Trang 2 của 17 Đầu tiênĐầu tiên 123412 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 165
  1. #11
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    10 danh tướng nổi tiếng nhất mà Việt Nam có đến 2 nên cảm giác không tự tin lắm. [IMG]images/smilies/10.gif[/IMG]

    Mọi người thử nghĩ xem còn có ông nào trên thế giới thuộc hàng giỏi mà không nằm trong danh sách này không? Và lí do tại sao nữa.

  2. #12
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Erwin Rommel [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG], ông này không những giỏi mà còn nổi tiếng về đức độ của mình.

    Trong WWI, ông chỉ 100 quân của mình chống lại lực lượng Ý hơn 7.000 người tại trận thắng chủ chốt Central Powers trước quân Ý.

    Sau Thế chiến thứ I, Rommel nắm giữ chức chỉ huy tiểu đoàn và là giảng viên tại trường bộ binh Dresden từ 1929 đến 1933, và tại Học viện Chiến tranh Potsdam từ 1935 đến 1937. Năm 1938, lúc này Rommel đã là đại tá, ông được chỉ định là chỉ huy của Học viện Chiến tranh tại Wiener Neustadt. Tại đây, Rommel bắt đầu viết cuốn sách có tựa đề "Xe Tăng trong các cuộc Tấn công" (tiếng Đức: Panzer greift an). Không lâu sau đó, Rommel lại được thuyên chuyển và giao quyền chỉ huy Tiểu đoàn Bảo vệ Quốc trưởng .

    Trong WWII, Rommel được giao chỉ huy Sư đoàn Panzer số 7, sau này được đổi tên thành Sư đoàn Ma trong cuộc xâm lượt nước Pháp, Sư đoàn Panzer số 7 là một trong số các đơn vị Đức đầu tiên tiến đến eo biển Manche vào ngày 10 tháng 6 và chiếm giữ được cảng rất quan trọng là Cherbourg (Pháp) ngày 19. Phần thưởng cho Rommel là ông được thăng cấp và chỉ định làm chỉ huy trưởng Sư đoàn Tia Chớp số 5 (sau này được được tái thiết thành Sư đoàn Panzer số 21) và Sư đoàn Panzer số 15. Hai sư đoàn này được gửi sang Libya vào đầu năm 1941 để cùng với quân lính Ý hình thành nên Tập đoàn quân Bắc Phi (Deutsches Afrika Korps). Chính tại châu Phi, Rommel đã giành được tiếng tăm là vị chỉ huy xuất sắc nhất.

    Bắc Phi 1941-1943

    Erwin Rommel, 1941Rommel dành gần hết năm 1941 để tổ chức và tái thiết lập các đơn vị quân Ý đã rệu rã do hứng chịu những thất bại liên tiếp trước các lực lượng trong Khối Thịnh vượng chung Anh (British Commonwealth) dưới sự điều khiển của Thiếu tướng Richard O'Connor. Cuộc tấn công sau đó đã đánh bật được các lực lượng Đồng Minh ra khỏi Libya, nhưng vẫn chưa tiến đến được Ai Cập, và khi đó cảng quan trọng Tobruk, mặc dầu đã bị bao vây, vẫn nằm trong tay các lực lượng Đồng Minh dưới sự chỉ huy của vị tướng người Úc, Leslie Morshead. Tham mưu trưởng của quân Đồng Minh tại đây, tướng Archibald Wavell đã cố gắng thực hiện hai cuộc tấn công nhằm giải vây cho Tobruk, chiến dịch Brevity và Battleaxe, nhưng đều thất bại.

    Sau thất bại đáng kể của chiến dịch Battleaxe, Wavell đã được thay thể bằng viên tổng tư lệnh gốc Ấn Độ, tướng Claude Auchinleck. Auchinleck đã mở một trận tấn công lớn để giải vây cho Tobruk, chiến dịch Crusader, và cuối cùng đã thành công. Đã có một lần Rommel đến một bệnh viện cho binh lính New Zealand – hãy còn trong vùng kiểm soát của Anh. "Ông đã hỏi thăm về nhu cầu của bệnh nhân, hứa sẽ cung cấp thuốc của Anh và ra đi không bị ngăn trở." (The Rommel Papers, chương 8, viết bởi tướng Fritz Bayerlein.)

    Sau thất bại ở Bắc Phi do đường tiếp tế bị cắt đứt hoàn toàn, Rommel trở về châu Âu và thành chỉ huy trưởng phòng tuyến Normandy. Trong ngày D-Day (ngày mở màn cuộc đổ bộ vào Normandy), nhiều đơn vị xe tăng, nhất là Sư đoàn Panzer SS số 12 khi đó đang ở rất gần bờ biển và có đủ khả năng để gây ra một sự thiệt hại nghiêm trọng cho quân Đồng Minh. Cái rủi cho quân phát xít Đức lại là cái may cho quân Đồng Minh, Hitler đã từ chối tung ra các đơn vị tăng này vì ông ta tin rằng cuộc đổ bộ lên bờ biển chỉ là đòn nghi binh của đối phương. Lực lượng của Rommel chỉ thất thủ hoàn toàn sau khi hết đạn dược.

    Đến giờ vẫn còn nghi án là Rommel có thật sự tham gia hay không kế hoạch ám sát Hitler, chỉ biết sau khi kết hoạch này thất bại thì Rommel bị bức tử, còn nếu thành công Rommel sẽ thành quốc trưởng lâm thời thay cho Hilter và tuyên bố đầu hàng Đồng Minh vì danh tiếng của Rommel với quân Đồng Minh tốt hơn bất kỳ tướng nào trong quân Đức Quốc Xã.

    Sau này, một bia tưởng niệm được dựng nơi chiếc xe dừng cho Rommel uống thuốc độc với dòng chữ:

    Tại đây, Thống chế Erwin Rommel bị ép buộc phải tự tử vào ngày 14 tháng 10, 1944. Ông nhận một cốc thuốc độc và tự hy sinh, hầu cứu gia đình ông thoát khỏi tay sai của Hitler.

    Và Rommel là thành viên duy nhất của quân đội quốc xã có được 1 viện bảo tàng riêng tại quê nhà Stuttgart của ông (quê hương của Austrian Ferdinand Porsche, nhà sáng lập hãng xe Porsche nổi tiếng với kiểu xe 911 và tank Tiger [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG] ).

  3. #13
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Có một chuyện vui: trong 10 người,ông này giỏi thì cũng bị ông kia kiềm lại, kaka

  4. #14
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Panzerklein
    Erwin Rommel [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG], ông này không những giỏi mà còn nổi tiếng về đức độ của mình.

    Trong WWI, ông chỉ 100 quân của mình chống lại lực lượng Ý hơn 7.000 người tại trận thắng chủ chốt Central Powers trước quân Ý.

    Sau Thế chiến thứ I, Rommel nắm giữ chức chỉ huy tiểu đoàn và là giảng viên tại trường bộ binh Dresden từ 1929 đến 1933, và tại Học viện Chiến tranh Potsdam từ 1935 đến 1937. Năm 1938, lúc này Rommel đã là đại tá, ông được chỉ định là chỉ huy của Học viện Chiến tranh tại Wiener Neustadt. Tại đây, Rommel bắt đầu viết cuốn sách có tựa đề "Xe Tăng trong các cuộc Tấn công" (tiếng Đức: Panzer greift an). Không lâu sau đó, Rommel lại được thuyên chuyển và giao quyền chỉ huy Tiểu đoàn Bảo vệ Quốc trưởng .

    Trong WWII, Rommel được giao chỉ huy Sư đoàn Panzer số 7, sau này được đổi tên thành Sư đoàn Ma trong cuộc xâm lượt nước Pháp, Sư đoàn Panzer số 7 là một trong số các đơn vị Đức đầu tiên tiến đến eo biển Manche vào ngày 10 tháng 6 và chiếm giữ được cảng rất quan trọng là Cherbourg (Pháp) ngày 19. Phần thưởng cho Rommel là ông được thăng cấp và chỉ định làm chỉ huy trưởng Sư đoàn Tia Chớp số 5 (sau này được được tái thiết thành Sư đoàn Panzer số 21) và Sư đoàn Panzer số 15. Hai sư đoàn này được gửi sang Libya vào đầu năm 1941 để cùng với quân lính Ý hình thành nên Tập đoàn quân Bắc Phi (Deutsches Afrika Korps). Chính tại châu Phi, Rommel đã giành được tiếng tăm là vị chỉ huy xuất sắc nhất.

    Bắc Phi 1941-1943

    Erwin Rommel, 1941Rommel dành gần hết năm 1941 để tổ chức và tái thiết lập các đơn vị quân Ý đã rệu rã do hứng chịu những thất bại liên tiếp trước các lực lượng trong Khối Thịnh vượng chung Anh (British Commonwealth) dưới sự điều khiển của Thiếu tướng Richard O'Connor. Cuộc tấn công sau đó đã đánh bật được các lực lượng Đồng Minh ra khỏi Libya, nhưng vẫn chưa tiến đến được Ai Cập, và khi đó cảng quan trọng Tobruk, mặc dầu đã bị bao vây, vẫn nằm trong tay các lực lượng Đồng Minh dưới sự chỉ huy của vị tướng người Úc, Leslie Morshead. Tham mưu trưởng của quân Đồng Minh tại đây, tướng Archibald Wavell đã cố gắng thực hiện hai cuộc tấn công nhằm giải vây cho Tobruk, chiến dịch Brevity và Battleaxe, nhưng đều thất bại.

    Sau thất bại đáng kể của chiến dịch Battleaxe, Wavell đã được thay thể bằng viên tổng tư lệnh gốc Ấn Độ, tướng Claude Auchinleck. Auchinleck đã mở một trận tấn công lớn để giải vây cho Tobruk, chiến dịch Crusader, và cuối cùng đã thành công. Đã có một lần Rommel đến một bệnh viện cho binh lính New Zealand – hãy còn trong vùng kiểm soát của Anh. "Ông đã hỏi thăm về nhu cầu của bệnh nhân, hứa sẽ cung cấp thuốc của Anh và ra đi không bị ngăn trở." (The Rommel Papers, chương 8, viết bởi tướng Fritz Bayerlein.)

    Sau thất bại ở Bắc Phi do đường tiếp tế bị cắt đứt hoàn toàn, Rommel trở về châu Âu và thành chỉ huy trưởng phòng tuyến Normandy. Trong ngày D-Day (ngày mở màn cuộc đổ bộ vào Normandy), nhiều đơn vị xe tăng, nhất là Sư đoàn Panzer SS số 12 khi đó đang ở rất gần bờ biển và có đủ khả năng để gây ra một sự thiệt hại nghiêm trọng cho quân Đồng Minh. Cái rủi cho quân phát xít Đức lại là cái may cho quân Đồng Minh, Hitler đã từ chối tung ra các đơn vị tăng này vì ông ta tin rằng cuộc đổ bộ lên bờ biển chỉ là đòn nghi binh của đối phương. Lực lượng của Rommel chỉ thất thủ hoàn toàn sau khi hết đạn dược.

    Đến giờ vẫn còn nghi án là Rommel có thật sự tham gia hay không kế hoạch ám sát Hitler, chỉ biết sau khi kết hoạch này thất bại thì Rommel bị bức tử, còn nếu thành công Rommel sẽ thành quốc trưởng lâm thời thay cho Hilter và tuyên bố đầu hàng Đồng Minh vì danh tiếng của Rommel với quân Đồng Minh tốt hơn bất kỳ tướng nào trong quân Đức Quốc Xã.

    Sau này, một bia tưởng niệm được dựng nơi chiếc xe dừng cho Rommel uống thuốc độc với dòng chữ:

    Tại đây, Thống chế Erwin Rommel bị ép buộc phải tự tử vào ngày 14 tháng 10, 1944. Ông nhận một cốc thuốc độc và tự hy sinh, hầu cứu gia đình ông thoát khỏi tay sai của Hitler.

    Và Rommel là thành viên duy nhất của quân đội quốc xã có được 1 viện bảo tàng riêng tại quê nhà Stuttgart của ông (quê hương của Austrian Ferdinand Porsche, nhà sáng lập hãng xe Porsche nổi tiếng với kiểu xe 911 và tank Tiger [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG] ).
    nhưng rất tiếc trời sinh con cáo già rommel roài mà lại sinh thêm con cọp Zukov [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  5. #15
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Rommel với Zukov có liên quan gì tới nhau. Rommel hoạt động trên mặt trận Bắc Phi và sau là Tây Âu, Zukov ở phía Đông.
    Mà thực ra thì Rommel cũng thua liểng chiểng ở Bắc Phi và Tây Âu chứ có thắng đâu.

  6. #16
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Thua vì nguồn tiếp tế bị cắt đứt hoàn toàn, dù chiến đấu trong thiếu thốn mà vẫn gây cho quân Đồng Minh những thiệt hại cực kỳ năng nề ở cả Bắc Phi và Normandy. Trong khi mặt trân phía tây thì 1 viên tướng khác dù được tiếp tế đầy đủ mà vẫn thua nặng đó thôi.

    Nhìn lại trong lịch sử WWII, rất hiếm có vị tướng nào chiến đấu trong tình trạnh thiếu thốn mà vẫn gây cho đối phương thiệt hại nặng nề. Ở Bắc Phi, dù phải rút do cạn kiệt đạn dược và nhu yếu phẩm nhưng Rommel vẫn gây cho chiến dịch Crusader những thiệt hại đáng kể, quân Đồng Minh đã mất hơn nửa số tank trong chiến dịch này dù lúc khởi đầu thì số lượng áp đảo 10 chọi 1 tank của Đức, trên đường rút lui về Ý, Rommel tiện thể hủy diệt luôn 1 trung đoàn tank của quân Mỹ trên đường rút. Lực lượng đồng minh lên đến 47 sư đoàn trong khi Normandy chỉ có 10 sư đoàn của Đức phòng thủ, quân phòng thủ Đức chỉ rút lui sau khi bắn sạch số đạn hiện có, nếu Hilter tung sư đoàn thiết giáp số 12 và vài sư đoàn bộ binh khác ở gần đó thì chưa chắc quân Đồng Minh thắng được.

  7. #17
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Thắng là thắng thua là thua. Đánh mà để nguồn tiếp tế bị cắt đứt đến nổi phải bỏ của chạy lấy người thì làm sao có thể nói là đại tài được. Từ khi nào tiếp tế không phải là 1 khâu quan trọng trong chiến trận vậy?

  8. #18
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi sol
    Thắng là thắng thua là thua. Đánh mà để nguồn tiếp tế bị cắt đứt đến nổi phải bỏ của chạy lấy người thì làm sao có thể nói là đại tài được. Từ khi nào tiếp tế không phải là 1 khâu quan trọng trong chiến trận vậy?
    Nguồn tiếp tế bị cắt trên biển do hải quân lo chứ ổng lo à, ổng là Field Marshal chứ có phải là Grand Admiral đâu [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] , còn trận Normandy, Hilter không chấp nhận tiếp tế cho ổng mà dành toàn bộ cho mặt trận phía đông nên còn không đủ đạn và súng cho việc phòng không để thủ tất cả các kho đạn và đường sắt vận chuyển tiếp tế nữa [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG], ông nghĩ chuyện tiếp tế đơn giản trong khi địch dùng tàu và máy bay cắt còn thằng quốc trưởng thì đếch quan tâm đến mặt trận của mình, nếu là người khác thì đầu hàng từ tám hoánh rồi [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] .

  9. #19
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi sol
    Rommel với Zukov có liên quan gì tới nhau. Rommel hoạt động trên mặt trận Bắc Phi và sau là Tây Âu, Zukov ở phía Đông.
    Mà thực ra thì Rommel cũng thua liểng chiểng ở Bắc Phi và Tây Âu chứ có thắng đâu.
    tuy 2 người ko liên quan đến chiến trường với nhau ,nhưng lại có 1 mối liên kết,đó là hàn lâm viện luân đôn đã chọn ra 8 người ,cổ đại,trung cổ,cận đại,thì chỉ còn 2 người ở hiện đại,nếu trên đời ko có 1 kẻ Zukov thì có thể cái tên Rommel dc lọt vào danh sách top ten đấy ,1 điều rất dễ hiểu [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  10. #20
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Đơn giản dễ hiểu là viện hàn lâm không muốn đưa 1 tướng của quốc xã vô [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] .

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •