quang Trung là dám làm chuyện đó. Tui nghĩ ông chỉ cần sống thêm 10 năm nữa là VN ta sẽ là Vô Địch ở Châu Á, ông còn hùng hồn tuyên bố (trong lúc quân Tây Sơn đang đuổi quân Thanh về nước) là "sẽ có ngày ta sẽ diệt sạch cái giống Mãn Thanh mọi rợ đó" -chính câu này đã làm cho tui "kết" vị hoàng đế này.
    Chỉ có dưới thời vua Quang Trung nước ta mới phải ko cống nạp lễ vật cho TQ mà thôi, chưa kể ông đã bắt các nước láng giềng (Lào, Xiêm, Mianma,...) hàng năm phải cống nạp cho nước ta.
    Chỉ tiếc 1 điều là ông chết sớm quá- ngay trong lúc trọng đại (cưới công chúa TQ, đòi đất Lưỡng Quảng), tiếc thật...

  4. #84
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Còn thắng ai mới quan trọng nữa chứ, quân Thanh với quân Xiêm thì không mấy nổi danh gì, hơn nữa Quang Trung không để lại được sách gì về quân sư cả.

    Không như hai ông kia, thịt toàn những thằng bách chiến bách thắng trong thời đại mình.

  5. #85
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi kenshin_top
    Còn thắng ai mới quan trọng nữa chứ, quân Thanh với quân Xiêm thì không mấy nổi danh gì, hơn nữa Quang Trung không để lại được sách gì về quân sư cả.

    Không như hai ông kia, thịt toàn những thằng bách chiến bách thắng trong thời đại mình.
    Cứ phải có sách quân sự mới là giỏi à [IMG]images/smilies/35.gif[/IMG]. Thời Quang Trung thì nhà Thanh thời Càn Long không phải là thời kỳ TQ mạnh nhất Châu Á sao, còn Siam lúc đó cũng đủ tiêu chuẩn để gọi là 1 đế chế [IMG]images/smilies/22.gif[/IMG]

  6. #86
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi kenshin_top
    Còn thắng ai mới quan trọng nữa chứ, quân Thanh với quân Xiêm thì không mấy nổi danh gì, hơn nữa Quang Trung không để lại được sách gì về quân sư cả.

    Không như hai ông kia, thịt toàn những thằng bách chiến bách thắng trong thời đại mình.
    Trời ơi, sao lại so sánh như thế, bạn thử tìm hiểu xem Quang Trung sống trong thời nào (ông ko đựơc lòng dân chúng Bắc Hà và Nam hà lắm đâu, chưa kể lại còn bị ngoại xâm nữa chứ...), địa vị của những người kia là ai (Quang Trung chỉ là 1 người nông dân được thời dấy binh lên thôi nhé, chứ ko phải có sẵn địa vị chức tước như mấy người kia). Bạn có biết là chính sách mà Quang Trung áp dụng là chính sách mà 100 năm sau bọn Minh trị bên Nhật nó xài đó, thử hỏi ông sống thêm vài năm nữa thì VN mình sẽ ra sao??? (nhìn Nhật bản rồi sẽ rõ).
    Còn sách vở đó hả? Bạn đặt bạn vào thời đó xem, cụ thể như bạn là Gia Long đó, khi lên ngôi bạn có để những quyển sách viết về kẻ ko đội trời chung với mình trên đời ko??? (tìm hiểu về sự trả thù Tây Sơn của Nguyễn Ánh đi rồi sẽ hiểu). Bạn hỏi mấy vị tướng của mình bây giờ ko ai là ko xài "Binh-pháp-Quang-Trung" ko???

  7. #87
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Tôi thì không nghĩ thế, một số cải cách của Quang Trung nói thật là tôi không thấy hợp lắm.

    Thứ nhất là phong trào dùng chữ Nôm. Khi không biết chữ Nôm là cái gì thì tôi thấy nó cũng hay, vì dù sao cũng là của dân tộc mình, đỡ phải mượn của người TQ. Nhưng khi thấy nó rồi thì cảm giác đầu tiên của tôi là y hệt chữ Hán (khi nhìn từ xa). Còn chú ý xem xét thì còn lằng nhằng hơn cả chữ Hán (để so với Hangul và Hiragana và Katakana viết đơn giản hơn Hán tự nhiều).

    Thứ hai, thời đó chỉ có một con đường giữ nước là học tập phuơng Tây, binh pháp Quang Trung giỏi như thần đi chăng nữa thì dăm phát đại bác và một loạt súng hỏa mai cũng tan tác hết. Hoàn toàn không có bằng chứng về việc QT thực thi việc "thoát Á nhập Âu" như Nhật Bản. Chiếu khuyến học của ổng chỉ là học lấy cái Nho gia lỗi thời thôi. Theo bạn thì QT đã đề ra được chính sách gì mà Minh Trị sau này cũng thực hiện nào?

    Thứ ba, nếu QT sống lâu được, thì tôi tin VN cũng vẫn bại trận như thường, và cũng sẽ chả khá hơn Tự Đức là mấy (nên lưu ý rằng thời Tự Đức nước ta đang thịnh - Lưỡng Quảng thì chưa có nhưng Lào, Cam thì của ta hết rồi)

  8. #88
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    224
    Trích dẫn Gửi bởi kenshin_top
    Tôi thì không nghĩ thế, một số cải cách của Quang Trung nói thật là tôi không thấy hợp lắm.

    Thứ nhất là phong trào dùng chữ Nôm. Khi không biết chữ Nôm là cái gì thì tôi thấy nó cũng hay, vì dù sao cũng là của dân tộc mình, đỡ phải mượn của người TQ. Nhưng khi thấy nó rồi thì cảm giác đầu tiên của tôi là y hệt chữ Hán (khi nhìn từ xa). Còn chú ý xem xét thì còn lằng nhằng hơn cả chữ Hán (để so với Hangul và Hiragana và Katakana viết đơn giản hơn Hán tự nhiều).

    Thứ hai, thời đó chỉ có một con đường giữ nước là học tập phuơng Tây, binh pháp Quang Trung giỏi như thần đi chăng nữa thì dăm phát đại bác và một loạt súng hỏa mai cũng tan tác hết. Hoàn toàn không có bằng chứng về việc QT thực thi việc "thoát Á nhập Âu" như Nhật Bản. Chiếu khuyến học của ổng chỉ là học lấy cái Nho gia lỗi thời thôi. Theo bạn thì QT đã đề ra được chính sách gì mà Minh Trị sau này cũng thực hiện nào?

    Thứ ba, nếu QT sống lâu được, thì tôi tin VN cũng vẫn bại trận như thường, và cũng sẽ chả khá hơn Tự Đức là mấy (nên lưu ý rằng thời Tự Đức nước ta đang thịnh - Lưỡng Quảng thì chưa có nhưng Lào, Cam thì của ta hết rồi)
    Chiến thuật dụng binh của Quang Trung là Trọng pháo cường tập, ngay sau đó là cuộc tấn công ồn ạt của tượng binh + bộ binh có trang bị giáo, súng trước khi địch kịp định thần, bằng chứng là sau 2 trận công thành vào quân nhà Thanh thì Quang Trung cùng quân sĩ tiến vào trong trang phục lấm đen khói súng và trận Rạch Gầm - Xòai Mút, trọng pháo từ 2 bờ nã vào đòan thuyền của quân Xiêm, cho dù sự buôn bán súng đạn với phương Tây gặp khó khăn do sự ủng hộ của Anh Pháp không cao còn Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng trao đổi dè chừng trước khi Quang Trung lập quốc xưng Đế.

    Về cải cách kinh tế, xã hội:

    Ngay sau khi lên ngôi, Vua Quang Trung đã đề ra một loạt cải cách về tiền tệ, thuế khóa, đinh điền… Ngài ra lệnh hủy bỏ toàn bộ loại tiền mang danh hiệu Cảnh Hưng, Hồng Đức và thay vào đó là những loại tiền Thái Đức, Quang Trung Thông Bảo. Đồng thời, Quang Trung đề ra hàng loạt chính sách ổn định tiền tệ. Về thuế khóa, Vua Quang Trung bãi bỏ việc nộp tiền thay cho việc sưu dịch (còn gọi là thuế tiền điệu). Thuế ruộng đất công, tư đều được triều đình xem xét phân hạng theo mức sản xuất hàng năm và chia hạng nộp thuế bằng lúa, hoặc có thể bằng tiền, tính theo thời giá. Đáng lưu ý, Vua Quang Trung còn có quy định thập vật tiền (tiền trả cho người đứng thu thuế), khoán khố tiền (tiền tồn kho) và mức thuế cụ thể. Ai thu vượt quá quy định sẽ bị xử vào tội tham nhũng.

    Song song với chính sách tiền tệ, thuế khóa, Vua Quang Trung cũng chú trọng xây dựng, phát triển nền kinh tế công thương nghiệp. Theo Quang Trung, nền kinh tế này phải xây dựng trên nền tảng độc lập, tự cường để có thể sản xuất ra nhiều hàng hóa nhằm không ngừng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và phát triển kinh tế quốc gia. Ngay khi gặp Nguyễn Thiếp ở Nghệ An, Quang Trung đã nói: "Tôi mà dẹp yên được giặc Tàu xong xin rước thầy về dạy học. Tôi muốn khí dụng gì cũng chẳng phải mua của nước Tàu". Sau chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, Vua Quang Trung chủ động viết thư cho Tổng đốc vùng Lưỡng Quảng (nhà Thanh) là Phúc An Khang, "đề nghị mở cửa ải, thông chợ búa". Trên cơ sở yêu cầu của Quang Trung, nhà Thanh đã cho mở cửa ải Thủy Khẩu, Bình Nhi, Du Thôn, cho thương nhân người Hoa sang buôn bán, lập ra nhiều phố xá như Kỳ Lừa, Mục Mã, Hoa Sơn… (gần biên giới Trung Quốc) và lập ra 2 cửa hiệu Thái Hòa, Phong Thịnh để buôn bán. Nhờ chính sách "mở cửa" của Quang Trung, nhiều thuyền buôn Trung Quốc và cả phương Tây đã đến Phú Xuân (kinh đô cũ) để đầu tư, buôn bán.

  9. #89
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    "Tôi mà dẹp yên được giặc Tàu xong xin rước thầy về dạy học. Tôi muốn khí dụng gì cũng chẳng phải mua của nước Tàu".
    Tàu có khí cụ gì đáng học hả bạn [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]

  10. #90
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi kenshin_top
    Tàu có khí cụ gì đáng học hả bạn [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]
    Chắc là ghi nhầm, có thể là công cụ đòi hỏi tay nghề cao nói chung.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •