Trang 4 của 6 Đầu tiênĐầu tiên ... 23456 CuốiCuối
Kết quả 31 đến 40 của 55
  1. #31
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Chán thật, thấy nick của Kom và CID sáng, tưởng có thể đấu trận sinh tử với phái bảo thủ.

  2. #32
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Arist_Tara
    Hê hê, ai bảo La Mã thắng là tất yếu? Nếu Hannibal không chần chừ khi đang ở rìa La Mã thì Rome đã thiêu cháy từ lâu rồi. Đây là yếu tố ngẫu nhiên nhé. Trường hợp của Alexander rõ hơn: Macedonia chỉ là một nước nhỏ bé, diện tích của nó chưa bằng 1/10 Ba Tư. Đừng nói rằng nhờ văn hóa mà Macedonia sẽ thắng, vì nếu Xerxes vào Macedonia thì sẽ hủy diệt mọi nền tảng văn hóa ở đó. Nhờ vào tài cầm binh của Alexander mà Macedonia mới hạ gục được Ba Tư.
    Thế chú bảo tại sao Hannibal lại chần chừ? Chú bảo La Mã liệu có bị tiêu diệt vì Rome bị đốt cháy không?
    Alexander thắng xong thì cuối cùng đế quốc Ba Tư tồn tại hay đế quốc Macedonia tồn tại?


    Xin thưa lại bác CID: Có những phát kiến của Edison là đột phá, những phát kiến này chẳng có xu hướng nào hỗ trợ nó cả. Điện tín, điện tử là những ví dụ. Bác nên nhớ phát minh có biến thiên vô cùng rộng, có một số phát minh có thể dựa vào xu hướng, nhưng phần lớn là chẳng có xu hướng nào hết. Nếu Edison không tìm ra thì coi như không có phát minh đó và không có luôn sự phát triển của nó sau này.
    Chú chỉ toàn đoán mò là tài. Chẳng qua Edison đã phát minh ra, nên người ta không tiếp tục bắt đầu từ trước phát minh của Edison mà kế tục nên không phát hiện ra. Kể cả Edison cũng là dựa trên những cái người khác đã có để tiếp tục. Nếu không có Edison, sẽ có những người khác. Giống như khi thuyết sóng ánh sáng của Newton gặp bế tắc, người ta tập trung vào giải quyết thì đẻ ra thuyết hạt với Plank và Einstein. Chú thử ví dụ phát minh không có xu hướng đi xem nào?

    Hay cái này:

    Đặt trường hợp của Einstein: Vào những năm Einstein cải cách tòa nhà vật lý, Berlin và các khoa học gia toàn thế giới đều cho rằng, tòa nhà vật lý chỉ còn một chút nữa là hoàn thành. Xin nhắc lại là toàn thế giới. Chỉ còn một ít "khúc mắc nhỏ" như chất ether, ánh sáng, năng lượng mặt trời..... Bác chỉ giúp tôi xu hướng nào sẽ làm cho vật lý đi đúng đường?
    Thế bây giờ chú bảo khoa học đi theo hướng nào nếu không tiếp tục đi giải quyết những vấn đề còn tồn tại? Hay lại đè nhau ra thả bi với thả lông ngỗng để phát minh lại các định luật cơ học cổ điển?


    Hê hê, điều dĩ nhiên là về cơ bản các phát minh đều dựa trên nhu cầu xã hội, nhưng vấn đề còn là nó xa hay gần so với thực dụng của xã hội. Einstein khi cải cách vật lý, nó tuyệt nhiên chẳng mang lại lợi ích gì trước mắt cả. Nó chẳng đi theo xu hướng nào, thậm chí ngược lại xu hướng.
    Ngược lại xu hướng nào? Khoa học cơ bản chỉ giải quyết các vấn đề tự nhiên, vật lý lý thuyết lại chuyên về giải quyết vấn đề lý thuyết, lấy đâu mà chú đòi lợi ích trước mắt [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]


    Bạn lấy đâu ra tư liệu bảo Bài Do Thái là phần quan trọng trong cương lĩnh của Đảng Quốc Xã?
    Cái này chú còn đi hỏi, thế mà cũng bàn chuyện phát xít thì anh cũng thua. Chú nên vào wiki đọc lại về phát xít với từ khóa Nazi nhé [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

    Nói chung chú mà muốn sinh tử với anh thì cứ phải kiếm cheat code 255 mạng đi đã [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

    @Kom:
    Ý chú Tara ở đoạn Ba Tư chắc là Darius chứ không phải Xerces. Chắc tại chú ấy lậm phim 300 đấy mà [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  3. #33
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Anh chỉ nói với chú Arist vài câu:
    Vấn đề là thế này: cá nhân hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến lịch sử, không ai phản đối.
    Nhưng quan trọng là cái xu hướng tất yếu của lịch sử sẽ không bị cá nhân thay đổi được.
    Anh không cần biết Macedonia và Ba Tư và Hy Lạp và La Mã thằng nào làm trùm thời đó, bao lâu, như thế nào, mà anh chỉ cần biết cuối cùng phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ sẽ bị diệt vong, thay bằng phương thức sản xuất phong kiến, bất kể cái quốc gia cụ thể đó được gọi là gì.

  4. #34
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Bó tay con gà quay. Tôi vào forum thấy reply của Kom, bấm sign in xong thấy reply của CID, vào topic thấy thêm 1 reply của Kom nữa.


    Bác Cid ơi là bác Cid Bác với em cứ cùng ra đòn 1 lượt thế này thì Arist đỡ thế nào được Thôi thì bác Arist chịu khó đọc hết rồi phản biện cả 2 luôn nhớ Đùa chứ em cũng thấy tội nghiệp cho bác
    Hề hề, tôi từng chịu cả 5-6 người vào phản biện, thậm chí 11-12 người, mỗi người một ý, ngồi type suốt đêm chưa xong, cỡ này có sá gì.

    Điểm chung là thường những người ấy rất dễ phản biện nên ko sợ.


    1)Về Hannibal: hình như bác chưa hiểu được chủ ý của bác Cid, đồng thời không hiểu câu hỏi mang hàm ý phản biện của em Quần chúng nhân dân làm nên lịch sử, hay cá nhân kiệt xuất làm nên lịch sử - đấy là ý cơ bản trong câu hỏi của em cũng như luận điểm của bác Cid Thôi thì em cũng nói thêm 1 tí: bác tưởng Hannibal muốn đánh Rome là đánh được á Riêng việc vận chuyển quân trang quân dụng và nhu yếu phẩm cho quân Hannibal đóng trên đất Italia đã làm cho Carthage khổ sở rồi Và đương nhiên người La Mã biết tận dụng điểm yếu này
    Trước khi La Mã biết cắt tiếp tế của Carthage(đồng thời cũng là cách gần như duy nhất để chặn Hannibal), thì Hannibal đã có cơ hội đốt thành Rome rồi.


    2)Về Alexander Đại đế: thôi thôi, em xin bác Xerxes I chết từ năm 465 BC, ông con là Xerxes II bị ám sát năm 424 BC, thế mà Alexander Đại đế (hay Alexander III) sinh năm 356 BC Bác phải hiểu là sau khi thực hiện mấy cuộc chiến hao người tốn của với Hi Lạp (dưới thời Xerxes) mà ứ thu được gì, thì Ba Tư đã suy yếu nhiều rồi Bác còn vác Alexander Đại đế lên cùng thời với Xerxes thì thật ứ hiểu nổi
    Nhầm, không phải Xerxes mà là Phyrus.

    3)Về vụ Thomas Edison: bác vừa phản biện bác Cid bằng cái luận điểm "Nếu Edison không tìm ra thì coi như không có phát minh đó và không có luôn sự phát triển của nó sau này", thế mà trong cùng bài viết đó đã dám phản biện em bằng luận điểm "điều dĩ nhiên là về cơ bản các phát minh đều dựa trên nhu cầu xã hội" Thế hóa ra là nhu cầu xã hội thì vẫn tồn tại, nhưng nếu không có Edison thì không có phát minh nào để thỏa mãn yêu cầu đó Lí luận của bác khá thật
    Về cơ bản, các phát minh đều dựa trên nhu cầu xã hội, nhưng về chi tiết từng phát minh thì nó lại có biến thiên rất rộng, vì vậy không có Edison lựa một vài cái trong biến thiên đó thì những cái đó sẽ không có trong lịch sử, bác hiểu chứ?

    4)Về vụ Albert Einstein: đồng ý, phát kiến của ông ý không có ứng dụng xã hội ngay lúc đó, nhưng trong khoa học thì nó lại có ứng dụng ngay lúc đó Nhờ định luật quang điện và thuyết tương đối của Einstein (và trước đó là thuyết lượng tử của Planck) mà vật lí học hiện đại mới giải quyết được những vấn đề "không giải quyết nổi" đối với vật lí học cổ điển Xem SGK Vật lí 12 để biết thêm chi tiết Vậy là cái "xu hướng" nổi tiếng lại quay về quấy rầy bác Arist đáng kính
    Đúng, đây chính là điểm mà Einstein hơn, vì ông nhìn ra cái ứng dụng của những lý thuyết xa vời của ông. Các nhà vật lý học ở Berlin lúc đó đều nghĩ về những lý thuyết trước mắt, không nhìn ra cái liên thông của nó tạo nên những cái ứng dụng sau này. Einstein đã đi lệch xu hướng của họ và thành công.

    Những cái phản biện của Kom chứng tỏ Kom ko hiểu tôi nói gì [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]


    Thế bây giờ chú bảo khoa học đi theo hướng nào nếu không tiếp tục đi giải quyết những vấn đề còn tồn tại? Hay lại đè nhau ra thả bi với thả lông ngỗng để phát minh lại các định luật cơ học cổ điển?
    Không phải "phát minh lại" mà là "cải cách từ cơ bản". Einstein đã , ví dụ như, cải cách và phủ nhận Euclide về cơ bản dẫn đến sự hợp lý của toàn bộ tòa nhà vật lý.


    Ngược lại xu hướng nào? Khoa học cơ bản chỉ giải quyết các vấn đề tự nhiên, vật lý lý thuyết lại chuyên về giải quyết vấn đề lý thuyết, lấy đâu mà chú đòi lợi ích trước mắt
    Hê hê, tôi không chuyên vật lý nên không nói rõ được chỗ này, nói đơn giản là trong khi toàn bộ những nhà vật lý trên thế giới theo xu hướng phát triển tiếp tòa nhà vật lý(và bế tắc), thì Einstein đi vào cải cách từ cơ bản tòa nhà đó.

    Chú chỉ toàn đoán mò là tài. Chẳng qua Edison đã phát minh ra, nên người ta không tiếp tục bắt đầu từ trước phát minh của Edison mà kế tục nên không phát hiện ra. Kể cả Edison cũng là dựa trên những cái người khác đã có để tiếp tục. Nếu không có Edison, sẽ có những người khác. Giống như khi thuyết sóng ánh sáng của Newton gặp bế tắc, người ta tập trung vào giải quyết thì đẻ ra thuyết hạt với Plank và Einstein. Chú thử ví dụ phát minh không có xu hướng đi xem nào?
    Bác không hiểu về cơ bản bài của tôi, về "biến thiên" trong phát minh. Phát minh đơn giản giải quyết nhu cầu XH dựa trên nền tảng lý thuyết và thực tiễn, nhưng do nhu cầu XH có vô số và nền tảng cũng rất nhiều, mà cấu trúc một phát minh lại có khả năng phức tạp vô hạn(một khoảng trong đó: từ cây bút máy tới máy tính điện tử cực kỳ rộng, nhưng chưa phải vô hạn), nên phát minh cũng vô hạn. Mà Edison chỉ tạo ra một số phát minh trong khoảng vô hạn đó. Như vậy theo ngẫu nhiên, xác suất không có Edison mà các nhà phát minh khác tạo ra phát minh y hệt Edison là số phát minh Edison/vô hạn. Thực ra vô hạn cũng không sát thực tế lắm, nó còn dựa trên xu hướng, cứ coi đó là một số rất lớn.Như vậy theo ngẫu nhiên, xác suất không có Edison mà các nhà phát minh khác tạo ra phát minh y hệt Edison là số phát minh Edison/số rất lớn, xác suất đó rất nhỏ, bác hiểu chứ?


    Thế chú bảo tại sao Hannibal lại chần chừ? Chú bảo La Mã liệu có bị tiêu diệt vì Rome bị đốt cháy không?
    Alexander thắng xong thì cuối cùng đế quốc Ba Tư tồn tại hay đế quốc Macedonia tồn tại?
    Rome bị tiêu diệt, nghĩa là toàn bộ cơ sở của The Senate và nhều cơ sở của La Mã cũng bị tiêu diệt, La Mã đã mất 50% sức mạnh. Ai cũng biết đánh thủ đô trước. Với lực lượng Carthage áp đảo và cầm quân thiên tài của Hannibal thì chắc chắn La Mã sẽ bị tiêu diệt. Ít ra việc này cũng tác động rất lớn đến lịch sử.

    Alexander thắng, nhưng do ngẫu nhiên, xui xẻo ông chết nên Ba Tư mới được vực dậy.

    Một tài liệu tôi xem mấy năm trước hình như bảo bài Do Thái chỉ là xu thế nhỏ của Đức, Hitler mới là người đặt nặng vấn đề này. Hiện không có thời gian, vấn đề này tôi sẽ xem tài liệu.

  5. #35
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    503
    [Reply riêng cho wiwi]

    Anh chỉ nói với chú Arist vài câu:
    Vấn đề là thế này: cá nhân hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến lịch sử, không ai phản đối.
    Nhưng quan trọng là cái xu hướng tất yếu của lịch sử sẽ không bị cá nhân thay đổi được.
    Anh không cần biết Macedonia và Ba Tư và Hy Lạp và La Mã thằng nào làm trùm thời đó, bao lâu, như thế nào, mà anh chỉ cần biết cuối cùng phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ sẽ bị diệt vong, thay bằng phương thức sản xuất phong kiến, bất kể cái quốc gia cụ thể đó được gọi là gì.
    Vâng, chính xác, điều này tôi không phủ nhận. Nhưng theo Kom và CID hình như có một vài minor factor vẫn được quyết định bởi xu hướng, ví dụ như tất yếu La Mã sẽ thắng Carthage chẳng hạn.

    P/S: to Hanzo: yêu cầu bác gỡ ngay cái này khỏi bài #26 cho tôi. Nếu không tôi sẽ kiện lên Đông Môn.

    Hanzo : +2 Sự Nghiệp / +2 Tham Vọng || Lý do:

  6. #36
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Arist_Tara
    Điểm chung là thường những người ấy rất dễ phản biện nên ko sợ.
    Dĩ nhiên, chú cứ cãi mà không thèm hiểu người khác nói gì thì bảo sao chả dễ [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]


    Không phải "phát minh lại" mà là "cải cách từ cơ bản". Einstein đã , ví dụ như, cải cách và phủ nhận Euclide về cơ bản dẫn đến sự hợp lý của toàn bộ tòa nhà vật lý.
    Anh hỏi chú nhé, nếu không có những người đã nghiên cứu rốt ráo lý thuyết của Newton, tìm ra những hạn chế, liệu có Einstein có biết được những khiếm khuyết trong lý thuyết của Newton mà đi tìm đường khác hay không?
    Nói tóm lại, các nhà khoa học đã nghiên cứu được 9 phần, chỉ cần thêm có một bác IQ cỡ 250 thò đầu vào nghiên cứu là tìm ra. Chẳng may lại đúng vào bác có tên là Einstein, thế là nổi tiếng [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] Anh đố chú tìm được một lý thuyết nào mới được tìm ra ngay sau một phát minh lớn khác mà "cải cách" cả cái phát minh lớn trước đó đấy.


    Hê hê, tôi không chuyên vật lý nên không nói rõ được chỗ này, nói đơn giản là trong khi toàn bộ những nhà vật lý trên thế giới theo xu hướng phát triển tiếp tòa nhà vật lý(và bế tắc), thì Einstein đi vào cải cách từ cơ bản tòa nhà đó.
    Chán. Chú không chuyên về vật lý, ấy thế mà dám cãi anh.


    Bác không hiểu về cơ bản bài của tôi, về "biến thiên" trong phát minh. Phát minh đơn giản giải quyết nhu cầu XH dựa trên nền tảng lý thuyết và thực tiễn, nhưng do nhu cầu XH có vô số và nền tảng cũng rất nhiều, mà cấu trúc một phát minh lại có khả năng phức tạp vô hạn(một khoảng trong đó: từ cây bút máy tới máy tính điện tử cực kỳ rộng, nhưng chưa phải vô hạn), nên phát minh cũng vô hạn. Mà Edison chỉ tạo ra một số phát minh trong khoảng vô hạn đó. Như vậy theo ngẫu nhiên, xác suất không có Edison mà các nhà phát minh khác tạo ra phát minh y hệt Edison là số phát minh Edison/vô hạn. Thực ra vô hạn cũng không sát thực tế lắm, nó còn dựa trên xu hướng, cứ coi đó là một số rất lớn.Như vậy theo ngẫu nhiên, xác suất không có Edison mà các nhà phát minh khác tạo ra phát minh y hệt Edison là số phát minh Edison/số rất lớn, xác suất đó rất nhỏ, bác hiểu chứ?
    Chú hoàn toàn chả hiểu gì về phát minh cả. Người ta không phát minh được cái gì từ khoảng không, hiểu chưa? Tất cả các cơ sở cho phát minh đó đều đã phải tìm ra được. Ví dụ như phát minh ra đèn điện, thì trước đó đã phải có phát minh ra điện, các nghiên cứu về dây dẫn, lý thuyết điện ... Nói tóm lại là các điều kiện đã sẵn sàng, chỉ cần ghép nối đúng là OK. Và số tổ hợp cũng là hữu hạn, trong khi số người nghiên cứu là nhiều. Hiểu chưa? Cứ giả sử một phát minh phức tạp, đòi hỏi thử nghiệm cho mỗi hướng trung bình là 80 giờ, và có 10.000 hướng, tổng cộng có 800.000 giờ. Nếu có 800 nhà nghiên cứu -> 1.000 giờ = 41 ngày làm việc -> chưa được 2 tháng [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] Đây người ta nghiên cứu hàng chục năm giời thì chú tưởng tượng khả năng nghiên cứu lớn đến mức nào.


    Rome bị tiêu diệt, nghĩa là toàn bộ cơ sở của The Senate và nhều cơ sở của La Mã cũng bị tiêu diệt, La Mã đã mất 50% sức mạnh. Ai cũng biết đánh thủ đô trước. Với lực lượng Carthage áp đảo và cầm quân thiên tài của Hannibal thì chắc chắn La Mã sẽ bị tiêu diệt. Ít ra việc này cũng tác động rất lớn đến lịch sử.
    Xin chú. Tác động lớn, không có nghĩa là La Mã sẽ sụp. Chú không nghĩ dân La Mã có thể nổi dậy à? Mà chú lấy ở đâu tư liệu là đế quốc La Mã có 50% sức mạnh tập trung ở Roma? Hay Hannibal cầm quân chắc chắn thắng cả đời? Nói tóm lại, cái chính quyền cổ lỗ, lạc hậu và ngu dốt của Carthage tự nó sẽ kìm chân Hannibal, trong khi Roma với chính quyền, tổ chức tiên tiến sẽ giành thắng lợi.


    Alexander thắng, nhưng do ngẫu nhiên, xui xẻo ông chết nên Ba Tư mới được vực dậy.
    He he, chả có gì ngẫu nhiên cả. Như bên kia anh đã nói.


    Một tài liệu tôi xem mấy năm trước hình như bảo bài Do Thái chỉ là xu thế nhỏ của Đức, Hitler mới là người đặt nặng vấn đề này. Hiện không có thời gian, vấn đề này tôi sẽ xem tài liệu.
    Cho chú về xem thêm tài liệu. Chưa biết mà cũng dám cãi bừa.

  7. #37
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    1)Vụ Hannibal em xin phép nói thêm (dù dã thông báo gác lại ): theo 1 tài liệu em đọc mấy năm trước (), Hannibal kéo quân về Rome cốt là để Quintus Fabius Maximus cũng phải kéo quân về cứu Rome, và tạo cơ hội cho Hannibal tấn công tiêu diệt. Nhưng Quintus đã đoán được ra đòn nghi binh này, và ông tính toán rằng với tương quan lực lượng giữa hai bên khi đó, Rome hoàn toàn có thể tự phòng thủ được. Nên Quintus quyết định không xuất binh. Mục tiêu chính là "điệu hổ (Quintus) li sơn" đã bất thành, Hannibal cũng đành bó tay Chứ liều đánh Rome thì chẳng phải chỉ thêm hao binh tổn tướng hay sao Khi đó đạo quân Carthage sứt mẻ đầy mình vì bị thiệt hại nặng sau một trận công thành không có kết quả, sẽ trở thành mục tiêu tuyệt vời cho Quintus như thế nào, chắc là Hannibal hiểu rõ
    Hê hê, Fabius là nhà cù nhây, ông này chủ trương cắt tiếp tế của Hannibal. Vì vậy Hannibal mới chịu thua cuộc.

    Còn về chuyện lịch sử thì bạn sai kiến thức nhé. Chuyện nhử Fabius là lúc Hannibal đánh vào Campania. Sau đó Fabius dùng cù nhây không đánh. Nhưng nhờ chiến lược tổng quát giả rút thực ra đánh mà Hannibal trực diện với Fabius tại Cannae, 70 vạn La mã chết ở đây. Sau trận Cannae, Hannibal hoàn toàn đủ sức đánh Rome nhưng không hiểu vì lí do gì ông không đánh, làm Fabius chia lực lượng thành toán nhỏ và tấn công tiêu diệt tiếp tế của Hannibal làm ông phải rút chạy.


    2)Về Einstein: em vừa mới nói với bác là các lí thuyết đấy của Einstein đều có ứng dụng ngay lúc đó trong khoa học, thế mà tự dưng bác lại thuyết một hồi về "ứng dụng của những lí thuyết xa vời" Xa vời hiểu theo nghĩa nào đây Em đã nói là nó đều phát huy được hiệu quả của mình ngay tức thì, trong những lĩnh vực như vật lí lượng tử - vật lí hạt nhân chẳng hạn Giờ thì đúng là em không hiểu bác nói gì
    Bạn nên đọc lại từ đầu các bài tôi viết vì chính xác là bạn chẳng hiểu gì cả [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]


    3)Về Edison: Phép tính của bác hoàn toàn phi thực tiễn Bác chả có căn cứ nào để chứng minh rằng cái biểu thức (phát minh của Edison)/(số rất lớn) của bác là có tính thực tiễn cả Trong khi đó, em đã cho bác một căn cứ thực tiễn rằng: cũng đã có người đi mày mò nghiên cứu những cái như Edison và đã thành công http://en.wikipedia.org/wiki/Joseph_Swan (ông Joseph Swan người Anh này còn được cấp bằng sáng chế về bóng đèn điện trước Edison tới 1 năm cơ Xem chi tiết ở đây http://en.wikipedia.org/wiki/Edison em khuyến cáo, bài này nó rất dài, bác phải kiên nhẫn tìm thì mới được )
    Hê hê, chỉ nói mỗi chuyện bóng đèn mà đòi bác bỏ tính chuyên hóa độc lập của hàng ngàn phát minh của Edison? Trừ bóng đèn ra, bạn chưa đưa ra được căn cứ thực tiễn nào về chuyện đó. Nếu không có căn cứ thực tiễn thì lý thuyết là cái chiến thắng, bác hiểu chứ?

  8. #38
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Dĩ nhiên, chú cứ cãi mà không thèm hiểu người khác nói gì thì bảo sao chả dễ
    Hê hê hê, nếu tôi không hiểu họ nói gì thì họ không cãi tiếp đâu [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]


    Anh hỏi chú nhé, nếu không có những người đã nghiên cứu rốt ráo lý thuyết của Newton, tìm ra những hạn chế, liệu có Einstein có biết được những khiếm khuyết trong lý thuyết của Newton mà đi tìm đường khác hay không?
    Nói tóm lại, các nhà khoa học đã nghiên cứu được 9 phần, chỉ cần thêm có một bác IQ cỡ 250 thò đầu vào nghiên cứu là tìm ra. Chẳng may lại đúng vào bác có tên là Einstein, thế là nổi tiếng Anh đố chú tìm được một lý thuyết nào mới được tìm ra ngay sau một phát minh lớn khác mà "cải cách" cả cái phát minh lớn trước đó đấy.
    Bác nghĩ ai thò đầu vào nghiên cứu? Các nhà vật lý học khắp thế giới đều tiến đến phát triển tiếp lý thuyết Newton, đến nỗi Einstein khi cải cách từ đầu thì tuyệt nhiên chẳng tìm ra một đồng minh nào cả. Vật lý vẫn phát triển tiếp tục như nó vẫn phát triển, và trên chặng đường phát triển đó Einstein đã lao vào cải cách lại từ cơ bản. Chẳng có lý do gì mà các nhà vật lý học phải chạy lại cải cách lại từ cơ bản. Vật lý Newton luôn có những bế tắc và sớm muộn cũng được giải quyết, nhưng ngay từ nền nó lại có những khiếm khuyết, vì vậy gỡ bế tắc này lại đẻ ra bế tắc khác. Vật lý sẽ tiếp tục phát triển như thế nếu không có Einstein.


    Chán. Chú không chuyên về vật lý, ấy thế mà dám cãi anh.
    Hê hê, có những cái không chuyên vẫn phải cãi.



    Chú hoàn toàn chả hiểu gì về phát minh cả. Người ta không phát minh được cái gì từ khoảng không, hiểu chưa? Tất cả các cơ sở cho phát minh đó đều đã phải tìm ra được. Ví dụ như phát minh ra đèn điện, thì trước đó đã phải có phát minh ra điện, các nghiên cứu về dây dẫn, lý thuyết điện ... Nói tóm lại là các điều kiện đã sẵn sàng, chỉ cần ghép nối đúng là OK. Và số tổ hợp cũng là hữu hạn, trong khi số người nghiên cứu là nhiều. Hiểu chưa? Cứ giả sử một phát minh phức tạp, đòi hỏi thử nghiệm cho mỗi hướng trung bình là 80 giờ, và có 10.000 hướng, tổng cộng có 800.000 giờ. Nếu có 800 nhà nghiên cứu -> 1.000 giờ = 41 ngày làm việc -> chưa được 2 tháng Đây người ta nghiên cứu hàng chục năm giời thì chú tưởng tượng khả năng nghiên cứu lớn đến mức nào.
    Chán bác quá.

    Những nghiên cứu của Edison là do ông tự nghiên cứu và tự mày mò, chẳng dựa trên cơ sở hay điều kiện sẵn sàng nào cả. Giống như phát minh ra máy bay của anh em nhà Wright cũng chẳng dựa trên lý thuyết mà dựa trên thực nghiệm. Bác nên đọc lại các phát minh của Edison. Còn các phát minh vô thưởng vô phạt thì nói làm gì?


    He he, chả có gì ngẫu nhiên cả. Như bên kia anh đã nói.
    Bác nói lại tôi xem Alexander tại sao phải chết. Chỉ cần Alexander chăm sóc mình kỹ hơn 1 chút(ngẫu nhiên) thì ông sẽ không chết.


    --------------------------------------------------------------------------------

    Thêm một tí nữa về Edison

    Đồng ý với Arist là các phát minh có biến thiên rất rộng Nhưng với từng phát minh cụ thể, nhằm một mục đích cụ thể, đi theo một xu hướng cụ thể, thì nguyên lí và "các cách tổ hợp" (em mượn chữ bác Cid 1 tí ) của nó là rất hữu hạn Lại nói về bóng đèn điện: với "nguyên lí" cơ bản là chuyển hóa năng lượng điện thành năng lượng ánh sáng, thì ngay cả thiên tài như Edison cũng chỉ biết làm theo "xu hướng" cơ bản của thời đó là "cứ đốt nóng một dây dẫn đến một nhiệt độ đủ lớn thì nó sẽ phát sáng được" - đấy là nguyên lí của bóng đèn dây tóc Chứ ở thời đó chưa có nhiều nghiên cứu về "sự phát sáng lạnh" (hiện tượng huỳnh quang) và cách chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng huỳnh quang, thì Edison làm sao mà phát minh ra đèn huỳnh quang được Thực tế là đèn huỳnh quang ra đời sau đèn dây tóc của Edison đến 10 năm cơ

    Và bác đừng có tưởng là ngay trong lĩnh vực đèn dây tóc thì Edison cũng là người đi đầu Ngoài ông Joseph Swan mà em kể cho bác từ bài trước, còn có một vị này nữa: http://en.wikipedia.org/wiki/William_E._Sawyer (tư liệu về ông này trên wiki hơi ít bác thông cảm )
    Hề hề, bóng đèn điện là theo xu hướng, xu hướng là phát kiến nếu tăng nhiệt thì vật phát sáng, vậy chỉ đơn giản dùng một chất có nhiệt độ nóng chảy cao và truyền điện, cũng như thực nghiệm nhiều là làm được. Bác đưa ví dụ nào khác được chứ?





    Xin chú. Tác động lớn, không có nghĩa là La Mã sẽ sụp. Chú không nghĩ dân La Mã có thể nổi dậy à? Mà chú lấy ở đâu tư liệu là đế quốc La Mã có 50% sức mạnh tập trung ở Roma? Hay Hannibal cầm quân chắc chắn thắng cả đời? Nói tóm lại, cái chính quyền cổ lỗ, lạc hậu và ngu dốt của Carthage tự nó sẽ kìm chân Hannibal, trong khi Roma với chính quyền, tổ chức tiên tiến sẽ giành thắng lợi.
    Phù, khi The Senate đã đi về nơi xa vắng rồi thì còn đâu chính quyền với tổ chức tiên tiến của bác nữa. Những thành tựu văn hóa ở Rome cũng sẽ ra đi, dân Rome sẽ bị tàn sát không còn mống nào.



    Cho chú về xem thêm tài liệu. Chưa biết mà cũng dám cãi bừa.
    Tài liệu cho thấy Đức Quốc Xã chủ trương bài các dân tộc khác trong đó có Do Thái. Nhưng người đặt nặng và bỏ sức nghiên cứu chuyện giết thật nhiều người Do Thái là Hitler. Trừ người Do Thái ra, Hitler chẳng giết thảm khốc với dân tộc nào khác như vậy.

  9. #39
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    P/S: to Hanzo: yêu cầu bác gỡ ngay cái này khỏi bài #26 cho tôi. Nếu không tôi sẽ kiện lên Đông Môn.


    Hanzo : +2 Sự Nghiệp / +2 Tham Vọng || Lý do:

  10. #40
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0


    Ở đây người ta nói rõ như thế rồi. Hay em phải dịch hộ bác nữa Qua đoạn này đủ thấy tình hình của Hannibal, nhể Đánh nhau giữa đồng không mông quạnh thì chả nói làm gì, nhưng công thành nó khác hẳn chứ Bác nói cứ như đúng rồi.

    Mà em đã bảo không nói về Hannibal nữa, sao bác cứ đâm đầu vào để bắt em phải theo bác nhỉ.
    Tùy, bác đưa bài tôi phải reply, nếu không hóa ra tôi chạy bác à? Nếu đã không muốn tôi reply thì đừng viết. Nửa nạc nửa mỡ.


    2) Về Einstein: Chính bác mới là người phải giải thích rõ ý mình Ý em từ trước đến giờ vẫn thế: chả có phát minh nào tự dưng mọc ra cả Vật lí cổ điển về cơ bản coi ánh sáng là sóng Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, thuyết sóng ánh sáng nó mâu thuẫn với những thí nghiệm thực tiễn, thì người ta tìm đến thuyết lượng tử ánh sáng Planck với Einstein là đại biểu cho cái "xu hướng" ấy, chứ hai ông có tự dưng nghĩ ra mà không có nguyên nhân đâu Và cái "xu hướng" ấy nó ngay lập tức được ứng dụng, ngay lập tức đáp ứng được nhu cầu của vật lí hiện đại như thế nào, những cái đấy em có nghi ngờ mảy may đâu Chỉ có bác là hết viện đến "thực dụng của xã hội" thì lại nói về "ứng dụng của những lí thuyết xa vời", nhưng cái mà bác cần chứng minh là Einstein và Planck "không đi theo xu hướng nào cả", thì bác đã chứng minh được đâu
    Đã nói rồi, nếu bác chưa đọc kỹ và chắc chắn đã hiểu hết lí luận của tôi thì đừng viết.


    Em nói cho bác biết, người đề ra xu hướng "hạt ánh sáng" ứ phải là Planck hay Einstein đâu, mà là... Isaac Newton cơ Chính Newton đã coi ánh sáng là corpuscular (dịch là "có tính hạt", hay "có tính tiểu thể" cũng được), trước Einstein đến vài thế kỉ cơ Hai xu hướng "sóng ánh sáng" và "hạt ánh sáng" đã tồn tại cùng nhau từ lâu, nhưng vật lí cổ điển coi xu hướng sau là chính xác hơn Cuối cùng thì vật lí hiện đại nói thế này: ánh sáng nó có cả tính sóng và tính hạt Thôi, bác chưa biết nhiều về vật lí thì đừng đâm đầu vào nói về vật lí nữa, kẻo người ta cười cho
    Bác mới là người không hiểu tôi nói gì rồi bảo. Newton đương nhiên đã đưa ra lý thuyết đó, nhưng Einstein mới là người vọc lại và chứng minh nó, đưa nó ra ánh sáng, hiểu chưa? Tôi đâu bảo về những "lý thuyết được đưa ra", vấn đề là ở chỗ "lý thuyết được đưa ra ấy có theo xu hướng hay không". Các nhà vật lý thế giới lúc đó, trừ hai người này ra, đều cố gắng chứng minh thuyết "sóng ánh sáng" là đúng. Tôi cóc cần biết Newton hay Isaac gì đã đưa ra thuyết đó, nếu nói như thế thì từ mấy ngàn năm trước Buddha đã biết trong nước có vi khuẩn, nhưng vấn đề là ở chỗ sau này người ta chứng minh được điều đó, hiểu chưa?


    3)Về Edison: Về nguyên tắc mà nói, chả phát minh nào là có tính chuyên hóa độc lập Khi phát minh ra một thứ, nhà phát minh hiểu rõ rằng mình đã kế thừa nhiều lí thuyết, kinh nghiệm và cả nhiều phát minh của những người đi trước Đấy là luận điểm mà bác Cid nêu ra ở bài trước, bác thử phản biện luận điểm đấy xem nào Bác cứ vặn vào việc em chỉ nêu được một ví dụ thực tiễn để lờ đi cái ý chủ đạo của bác Cid (phần nào cũng là của em), như thế là không hay đâu
    Tôi chẳng cần biết CID nói gì khi đang phản biện bài của bác. Tôi chỉ biết: Bác chỉ nêu ra được 1 ví dụ thực tiễn. Và Edison chẳng kế thừa phát minh của người đi trước. Nếu mù phát minh của Edison mà chỉ biết mỗi cái bóng đèn thì đừng viết.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •