-
05-18-2007, 01:59 AM #21Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Sol là ai nói năng lý luận nghe ng... vãi
Cái list này có nguồn nào xác nhận rõ ko, và ít ra là có bài viết nghiên cứu cụ thể (bản gốc) cho mình xin đc ko...
như thế thì dễ đi "nổ" với mấy thằng nước ngoài...
Cái list này mà ko có Rommel thì đúng là... tôi thì ko hề đánh giá cao lão Zhucov... lão chỉ có mỗi việc điều động quân vào hướng mà quân Đức đến rồi dùng số lượng áp đảo mà đợi cho quân Đức mệt rồi "chơi" đám quân dự bị ra...
Trong khi đó, Rommel luôn phải đánh với quân số ít hơn (có lúc số lượng xe tăng bị chênh lệch 1:4) thế mà vẫn trụ trên Bắc Phi hơn 2 năm trời... chưa kể những chiến dịch Blitzkrieg đánh Pháp, ông luôn đi đầu với Lữ đoàn thiết giáp số 7 có nickname là Gespenster-Divisionen (Lữ đoàn ma quỷ)... đánh tan đám đông quân Pháp...
So ra thì những trận Zhucov chỉ huy, quân Nga vẫn thiệt hại nặng so với quân Đức. Trận Moscow thiệt hại gần gấp 3 lần với tỷ lệ tử vong Nga-Đức là 650,000–1,280,000 so với 248,000–400,000, trận Kursk là 607,737 so với 180,000. Trận StalinGrad là đỡ nhất 750,000:740,000
Rốt cuộc là Zhucov chỉ giỏi hơn các tướng Soviet khác... [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]
chứ về độ mưu trí hay khả năng ứng biến điều binh thì trong thế kỷ 20 còn có lắm người hơn Zhucov như Rommel (hiển nhiên), Douglas MacArthur, Võ Nguyên Giáp... blah blah...
nếu gạt Zhucov ra tôi đề cử Rommel hoặc MacArthur (nổi tiếng với trận đổ bộ Inchon) thay thế...
-
05-18-2007, 02:10 AM #22Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Hình như còn thiếu Patton nữa [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG], người chỉ huy chiến dịch Crusader đánh bật Rommel khỏi Bắc Phi, nhưng cũng thiệt hại nặng nề sau chiến dịch.
Có 1 điều hên cho Chuchill là khi Rommel đánh tan tác liên anh 8 nước thịnh vượng của Anh khiến quân Anh phải co về Ai Cập cố thủ thì Chuchill đứng trước nguy cơ mất ghế thủ tướng do những thất bại liên tiếp đó. May sao, nhờ Hải quân hoàng gia Anh kịp cắt đứt tuyến vận tải tiếp tế của quân Đức trên Địa Trung Hải nên ổng còn giữ được cái ghế. Sở dĩ hải quân Đức yếu kém là do Hitler không coi trọng hải chiến và 1 lực lớn hải đội bị đánh đắm khi tấn công Na Uy. Dù có dùng tàu ngầm U-Boat đánh phá thì vẫn không làm chủ được vùng biển.
-
05-18-2007, 02:25 AM #23Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
hic, ko khoái lão Patton... to mồm mà thực thì chả làm đc gì nhìu... cũng là tay "nướng quân" có hạng...
còn về Rommel thì đúng là "trời hại nhân tài", chắc tại đầu quân cho Hitler nên gặp quả báo... nhưng nhiu đó cũng đủ để đc kính nể...
thay thế cho Patton xin đc phép đề cử Eric von Mainstein hoặc Heinz Guderian (toàn là tướng Quốc Xã ) Mainstein cũng nhận đc sự kình nể, sau chiến tranh chính Thống chế Anh Bernard Law Montgomerry cùng Churchill quyên tiền thuê luật sư cãi giúp cho Mainstein khỏi ngồi tù...
-
05-18-2007, 02:41 AM #24Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Erich von Manstein
Erich von Manstein (24 tháng 11, 1887 – 10 tháng 7, 1973) là một người lính chuyên nghiệp và một trong những vị chỉ huy nổi tiếng nhất của Lực lượng Vũ trang (tiếng Đức: Wehrmacht) của Đức Quốc Xã trong Thế chiến thứ II. Ông đạt tới cấp bậc Thống chế (tiếng Đức: Generalfeldmarschall), mặc dầu bản thân ông chưa bao giờ là một thành viên của đảng Quốc Xã. Von Manstein là người đưa ra ý tưởng cho kế hoạch mang tên Sichlschnitt để chinh phục nước Pháp; sau đó, ông là chỉ huy trưởng các lực lượng quân đội tại Crimea và Leningrad, trước khi trở thành chỉ huy trưởng của Tập đoàn quân phía Nam. Trong chức vụ này, Mainstein đã giành được một trong những chiến thắng vĩ đại nhất trong các chiến tranh hiện đại khi, mặc dù quân đội Xô Viết lúc đó chiếm ưu thế tuyệt đối về quân số và vũ khí, ông đã bẽ gãy được đợt tấn công của Hồng quân Liên xô sau khi vừa giành chiến thắng tại Stalingrad và tiếp tục chiếm lấy được thành phố Kharkov bằng chính đợt phản công của mình.
Dù không bao giờ yêu cầu Adolf Hitler giao cho mình uy quyền tuyệt đối của vị Tổng tư lệnh quân đội Đức, von Manstein vẫn trở nên nổi tiếng khi nhiều lần dám chống lại Hitler ở nhiều vấn đề khác nhau, trong khi thường thì những người khác trong Bộ tổng tham mưu chỉ biết đứng nhìn. Mặc dầu điều này sẽ dẫn đến việc ông bị sa thải khỏi quân đội về sau, nhưng Manstein vẫn luôn là một trong số ít các vị tướng đã luôn chứng tỏ được tài năng trong con mắt của Hitler. Cuối cùng, những khác biệt giữa ông và Hitler trong các vấn đề về chiến lược đã buộc ông phải rời khỏi quân đội vào năm 1944. Sau chiến tranh, một tòa án quân đội của Anh đã tuyên án ông phải ngồi tù 18 năm vào năm 1949 do các tội ác chiến tranh, nhưng ông đã được phóng thích chỉ sau bốn năm do các lý do về sức khỏe. Sau đó, ông trở thành một cố vấn cao cấp cho chính quyền Tây Đức, giúp đỡ họ gầy dựng nên lực lượng vũ trang mới của nước Đức (sau Thế chiến thứ II, người Đức dùng chữ Bundeswehr thay cho chữ Wehrmacht) và đã trở thành Tham mưu trưởng danh dự của lực lượng này.....
......Ngày 1 tháng 10 năm 1936, ông được giao giữ chức phó Tham mưu trưởng cho vị tham mưu trưởng của Bộ tổng tham mưu, tướng Ludwig Beck. Beck và Manstein đã chống lại tầm ảnh hưởng về chính trị của đảng Quốc Xã lên quân đội. Họ cũng chủ trương rằng quân đội phải được ưu tiên hơn các cơ quan khác trong Bộ chỉ huy tối cao của lực lượng vũ trang Đức (vì trong cơ cấu tổ chức của Đức Quốc Xã, ngoài lực lượng quân đội chính quy còn có các tổ chức bán vũ trang như lực lượng thanh niên Hitler, SS và SA) và chống lại cả Hermann Göring, người đứng đầu Lực lượng Không quân Đức (Luftwaffe).
Vì những xung động này và thêm một phần không phải là một thành viên của đảng Quốc Xã (hầu hết tầng lớp quý tộc người Phổ đều chống lại đảng Quốc Xã), Manstein bị Hitler giới hạn các hoạt động và tống ra khỏi Bộ chỉ huy quân đội tại Berlin tới Liegnitz, thuộc Silesia, giữ chức chỉ huy trưởng của Trung đoàn Bộ binh số 18. Manstein đã ra sức che chở cho những người lính gốc Do Thái, những người bị loại khỏi quân đội do những điều luật mới mẻ về việc làm thanh khiết giống nòi và tuyên bố: "Trước hết, họ là những người Đức, họ có quyền bảo vệ tổ quốc của mình như bất kỳ người nào khác". Điều này là không hay đối với những người thuộc đảng Quốc Xã và xém chút nữa ông đã phải trả giá bằng con đường binh nghiệp đang đi lên của mình.
-
05-18-2007, 02:46 AM #25Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Cái list này có nguồn nào xác nhận rõ ko, và ít ra là có bài viết nghiên cứu cụ thể (bản gốc) cho mình xin đc ko...
như thế thì dễ đi "nổ" với mấy thằng nước ngoài...
Từ giữa thập kỷ 80 (XX), rộ lên "Câu chuyện về mười vị tướng". Người đầu tiên đưa thông tin này có lẽ là Trần Quốc Vượng: "Năm 1985, tôi đọc tin này trong Express ở thư viện thành phố Hồ Chí Minh"... Nghe thông tin này, Nông Quốc Chấn làm thơ đầy tự hào "những người bỏ phiếu đã dành cho Việt Nam hai danh tướng quân". Từ đó rất nhiều bài báo, tạp chí đăng tin và bình luận về sự kiện này. Có đến vài chục bài. Đầu năm 1994 Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin Hà Nội phát hành quyển sách "Mười danh tướng thế giới". Cuốn sách chất lượng chưa cao nhưng cũng cung cấp được tiểu sử vắn tắt của mười danh tướng thế giới. Phần mở đầu tác giả Trần Thị Vinh - Viện sử học Việt Nam - giới thiệu khá chi tiết quá trình người ta tổ chức giới thiệu, bầu chọn và tôn vinh các danh tướng kể kẻ việc đúc tượng vàng đặt ở bảo tàng quân sự Luân Đôn. Người ta không quên đưa cụ thể thời gian tuyển chọn (tháng 2/1984) số lượng các nhà Khoa học quốc tế dự bầu và tỷ lệ số phiếu giành cho mỗi danh tướng. Các số liệu này làm cho thông tin càng trở nên hấp dẫn.
Suốt mấy năm, câu chuyện Mười vị tướng lan rộng. Đông đảo người mình nhắc lại thông tin này một cách chân thành với niềm tự hào chính đáng. Bởi người ta nghĩ rằng cả thế giới chỉ chọn được mười người mà Việt Nam chiếm tới hai vị là Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp, là những danh tướng Việt Nam có tính huyền thoại.
Nhưng cũng có người phân vân nên đặt câu hỏi cho chương trình KCT của Vô tuyến truyền hình và Nguyễn Lân Dũng đã trả lời thận trọng. "Đây chỉ mới là tin đồn". Người ta thắc mắc, phân vân cũng phải, bởi vì tất cả các tin bài trên các báo, kể cả tập sách của Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin Hà Nội nói trên đều không ghi một xuất xứ nào cụ thể. Ngay tạp chí lịch sử quân sự (số 2/1993) cũng chỉ ghi theo Bách khoa thư của Anh (1985). Các báo khác lại ghi "Theo tài liệu của PTS Trần Thị Vinh - Viện sử học". Bản thân tác giả này cũng chỉ ghi "theo Bách khoa thư Anh 1985". Không một ai đưa được một xuất xứ cụ thể như báo nào ở nước Anh ngày nào tường thuật việc bình chọn dnh tướng này...
Năm tháng đi qua, câu chuyện về Mười vị tướng tưởng như dừng lại và trở thành một huyền thoại. Không ngờ Hội nghị Trung ương ba khoá VIII, mùa hè 1998 nêu lại vấn đề và đưa ra một kết luận (cùng với kết luận về hai vấn đề khác) khẳng định về câu chuyện Mười vị tướng rằng: "đây là tin hoàn toàn không đúng sự thật. Việc không có mà bịa đặt ra như vậy là xúc phạm danh dự của dân tộc, và đến cả những cá nhân có liên quan".
Kết luận này được phổ biến rộng rãi - nhiều người có hiểu biết rất phân vân về kết luận này của Hội nghị Trung ương vì ba lẽ:
Một là mấy chục năm qua có biết bao vấn đề lịch sử lớn liên quan đến vai trò của Đảng và rất bức xúc như vụ "Nhóm chống Đảng", các vụ xử lý oan sai... Nhân dân rất mong có kết luận. Trong khi đó câu chuyện "Mười vị tướng" liên quan đến giới sử học trong và ngoài nước, sao không để giới sử học tìm tòi xác định mà Trung ương lại tự mình đưa ra kết luận? Hai là câu chuyện này đang có tính chất truyền miệng gần như huyền thoại trong dân gian, dù có, dù không, dù xuất xứ chưa rõ, cứ để vậy nếu không có lợi thì cũng không có hại gì. Có gì cấp thiết, nguy hại đâu mà Trung ương phải ra tay ngăn chặn. Ba là, kết luận của Trung ương cho rằng "việc này xúc phạm danh dự của dân tộc..." e rằng không thể thoả đáng. Người ta tôn vinh các danh tướng thế giới trong đó có danh tướng Việt Nam. Tuy chưa hẳn là sự thật nhưng việc tôn vinh đó cũng hợp đạo lý, hợp lòng người nên không thể coi là một sự xúc phạm!
Có chăng, qua kết luận này, người ta có thể hiểu được "ý tứ" của người chuẩn bị dự thảo và người đưa ra Trung ương bản kết luận này. Oái oăm là giữa tháng 9/1998, một tháng sau khi có "kết luận" trên, báo Pháp luật vẫn tiếp tục đưa tin về Mười vị tướng và bị Ban Văn hoá tư tưởng phê phán. Và tạp chí Thông tin công tác tư tưởng tháng 10/1998 lại có bài mạnh mẽ "đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng". Trong đó có đoạn phê phán việc các cơ quan thông tin đại chúng tiếp tục đưa tin về Mười vị tướng. Bài báo này lại gây ra một đợt tranh luận mới, tuy không thêm được thông tin gì mới và cũng không đi tới đâu nhưng hậu quả đi ngược lại với mong muốn của cơ quan văn hoá tư tưởng.
Sự kiện "Mười vị tướng thế giới" liên quan đến "Việt Nam và thế giới trong thế kỷ 20" cho nên người viết tập này cố gắng góp phần tiếp cận lịch sử. Theo yêu càu trên tình bạn, Vương Thừa Phong, Đại sứ nước ta ở Anh (từ 2001) có gửi cho người viết những hàng này một tập tư liệu gồm các thư của một số cơ quan hữu quan Anh trả lời nhà sưu tập Nguyễn Ngọc Trí hồi 1993 - 1994. Xin được trích vài đoạn:
1. Hội đồng Hoàng Gia Anh
"Rất tiếc là chúng tôi không có thông tin gì về chuyện Hội đồng khoa học Hoàng Gia Anh năm 1984, kể cả việc tuyển chọn mười danh tướng lịch sử". Đây không phải là lĩnh vực mà tổ chức này quan tâm.
Có thể có một nguồn thông tin mà chúng tôi có thể gợi ý nếu các bạn chưa tìm đến. Đó là Bảo tàng chiến tranh Hoàng Gia (có thể coi như là Bảo tàng quân đội)".
Alan J. Clark 29-11-1993
2. Bảo tàng Chiến tranh Hoàng gia
"Rất cảm ơn các bạn về bức thư ngày 18/11. Tôi e rằng chúng tôi không biết gì về nội dung bức thư đề cập đến và chuyện ấy cũng không được triển lãm ở đây".
Alan Borg 23 - 11 - 1993
3. Bảo tàng Anh (The Brilish Museum)
“Chúng tôi tiến hành tìm hiểu các nơi nhưng không thể tìm được nguồn gốc câu chuyện về Mười vị tướng vĩ đại. Chắc chắn rằng Bảo tàng Anh chưa bao giờ có một triển lãnh như vậy. Một khả năng khác có thể có là một cuốn sách, một bài báo, một chuyện kể nào đó trên tivi. Tôi có thể nhớ lại đôi điều trong đó có nói về tướng Giáp nhưng số lượng đề cập đến là 100 hoặc 50”...
Ml.Caygill 2-12-1993
4. Thư viện Anh
“Chúng tôi đã đọc tất cả các số báo “Ngôi sao buỏi sáng” (The Morning Star) tháng 2/1984, không có bài nào nói về chuyện liên quan đến các danh tướng trong đó có tướng Giáp và Hưng Đạo Vương. Tôi cũng đã soát lại mục lục báo thời đại (The time) cả năm 1984 và cũng không thấy nói đến vấn đề này, kể cả Hội đồng Khoa học Hoàng Gia, chắc chắn không có những sự kiện đã diễn ra trùng với thời gian bạn đề cập; không thể tìm thấy bất cứ điều gì qua lưu trữ báo của thư viện”
***** 26-4-1994
Các thông tin trên từ các cơ quan có liên quan và có thẩm quyền từ nước Anh có thể góp phần giải đáp khá rõ ràng có hay không có việc tuyển chọn và trưng bày tượng Mười danh tướng thế giới.
Tuy nhiên các sách báo Việt Nam về việc này đều có nhắc đến từ điển bách khoa Anh (Encyclopedia Britannica) 1985 (EB). Chúng ta hãy đến với bộ sách này: ở đây dựa vào sự tra cứu khá công phu của Minh Hiền. Minh Hiền tham gia soạn thảo từ điển Bách khoa Việt Nam, có điều xuất bản lần thứ 14 năm 1973 rất đồ sộ, gồm tới 30 volumes, nhưng đến năm 1983, hội đồng biên soạn EB điều chỉnh bổ sung để tái bản lần thứ 15 và lấy tên là The New Encyclopedia Britanica (TNEB). TNEB ra đời năm 1983 có bổ sung thêm những vị tướng soái kiệt xuất thế giới mà các lần xuất bản trước chưa có, trong đó có Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp. Mục từ Trần Hưng Đạo có 38 giòng, 270 từ, đánh giá: “Hưng Đạo Vương một gương mặt hình như huyền thoại của lịch sử Việt Nam, nhà chiến lược quân sự xuất sắc đã đánh thắng quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn, và là người anh hùng dân tộc trong nền văn hoá của Việt Nam ngày nay...”. Mục tư Võ Nguyên Giáp có 70 giòng, 490 từ, đánh giá: “Tướng Giáp nhà lãnh đạo chính trị, quân sự đã hoàn thiện chiến lược, chiến thuật của chiến tranh du kích và chiến tranh quy ước, lãnh đạo Việt Minh đánh thắng Pháp, chấm dứt nền thống trị thực dân ở Đông Nam á, và sau đó đã đưa đến thắng lợi của Bắc Việt Nam đánh thắng Mỹ”... Phải chăng việc Hội đồng biên soạn EB thẩm định lại bổ sung các từ mục về các danh tướng (Inilita** generals) trong đó có Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp để xuất bản thành TNEB năm 1983 có ít nhiều liên quan đến “tin đồn” về”Mười danh tướng thế giới” và huyền thoại về hai danh tướng Việt Nam được thế giới tôn vinh. Người ta chú ý mấy chỗ trùng hợp: Tin nào cũng nêu Bách Khoa từ điển Anh, thời gian xuất hiện 1983 - 1984, tên tuổi hai danh nhân Việt Nam và sự nhìn nhận của thế giới.
Trong lịch sử thế giới và Việt Nam có những anh hùng kiệt xuất được người kính trọng, tôn thờ và trở thành những nhân vật huyền thoại, được truyền tụng muôn thuở. Dân gian có muôn ngàn cách để huyền thoại hoá thần lượng của mình. Phải chăng”câu chuyện Mười vị tướng” được xây dựng, lưu truyền rộng rãi. lưu truyền với lòng tự hào và thành kính, là một trong muôn ngàn huyền thoại ấy. Phải chăng đấy là ý nghĩa triết học sâu sắc nhất của câu chuyện “Mười vị danh tướng thế giới”.
Tài liệu - sách tham khảo
1 Hồ Chí Minh toàn tập Tập I đến tập V
2 Văn kiện Đảng Tập I đến tập III
3 Lịch sử Đảng cộng sản VN (I-II) Ban NC lịch sử Đảng
4 50 năm hoạt động ngoại giao Ban tổng kết Bộ
5 Hồ sơ tranh luận tổng kết Lưu ở Học viện
6 Chiến tranh cách mạng VN - Thắng lợi - bài học Ban tổng kết TW
7 Hồ sơ cuộc đàm phán Paris Phòng lưu trữ
8 Hồ sơ quan hệ Việt Nam - Liên Xô Phòng lưu trữ
9 Hồ sơ quan hệ VN - TQ Phòng lưu trữ
10 Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000 Bộ Ngoại giao
11 Tư tưởng Hồ Chí Minh Võ Nguyên Giáp
12 Chiến đấu trong vòng vây Võ Nguyên Giáp
13 Từ tư duy truyền thống đến tư tưởng Hồ Chí Minh Hoàng Tùng
14 Những kỷ niệm về Hồ Chủ Tịch Hoàng Tùng Chưa xuất bản
15 Người chẳng bao giờ cô độc Sơn Tùng Chưa xuất bản
16 Văn kiện Đại hội Đảng Từ ĐH4 - ĐH9
17 Một số nghị quyết TW liên quan đến ngoại giao Phòng lưu trữ
18 Sự thật quan hệ về Việt Nam - Trung Quốc 30 năm Sách trắng Bộ ngoại giao
19 Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Viện lịch sử quân sự
20 Đặc biệt tin cậy Dobrunhin
21 Vụ án Đảng cộng sản Liên Xô trước toà án Hiến pháp Rudmski
22 Mưu lược Đặng Tiểu Bình Mac Na-ma-ra
23 Nhìn lại quá khứ, tấn thảm kịch và bài học. Maurice Vaisse
24 Giọt nước trong Biển cá Từ 1995 đến nay
25 Relations Intemationale depuis 1945 Của tác giả
26 Relations International Contemporaines
27 Tập san xưa và nay, Thế giới mới
28 Hồ sơ tài liệu tham khảo (VHTXH-Tin A và các nguồn khác)
-
05-18-2007, 02:53 AM #26Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Heinz Guderian
Heinz Wilhelm Guderian (17 tháng 6 năm 1888 – 14 tháng 5 năm 1954) là một lý thuyết gia về quân sự và vị tướng nổi tiếng của Đức Quốc Xã trong Thế chiến thứ hai. Các lực lượng xe tăng Panzer của Đức được xây dựng và phát triển dựa theo tác phẩm nổi tiếng của ông mang tên Achtung! Panzer! (tiếng Đức). Ông là chỉ huy trưởng của Quân đoàn Panzer, Lực lượng Panzer, tướng thanh tra các lực lượng thiết giáp và chỉ huy trưởng của Bộ chỉ huy tối cao (tiếng Đức: Oberkommando der Heeres, OKH). Ông được thăng hàm Đại tướng vào tháng 6 năm 1940. Mặc dầu không bao giờ trở thành một vị Thống chế, Guderian được xem là một trong các vị tướng tài ba của Thế chiến thứ hai....
.....Giống như những quân nhân chuyên nghiệp người Đức khác, Guderian không thích các thành viên của đảng Quốc Xã và nỗ lực chính trị hóa các lực lượng vũ trang. Ông tỏ ta thất vọng trước sắc lệnh cấm những người Do Thái gia nhập lực lượng vũ trang và bỏ những khoản trợ cấp cho những cựu binh người Do Thái của đảng Quốc Xã. Ông đã có ý định từ bỏ nhiệm vụ như là một hành động thể hiện sự chống đối, nhưng ông đã được những người bạn trong quân đội khuyên can.
Trong Thế chiến thứ hai, đầu tiên, ông là chỉ huy trưởng của Quân đoàn số 19 trong hai cuộc xâm lược Ba Lan và Pháp. Bản thân Guderian đã dẫn dắt một mũi tiến công băng qua rừng Ardennes, vượt qua sông Meuse và phá vỡ phòng tuyến của quân Pháp tại Sedan. Các nhóm xe tăng Panzer của Guderian thực hiện "cuộc chạy đua đến bờ biển" để bao vây lấy một lượng lớn quân Đồng Minh. Ông đã chỉ huy đội quân Panzer Guderian trong chiến dịch mang tên Barbarossa, cuộc xâm lược nước Nga Xô Viết của Đức, và đã nhận được huân chương Ritterkreuz có gắn Eichenlaub vào tháng 6 cùng năm xảy ra chiến dịch. Từ ngày 5 tháng 10 năm 1941, ông chỉ huy đội quân Panzer số 2. Trong suốt chiến dịch Barbarossa, ông dẫn đầu các lực lượng Panzer tiến nhanh về phía trước theo học thuyết chiến tranh chớp nhoáng và ông được binh lính của mình đặt cho biệt danh là "Schneller Heinz" (Heinz nhanh). Các lực lượng xung kích thiết giáp của ông đã chiếm được Smolensk trong một thời gian kỷ lục và đã sẵn sàng mở một đợt tấn công cuối cùng nhằm vào Moskva ngay khi ông được lệnh quay về phía Nam hướng tới Kiev. Ngày 25 tháng 12 năm 1941, do thực hiện một cuộc rút lui khi có lệnh của Adolf Hitler là phải giữ vững, Guderian đã bị cắt bớt quyền chỉ huy và được thuyên chuyển tới Bộ chỉ huy tối cao.
thất bại của quân Đức tại Stalingrad, Guderian được gọi trở lại phục vụ vào ngày 1 tháng 3 năm 1943 và trở thành vị tướng thanh tra của các lực lượng thiết giáp. Ở vị trí này, ông chịu trách nhiệm việc huấn luyện, đào tạo và sử dụng của các lực lượng Panzer. Ngày 21 tháng 7 năm 1944, ông trở thành chỉ huy trưởng của Bộ chỉ huy tối cao. Hitler đã sa thải ông vào ngày 28 tháng 3 năm 1945 sau một cuộc tranh cãi trước thất bại của một cuộc phản công bất thành, chấm dứt một chuỗi dài những bất đồng giữa hai người.
Mặc dầu bị chính quyền Xô Viết và Ba Lan chống đối, Guderian đã không phải chịu trách nhiệm về bất kỳ tội ác chiến tranh nào trong các phiên tòa tại Nuremberg, khi những hành động và cách xử sự của ông được xem là phù hợp với một người lính chuyên nghiệp. Ba Lan đã tranh cãi rằng trong trận chiến tại Wizna, Guderian đã đe dọa vị chỉ huy trưởng người Ba Lan là ông sẽ giết các tù binh chiến tranh nếu như ông này không không hạ lệnh yêu cầu các lực lượng Ba Lan đầu hàng. Trái lại, những người thuộc phe phương tây lại cảm thấy rằng đó chỉ là những lời đe dọa và họ cho rằng đây chỉ là một sự tháu cáy vô hại. Sự thật là không có tù bị chiến tranh nào bị giết hại. Guderian cũng thừa nhận việc nước Đức đã chiếm giữ vùng đất Warthegau. Ông cũng đã nhận được, và ông đã chấp nhận, một số tiền từ Hitler, khi ông rút lui khỏi quân đội năm 1942.
Cả 3 ông đều là quân nhân chuyên nghiệp đúng nghĩa cả, 2 ông Manstein và Guderian may mắn hơn khi bị sa thải sớm và bình yên sau chiến tranh, chỉ có Rommel do dính vào vụ ám sát Hitler nên mới bị bức tử. Dù không có bằng chứng chắc chắn nhưng Hitler vẫn quyết định loại Rommel vì dạo gần thời gian đó Rommel thường xuyên khuyên Hitler đầu hàng để tránh những thương vong lớn hơn, bất đồng quan điểm ngày càng tăng.
-
05-18-2007, 03:40 AM #27Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Từ giữa thập kỷ 80 (XX), rộ lên "Câu chuyện về mười vị tướng". Người đầu tiên đưa thông tin này có lẽ là Trần Quốc Vượng: "Năm 1985, tôi đọc tin này trong Express ở thư viện thành phố Hồ Chí Minh"... Nghe thông tin này, Nông Quốc Chấn làm thơ đầy tự hào "những người bỏ phiếu đã dành cho Việt Nam hai danh tướng quân". Từ đó rất nhiều bài báo, tạp chí đăng tin và bình luận về sự kiện này. Có đến vài chục bài. Đầu năm 1994 Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin Hà Nội phát hành quyển sách "Mười danh tướng thế giới". Cuốn sách chất lượng chưa cao nhưng cũng cung cấp được tiểu sử vắn tắt của mười danh tướng thế giới. Phần mở đầu tác giả Trần Thị Vinh - Viện sử học Việt Nam - giới thiệu khá chi tiết quá trình người ta tổ chức giới thiệu, bầu chọn và tôn vinh các danh tướng kể kẻ việc đúc tượng vàng đặt ở bảo tàng quân sự Luân Đôn. Người ta không quên đưa cụ thể thời gian tuyển chọn (tháng 2/1984) số lượng các nhà Khoa học quốc tế dự bầu và tỷ lệ số phiếu giành cho mỗi danh tướng. Các số liệu này làm cho thông tin càng trở nên hấp dẫn.
Suốt mấy năm, câu chuyện Mười vị tướng lan rộng. Đông đảo người mình nhắc lại thông tin này một cách chân thành với niềm tự hào chính đáng. Bởi người ta nghĩ rằng cả thế giới chỉ chọn được mười người mà Việt Nam chiếm tới hai vị là Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp, là những danh tướng Việt Nam có tính huyền thoại.
Nhưng cũng có người phân vân nên đặt câu hỏi cho chương trình KCT của Vô tuyến truyền hình và Nguyễn Lân Dũng đã trả lời thận trọng. "Đây chỉ mới là tin đồn". Người ta thắc mắc, phân vân cũng phải, bởi vì tất cả các tin bài trên các báo, kể cả tập sách của Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin Hà Nội nói trên đều không ghi một xuất xứ nào cụ thể. Ngay tạp chí lịch sử quân sự (số 2/1993) cũng chỉ ghi theo Bách khoa thư của Anh (1985). Các báo khác lại ghi "Theo tài liệu của PTS Trần Thị Vinh - Viện sử học". Bản thân tác giả này cũng chỉ ghi "theo Bách khoa thư Anh 1985". Không một ai đưa được một xuất xứ cụ thể như báo nào ở nước Anh ngày nào tường thuật việc bình chọn dnh tướng này...
Năm tháng đi qua, câu chuyện về Mười vị tướng tưởng như dừng lại và trở thành một huyền thoại. Không ngờ Hội nghị Trung ương ba khoá VIII, mùa hè 1998 nêu lại vấn đề và đưa ra một kết luận (cùng với kết luận về hai vấn đề khác) khẳng định về câu chuyện Mười vị tướng rằng: "đây là tin hoàn toàn không đúng sự thật. Việc không có mà bịa đặt ra như vậy là xúc phạm danh dự của dân tộc, và đến cả những cá nhân có liên quan".
Kết luận này được phổ biến rộng rãi - nhiều người có hiểu biết rất phân vân về kết luận này của Hội nghị Trung ương vì ba lẽ:
Một là mấy chục năm qua có biết bao vấn đề lịch sử lớn liên quan đến vai trò của Đảng và rất bức xúc như vụ "Nhóm chống Đảng", các vụ xử lý oan sai... Nhân dân rất mong có kết luận. Trong khi đó câu chuyện "Mười vị tướng" liên quan đến giới sử học trong và ngoài nước, sao không để giới sử học tìm tòi xác định mà Trung ương lại tự mình đưa ra kết luận? Hai là câu chuyện này đang có tính chất truyền miệng gần như huyền thoại trong dân gian, dù có, dù không, dù xuất xứ chưa rõ, cứ để vậy nếu không có lợi thì cũng không có hại gì. Có gì cấp thiết, nguy hại đâu mà Trung ương phải ra tay ngăn chặn. Ba là, kết luận của Trung ương cho rằng "việc này xúc phạm danh dự của dân tộc..." e rằng không thể thoả đáng. Người ta tôn vinh các danh tướng thế giới trong đó có danh tướng Việt Nam. Tuy chưa hẳn là sự thật nhưng việc tôn vinh đó cũng hợp đạo lý, hợp lòng người nên không thể coi là một sự xúc phạm!
Có chăng, qua kết luận này, người ta có thể hiểu được "ý tứ" của người chuẩn bị dự thảo và người đưa ra Trung ương bản kết luận này. Oái oăm là giữa tháng 9/1998, một tháng sau khi có "kết luận" trên, báo Pháp luật vẫn tiếp tục đưa tin về Mười vị tướng và bị Ban Văn hoá tư tưởng phê phán. Và tạp chí Thông tin công tác tư tưởng tháng 10/1998 lại có bài mạnh mẽ "đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng". Trong đó có đoạn phê phán việc các cơ quan thông tin đại chúng tiếp tục đưa tin về Mười vị tướng. Bài báo này lại gây ra một đợt tranh luận mới, tuy không thêm được thông tin gì mới và cũng không đi tới đâu nhưng hậu quả đi ngược lại với mong muốn của cơ quan văn hoá tư tưởng.
Sự kiện "Mười vị tướng thế giới" liên quan đến "Việt Nam và thế giới trong thế kỷ 20" cho nên người viết tập này cố gắng góp phần tiếp cận lịch sử. Theo yêu càu trên tình bạn, Vương Thừa Phong, Đại sứ nước ta ở Anh (từ 2001) có gửi cho người viết những hàng này một tập tư liệu gồm các thư của một số cơ quan hữu quan Anh trả lời nhà sưu tập Nguyễn Ngọc Trí hồi 1993 - 1994. Xin được trích vài đoạn:
1. Hội đồng Hoàng Gia Anh
"Rất tiếc là chúng tôi không có thông tin gì về chuyện Hội đồng khoa học Hoàng Gia Anh năm 1984, kể cả việc tuyển chọn mười danh tướng lịch sử". Đây không phải là lĩnh vực mà tổ chức này quan tâm.
Có thể có một nguồn thông tin mà chúng tôi có thể gợi ý nếu các bạn chưa tìm đến. Đó là Bảo tàng chiến tranh Hoàng Gia (có thể coi như là Bảo tàng quân đội)".
Alan J. Clark 29-11-1993
2. Bảo tàng Chiến tranh Hoàng gia
"Rất cảm ơn các bạn về bức thư ngày 18/11. Tôi e rằng chúng tôi không biết gì về nội dung bức thư đề cập đến và chuyện ấy cũng không được triển lãm ở đây".
Alan Borg 23 - 11 - 1993
3. Bảo tàng Anh (The Brilish Museum)
“Chúng tôi tiến hành tìm hiểu các nơi nhưng không thể tìm được nguồn gốc câu chuyện về Mười vị tướng vĩ đại. Chắc chắn rằng Bảo tàng Anh chưa bao giờ có một triển lãnh như vậy. Một khả năng khác có thể có là một cuốn sách, một bài báo, một chuyện kể nào đó trên tivi. Tôi có thể nhớ lại đôi điều trong đó có nói về tướng Giáp nhưng số lượng đề cập đến là 100 hoặc 50”...
Ml.Caygill 2-12-1993
4. Thư viện Anh
“Chúng tôi đã đọc tất cả các số báo “Ngôi sao buỏi sáng” (The Morning Star) tháng 2/1984, không có bài nào nói về chuyện liên quan đến các danh tướng trong đó có tướng Giáp và Hưng Đạo Vương. Tôi cũng đã soát lại mục lục báo thời đại (The time) cả năm 1984 và cũng không thấy nói đến vấn đề này, kể cả Hội đồng Khoa học Hoàng Gia, chắc chắn không có những sự kiện đã diễn ra trùng với thời gian bạn đề cập; không thể tìm thấy bất cứ điều gì qua lưu trữ báo của thư viện”
***** 26-4-1994
Các thông tin trên từ các cơ quan có liên quan và có thẩm quyền từ nước Anh có thể góp phần giải đáp khá rõ ràng có hay không có việc tuyển chọn và trưng bày tượng Mười danh tướng thế giới.
Tuy nhiên các sách báo Việt Nam về việc này đều có nhắc đến từ điển bách khoa Anh (Encyclopedia Britannica) 1985 (EB). Chúng ta hãy đến với bộ sách này: ở đây dựa vào sự tra cứu khá công phu của Minh Hiền. Minh Hiền tham gia soạn thảo từ điển Bách khoa Việt Nam, có điều xuất bản lần thứ 14 năm 1973 rất đồ sộ, gồm tới 30 volumes, nhưng đến năm 1983, hội đồng biên soạn EB điều chỉnh bổ sung để tái bản lần thứ 15 và lấy tên là The New Encyclopedia Britanica (TNEB). TNEB ra đời năm 1983 có bổ sung thêm những vị tướng soái kiệt xuất thế giới mà các lần xuất bản trước chưa có, trong đó có Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp. Mục từ Trần Hưng Đạo có 38 giòng, 270 từ, đánh giá: “Hưng Đạo Vương một gương mặt hình như huyền thoại của lịch sử Việt Nam, nhà chiến lược quân sự xuất sắc đã đánh thắng quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn, và là người anh hùng dân tộc trong nền văn hoá của Việt Nam ngày nay...”. Mục tư Võ Nguyên Giáp có 70 giòng, 490 từ, đánh giá: “Tướng Giáp nhà lãnh đạo chính trị, quân sự đã hoàn thiện chiến lược, chiến thuật của chiến tranh du kích và chiến tranh quy ước, lãnh đạo Việt Minh đánh thắng Pháp, chấm dứt nền thống trị thực dân ở Đông Nam á, và sau đó đã đưa đến thắng lợi của Bắc Việt Nam đánh thắng Mỹ”... Phải chăng việc Hội đồng biên soạn EB thẩm định lại bổ sung các từ mục về các danh tướng (Inilita** generals) trong đó có Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp để xuất bản thành TNEB năm 1983 có ít nhiều liên quan đến “tin đồn” về”Mười danh tướng thế giới” và huyền thoại về hai danh tướng Việt Nam được thế giới tôn vinh. Người ta chú ý mấy chỗ trùng hợp: Tin nào cũng nêu Bách Khoa từ điển Anh, thời gian xuất hiện 1983 - 1984, tên tuổi hai danh nhân Việt Nam và sự nhìn nhận của thế giới.
Trong lịch sử thế giới và Việt Nam có những anh hùng kiệt xuất được người kính trọng, tôn thờ và trở thành những nhân vật huyền thoại, được truyền tụng muôn thuở. Dân gian có muôn ngàn cách để huyền thoại hoá thần lượng của mình. Phải chăng”câu chuyện Mười vị tướng” được xây dựng, lưu truyền rộng rãi. lưu truyền với lòng tự hào và thành kính, là một trong muôn ngàn huyền thoại ấy. Phải chăng đấy là ý nghĩa triết học sâu sắc nhất của câu chuyện “Mười vị danh tướng thế giới”.
Tài liệu - sách tham khảo
1 Hồ Chí Minh toàn tập Tập I đến tập V
2 Văn kiện Đảng Tập I đến tập III
3 Lịch sử Đảng cộng sản VN (I-II) Ban NC lịch sử Đảng
4 50 năm hoạt động ngoại giao Ban tổng kết Bộ
5 Hồ sơ tranh luận tổng kết Lưu ở Học viện
6 Chiến tranh cách mạng VN - Thắng lợi - bài học Ban tổng kết TW
7 Hồ sơ cuộc đàm phán Paris Phòng lưu trữ
8 Hồ sơ quan hệ Việt Nam - Liên Xô Phòng lưu trữ
9 Hồ sơ quan hệ VN - TQ Phòng lưu trữ
10 Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000 Bộ Ngoại giao
11 Tư tưởng Hồ Chí Minh Võ Nguyên Giáp
12 Chiến đấu trong vòng vây Võ Nguyên Giáp
13 Từ tư duy truyền thống đến tư tưởng Hồ Chí Minh Hoàng Tùng
14 Những kỷ niệm về Hồ Chủ Tịch Hoàng Tùng Chưa xuất bản
15 Người chẳng bao giờ cô độc Sơn Tùng Chưa xuất bản
16 Văn kiện Đại hội Đảng Từ ĐH4 - ĐH9
17 Một số nghị quyết TW liên quan đến ngoại giao Phòng lưu trữ
18 Sự thật quan hệ về Việt Nam - Trung Quốc 30 năm Sách trắng Bộ ngoại giao
19 Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Viện lịch sử quân sự
20 Đặc biệt tin cậy Dobrunhin
21 Vụ án Đảng cộng sản Liên Xô trước toà án Hiến pháp Rudmski
22 Mưu lược Đặng Tiểu Bình Mac Na-ma-ra
23 Nhìn lại quá khứ, tấn thảm kịch và bài học. Maurice Vaisse
24 Giọt nước trong Biển cá Từ 1995 đến nay
25 Relations Intemationale depuis 1945 Của tác giả
26 Relations International Contemporaines
27 Tập san xưa và nay, Thế giới mới
28 Hồ sơ tài liệu tham khảo (VHTXH-Tin A và các nguồn khác)
-
05-18-2007, 03:46 AM #28Silver member
- Ngày tham gia
- May 2016
- Bài viết
- 0
Rất là khó vì trên thế giới có nhiều người giỏi không kém, Trần Quốc Tuấn có thể thắng được Mongol trên nước Việt nhưng có thắng nổi Mongol trên đấy của nó hay không?
-
05-18-2007, 04:45 AM #29Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Về cơ bản không thể bình chọn 10 vị tướng xuất xắc nếu xét về mặt tài năng quân sự => vì điều này là ko thể so sánh được .
Nhưng có thể bình chọn ra 10 vị tướng có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới, từ đầy thì có thể lấy ra (phân chia 1,2 chỉ là thứ tự, ko có ý nghĩa):
1. Xerses Đại Đế, người gầy dựng lên Đế Quốc Ba tư Vĩ đại .
2. Alexander Đại Đế, người đưa quân sự cổ đại phương tây lên đến đỉnh cao .
3. Ceasar Đại Đế, người đưa triết lý quân sự La Mã lên đến đỉnh cao.
4. Tôn Vũ, người đưa ra triết lý quân sự phương Đông .
5. Napoleon, người đưa ra triết lý quân sự cận đại .
6. Thành Cát Tư Hãn, người đưa ra triết lý quân sự tiến tiến trong thời trung đại: cơ động và tầm sát thương .
7. Đại Nguyên Soái Stalin : Triết lý quân sự chuyên chính vô sản .
8. Chủ tịch Hồ Chí Minh : Triết lý quân sự giải phóng dân tộc của thuộc địa đánh với đế quốc .
9. Đại Tướng Ai-xen-hao : Triết lý quân sự Mỹ hiện đại .
10. Nguyên Soái Wenglington :
-
05-18-2007, 08:44 PM #30Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Nếu vậy vẫn chưa được, vì Hồ Chủ Tịch không phải tướng trực tiếp chỉ huy hay nhà chiến lượt mà chỉ là người đứng đầu quốc gia có tránh nhiệm chỉ đạo nhân dân và là chỗ dựa tinh thần. Stalin thì danh nghĩa là nguyên soái nhưng không phải là tướng trận mạc.
Đề cử thay thế 2 ông đó theo tiêu chí trên:
Heinz Guderian: cha đẻ của chiến thuật Blizkreig nổi tiếng
Erwin Rommel: cha đẻ của nghệ thuật sử dụng thiết giáp kết hợp bộ binh
Cả 2 thứ trên được quân đội thế giới sử dụng trong suốt từ sau WWII đến giờ.
Tôm càng sen là loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao tại Việt Nam, sống chủ yếu ở vùng nước ngọt và nước lợ. Chúng được đánh giá là một trong 3 loại tôm nước ngọt có kích thước lớn trong họ hàng...
Tôm càng sen thắng tôm giá cả hợp lý giao hàng miễn phí TPHCM