Trang 13 của 17 Đầu tiênĐầu tiên ... 31112131415 ... CuốiCuối
Kết quả 121 đến 130 của 165
  1. #121
    Chết, trúng mỏ bác panzer, thể nào cũng nhảy dựng lên bảo Rommel không được tiếp viện đầy đủ ở cả hai mặt trận trên.
    Rồi cả tàu tiếp viện của Đức bị tàu Anh bắn chìm ở Bắc Phi.
    Hitler ko chịu nghe lời ông về việc bố trí quân phòng thủ Tây Âu, không chịu tiếp viện đầy đủ, đến nỗi quân Đức hết sạch đạn phải rút lui. Rồi cả không chịu nghe theo một kế hoạch nhất định, thực hiện nửa vởi cả kế hoạch của Rommel lẫn một ông thống chế khác, rút cục là đánh lung tung beng
    ==> Tại Hitler ngu, không phải tại Rommem [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

    Đúng ko bác Panzer [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

  2. #122
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Em xin đề cử 1 tướng của em: Yamamoto Isoruku, vai trò của ông với sự phát triển của Hải quân và không quân hải quân cũng quan trọng và thiên tài không kém Guderian về đánh chớp nhoáng và sự kết hợp các lực lượng quân đội.

  3. #123
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Covancapcao
    @Panzeklein: Em vẫn nghĩ là Rommel là tướng chỉ giỏi chiến thuật, đánh trên 1 địa bàn không rộng thì giỏi, chứ về mặt chiến lược, chỉ huy 1 chiến trường lớn thì ông ta kém, thử so sánh thời ông làm những chức tương tự sư trưởng với thời ông làm tướng chỉ huy mặt trận Bắc Phi với Tây Âu là thấy ngay mà [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG].
    @Hanzo: Em đoán thử nhé, nếu trên 1 chiến trường quy mô rộng lớn mà 1 vị tướng không thể trực tiếp chỉ huy thì Zhukov sẽ thắng, còn nếu là 1 địa bàn nhỏ thì Rommel sẽ thắng [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG].( Mà nếu là hải chiến thì ai sẽ thắng? )
    [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]Zhukov có gì là hay . Bạn có biết Zhukov luôn được tham chiến với đạn dược đầy đủ , quân số luôn áp đảo . Khi phát xít Đức tấn công Liên Xô , Đức chỉ có 190 sư đoàn với 5,5 tr quân . Trong khi quân đội Liên Xô , dưới tay Zhukov có trên 400 sư đoàn , với xấp xỉ trên 9 tr quân , chưa tính lực lượng địa phương . Trong cuộc tổng tấn công Berlin phe Đức có chưa đầy 1,2tr quân , trong khi phe Liên Xô có trên 2,5 tr quân - chưa tính quân đồng minh tham gia ở Tây Berlin. Chiến thắng với quân số và trang bị luôn áp đảo quân Đức thì có gì gọi là tài giỏi .
    Ông Rommel chỉ huy mặt trận Bắc Phi dù quân số chênh lệch nhưng vẫn giành nhiều chiến thắng áp đảo quân đồng minh . Sau này trên chiến trường Nomandy , quân Hoa Kì với quân số áp đảo 8 : 1 ( 4 tr quân Hoa Kì, ngoài ra còn được hạm độ hơn 4000 tàu chiến hổ trợ- đấu với 500k quân Phát xít) nhưng vẫn bị đẩy lùi nhiều đợt . Chỉ vì phe phát xít hết đạn nên mới phải rút quân , nếu đạn dược đầy đủ chưa biết ai thắng ai thua .Zhukov có bao giờ phải chiến đấu với quân số quá chênh lệch vậy không ?
    Rommel chỉ vì là 1 tướng phe Phát xít ,nên mới không được vinh danh trong 10 tướng kiệt xuất nhất

  4. #124
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    [IMG]images/smilies/8.gif[/IMG] Còn đây là Georgi Konstantinovich Zhukov 1 trong 10 vị tướng kiệt xuất [IMG]images/smilies/8.gif[/IMG]
    [IMG]images/smilies/8.gif[/IMG]Georgi Konstantinovich Zhukov (tiếng Nga: Георгий Константинович Жуков, đọc là Ghê-oóc-ghi Can-xtan-chi-nô-vích Giu-cốp; 1 tháng 12 năm 1896 – 18 tháng 6 năm 1974) là danh tướng trong quân đội Liên Xô. Trong rất nhiều tướng lĩnh nổi danh thế giới trong Thế chiến thứ hai, G.K. Zhukov được xếp đầu bảng về số lượng trận thắng nhiều và quy mô lớn, được nhiều người công nhận về tài năng chỉ đạo chiến dịch và chiến lược. Những chiến tích sáng chói của ông trở thành tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hoá nhân loại. Nó không những có ảnh hưởng lớn về lý luận quân sự của Liên Xô mà cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của lý luận quân sự thế giới
    [IMG]images/smilies/8.gif[/IMG][sửa] Thời thơ ấu và thanh niên
    Georgi Konstantinovich Zhukov sinh ngày 1 tháng 12 năm 1896 (hay 19 tháng 11 trong lịch Julian) trong một gia đình nghèo tại làng Strenkovka, tỉnh Kluga, con ông Konstantin Zhukov và bà Ustina Zhukova. Tuổi nhỏ sống rất cực khổ, nhưng học rất giỏi. Năm 12 tuổi, lên Moskva làm thợ học việc trong một cửa hàng đồ da. Năm 1915, ông nhập ngũ, phục vụ trong một đơn vị kỵ binh Sa hoàng, tham gia Thế chiến thứ nhất, và 2 lần được tặng Huân chương Thánh George vì lòng dũng cảm
    [IMG]images/smilies/8.gif[/IMG]Trưởng thành trong Hồng quân
    Sau Cách mạng tháng Mười, Zhukov gia nhập Hồng quân và trở thành một sĩ quan kỵ binh ưu tú. Ông chỉ huy đơn vị nghiêm minh, quản lý đúng phương pháp, đơn vị ông phụ trách bao giờ cũng là đơn vị tiên tiến, lập nhiều công tích xuất sắc trong thời kỳ nội chiến Nga. Năm 27 tuổi, ông giữ chức trung đoàn trưởng; đến năm 42 tuổi, đã là phó Tư lệnh đại quân khu Belorussia.

    Tháng 5 năm 1939, quân Nhật khiêu khích vũ trang tại vùng Khangin Khon (Mông Cổ). Zhukov được cử giữ chức vụ Tư lệnh chiến trường. Trong chiến dịch này, Zhukov đã sử dụng lực lượng xe tăng, cơ giới, máy bay và hỏa pháo mạnh để phản kích quân Nhật một cách kiên quyết; mạnh dạn đánh chia cắt và bao vây tập đoàn trang bị nặng của Nhật, gây cho tổn thất nặng nề cho quân Nhật. Qua đó, lần đầu tiên Zhukov thể hiện được tài năng về mặt chỉ huy và hiệp đồng tác chiến, gây sự chú ý của Thống soái Stalin. Năm 1940, ông được phong hàm Đại tướng, giữ chức Tư lệnh đại quân khu Kiev. Đến đầu năm 1941, ông giữ chức Tổng tham mưu trưởng Hồng quân.

    [IMG]images/smilies/8.gif[/IMG]Có thể nói Zhukov đã hội đủ mọi tố chất để trở thành một vị tướng tài ba: Giỏi quan sát và phán đoán địch tình; dự kiến tình huống phát triển một cách chính xác; biết xử trí linh hoạt, ứng phó hữu hiệu với sự thay đổi của tình hình; điều chỉnh bố trí binh lực một cách hợp lý, luôn giáng cho địch những đòn đích đáng. Ông bao giờ cũng chọn đúng điểm đột phá khẩu, biết sử dụng binh đoàn xe tăng, chia cắt và đánh vu hồi, nhanh chóng đập tan tập đoàn địch. Zhukov còn là một nhà chiến thuật tài năng, hiểu rõ tầm quan trọng của yếu tố địa hình và khí hậu. Trước khi nổ ra chiến dịch, bao giờ ông cũng tiến hành đo đạc địa hình, tính toán cân nhắc cẩn thận, so sánh lực lượng giữa hai bên, dựa vào sức mạnh của các quân binh chủng, nhằm bảo đảm về các mặt hàng không, pháo, công trình và thông tin. Ông không bao giờ chấp nhận một cuộc giao tranh không nắm chắc phần thắng.

    Với nhận xét tinh tường, Zhukov đã nhận định rằng Chiến tranh Xô-Đức là không thể tránh khỏi, nên về mặt xây dựng quân đội, ông đã đề xuất thành lập các đơn vị xe bọc thép độc lập để đáp ứng nhu cầu của chiến tranh. Tuy nhiên ý kiến đúng đắn của ông đã không được giới lãnh đạo Liên Xô coi trọng. Điều này chỉ được chứng thực vào tháng 6 năm 1941, khi Chiến tranh Xô-Đức nổ ra, thực tế chiến trường đã xác minh hầu hết các luận điểm của ông
    [IMG]images/smilies/8.gif[/IMG]Vị Nguyên soái của Chiến thắng
    Nhận ra được sai lầm của mình, Stalin thận trọng sử dụng Zhukov vào cương vị Phó Tổng tư lệnh Tối cao, sau đó tin cậy giao trách nhiệm cho Zhukov trên những mặt trận nóng bỏng nhất. Đến lúc này, tài năng của Zhukov được bộc lộ qua hàng loạt chiến dịch lớn. Bất cứ chiến trường nào đang gặp nguy hiểm, khi Zhukov đến chỉ huy, tình thế lập tức thay đổi. Báo chí phương Tây gọi ông với biệt danh "Fireman" (lính cứu hỏa), nhân dân Liên Xô gọi ông với cái tên "vị Nguyên soái của Chiến thắng". Zhukov được phong hàm Nguyên soái Liên Xô (Маршал Советского Союза) năm 1943, và là vị Nguyên soái Liên Xô đầu tiên được phong trong Thế chiến thứ hai. Hàng loạt chiến dịch lớn chấn động địa cầu,trên mặt trận phía Đông như Moskva, phòng thủ Leningrad, Stalingrad, Kursk, Berlin... đều có dấu ấn của Zhukov. Hàng loạt danh tướng nước Đức như Wilhelm Ritter von Leeb, Fedor von Bock, Friedrich Paulus, Günther von Kluge, Erich von Manstein, Wilhelm Keitel ... phải chấp nhận thất bại trước Zhukov. Có thể nói Zhukov là khắc tinh của quân đội Đức, một đội quân hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ. Chính Zhukov là thay mặt Hồng quân Liên Xô tiếp nhận sự đầu hàng của nước Đức
    Về cuối đời
    Zhukov là một vị tướng của chiến trường, không phải là một nhà chính trị. Khi Stalin còn sống, ông được bổ nhiệm làm chỉ huy quân khu Odessa và sau đó là chỉ huy quân sự của khu vực Ural. Sau khi Stalin chết, ông cùng với Khrushev đã truất phế và xử tử trùm mật vụ Lavrenty Pavlovich Beria. Năm 1954, ông được bổ nhiệm là Thứ trưởng Bộ quốc phòng, phụ trách nghiên cứu tác dụng của vũ khí hạt nhân trong chiến tranh hiện đại. Từ 1955 đến 1957, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Sau đó ông bị Khrushev loại ra khỏi chính quyền. Sau khi thất sủng, ông tập trung viết quyển hồi ký Nhớ lại và suy nghĩ (tiếng Nga: Воспоминания и размышления). Quyển hồi ký này đã được xuất bản vào năm 1969. Ông qua đời năm 1974, thọ 78 tuổi.


    [IMG]images/smilies/8.gif[/IMG] Danh hiệu [IMG]images/smilies/8.gif[/IMG]
    4 lần phong tặng Anh hùng Liên Xô (29/8/1939, 29/7/1944, 1/6/1945, 1/12/1956) - trải toàn bộ lịch sử Liên Xô, chỉ có duy nhất Leonid Ilyich Brezhnev là cũng được 4 lần phong anh hùng như Zhukov. Tuy vậy, phần lớn các danh hiệu Anh hùng Liên Xô mà Brezhnev dành được là trong thời kỳ tại nhiệm của ông này.
    2 Huân chương Chiến thắng, (11/4/1944, 30/3/1945)
    6 Huân chương Lenin
    1 Huân chương Cách mạng tháng Mười
    3 Huân chương Cờ Đỏ
    2 Huân chương Suvorov hạng I
    Huân chương Vẻ vang của Hoa Kỳ
    Huân chương Barna hạng I của Anh
    và nhiều huân huy chương, danh hiệu khác[IMG]images/smilies/8.gif[/IMG]
    [IMG]images/smilies/8.gif[/IMG] Anh em tham khảo và so sánh công trạng 2 vị này nha , theo tui thì bên 5 tạ bên nữa tấn . Ai cụng giỏi cả [IMG]images/smilies/8.gif[/IMG]

  5. #125
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Cháu có 1 cái không thích ở ông Rommel là ông ta ngoại giao kém, không lấy được lòng của các tướng cấp trên và 1 số cấp khác, khác với cái ông Zhukov.
    Bác Panzer nói đúng đó, rất khó mà biết được ai thắng. Thế còn ngài Yamamoto cháu nói thì sao? Ổng ta tài lắm chứ [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG].
    Đúng đấy. Zhukov sẽ thua, Rommel sẽ thắng nếu hai bên được viện trợ và thực lực ngang nhau( đúng ko nhỉ?).
    Nhưng nếu mà là đấu hải quân, chắc chắn ông Yamamoto của cháu sẽ thắng cả hai vị Rommel và Zhukov của các bác!
    Banzai!

  6. #126
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Covancapcao
    Cháu có 1 cái không thích ở ông Rommel là ông ta ngoại giao kém, không lấy được lòng của các tướng cấp trên và 1 số cấp khác, khác với cái ông Zhukov.
    Bác Panzer nói đúng đó, rất khó mà biết được ai thắng ( có cái lỗ cho mình chui rồi :''>). Thế còn ngài Yamamoto cháu nói thì sao? Ổng ta tài lắm chứ [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG].
    Đúng đấy. Zhukov sẽ thua, Rommel sẽ thắng nếu hai bên được viện trợ và thực lực ngang nhau( đúng ko nhỉ?).
    Nhưng nếu mà là đấu hải quân, chắc chắn ông Yamamoto của cháu sẽ thắng cả hai vị Rommel và Zhukov của các bác!
    Banzai!
    [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] Sao lại nói về ngoại giao ở đây ? Được lòng người này thì mất lòng người kia chứ [IMG]images/smilies/70.gif[/IMG]Nếu nói như bạn thì có thể suy ra Zhukov là người nhờ được lòng cấp trên mà sự nghiệp thuận lợi hả ?
    Yamamoto - Hình như tử trận tại mặt trận châu Á Thái Bình Dương ở Philippin vì lộ mật mã hả ?

  7. #127
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    [IMG]images/smilies/8.gif[/IMG] Hay Yamamoto Gonnohyoe
    Yamamoto Gonbee ( Yamamoto Gonbee/Gonnohyōe?) (sinh 26 tháng 11, 1852 - mất 8 tháng 12, 1933), còn được gọi là Gonnohyōe, là một đại tướng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản và là thủ tướng thứ 16 (20 tháng 2, 1931 - 16 tháng 4, 1914) và 22 (2 tháng 9, 1923 - 7 tháng 1, 1924) của Nhật Bản. Ông được phong tước bá.



    Biệt danh :Gonnohyōe
    Nơi sinh: Kagoshima, Tỉnh Satsuma, Nhật Bản
    Nơi mất :Nhật Bản
    Phục vụ :Đế quốc Nhật Bản
    Thuộc Hải quân Đế quốc Nhật Bản
    Năm tại ngũ :1879 - 1928
    Cấp bậc :Đô đốc
    Tham chiến :Chiến tranh Boshin
    Chiến tranh Thanh-Nhật
    Chiến tranh Nga-Nhật
    Khen thưởng Collar & Grand Cordon of the Supreme Order of the Chrysanthemum
    Order of the Golden Kite (1st class)
    Công việc khác Thủ tướng Nhật Bản

  8. #128
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Hải quân Hoàng gia Nhật nhiều ông Yamamoto, nhưng ngoài ông Isoroku thì còn ai vào đây nữa [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]
    Isoroku nói chung số phận cũng giống Rommel, ko thuyết phục được cấp trên trong các toan tính chiến lươc. Ổng khuyên nên dùng tiền đóng tàu Yamato để đóng tàu sân bay, nhưng mấy thằng cha tư tưởng hạm to súng lớn vẫn còn nặng nề, rút cục đóng xong con Yamato tự hào chiến hạm lớn nhất địa cầu, ra biển chưa kịp bắn phát nào máy bay Mỹ đã thả ngư lôi tan tác [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  9. #129
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]Giờ ngắm lại mới thấy Hoa Kì tự xưng 200 năm chiến thắng mà chả có ma nào đề cử tướng nào của Hoa Kì .

  10. #130
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Tướng của Hoa Kỳ ko có cơ hội lập công [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]
    Như Patton đánh bọn Đức cũng chả thể gọi là thành công lớn lắm (vì Đức có được tiếp tế cho ra hồn đâu)
    Eisenhower thì chỉ tay năm ngón, ít đánh thực địa.
    Nimitz với McActhur đánh nhau với Nhật thì chả vẻ vang gì, bởi quân Nhật quá kém [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •