-
Thầy Hách - Ngụ ngôn
OK OK!!!!
Meta viết theo định đề Hacker là người tốt cho các bạn vui lòng. Chủ đề: Có như thế thà đừng có còn hơn. Đây là 1 ngụ ngôn để cho các bạn suy nghĩ. Động não nhé! Bài này thuộc về triết lý đấy.
Thầy Hách
Làng Bỏ Mạng là một làng nghèo chuyên về nông nghiệp. Chẳng biết cái tên Bỏ Mạng ngụ ý gì, ai đặt nhưng người ta gọi thế từ lâu rồi. Hỏi các cụ bô lão trong làng thì các cụ cũng ậm à ậm ừ, khậm khà khậm khẹc như chó mắc xương. Ra các cụ cũng đếch biết.
Cũng như mọi làng xóm ở thôn quê Việt Nam khác, dân trong làng khóa trái cửa lại, ra đồng từ hừng sáng, trẻ mỏ thì chăn trâu, chẳng mấy người ở nhà, trừ những ông bà cụ lử khử lừ khừ, đi đứng chậm chạp, thở phì phò như chó cún. Nói dại chẳng may có trộm đạo, các cụ cũng chẳng biết làm gì ngoài việc đưa mắt ngó.
Làng nào chả có trộm dù làng nào cũng nghèo. kẻ trộm cũng không khó tánh. Cái gì cũng lấy. Thôi thì thúng mủng, nồi niêu soong chảo, chó má, đến cả cơm nguội cũng chẳng từ. Dân làng chỉ trông vào cái ổ khóa hiệu Tư Bản mua mãi tận trên tỉnh. Đời là thế, cái gì cũng có đôi có cặp. Đến cả ăn mày cũng có vợ có chồng kia mà. Thế nên đã có ổ khóa thì cũng có chìa khoá. Nhưng chìa khóa không phải hiệu Tư Bản. Chìa đặc chế, mài giũa bằng tay của bọn trộm đạo. Mỗi khi trong làng có nhà mất trộm, bà con lại ùn ùn kéo nhau ra tỉnh sắm ổ khóa khác vì rằng theo kinh nghiệm, mỗi lần thay ổ khóa, bọn trộm lại chùn tay được một dạo. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, bọn trộm lại vẫn chế ra chìa khóa giả. Thiên hạ lại ùn ùn đi sắm ổ khóa. Tình trạng này chỉ béo ông chủ tiệm Tư Bản và bọn trộm. Mọi sự cứ lẩn quẩn như thế cho đến khi cụ Năm Lửa, lý trưởng trong làng nẩy ra một ý tưởng táo bạo trong một buổi họp, có rượu chè, gà lợn lấy từ quỹ của dân làng đóng góp. Cụ lý Năm Lửa bàn rằng:
- Sở dĩ trộm đạo hoành hành là do lão Mại Sản bán đồ dởm. Hắn ta không muốn chế tạo ổ khóa hiện đại là bởi vì không có động cơ thúc đẩy. Mình phải tạo động cơ để cho họ chế tạo ổ khóa tốt hơn.
Được hỏi tạo động cơ làm sao thì cụ nói:
- Tôi suy nghĩ suốt mấy ngày mấy đêm rồi. Kỹ thuật muốn tiến phải có cạnh tranh. Làng ta nhất định không mua ổ khóa của lão Mại Sản nữa. Bà con đóng tiền cho tôi lên Sài Gòn mua hiệu khác. Nghe nói hiệu Tư Bản ở Sài Gòn bán ổ khóa tốt lắm. Đồng thời với việc ấy, nhân tiện đi Sài Gòn, tôi tìm bác Hách, cựu ăn trộm đã hoàn lương, về làng ta dạy cho bà con mọi cách đào tường khoét vách, làm chìa khóa giả để bà con biết những mánh khóe của bọn bất lương mà đề phòng.
Dân làng lại một phen móc túi đưa tiền cho cụ Lý. Chưa hết, khi đón được đạo sư (thầy ăn trộm) về, dân làng có bổn phận cơm bưng, nước rót, điếu đóm hầu thầy nữa.
Cụ Lý Năm Lửa quả là người vì làng vì nước. Mùa gặt đã đến. Công việc đồng áng đăng đăng đê đê mà cụ phải bỏ bê, giao hết mọi sự cho mụ vợ lên Sài Gòn. Cụ mua về được một tay nải ổ khóa hiệu Tư Bản, phát cho mỗi hộ một cái. Chẳng ai "phản động" đến mức hỏi cụ tiền còn thừa cụ tiêu những thứ gì. Chỉ thấy cụ diện đôi giầy mới với lại cái quần bò sản xuất mãi tận Trung Quốc, cổ tay lại đeo cái đồng hồ mà trước khi đi cụ chẳng có.
Đi theo cụ là một chàng thanh niên mặt mày bảnh bao, có 2 cái răng vàng khoét hình trái tim, mỗi lần thấy gái, anh chàng lại nhe ra như để khoe hàng cao cấp. Anh chàng mặc tinh đồ trắng. Hồi còn làm nghề ăn trộm anh chàng chuyên mặc đồ đen cho tiệp với bóng tối. Đến khi hoàn lương, anh chàng diện đồ trắng để phân biệt với quá khứ đen tối. Anh chàng tự xưng là ăn trộm mũ trắng. Theo lời của cụ Lý thì anh chàng tên Hách. Chết phải gọi thầy Hách cho đúng đạo Khổng Tử. Thầy sẽ ở làng này chuyên nghiên cứu kỹ thuật làm chìa khóa giả của bọn trộm đạo dạy cho bà con. Hai lão Tư Bản và Mại sản từ đây phải moi óc nặn tim ra mà chế ổ khóa cho thật tốt, nếu muốn thắng lợi trong kinh doanh. Cạnh tranh - Cạnh tranh là con đường duy nhất đi đến tiến bộ. Cạnh tranh muôn năm. Thầy Hách muôn năm. Sì Ta Lin muôn năm. Sì Ta Lin chẳng ăn nhậu gì đến làng này nhưng người ta quen miệng rồi. Hễ cứ cái gì muôn năm thì cũng phải có bác Sì, không bác Sì thì bác Hồ thì đảng và nhà nước mới vui lòng.
Thầy Hách ở ngay trong đình. Từ nay cái đình ấy là cái nhà của thầy Hách. Thầy ở tịt trong nhà nghiên cứu. Thỉnh thoảng thầy mới thò mặt ra ngoài để đi ỉa. Ở thôn quê chẳng ai làm chuồng ỉa trong nhà, ngoại trừ nhà bà Gia, phú ông Sộp, cậu Hai Gù và các tay có bát ăn bát để, thuộc hạng sừng sỏ trong làng.
Thầy Hách bắt tay vào việc ngay. Ngoài cửa thầy kẻ một bảng hiệu: Tại đây dạy làm chìa khóa miễn phí cho dân làng. Trường không thu nhận bọn trộm đạo. Chỉ non 1 tuần giăng, đã có lác đác học viên mỗi ngày cắp sách đến trường. Duy một điều hơi lạ.
Các cụ ta có câu, cửa nẻo là để cấm người ngay chứ làm sao cấm được kẻ gian. Lẽ dễ hiểu kẻ gian vào nhà không cần cửa. Khoét vách vào cũng được. Hơn nữa, dân làng mấy ai biết chữ nghĩa thánh hiền mà cũng chẳng ai rồi hơi cắp sách đi học những thứ quái quỷ ấy làm gì. Bọn học trò của thầy Hách toàn những đứa lạ mặt ở làng khác. Có đứa chẳng biết gốc gác ở đâu. Có điều đứa nào cũng tự xưng là dân làm ăn lương thiện.
Thầy Hách càng ngày càng khó ăn khó ở. Chẳng biết từ khi đóng đô ở cái đình làng Bỏ Mạng thấy mới sinh tật hay thầy vốn tánh nết thế từ lâu. Ngày nào thầy cũng cho học trò gọi cụ Lý lên phàn nàn về cơm nấu vụng, thịt thà, cá mú ít với lại rượu mỗi ngày thầy uống càng nhiều. Cái ngữ uống rượu của thầy tăng theo cấp số nhân. Nghĩa là ngày hôm sau phải gấp đôi ngày hôm trước.
Được già một tháng chẳng thấy cửa hiệu Tư bản và Mại Sản tung ra thị trường ổ khóa mới chỉ vì luật kinh doanh có nói : Chả cần cung nếu đếch có cầu. Có ai mua ổ khóa nữa đâu mà phải vẽ chuyện.
Thế nhưng trong làng càng ngày càng bị mất trộm. Bọn phú hộ như bà Gia, cậu Hai Gù, phú ông Sộp chẳng bao giờ mua ổ khóa. Các ông các bà ấy có phải ra đồng đâu. Hơn nữa khóa chẳng bằng nuôi chó dữ với lại nuôi tráng đinh. Chó và tráng đinh lại không đòi thịt thà cá mú, cứ một vực cơm nguội là xong. Chỉ người nghèo, suốt ngày quần quật ngoài đồng mới bị ăn trộm thôi. Thật là chó cắn áo rách. Thằng nghèo nghèo thêm. Thằng giàu chẳng bao giờ mất thứ gì.
Thấm thoát xong mùa gặt. Làng ta năm nay được mùa nhưng tả tơi lắm vì làm bao nhiêu, sắm bao nhiêu cũng vào tay ăn trộm cả. Trộm như ruơi. Có người tẩn mẩn tính trước khi thầy Hách đến thỉnh thoảng mới có một vụ trộm. Nhưng từ khi thầy Hách mở trường, với danh nghĩa cao cả là nâng cao kỹ thuật, thì ngày nào cũng mất trộm. Việc đồng áng lúc nào cũng bộn bề, thì giờ đâu học thứ quỷ quái ấy để hòng bọn sản xuất chế tạo đồ tốt. Nó đếch chế làm gì nó?
Việc gay lắm. Chẳng thế mà cụ Lý chẳng dám thò mặt ra đường. Cụ sợ dân làng đòi tiền mua ổ khóa, sợ bị chửi mà cũng sợ thầy Hách giận. Buồn đái lắm thì cụ rón rén nấp sau bụi chuối, đái quáng quàng cho mau rồi vung vẩy, thắt lại giải rút, ướt vãi cả ra quần rồi lại lẩn vào trong nhà. Cụ dặn dò chị Vìu dăm lần bẩy lượt:
- Nó không đi thì đào mả ông mả cha nó lên, vén váy cho nó ăn muỗm ăn cáy, chừng nào nó chịu đi thì thôi. Hai con gà giò này là tài sản cuối cùng bọn trộm chưa kịp giải phóng, chị đem đến cho thằng Hách, bảo nó bước chân đi cấm kỳ giở lại nhá.
Cái sáng kiến của cụ Lý chẳng may lại là cái tối kiến. Dân làng bắt đầu xầm xì giá mà cụ Lý năm Lửa đừng mời cái lão Hách về thì mùa gặt này vui vẻ biết bao nhiêu. Nói bảo là dại dột, có cho ăn trộm một mớ thì cũng còn lúa thóc đầy bồ, từ lúa thóc ra của cải mấy hồi. Đàng này đang không rước thầy Hách về, ăn trộm sinh sôi nẩy nở chỉ vì thằng chưa biết ăn trộm cũng lần mò đi học ăn trộm chứ thằng cầy cấy học cái ấy làm gì. Mà ăn trộm cũng ác, chúng sợ chó, sợ tráng đinh nên chỉ viếng nhà nghèo. Lại một sáng kiến của cụ Lý Năm Lửa: đuổi thầy Hách đi. Cầu Giời mọi sự y như cũ. Còn sức còn làm ăn. Còn làm ăn thì cho ăn trộm ăn một tí chả sao. Chứ bây giờ phải nuôi thầy Hách rượu thì vào ba ra bẩy, cơm thì tinh những gà với lợn mà thỉnh thoảng thầy lại cho tốt nghiệp một mớ tân ăn trộm thì chỉ còn nước ăn mày cả làng.
Một buổi sáng tinh mơ có tiếng gà eo óc, trên con đường làng gập ghềnh dẫn ra cổng làng, có một anh chàng quần áo bảnh bao, thỉnh thoảng nhá một nụ cười có 2 cái răng vàng hình trái tim với các cô thôn nữ đi ngược chiều, sau lưng là cái bị quần áo, đồ lề lỉnh kỉnh toàn những thứ dùng để mài giũa chìa khóa, âm thầm đếm bước. Tới bến đò, anh chàng cảm khái ngâm câu thơ:
Tráng sĩ hề nhất khứ bất phục phản.
Metamorph
Chú thích:
Bà Gia = Yahoo
Cậu Hai Gù = Google
Phú ông Sộp = Microsoft. Ba trự này bọn ăn trộm sợ không dám viếng.
Lý trưởng Năm Lửa = ProHacker
Thầy Hách = Hacker
Dân làng = Netters
View more random threads:
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Dự án căn hộ cao cấp Thủ Thiêm Dragon được xây dựng bởi Công ty Cổ Phần Ðầu tư Thủ Thiêm nằm ngay trung tâm nhiều ưu đãi cuộc sống thoải mái. bán căn hộ Thủ Thiêm Dragon nằm ngay trung tâm nhiều...
Thủ Thiêm Dragon Khu dự án hướng nhìn bao quát tầm nhìn rộng