-
Lịch sử 2 cuộc cách mạng khoa học
Thế giới quan trong thời đại mới.
Niels Bohr, một trong những cha đẻ ra lý học luợng tử thuờng đuợc mời diễn thuyết về khoa học mới. Ông ta thuờng bắt đầu bằng câu chuyện một giáo sinh trẻ đuợc thuyết giảng bởi một giáo sĩ rất nổi tiếng. Sau đó chàng giáo sinh kể lại với chúng bạn. Bài giảng thứ nhất thì rất hay, chàng giáo sinh thuật lại, chẳng hay sao tôi lại hiểu hết. Bài giảng thứ nhì hay hơn rất nhiều, hay đến nỗi tôi không hiểu gì cả nhưng có điều vị giáo sĩ hiểu hết. Bài giảng cuối cùng thì hay hơn cả, rất sâu sắc, quán triệt. Nó hay đến nỗi chính vị giáo sĩ cũng không hiểu.
Bohr, giống như vị giáo sĩ trong câu chuyện của ông, không bao giờ hiểu thấu cái khoa học mà ông góp phần sáng tạo. Ngay cả Einstein, một trong số các sáng lập viên không thích cái công trình ông sáng tạo, đó là lý học luợng tử. Ngay cả ngày nay, hơn 70 năm trôi qua sau khi cơ học luợng tử đã đuợc công thức hóa và cũng đã từ lâu nó đã đuợc kết nạp bởi những khoa học kỳ lạ là CHAOS and COMPLEXITY (hỗn loạn và phức tạp. Xin tìm chuơng CHAOS and COMPLEXITY để đọc thêm), nhiều khoa học gia gặp khó khăn khi nghiên cứu về các khái niệm chính của khoa học mới - Tính bất định của nó, sự đứt đoạn, phi nhân quả, cực phức hình thể học và nhị nguyên thuyết(INDETERMINISM, NONLINEARITY, ACAUSALITY, FRACTALS, WAVE/PARTICLE DUALITY) và cuối cùng là con mèo sống và chết cùng một lúc. Nguời "phàm" có thể đuợc thông cảm vì thiếu hiểu biết về sự khác biệt sâu xa giữa khoa học của thế kỷ 20 và khoa học trong quá khứ và sự khác biệt này ảnh huởng như thế nào vào đời sống và tư duy của họ. Khoa học thuờng là kẻ tiên phuông trong những cuộc đổi thay lớn lao chiếm ngự suy tuởng của con nguời . Nó lấy hứng khởi từ những chuyển đổi văn hóa đầy thử nghiệm mơ hồ và biến đổi chúng thành những ngôn ngữ rõ rệt, chuyên biệt và thành nhũng hình ảnh, những ẩn dụ mãnh liệt.
Một phuơng pháp suy luận mới mẻ và táo bạo đuợc áp dụng vào các công trình khoa học của thế kỷ 20. Khái niệm mới, chuyên ngành mới, dự kiến hoàn toàn mới về thực tại lý học và sinh vật học đánh dấu một mối chia cắt thẳng thừng với hầu hết mọi thứ mà khoa học hằng vững tin trong những thế kỷ truớc. Sự chuyển đổi sang nếp tư duy mới này quá sâu sắc và đột ngột đến nỗi nó góp phần vào việc kêu gọi phát động một cuộc cách mạng khoa học thứ hai, có lẽ, cho một phuơng pháp khoa học mới.
Một mục đích của bài viết này là trình bày một suy luận khoa học mới để tuyên đọc những gì mới và để phác họa bằng dạng thức dễ hiểu những ý tuởng chính yếu phát sinh từ nó. Thuyết tuơng đối là gì? Cơ học luợng tử là gì? Khái niệm chủ yếu của chúng là gì? Đâu là điểm tuơng đồng của chúng? Có gì giống nhau giữa thuyết hỗn loạn và phức tạp (CHAOS and COMPLEXITY) Khoa học của trí tuệ, sinh vật học mới, và vũ trụ mới là gì? Đâu là dự kiến về thế giới thiên nhiên mà mọi khoa học trên mang lại?
Bài viết này cũng có một mục đích lớn hơn là phô bày những ý tuởng khoa học mới trong kho tàng ngôn ngữ phong phú, ẩn dụ, ám chỉ , một toàn bộ hình ảnh với những ứng dụng đầy kích thích trong lãnh vực kinh nghiệm thuờng ngày. Nó mặc khải cho chúng ta làm thế nào những ý tuởng khoa học có thể nhen nhúm trí tuởng tuợng và làm sao khoa học mới có thể trở nên một kiểu mẫu tư duy mới trong nhiều bình diện đời sống cá nhân, trí thức, nghệ thuật và thuơng mại của chúng ta.
Tất cả chúng ta bị bao vây bởi tư duy mới. Những bài báo, tiết mục truyền hình, tham khảo trong những diễn văn hội thảo, ngay cả những bình luận trong các dạ tiệc không ngừng lưu tâm đến các thứ khoa học mới như CHAOS (hỗn loạn), THE BUTTERFLY EFFECT ( hiệu ứng buớm, ngạn ngữ Tàu nói rằng chỉ với cái rung cánh buớm ở bên Tàu có thể ảnh huởng đến thời tiết bên Mỹ, sẽ nói sau), CATASTROPHE THEORY (thuyết tai họa), QUANTUM LEAP (Cú nhảy luợng tử, ánh sáng phát ra la do electron nhảy từ quỹ đạo này sang quỹ đạo khác theo Niels Bohr), UNCERTAINTY PRINCIPLE (nguyên lý bất định của Heisenberg). Chúng ta thuờng nghe đi nghe lại rằng tư duy khoa học mới đề nghị một khuôn thuớc mới, hay thế giới quan mới có thể khai phóng tư duy của chúng ta. Một nguời ông chẳng ra ông thằng chẳng ra thằng như Meta với mớ kiến thức cơ bản nhất thuờng cảm thấy những vấn đề này quá cao, ngoài sức hiểu biết. Với đa số mọi nguời, nó giống như ta ráng đánh vần những dòng chữ lằng ngoằng ở một cửa tiệm chạp phô Ba Tàu, không thể hiểu đuợc. Bằng bản năng, ta tránh không thèm tìm hiểu nó nhưng tuyệt đại đa số cảm nhận rằng làm ngơ khoa học hoặc khư khư không thèm biết đến những thay đổi lớn lao đang diễn ra quanh ta là nghiễm nhiên ta tự khuớc từ một viễn ảnh mới tối quan trọng.
Nếu chúng ta tìm hiểu khoa học này và trong vị trí quyết định làm thế nào hay chọn cách nào những ý tuởng ấy thích đáng trong đời sống chúng ta, chúng ta buộc trở nên quán triệt chúng. Chúng ta phải thừa nhận rằng có một khoa học mới, nó khác với khoa học cũ ra sao và tại sao sự khác biệt này thiết yếu. Chúng ta buộc luợng định cái phạm vi nào khoa học cũ ảnh huởng đến phuơng pháp tư duy mới, và thấy đuợc khoa học mới cung hiến toàn bộ phuơng cách mới để tự chiêm nguỡng, sự liên hệ, thuơng vụ, kỹ thuật quản trị, lý thuyết về trí tuệ, sự tổ chức, khuynh huớng kinh tế, chính trị toàn cầu, ý nghĩa của sự làm nguời và vị trí của chúng ta trong hoạch định rộng lớn hơn của sự việc.
Nhiều cuốn sách phổ thông giới thiệu vài bình diện của khoa học mới đến những độc giả phổ thông - Cơ học luợng tử, tân sinh vật học, hay GAIA (Thuyết chủ truơng toàn thể trái đất giống như một sinh vật, sinh hoạt một phần trong nguyên tắc cộng tác). Nhưng nhiều chuẩn độc giả (độc giả dự kiến sẽ đọc) sẽ phản đối, " Cái tôi thực sự cần là một chỉ nam dành cho nguời ít trình độ nói về khoa học mới". Bài viết này gói ghém nỗ lực thành cuốn chỉ nam ấy - không phải cho kẻ dốt mà là cho tất cả những nguời "phàm" thích hiểu biết.
Cuộc cách mạng khoa học thứ nhất.
Cuộc cách mạng khoa học - Cái chúng ta gọi là cuộc cách mạng đầu tiên của khoa học - Bắt đầu trong thế kỷ 15 và 16 bằng công trình của những nguời như Copernicus và Galileo, nguời khám phá ra sự vận hành của trái đất và thái duơng hệ; Johannes Kepler, nguời thiết lập những luật chuyển động của hành tinh; và Francis Bacon, nguời xác định phuơng pháp khoa học. Nhưng phải đến năm 1687 khi Isaac Newton ấn hành cuốn Nguyên lý mới đánh dấu sự tiến bộ thực sự của cuộc cách mạng tư tuởng về thế giới khoa học . Ba luật về động tử của Newton (sẽ có bài nói về 3 nguyên lý này) tổng hợp những buớc dọ dẫm về quan điểm khoa học và đặt nền tảng cho tân cơ học cổ điển đã từng thống trị tư tuởng khoa học qua 2 thế kỷ.
Vật lý cổ điển hay Newton sở đắc một bộ nguyên lý vững chãi làm nổi bật từ những gì đã qua. Triết lý và tôn giáo đặt căn bản vào chân lý qua suy tuởng và mặc khải (tiết lộ huyền nhiệm); khoa học Newton đặt căn bản trên sự khảo sát. Thế giới đã đuợc thiết tuởng gồm những dữ kiện có thể khảo sát, phân tích, loại suy thành vài định luật, nguyên lý đơn giản hay vài thành phần căn bản . Định luật và nguyên lý trở nên căn bản cho mọi lý thuyết và những hệ tiên liệu có thể trắc nghiệm qua những thử nghiệm, đuợc thực hiện trong sự chấp hành triệt để với phuơng pháp khoa học mới là ngăn cách toàn bộ hệ thống khỏi môi truờng xung quanh, tháo rã chúng thành những bộ phận đơn giản nhất và dùng cách chuyển vận của các cơ phận ấy để tiên liệu tuơng lai chưa tới của hệ thống.
Sự đơn giản, định luật thuyết, và tiên liệu là những trụ cột chính của phuơng pháp Newton. Bất cứ hệ thống hay vật thể nào bắt đầu từ vài tình trạng, vị trí cho sẵn và bị tác động bởi vài lực nào đó luôn có phản ứng giống nhau một cách chính xác . Nguyên nhân và hậu quả lên ngôi chí tôn, luôn luôn có sự liên hệ trực tiếp, liền lạc giữa lực tác động (nguyên nhân)lên vật thể và sự lệch huớng của vật thể ấy khỏi con đuờng ban đầu (hậu quả).
Lý học Newton cũng phát triển nhị nguyên thuyết (dualism) đã hiện diện trong văn hóa Tây phương từ 2000 năm. Triết lý Hy Lạp, Plato phân biệt giữa suy nghĩ và kinh nghiệm. Giáo hội Ki Tô sau này nhấn mạnh thuyết nhị nguyên qua hình ảnh con nguời và Thuợng Đế, thể xác và linh hồn và ở thế kỷ 17, Rene Descartes nhấn mạnh đến sự phân chia sắc bén giữa trí tuệ và thể xác. Cùng chiều huớng ấy, Các khoa học gia thời Newton nhấn mạnh đến sự phân biệt giữa quan sát viên và đối vật (the observer and the observed). Các khoa học gia tự tách rời mình ra khỏi dữ kiện, giống như họ đã ngăn cách dữ kiện từ môi truờng xung quanh. Tách rời sự vật để khảo sát trở nên một tiêu chuẩn mới của tính khách quan. Khoa học gia qua khoa học gia, vuợt lên trên mọi hệ lụy, tách rời khỏi những gì mình khảo sát, chiêm nguỡng thế giới lý học từ một tháp ngà.
Thế giới quan Newton
Bởi vì năng lực cũng như vẻ tráng lệ của sách luợc đơn giản Newton và với khóe nhìn táo bạo về chân lý, kinh nghiệm của phuơng pháp khoa học mới, khoa học Newton gây một ảnh huởng tức khắc lên văn hóa, vuợt khỏi phạm vi vật lý. Nét đặc trưng, phuơng pháp, giá trị, và kỹ thuật bao la bát ngát nó mang lại, chủ đạo trên toàn thể trí tuởng Tây phương. Đối với lãnh vực vĩ đại hơn, khoa học thay thế giáo hội Ki Tô như tiêu điểm cho sáng tạo trong văn minh Tây phương.
Cá nhân chủ nghĩa của John Locke, Kinh tế vị lợi nhuận của Adam Smith, định mệnh sử quan của Karl Marx, quan điểm quy nguyên (reductionism chủ truơng vạn vật kết hợp bằng những thành phần căn bản, do đó có thể nghiên cứu từng thành phần để hiểu biết toàn thể) của Charles Darwin đặt nền tảng trên sự phấn đấu tiến hóa mù loà và vai trò của dục vọng trong mọi bí ẩn tâm thần của Sigmund Freud, trên bình diện nào đó đều chịu ảnh huởng tư tuởng lý học Newton. Vô số những lý thuyết gia trong kinh tế, chính trị, xã hội và tâm lý dùng Newton như là kiểu mẫu trong sự tỏ bầy lý thuyết của họ . Khái niệm mới về lực, sự phân tích bất cứ toàn thể nào đó thành vài phần đơn giản và riêng biệt (ATOMISM and REDUCTIONISM), mọi sự việc đều đuợc an bài bởi luật nhân quả (DETERMINISM, định mệnh thuyết) làm góc nhìn cho con nguời để khảo sát kinh nghiệm. Con nguời tự thấy mình là những hòn đảo lẻ loi, liên lạc với nhau bằng lực hay ảnh huởng, hành vi của họ đuợc quyết định bởi lý thuyết sinh vật học, kinh nghiệm hay bởi những điều kiện . Theo mô tả của Newton, vũ trụ như một guồng máy bao la, và vai trò của guồng máy ấy trong cuộc cách mạng kỹ nghệ mới nâng cơ học như một chỉ đạo điều hành con nguời và các tổ chức . Những hình ảnh này tô màu rực rỡ cho ngôn ngữ và suy nghĩ trong mọi khía cạnh của đời sống.
Trong kiến trúc, Le Corbusier gọi những công trình của ông là "cơ phận của đời sống". Trong chính trị, ta thuờng nói đến những trục xoay, bánh xe răng của chính phủ và cơ hành của quyền lực. Trong tâm lý học, nguời ta vẫn nghĩ rằng có lực tiền định đẩy và kéo chi phối tâm tánh hành vi con nguời - Tham, dâm, sân, si, bản năng lúc sinh thì, uớc vọng giờ lâm tử ... Trong thể thao chúng ta thuờng mô tả một lực sĩ tài cán như một bộ máy đầy đủ dầu mỡ . Trong thuơng nghiệp, khoa học quản trị của Frederick W. Taylor mang cơ học Newton vào trong các cơ xuởng sản xuất với sự nhấn mạnh đến sự hữu hiệu, phân phối lao động và sự khích lệ việc tôn sùng các chuyên gia - Nguời khảo sát tách biệt mình ra khỏi đối vật. Sự bẻ vỡ đời sống trí thức thành những môi truờng chuyên môn đuợc đúc khuôn trên phuơng pháp khoa học là cô lập các dữ kiện và phân tích thành những phần tử, những chân lý riêng . Ngay cả trong đời sống cá nhân, chúng ta thuờng nói về tính năng động của các tuơng quan hay cơ hành của một tình trạng. Còn nữa, ta hay mô tả chúng ta bằng những ngôn từ dùng trong máy vi tính - Chúng ta là những bộ máy trí tuệ, đuợc thảo chuơng để thành công hay thất bại ; chúng ta "tắt" hay "mở", chúng ta "tự hủy" v.v...
Những hình ảnh, diễn giải, ẩn dụ này giúp chúng ta tập trung, tuyên xưng kinh nghiệm và kết hợp chúng thành một hợp nhất mạch lạc. Tự chúng không thể suy tuởng nhưng chúng là nền tảng cho tư duy dựa vào. Những hình ảnh cơ học thăng hoa thành thế giới quan cơ học - Một khung cảnh bao quát về cấu trúc tâm tính, hành động, công việc lồng trong thế giới vật lý, một bộ của những thuật ngữ chuyên ngành theo đó loài nguời có thể hiểu nhau và lãnh hội những kinh nghiệm. Thế giới quan này thống trị Tây phuơng từ thế kỷ 17 cho đến đầu thế kỷ 20. Nó hiện thực hóa tiến bộ kỹ thuật trong cuộc cách mạng kỹ nghệ. Song song, nó phù hợp với sự nở rộ của cá nhân chủ nghĩa Tây phuơng và kinh tế kinh doanh tự do. Nó mang lại phép lạ của y học hiện đại, nó dẫn đến suy luận, phê phán giải phóng con nguời từ dốt nát, mê tín. Thế nhưng sự lan truyền của cơ học, nguyên tử cơ bản luận (atomism), và quy nguyên thuyết (reductionism) vào các bình diện của đời sống, kinh nghiệm con nguời mang lại những hậu quả mà chúng ta bây giờ bắt đầu xét lại.
Nhu cầu tư duy mới
Buớc tối quan trọng của phuơng pháp khoa học là xây dựng lý thuyết. Khoa học gia khảo sát dữ kiện và cố tâm ráp nối chúng vào trong toàn cảnh nhằm cắt nghĩa những gì đã khảo sát . Một khi lý thuyết hoàn chỉnh, nó cần đuợc trắc nghiệm qua một chuỗi thí nghiệm và nếu hiệu lực, nó đuợc sử dụng để tiên đoán những dạng thức trong các khảo sát sau này, hay để xác định các phản ứng trong những trạng huống nào đó.
Khoa học gia tìm nguyên nhân sinh bịnh sốt rét, cho ví dụ, ghi nhận rằng bịnh nhân luôn sinh sống hay mới lui tới vùng bùn lầy nuớc đọng, nơi suơng lam chuớng khí mịt mờ khắp nơi . khảo sát dẫn đến lý thuyết cho rằng bịnh sốt rét là do hít thở cái gì đó trong không khí. Những biện pháp ngăn ngừa tập trung vào việc tránh xa không khí tù hãm . Thuyết này cứu giúp đuợc một số nguời, đặc biệt những kẻ tránh lai vãng nơi bùn lầy, nhưng không phải mọi nguời hít thở "khí độc" đều mắc bịnh và cũng không phải mọi nguời tránh xa vùng chuớng khí (các thị dân ở những nơi quang đãng) đuợc an toàn. Vừa khi những dịch bịnh do côn trùng, thú vật lây truyền và cách sinh sản, thói dinh duỡng của muỗi đuợc hiểu rõ, thuyết "chuớng khí" bị bỏ rơi nhuờng chỗ cho một thuyết nào đó liên can muỗi với bịnh sốt rét.
Thế giới quan, giống như mọi lý thuyết khoa học cắt nghĩa kiến thức và kinh nghiệm. Lý thuyết đuợc đem ra trắc nghiệm; một thế giới quan nhào nặn bởi kinh nghiệm qua những thử nghiệm đó, ra đời . Sau đó các vấn nạn đuợc nêu lên. Những lý thuyết đó có giải quyết đuợc vấn đề và giúp ta đối phó với những thử thách đang đe dọa ? Nó có thích hợp với những sự kiện ta đang nắm? Nó có trợ giúp ta trong việc cắt nghĩa thái độ kẻ khác và tìm ra ý nghĩa đời sống chúng ta? Một khi những giải đáp cho những vấn nạn trên mang tính phủ định, hay không thỏa đáng, ta lại bắt đầu tìm kiếm một viễn ảnh mới, hứa hẹn hơn hoặc tốt hơn.
Năm 1880, Triết gia Đức tên Friedrich Nietzsche cho ra đời tác phẩm " Thus Spake Zarathustra, trong đó ông tuyên bố:" Thuợng Đế đã chết". Ông ta không nói rằng một đấng tối cao đã chết mà chỉ là nền văn hóa của chúng ta đã không còn ý nghĩa, mọi giá trị đều vô nghĩa, mọi khái niệm đều băng hoại. Thế giới quan của chúng ta đã chết.
Nietzsche, giống như các hiền triết khác, đã thấy xa hơn thời ông ta đang sống. Chỉ đến bây giờ, vào thời điểm thiên niên kỷ chúng ta mới nhận chân giá trị sở kiến của ông. Nhưng ngay sau khi nguời khùng Zarathustra vừa chạy vừa la trên đuờng phố với ám ảnh cơn ác mộng rằng Thuợng đế đã chết, một thế giới quan cơ học nhiều tự chế hơn, đã bắt đầu đuợc cảm nhận trong văn học và nghệ thuật. Trong khi chủ thuyết Dada (1916 - 1923, phong trào văn chuơng, nghệ thuật tìm kiếm thực tại qua việc bãi bỏ các hình thức thẩm mỹ cùng văn hóa cổ truyền) hoan nghênh sự suy tàn của hình thức và truyền thống, xu huớng lập thể trong một mạch nguồn tích cực hơn, đã đánh một dấu chấm dứt cho góc nhìn cố cựu, vốn cố định và nhàn chán - (ám chỉ dự kiến của Newton), mà thi sĩ William Blake mô tả. Thế chiến thứ nhất huỷ diệt tận cội rễ thiết tưởng của con nguời về bản chất và sự ổn định của văn hóa Tây phuơng. Cuốn Đất hoang (The waste land của T. S. Eliot in năm 1922) thay thế cái vinh quang của kỹ thuật và cơ khí với vẻ ảm đạm, vô vị của thiên nhiên và tinh thần. 20 năm sau, thế chiến thứ 2 bùng nổ, triết gia Susanne Langer viết : Dòng suối tư tuởng Âu châu đã cạn kiệt ... Suốt lục địa Âu châu, những triết gia hiện sinh ngờ vực giá trị cũng như sự hữu hiệu của lý lẽ và tính khách quan, triết lý về sự khai phóng con nguời đã cùng với cuộc cách mạng khoa học trở nên một vấn nạn bức thiết.
Trên phạm vi rộng lớn hơn, văn hóa thế kỷ 20 đã từ từ chỉnh đốn lại, tỉnh ngộ ra với những giá trị, những thể loại tư duy đã làm ruờng cột cho văn minh nhân loại gần 3 thế kỷ. Nhưng chỉ đến bây giờ, ở cuối thế kỷ 20, sự bừng tỉnh này mới trở nên rõ nét trong mọi khía cạnh của đời sống cá nhân, trí thức, chính trị và thuơng nghiệp. Chính trị đã mất ý nghĩa của nó đối với đại đa số nguời trong các nuớc dân chủ Âu Tây và trong thuơng truờng, những mô hình cũ của các tổ chức hoạt động thành công không còn phù hợp với thực tế của thợ thuyền hay kỳ vọng thị truờng nữa. Trong nhiều lĩnh vực tư duy, chúng ta đang kinh qua cái đuợc mô tả là nạn đói kém suy tuởng hiện đại.
Cuộc cách mạng khoa học hứa hẹn giải phóng con nguời khỏi ngu dốt và mê tín. Cuộc cách mạng cơ khí thành công trong việc làm suy vi hầu hết đức tin tôn giáo cổ truyền Tây phuơng, nhưng nó không thay vào đó bằng một niềm tin nào khác. Không có vai trò của đời sống hay ý thức trong dự kiến Newton của "guồng máy", vũ trụ vận hành theo định luật, viễn ảnh về sự phấn đấu của con nguời. Nghĩa là dù chúng ta muốn hay không, vũ trụ vẫn lạnh lùng vận hành con đuờng đuợc an bài của nó. Chúng ta bất lực truớc thiên nhiên. Khoa học vị khoa học này không chỉ đạo hành vi. Ngày nay chúng ta có nhiều tự do hơn truớc nhưng chúng ta hãy còn mù mờ lắm về nguyên ủy của sự khai phóng này. Ta không biết ta tự do từ những gông xiềng gì.
Sự phân biệt rõ rệt giữa nguời quan sát và đối vật trong cơ học và những cảnh tuợng kèm theo của một thế giới vật lý sáng tạo ra bởi những vật chất không hồn, lãnh đạm đặt loài nguời và dự phóng của họ ra ngoài bối cảnh của thiên nhiên. Thiên nhiên trở nên một vật thể, một đối vật bị khảo sát hay một mẫu vật để thí nghiệm, một thử thách để chinh phục, một dụng cụ để sử dụng. Kỹ thuật là phuơng tiện đạt tới cứu cánh này. Khủng hoảng môi truờng hiện tại phần lớn là sản phẩm của tư duy này nhưng chúng ta vẫn chưa có một tổng quan mới về thiên nhiên cũng như mối tuơng quan giữa con nguời và thiên nhiên, để từ đó chúng ta có thể đúc kết, rút ra tư duy mới.
Mọi việc, mọi vật trong vũ trụ Newton bị tiết giảm thành nhiều nguyên tử và lực tuơng tác giữa chúng. Ngày nay, phần lớn nhờ vào tiến bộ kỹ thuật, chúng ta đuợc sống trong một thế giới của độc lập kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng lớn mạnh. Nói theo ngành điện tử, chúng ta sống trong một "làng" thế giới. Những kiểu mẫu chính trị, kinh tế dựng xây trên sự thiết tưởng con nguời , chính phủ, công ty là những đơn vị riêng biệt mà mỗi một đơn vị hành động để đạt được thành công nhất trong việc theo đuổi lợi nhuận riêng biệt, đã trở nên khó khiển dụng và bất ổn định. Chúng ta còn thiếu một mô thức chặt chẽ, mạch lạc mới cho mối tuơng quan nhiều tính sáng tạo hơn giữa thành phần và toàn thể, cá nhân và đoàn thể. Chúng ta thiếu những kiểu mẫu làm sao các thành phần hay thành viên của bất cứ hệ thống hay tổ chức nào có thể hoạt động để gia tăng tiềm năng của nó.
Khoa học Newton có đẳng trật. Thế giới vật lý đuợc cấu trúc trong sự phân tích các đơn vị nhỏ dần : Phân tử căn bản hơn hợp chất, nguyên tử căn bản hơn phân tử. Mô thức Newton về tuơng quan và tổ chức cấu trúc quyền năng và sự hữu hiệu gồm nhiều nấc thang cao thấp. Quyền lực lan tỏa từ trung tâm hay đi xuống từ trên đỉnh. Chúng ta thiếu những khuôn mẫu mới trong đó mọi quyền quyết định có thể trải ra theo hàng ngang đều khắp một tổ chức. Chúng ta thiếu những mô thức tư duy phi đẳng cấp.
Khoa học Newton nhấn mạnh sự tuyệt đối, chuẩn xác và bất biến. Những định luật khắc nghiệt về nhân quả dẫn đưa đến thay đổi khả dĩ tiên liệu đuợc . Những mô hình tổ chức dựa vào những phẩm trật cố định và vai trò cứng nhắc, đặt căn bản trên sách luợc b luôn luôn đi theo a, thì thiếu uyển chuyển và không năng động. Chúng không thể ứng phó với đột biến, mà chúng ta qua kinh nghiệm, phải đuơng đầu mỗi ngày.
Trong bối cảnh thời gian và không gian Newton, chỉ có một cách độc nhất để khảo sát bất kỳ mọi trạng huống. Chân lý Newton là chân lý hoặc nọ hoặc kia (either/or). Nhưng tư duy hoặc nọ hoặc kia (either/or) không thể đối phó với nghịch lý và sự mơ hồ (sẽ nói về nghịch lý và mơ hồ trong phần luợng tử). Nó không thể khiển dụng khi đuơng đầu với sự đa dạng (diversity). Vâng, chúng ta cần một mô thức chặt chẽ, mạch lạc trong đó đặt căn bản một tư duy mới : cả nọ và kia (both/and).
Cuộc cách mạng khoa học thứ hai
Cuối thế kỷ 19 nhà khoa học gia nguời Anh Lord Kelvin khuyên những học sinh xuất sắc nhất của ông nên tránh theo đuổi ngành vật lý ." Mọi công việc đáng lưu ý đã hoàn tất". Ông nói thế. Vật lý cổ điển rõ ràng đã giải đáp các bí ẩn của vũ trụ lý học. Mọi việc đã đuợc hiểu va tóm luợc gọn trong những đẳng thức tiền định, ngoại trừ 2 bất thuờng thực nghiệm nhỏ - Kết quả thực nghiệm không thích ứng với quang cảnh cổ điển . Kelvin, giống như các đồng sự, tin rằng những bất thuờng này chỉ là các vấn đề tạm thời và sẽ sớm lọt vào trong toàn cục diện các sự việc.
Kết quả lạ lùng đầu tiên trồi lên từ cuộc thí nghiệm bởi khoa học gia Albert Michelson và Edward Morley nhằm đo luờng tốc độ trái đất di chuyển trong khí "ether" (lúc đó nguời ta còn tin mọi thiên thể đuợc treo lơ lửng và di chuyển trong một thứ khí gần giống như không khí). Cuộc thí nghiệm cho ra đáp số thậm vô lý về vận tốc của trái đất di chuyển trong ether là zero kí lô mét một giờ. Bất thuờng thứ hai là thí nghiệm về bức xạ của những vật thể đen. Một vật thể đen là bất cứ vật thể nào tỏa nhiệt một cách đồng đều, không tỏa thêm hay bớt trong bất kỳ màu sắc ánh sáng riêng biệt nào. Trong thí nghiệm, một đuờng cong hình cái chuông trong đồ thị đuợc ghi nhận trong khi đo màu sắc bức xạ này với các cuờng độ ánh sáng khác nhau. Những đẳng thức cổ điển tiên đoán rằng mức sáng sẽ trở nên vô tận khi màu sắc ánh sáng đạt đến màu cực tím trong quang phổ. Hiển nhiên có một điều sai lầm nào đó.
Để hiểu rõ hơn, xin đọc thêm về bức xạ những vật thể đen ở trang :
http://www.egglescliffe.org.uk/physi...ody/bbody.html
http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/hbase/mod6.html
Từ những nỗ lực tìm hiểu hai bí ẩn thực nghiệm nhỏ này mà 2 cây trụ cột của khoa học thế kỷ 20 ra đời. Thí nghiệm Michelson-Morley là động lực cho sự chào đời thuyết tuơng đối và cái bí mật bức xạ của vật thể đen dẫn đưa đến những buớc đầu công thức hóa thuyết cơ học luợng tử. Khoảng 60 năm sau, gần cuối thiên niên kỷ, lại một bất thuờng nhỏ cản trở con đuờng mà hệ thống lý học đuợc kỳ vọng là sẽ phô bày tính trật tự khi phản ứng với các biến đổi tiên liệu mang lại sự phát sinh ra thuyết gọi là hỗn loạn và phức tạp (CHAOS and COMPLEXITY). Tất cả thuyết kể trên không có cái nào dựa vào lý học cổ điển . Cũng không thuyết nào đuợc hiểu trong bối cảnh khoa học Newton hay cổ điển . Chúng hoàn toàn là những thiết tưởng mới lạ về thiên nhiên và cách vận chuyển của thực trạng vật lý. Mỗi một thuyết đòi hỏi một tư duy mới, một chuỗi thể loại cấu trúc mô tả làm thế nào sự kiện này kéo theo sự kiện khác hay sự vật đuợc cấu tạo ra sao và một đợt những nguyên lý, sáng kiến toán học nhằm mô tả những thể loại này.
Bài viết này trình bày những ý tuởng chính của các khoa học thế kỷ 20 và phô bày mỗi khoa học ấy thách đố nền tư duy cũ. Chúng ta có thể cảm nhận cái tàn bạo của cuộc cách mạng mang lại bằng cách đối chiếu những đặc điểm lớn giữa 2 cái cũ và mới. Khoa học cũ nhấn mạnh đến sự phân biệt giữa nguời quan sát và đối vật. Trong mọi khoa học mới, sự phân biệt này không rõ nét, đôi khi trở nên vô nghĩa. Khoa học mới thì tuơng tác, tức là tác động lẫn nhau - Khoa học gia tuơng tác hoặc tham dự vào hệ thống để nghiên cứu. Thay vì lùi lại và khảo sát một cách độc lập, khoa học gia trở nên một phần trong tiến trình ông ta nghiên cứu. Sự khảo sát của khoa học gia - điểm nhìn, cách nhìn, mục đích - tự chúng là những thành phần của dữ kiện cần tìm hiểu. Điều này đúng trong truờng hợp thuyết tuơng đối, luợng tử, hỗn loạn phức tạp học. Trong vài bộ môn khoa học trí tuệ, nguời quan sát và đối vật không chỉ là 2 khía cạnh khác nhau của cùng một sự việc, phải đuợc đặt vấn đề.
Trong khi khoa học cũ nhấn mạnh đến sự liên tục, sự thay đổi tiệm tiến, khoa học mới lại chuyên chú vào những biến chuyển đột ngột, nhanh chóng, đầy bi tráng vuợt hẳn những khuôn thuớc cũ. Những trang sau nói về cú nhảy luợng tử, tai họa và hỗn loạn đột xuất. Trong khi khoa học cũ quan niệm thay đổi tuân theo định luật nào đó hứa hẹn sự có thể tiên đoán thì khoa học mới nhấn mạnh đến tính bất định và nhuợc điểm của tiên đoán. Với các khoa học gia mới, guồng máy vũ trụ của Newton trở nên một sòng bạc nơi mà các phuơng pháp khoa học đôi khi phải nhượng bộ cho phuơng pháp Monte Carlo, một thảy súc sắc vi tính và các tính toán về cơ may rủi.
Khoa học cũ phác họa một vũ trụ vật lý của những thành phần gắn bó chặt chẽ với nhau bằng những luật cứng nhắc của nhân quả, một vũ trụ của sự việc hay sự vật liên hệ lẫn nhau bằng lực hay ảnh huởng. Khoa học mới cho chúng ta cái khải tuợng của một vũ trụ rối rắm trong đó mọi vật kết nối vào nhau. Ảnh huởng đuợc cảm nhận dù không có sự hiện diên của lực và tín hiệu; những tuơng quan tự phát triển; Những dạng thức nẩy sinh từ một trật tự nội tại. Khi khoa học gia thời Newton giản luợc mọi sự thành những thành phần và vài lực đơn giản tác động lên chúng thì khoa học gia luợng tử hay hỗn loạn tập trung vào những đặc tính mới hay dạng thức mới khi các thành phần kết hợp thành một toàn thể. Một vũ trụ quen thuộc và không có gì gây ngạc nhiên bị thay thế bằng một vũ trụ tự tổ chức không ngừng những sáng tạo. Khoa học gia biết sự kiện này hay thành phần kia không thể bị cô lập từ môi truờng hay bối cảnh của nó, cách thức duy tổng thể quan thay thế duy nguyên thuyết (holism replaces reductionism), chủ truơng toàn thể luôn lớn hơn tổng số các thành phần gộp lại. Trong khoa học mới, sự đơn giản có tổ chức nhuờng chỗ cho sự phức tạp tự sắp đặt.
Một chuyển đổi tư duy
Nhiều nguời ngày nay thuờng nói về tư duy và sự chuyển huớng tư duy. Ý nguời ta muốn nói gì khi khoa học mới tiêu biểu cho khuôn thuớc mới? Hay tư duy thế kỷ 20 đang trải qua một chuyển đổi khuôn thuớc toàn diện hơn khi chúng ta buớc qua thiên niên kỷ mới?
Từ "khuôn thuớc tư duy" đã đuợc triết gia Thomas Kuhn dùng đầu tiên trong cuốn "Cấu trúc của cách mạng khoa học", nay đã trở nên lỗi thời. Ông ta dùng nó để mô tả cái khung của những thiết tưởng căn bản dùng bởi các khoa học gia khi họ phân tích và phiên dịch dữ kiện. Sự thiết tưởng này, nếu một vật thể di chuyển, nó buộc phải dời chỗ bằng tác dụng của vài lực nào đó ẩn nấp trong cái khuôn thuớc lớn hơn của cơ học Newton và thiết tưởng của nó là tất cả mọi di động đuợc khống chế bởi luật nhân quả. Nếu một khoa học gia cổ điển khảo sát vài chuyển động không có nguyên nhân rõ rệt, ông ta xác nhận rằng có nguyên nhân và dụng tâm tìm nó. Trong nhiều truờng hợp, tư duy này dẫn đến những khám phá mới mà tự nó nâng đỡ khuôn thuớc ban đầu.
Luật động tử Newton, cộng với trọng lực của ông, tiên liệu đuợc sự vận hành của các hành tinh. Khoảng giữa thế kỷ 19, một sai lệch nhỏ đã đuợc cảnh báo trong việc khảo sát hành tinh thứ 7 của thái duơng hệ, hành tinh Uranus. Dựa vào thiết tưởng (khuôn thuớc) rằng vài vật thể khác tác dụng lên vận hành của Uranus, các nhà thiên văn tìm và khám phá năm 1846 một hành tinh khác - Neptune - Khuôn thuớc tổng quát của khoa học Newton dễ dàng thấm nhập vào sự khám phá ấy. Một sự kiện khoa học đuợc thêm vào nhưng sự thiết tưởng không thay đổi.
Kuhn chứng tỏ rằng từ truờng hợp này đến truờng hợp khác, các khoa học gia khư khư bám víu vào khuôn thuớc, vào nền tảng thiết tưởng ấy để đối phó với những ngoại lệ bất khả khắc phục. Dữ kiện thách đố khuôn thuớc bị làm ngơ hay đuợc giải thích như những bất thuờng thực nghiệm cho đến khi chứng cớ vài viễn ảnh mới ngày càng áp đảo. Điều này trong truờng hợp bất bình thuờng của quỹ đạo các hành tinh, sự sai lệch nhỏ ở quỹ đạo Mercury không thể đuợc cắt nghĩa cùng một kiểu như Uranus đuợc. Không có hành tinh nào tác động trọng lực lên Mercury. Sự thiên lệch này giữ nguyên tình trạng bất bình thuờng cho đến khi thuyết tuơng đối tổng quát của Einstein ra đời. Thuyết này tiêu biểu cho sự chuyển đổi khuôn thuớc mới - Nó yêu cầu các khoa học gia phải chấp nhận một cách táo bạo toàn bộ tư duy mới để hiểu dữ kiện. (Xin đọc thuyết tuơng đối đặc biệt, tuơng đối tổng quát - SPECIAL RELATIVITY; GENERAL RELATIVITY).
Kết luận:
Cuộc cách mạng khoa học thứ hai mà chúng ta vừa tóm luợc, tiêu biểu cho một chuyển đổi khuôn thuớc tư duy. Nó buộc các nhà khoa học bỏ rơi những xác tín và thể loại quen thuộc để tiếp nhận một phuơng thức hoàn toàn mới dùng chiêm nguỡng thế giới vật lý. Ý tuởng khoa học bắt nguồn từ vài lý thuyết chính yếu và các khoa ngành nghiên cứu như thuyết tuơng đối, cơ học luợng tử, hỗn loạn và phức tạp, thuyết mới về trí tuệ và vũ trụ học mới - Tất cả phù hợp một cách vừa vặn vào trong một khuôn thuớc mới phô bày những nét đặc thù rộng lớn của duy tổng thể luận - Holism, phi nhân quả- Acausality, sự tham dự của quan sát viên (trái nguợc với thuyết nhị nguyên - dualism) và sự đứt quãng, bất liên tục - nonlinearity, discontinuity. Khi những chi tiết về chuyển đổi khuôn thuớc này rõ nét hơn, nguời đọc sẽ thấy sự liên hệ và sự chế ngự thực thụ một chuyển đổi lớn hơn trong thế giới quan toàn diện của văn hóa chúng ta, đã và đang diễn ra song song.
Metamorph biên khảo
Tham khảo:
http://www.egglescliffe.org.uk/physi...ody/bbody.html
http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/hbase/mod6.html
The Quantum Self (Book)
Who's afraid of Schrodinger's cat? (Book) của Ian Marshall và Danah Zohar
View more random threads:
-
@Meta:
Bạn là người có tài viết cũng như khảo cứu. Nhưng có lẽ đây không phải là đất của bạn, những chú ở đây không appreciate những gì bạn viết, hay bắt bẻ nhưng chẳng phản luận đuợc gì. Một nơi mà một nguời viết phải đúng "lề phải" thì nguời viết làm sao có thể viết trung thực đuợc. Mong bạn sớm trở về đất cũ. Nhiều nguời vẫn chờ đón bạn.
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
CTV bán hàng online tại nhà không phải là một ngành nghề xa lạ trong những năm gần đây. Công việc này được nhiều người lựa chọn bởi tính linh hoạt và thu nhập khá ổn định, phù hợp với các bà mẹ bỉm...
Hỏi Có nên làm CTV Kềm Duy bán kềm online tại nhà ?