Trang 3 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 55
  1. #21
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Đã dọn xong một đống rác biết văng tục. Hi vọng từ nay diễn đàn sẽ sạch sẽ hơn. Các smod cứ chiếu tiền lệ này mà làm tới.

  2. #22
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Còn một đống nữa vừa làm mấy bãi trên Latest post, không hiểu các bác đã dọn chưa

  3. #23
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Arist_Tara
    Vào những năm 400 TCN, văn hóa La Mã chẳng có bao nhiêu cả. La Mã chẳng qua là một nước nhỏ bé, nắm được một phần bán đảo Italy. Còn Macedonia kế thừa văn hóa Hy Lạp vĩ đại là một trong những nền văn hóa chói lọi nhất trong lịch sử, có quá trình hình thành và phát triển từ tận 2000 TCN. Đừng nghĩ Alexander Đại Đế không nắm được Ba Tư, Ba Tư cai trị quá hà khắc, Alexander Đại Đế tiến vào và làm chủ được Ba Tư hết 30% là nhờ sự ủng hộ của nhân dân Ba Tư. Cộng thêm việc Alexander rất chú trọng việc đem văn hóa Macedonia vào phổ biến trong thế giới Ba Tư, nên đồng hóa của văn hóa Macedonia vào Ba Tư là cực mạnh. Những người Ba Tư tôn thờ Alexander như vị thánh. Nếu Alexander còn sống sau khi trở về từ biên giới Ấn Độ, điều chắc chắn là nhân dân Ba Tư sẽ tuân phục Alexander, và chẳng có lí do gì để nó tan rã cả. Dĩ nhiên, Macedonia cũng nhiều khả năng sẽ bị phân rã vì đánh chiếm quá nhanh(như Genghis Khan) nhưng đó là chuyện vài chục năm sau. Bảo một đại cường quốc như Macedonia lúc đó không đồng hóa nổi La Mã quá là....
    Hoàn toàn đồng ý với Arist_Tara , chuyện Macedon hùng mạnh dưới thời Alex diệt La Mã chỉ là chuyện nhỏ , vua Pyrrhus của Epirus đã từng làm được việc này . Xin đính chính lại một chút là Alexander đã đem văn hóa Hy Lạp phát triển ra khắp vùng Địa Trung Hải (chứ ko phải văn hóa Macedon ) . Việc đế quốc của Alex tan rã quá nhanh có thể là 1 phần ông chưa có thời gian để bình ổn lại do chết quá sớm , nếu Alex đóng đô tại Babylon thêm 20 năm nữa có con nối nghiệp thì mọi chuyện sẽ khác


    Chú phải hiểu là Alex cũng là người, không phải robot. Mà đặc điểm của con người là có sai lỗi, không thể bảo đánh trận nào cũng thắng.
    Hơn nữa, Alex là người Châu Âu, thế mà lang thang đến cả Châu Á, khí hậu không phù hợp, không bị bệnh dịch mới là lạ.
    Quân đội của Ba Tư và Ấn Độ ko phải là đối thủ của Phalangist và Companion Calvary , nếu quân của Alex có thể kết hợp voi chiến hạng nặng vào quân đội của mình thì quả thật là bất bại .
    Trong hơn 10 năm thực hiện các chiến dịch ở Châu Á , Alex rất ít khi bị bệnh dịch , chỉ khi Hephaestion chết thì ông mới ko quan tâm đến sức khỏe của mình vì vậy mới dẫn đến cái chết .

  4. #24
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Hoàn toàn đồng ý với Arist_Tara , chuyện Macedon hùng mạnh dưới thời Alex diệt La Mã chỉ là chuyện nhỏ , vua Pyrrhus của Epirus đã từng làm được việc này . Xin đính chính lại một chút là Alexander đã đem văn hóa Hy Lạp phát triển ra khắp vùng Địa Trung Hải (chứ ko phải văn hóa Macedon ) . Việc đế quốc của Alex tan rã quá nhanh có thể là 1 phần ông chưa có thời gian để bình ổn lại do chết quá sớm , nếu Alex đóng đô tại Babylon thêm 20 năm nữa có con nối nghiệp thì mọi chuyện sẽ khác
    Dù có thế hay không thì chủ nghĩa tư bản cũng sẽ xuất hiện. Quan tâm làm gì cái quá trình.
    Macedonia thời của Alexander là nhà nước quân chủ chuyên chế. Hẳn sẽ bị các nước cộng hòa dân chủ hơn tiêu diệt.

  5. #25
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Giờ này mà vẫn còn mấy bố đi tuyên truyền chủ nghĩa duy tâm lịch sử, coi rằng số phận của một người có thể làm đảo lộn số phận của cả loài người

    Lại nhớ đến chuyện này: có người hỏi là nếu anh ta được quay về thời Columbus sống, và tìm được cách để Columbus không thể dong thuyền đến châu Mĩ được ("đơn giản" như thuyết phục nhà vua Tây Ban Nha để ông ý không tài trợ cho Columbus nữa) thì thế giới sẽ thế nào? Trả lời: chả thay đổi mấy đâu trước sau gì chả có người châu Âu tìm ra châu Mĩ, đấy là tất yếu còn ai tìm ra thì lại là ngẫu nhiên, không phải là Columbus thì có thể là... Amerigo Vespucci, hay ai đó khác có sao đâu
    Hê hê hê, tôi phải khẳng định một điều là cái duy vật lịch sử bác đang đặt ra hoàn toàn là một cái chủ nghĩa vớ vẩn. Vì nó tương đồng hóa và xu thế hóa những tập thế hoặc hệ thống. Đối với những cá nhân không phụ thuộc tập thể một phần nào đó thì lý thuyết này sai hoàn toàn. Columbus là điển hình cho cái sự tương đồng hóa: ông đi theo cái chủ nghĩa khám phá thế giới làm tiền đề cho cách mạng công nghiệp, vì vậy kết quả của ông cũng có thể đạt được bởi những người cùng chủ nghĩa đó. Còn với những người chẳng theo xu hướng nào như Hannibal(đề ra những chiến thuật, chiến lược độc nhất vô nhị thời đó và làm cho La Mã phải toát mồ hôi hột và khẳng định ông không có đối thủ), Alexander(tương tự Hannibal), Edison(có một cá tính hết sức đặc biệt khiến ông lao vào phát minh và phát minh), Einstein(tương tự Edison),.... đây chỉ là một số trường hợp, nếu đủ tư liệu và thời gian hoàn toàn dẫn ra được vô số trường hợp khác. Thử hỏi nếu không có Hannibal thì ai đề ra những chiến lược đó? Đừng nói với tôi là tất yếu sẽ có vì Carthage có một bộ máy giáo dục hay bộ máy chính trị tuyệt vời hay dạng như vậy.... vì ở Carthage lúc đó chẳng có quái gì những điều kiện nào để tất yếu sản sinh ra những con người như Hannibal. Nếu có những con người như thế thì điều tất yếu khác là họ đã nổi bật như những ngôi sao sáng bên cạnh Hannibal rồi, vì họ cũng có tài như Hannibal, không lý gì không lên được vị trí của Hannibal? Ở Carthage lúc đó chỉ có một người như Hannibal thôi. Ông chết thì chẳng có lý gì mà La Mã phải toát mồ hôi hột trước Carthage. Trường hợp tương tự với Alexander. Đối với Edison, cũng chẳng có trường học nào ở Mỹ lúc đó khuyến khích sự sáng tạo phát minh của ông. Nếu có trường học như vậy thì những con người sinh ra từ đó đã công bố những phát minh của mình, và điều ta thấy là ngoài Edison chẳng có ai phát minh nhiều và chất lượng cao bằng ông vào thời đó cả. Ông chết cũng đồng nghĩa vô số phát minh của ông cũng đi theo gió. Cũng đừng nói với tôi là các phát minh Edison sẽ tất yếu được tìm ra theo đà tiến của khoa học công nghệ, vì Edison chính là người đi đầu. Đặc điểm khác là phát minh của Edison cũng hoàn toàn là ngẫu nhiên, vì vậy có thể nói nếu không phải Edison thì người khác sẽ đưa ra những phát minh khác. Edison có ảnh hưởng rất lớn đến khoa học thời đó, không phải phát minh của ông mà là phát minh khác cũng sẽ tương ứng thay đổi công nghệ và thay đổi nốt sự phát triển của khoa học, cũng như thay đổi luôn lịch sử, đúng chứ?

    Kết luận: có những con người không theo xu hướng; họ chết đi sẽ làm lịch sử biến đổi, đó là điều tất yếu. Duy vật lịch sử phủ định tác động của cá nhân và tuyệt đối hóa xu hướng và cũng đồng nghĩa là phủ định cá nhân. Phủ định cá nhân là phủ định một phần lịch sử. Duy vật lịch sử chính xác là một chủ nghĩa vớ vẩn.

  6. #26
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Arist_Tara
    Hê hê hê, tôi phải khẳng định một điều là cái duy vật lịch sử bác đang đặt ra hoàn toàn là một cái chủ nghĩa vớ vẩn. Vì nó tương đồng hóa và xu thế hóa những tập thế hoặc hệ thống. Đối với những cá nhân không phụ thuộc tập thể một phần nào đó thì lý thuyết này sai hoàn toàn. Columbus là điển hình cho cái sự tương đồng hóa: ông đi theo cái chủ nghĩa khám phá thế giới làm tiền đề cho cách mạng công nghiệp, vì vậy kết quả của ông cũng có thể đạt được bởi những người cùng chủ nghĩa đó. Còn với những người chẳng theo xu hướng nào như Hannibal(đề ra những chiến thuật, chiến lược độc nhất vô nhị thời đó và làm cho La Mã phải toát mồ hôi hột và khẳng định ông không có đối thủ), Alexander(tương tự Hannibal), Edison(có một cá tính hết sức đặc biệt khiến ông lao vào phát minh và phát minh), Einstein(tương tự Edison),.... đây chỉ là một số trường hợp, nếu đủ tư liệu và thời gian hoàn toàn dẫn ra được vô số trường hợp khác. Thử hỏi nếu không có Hannibal thì ai đề ra những chiến lược đó? Đừng nói với tôi là tất yếu sẽ có vì Carthage có một bộ máy giáo dục hay bộ máy chính trị tuyệt vời hay dạng như vậy.... vì ở Carthage lúc đó chẳng có quái gì những điều kiện nào để tất yếu sản sinh ra những con người như Hannibal. Nếu có những con người như thế thì điều tất yếu khác là họ đã nổi bật như những ngôi sao sáng bên cạnh Hannibal rồi, vì họ cũng có tài như Hannibal, không lý gì không lên được vị trí của Hannibal? Ở Carthage lúc đó chỉ có một người như Hannibal thôi. Ông chết thì chẳng có lý gì mà La Mã phải toát mồ hôi hột trước Carthage. Trường hợp tương tự với Alexander. Đối với Edison, cũng chẳng có trường học nào ở Mỹ lúc đó khuyến khích sự sáng tạo phát minh của ông. Nếu có trường học như vậy thì những con người sinh ra từ đó đã công bố những phát minh của mình, và điều ta thấy là ngoài Edison chẳng có ai phát minh nhiều và chất lượng cao bằng ông vào thời đó cả. Ông chết cũng đồng nghĩa vô số phát minh của ông cũng đi theo gió. Cũng đừng nói với tôi là các phát minh Edison sẽ tất yếu được tìm ra theo đà tiến của khoa học công nghệ, vì Edison chính là người đi đầu. Đặc điểm khác là phát minh của Edison cũng hoàn toàn là ngẫu nhiên, vì vậy có thể nói nếu không phải Edison thì người khác sẽ đưa ra những phát minh khác. Edison có ảnh hưởng rất lớn đến khoa học thời đó, không phải phát minh của ông mà là phát minh khác cũng sẽ tương ứng thay đổi công nghệ và thay đổi nốt sự phát triển của khoa học, cũng như thay đổi luôn lịch sử, đúng chứ?

    Kết luận: có những con người không theo xu hướng; họ chết đi sẽ làm lịch sử biến đổi, đó là điều tất yếu. Duy vật lịch sử phủ định tác động của cá nhân và tuyệt đối hóa xu hướng và cũng đồng nghĩa là phủ định cá nhân. Phủ định cá nhân là phủ định một phần lịch sử. Duy vật lịch sử chính xác là một chủ nghĩa vớ vẩn.
    Mấy bữa nay bác Arist post bài nào cũng hay và hợp ý mình nhỉ [IMG]images/smilies/8.gif[/IMG] . Xin tiếp thêm lời của Arist . Chủ nghĩa duy vật lịch sử rõ là hoàn toàn sai lầm , nước Đức nếu ko có Hitler thì chiến tranh II ko thể ác liệt như vậy được , hàng triệu người Do Thái cũng ko phải bỏ mạng , quan trọng nữa là Eistein sẽ ko chạy về Mỹ mà có thể ở lại Đức và giúp Đức tạo nên quả bom nguyên tử đầu tiên của thế giới ,vậy ko thể bảo nếu ko có Hitler thì nước Đức sẽ sinh ra 1 đứa giống vậy , chả khác nào nói nước Đức là cái lò sinh ra quái nhân [IMG]images/smilies/31.gif[/IMG] ?

    Nước Nhật nếu ko có Minh Trị thì giờ chắc cũng tàng tàng như VN ta ,cũng giống như Việt Nam ko có Võ Nguyên Giáp , Anh ko có Churchill , Nga ko Lenin , và quan trọng nhất là ko có Marx - Engel thì đào đâu ra cái thuyết vô sản - XHCN , nhân vật khác của Nga sẽ suy ra được à ? một Sa Hoàng tâm thần nào đấy hay Tchaikovsky chăng [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] ?

    Có thể quả quyết trong mỗi thời điểm lịch sử đều có những nhân vật đặc biệt nắm giữ số mệnh của cả triệu con người và cả lịch sử phía sau họ .

  7. #27
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Arist_Tara
    Hê hê hê, tôi phải khẳng định một điều là cái duy vật lịch sử bác đang đặt ra hoàn toàn là một cái chủ nghĩa vớ vẩn. Vì nó tương đồng hóa và xu thế hóa những tập thế hoặc hệ thống. Đối với những cá nhân không phụ thuộc tập thể một phần nào đó thì lý thuyết này sai hoàn toàn. Columbus là điển hình cho cái sự tương đồng hóa: ông đi theo cái chủ nghĩa khám phá thế giới làm tiền đề cho cách mạng công nghiệp, vì vậy kết quả của ông cũng có thể đạt được bởi những người cùng chủ nghĩa đó. Còn với những người chẳng theo xu hướng nào như Hannibal(đề ra những chiến thuật, chiến lược độc nhất vô nhị thời đó và làm cho La Mã phải toát mồ hôi hột và khẳng định ông không có đối thủ), Alexander(tương tự Hannibal), Edison(có một cá tính hết sức đặc biệt khiến ông lao vào phát minh và phát minh), Einstein(tương tự Edison),.... đây chỉ là một số trường hợp, nếu đủ tư liệu và thời gian hoàn toàn dẫn ra được vô số trường hợp khác. Thử hỏi nếu không có Hannibal thì ai đề ra những chiến lược đó? Đừng nói với tôi là tất yếu sẽ có vì Carthage có một bộ máy giáo dục hay bộ máy chính trị tuyệt vời hay dạng như vậy.... vì ở Carthage lúc đó chẳng có quái gì những điều kiện nào để tất yếu sản sinh ra những con người như Hannibal. Nếu có những con người như thế thì điều tất yếu khác là họ đã nổi bật như những ngôi sao sáng bên cạnh Hannibal rồi, vì họ cũng có tài như Hannibal, không lý gì không lên được vị trí của Hannibal? Ở Carthage lúc đó chỉ có một người như Hannibal thôi. Ông chết thì chẳng có lý gì mà La Mã phải toát mồ hôi hột trước Carthage. Trường hợp tương tự với Alexander. Đối với Edison, cũng chẳng có trường học nào ở Mỹ lúc đó khuyến khích sự sáng tạo phát minh của ông. Nếu có trường học như vậy thì những con người sinh ra từ đó đã công bố những phát minh của mình, và điều ta thấy là ngoài Edison chẳng có ai phát minh nhiều và chất lượng cao bằng ông vào thời đó cả. Ông chết cũng đồng nghĩa vô số phát minh của ông cũng đi theo gió. Cũng đừng nói với tôi là các phát minh Edison sẽ tất yếu được tìm ra theo đà tiến của khoa học công nghệ, vì Edison chính là người đi đầu. Đặc điểm khác là phát minh của Edison cũng hoàn toàn là ngẫu nhiên, vì vậy có thể nói nếu không phải Edison thì người khác sẽ đưa ra những phát minh khác. Edison có ảnh hưởng rất lớn đến khoa học thời đó, không phải phát minh của ông mà là phát minh khác cũng sẽ tương ứng thay đổi công nghệ và thay đổi nốt sự phát triển của khoa học, cũng như thay đổi luôn lịch sử, đúng chứ?
    Kết luận: có những con người không theo xu hướng; họ chết đi sẽ làm lịch sử biến đổi, đó là điều tất yếu. Duy vật lịch sử phủ định tác động của cá nhân và tuyệt đối hóa xu hướng và cũng đồng nghĩa là phủ định cá nhân. Phủ định cá nhân là phủ định một phần lịch sử. Duy vật lịch sử chính xác là một chủ nghĩa vớ vẩn.
    Lý luận của chú rất mâu thuẫu, đầy ngụy biện và thể hiện sự thiếu hiểu biết về chủ nghĩa duy vật lịch sử.
    Như chú phản biện về Hannibal chẳng hạn. Chủ nghĩa duy vật lịch sử không quan tâm đến mấy cái trận đánh của Hannibal ở La Mã, nó quá nhỏ bé đối với phạm vi áp dụng của CNDVLS. Lý luận của CNDVLS ở đây chỉ khẳng định rằng: so sánh hai chính thể của La Mã và Carthage thì dù Hannibal có tài đến mấy, tất yếu lịch sử cuối cùng vẫn sẽ là La Mã thắng, Carthage thua. Carthage có thể thắng vài trận đánh, nhưng sẽ là kẻ thua trận trong cuộc chiến tranh. Vai trò của Hannibal chỉ khiến quá trình đó diễn ra nhanh hay chậm bình thường thôi. Hiểu chưa?
    Chú lại bảo không có người đi đầu? Anh cho chú một hàng người, rồi cho chú thoải mái bỏ đi mấy người (vị trí nào tùy chú). Đố chú bỏ làm sao để hàng người đó, không có ai là người đứng đầu đấy [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]
    Xin thưa, phát kiến trong khoa học cũng vậy thôi. Không có anh thì có người khác, vấn đề là sớm hay muộn. Chú cứ nghĩ phát kiến chỉ 1 người tìm ra được là vì người ta đã thấy Newton tìm ra 3 định luật thì không ai điên mà bỏ thời gian đi tìm lại làm gì cả. Thế giới cũng đầy trường hợp 2 người nghiên cứu độc lập, nhưng cùng công bố một phát minh. Người đi đầu chẳng qua là người đầu tiên phát kiến ra, thế thôi.
    Lần sau khi phản bác cái gì, phải tìm hiểu xem nó là cái gì đã nhé.

    @Hanzo:
    Sai lầm của bạn cũng như Kẹo kéo, đó là cho rằng số lượng người Do Thái bị giết chỉ có thể do Hitler. Nếu chỉ có Hitler mới tạo ra phong trào quốc xã, tại sao Ý và Nhật cũng có xu hướng phát xít? Muốn biết vì sao nước Đức lại sản xuất ra loại quái thai đó, mà hãy nhìn vào điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của nước Đức. Đấy là lời giải của CNDVLS với câu hỏi của bạn đấy.
    Nói tóm lại, bạn cũng phải đọc để hiểu CNDVLS là gì trước khi phê phán nó.

  8. #28
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    quan trọng nữa là Eistein sẽ ko chạy về Mỹ mà có thể ở lại Đức và giúp Đức tạo nên quả bom nguyên tử đầu tiên của thế giới
    Cái này thì e là ko đúng vì Einstein luôn phản đối việc dùng khoa học để gây chiến, việc chế tạo ra bom nguyên tử cho Mĩ là do lúc đấy Einstein nhận được một nhà vật lí người Ý đã tìm ra phương pháp mấu chốt trong việc chế tạo bom nguyên tử (chả nhớ tên nó là cái của nợ gì nữa) nên Einstein đã viết thư trong tổng thống Mĩ nói về tác hại của vũ khí hạt nhân và sau đó ông cùng một số nhà khoa học khác xây dựng lò phản ứng hạt nhân nhưng khi sắp chế tạo xong bom thì Einstein nhận ra Mĩ muốn sử dụng nó vào cuộc chiến nên ông đã rời khỏi kế hoạch này.

  9. #29
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ước mơ của tôi là khoa học thế giới có thể truyền thụ chất xám của những người đi trước lại. Có ai đọc Dũng sĩ Héc man không? Có đề cập đến mơ ước này đấy!

  10. #30
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Lý luận của chú rất mâu thuẫu, đầy ngụy biện và thể hiện sự thiếu hiểu biết về chủ nghĩa duy vật lịch sử.
    Như chú phản biện về Hannibal chẳng hạn. Chủ nghĩa duy vật lịch sử không quan tâm đến mấy cái trận đánh của Hannibal ở La Mã, nó quá nhỏ bé đối với phạm vi áp dụng của CNDVLS. Lý luận của CNDVLS ở đây chỉ khẳng định rằng: so sánh hai chính thể của La Mã và Carthage thì dù Hannibal có tài đến mấy, tất yếu lịch sử cuối cùng vẫn sẽ là La Mã thắng, Carthage thua. Carthage có thể thắng vài trận đánh, nhưng sẽ là kẻ thua trận trong cuộc chiến tranh. Vai trò của Hannibal chỉ khiến quá trình đó diễn ra nhanh hay chậm bình thường thôi. Hiểu chưa?
    Hê hê, ai bảo La Mã thắng là tất yếu? Nếu Hannibal không chần chừ khi đang ở rìa La Mã thì Rome đã thiêu cháy từ lâu rồi. Đây là yếu tố ngẫu nhiên nhé. Trường hợp của Alexander rõ hơn: Macedonia chỉ là một nước nhỏ bé, diện tích của nó chưa bằng 1/10 Ba Tư. Đừng nói rằng nhờ văn hóa mà Macedonia sẽ thắng, vì nếu Xerxes vào Macedonia thì sẽ hủy diệt mọi nền tảng văn hóa ở đó. Nhờ vào tài cầm binh của Alexander mà Macedonia mới hạ gục được Ba Tư.

    Chú lại bảo không có người đi đầu? Anh cho chú một hàng người, rồi cho chú thoải mái bỏ đi mấy người (vị trí nào tùy chú). Đố chú bỏ làm sao để hàng người đó, không có ai là người đứng đầu đấy
    Xin thưa, phát kiến trong khoa học cũng vậy thôi. Không có anh thì có người khác, vấn đề là sớm hay muộn. Chú cứ nghĩ phát kiến chỉ 1 người tìm ra được là vì người ta đã thấy Newton tìm ra 3 định luật thì không ai điên mà bỏ thời gian đi tìm lại làm gì cả. Thế giới cũng đầy trường hợp 2 người nghiên cứu độc lập, nhưng cùng công bố một phát minh. Người đi đầu chẳng qua là người đầu tiên phát kiến ra, thế thôi.
    Lần sau khi phản bác cái gì, phải tìm hiểu xem nó là cái gì đã nhé.
    Xin thưa lại bác CID: Có những phát kiến của Edison là đột phá, những phát kiến này chẳng có xu hướng nào hỗ trợ nó cả. Điện tín, điện tử là những ví dụ. Bác nên nhớ phát minh có biến thiên vô cùng rộng, có một số phát minh có thể dựa vào xu hướng, nhưng phần lớn là chẳng có xu hướng nào hết. Nếu Edison không tìm ra thì coi như không có phát minh đó và không có luôn sự phát triển của nó sau này.

    Đặt trường hợp của Einstein: Vào những năm Einstein cải cách tòa nhà vật lý, Berlin và các khoa học gia toàn thế giới đều cho rằng, tòa nhà vật lý chỉ còn một chút nữa là hoàn thành. Xin nhắc lại là toàn thế giới. Chỉ còn một ít "khúc mắc nhỏ" như chất ether, ánh sáng, năng lượng mặt trời..... Bác chỉ giúp tôi xu hướng nào sẽ làm cho vật lý đi đúng đường?


    Bác bảo rằng "chủ nghĩa duy vật lịch sử" phủ định cá nhân, thế tức là bác chả biết gì về "chủ nghĩa duy vật lịch sử" cả Vai trò của cá nhân kiệt xuất đối với sự phát triển của xã hội loài người là gì, điều đấy bác có thể tìm đọc trong mấy cái giáo trình triết học Marx-Lenin bán nhan nhản ngoài nhà sách, em không nhắc lại làm gì cho mất công Những con người không đi theo xu hướng nào cả thì cũng không đóng góp được gì cho sự phát triển của thế giới loài người cả Bác không tin à Lấy ví dụ Thomas Edison luôn đi: những phát minh của ông ấy mà bác cho là "không đi theo xu hướng nào cả", thực ra lại "rất có xu hướng", vì nó phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của xã hội, chứ có phải Edison mày mò rồi chế tạo ra theo sở thích riêng đâu Chính vì nhu cầu của xã hội về những sản phẩm như thế là có thật, nên hoàn toàn dễ hiểu là không chỉ có Edison mà một số nhân vật khác cũng mày mò chế tạo như ông Với bóng đèn điện chẳng hạn thì có cụ này đây: http://en.wikipedia.org/wiki/Joseph_Swan
    Hê hê, điều dĩ nhiên là về cơ bản các phát minh đều dựa trên nhu cầu xã hội, nhưng vấn đề còn là nó xa hay gần so với thực dụng của xã hội. Einstein khi cải cách vật lý, nó tuyệt nhiên chẳng mang lại lợi ích gì trước mắt cả. Nó chẳng đi theo xu hướng nào, thậm chí ngược lại xu hướng.


    Còn Hannibal, Alexander Đại đế, hay cả Thành Cát Tư Hãn, Nero, Cleopatra... thì đã là đề tài yêu thích của các bác từ lâu, em cũng chả muốn nói thêm gì nhiều, chỉ xin hỏi thế này: các bác nghĩ xem lịch sử là gì? Là một khoa học nghiên cứu về sự hình thành và các qui luật vận động - phát triển của xã hội loài người; hay đơn thuần chỉ là một tập hợp những mẩu chuyện về các danh nhân?
    Chỗ này bạn ko phản biện tôi rồi.


    nước Đức nếu ko có Hitler thì chiến tranh II ko thể ác liệt như vậy được , hàng triệu người Do Thái cũng ko phải bỏ mạng , quan trọng nữa là Eistein sẽ ko chạy về Mỹ mà có thể ở lại Đức và giúp Đức tạo nên quả bom nguyên tử đầu tiên của thế giới ,vậy ko thể bảo nếu ko có Hitler thì nước Đức sẽ sinh ra 1 đứa giống vậy , chả khác nào nói nước Đức là cái lò sinh ra quái nhân ?

    Nước Nhật nếu ko có Minh Trị thì giờ chắc cũng tàng tàng như VN ta ,cũng giống như Việt Nam ko có Võ Nguyên Giáp , Anh ko có Churchill , Nga ko Lenin , và quan trọng nhất là ko có Marx - Engel thì đào đâu ra cái thuyết vô sản - XHCN , nhân vật khác của Nga sẽ suy ra được à ? một Sa Hoàng tâm thần nào đấy hay Tchaikovsky chăng ?
    Chỗ này thì tôi buộc phải phản biện Hanzo đấy nhé [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

    Đức xu hướng của nó là đi theo phát xít, không có Hitler thì cũng có những người của phát xít lên. Và họ cũng sẽ làm y như Hitler đã làm. Chỉ có khoản về người Do Thái là đáng nói.

    Nhật không có Minh Trị cũng chẳng sao, vì xu hướng Nhật Bản lúcấy là Duy Tân đã chiến thắng nhà Mạc. Minh Trị không lên thì những chính sách vẫn ra như thường.

    Tôi không nói về Hitler hay Minh Trị vì họ đơn giản là người đi theo xu hướng.


    Bài Do thái là một phần quan trọng trong cương lĩnh của Đảng Quốc xã, bác cho là Hitler không nắm quyền thì dân Do thái sẽ không sao à Nước Đức nổi tiếng là cái lò gây chiến ở châu Âu từ thời Bismarck cơ, nếu không giải thích điều đó bằng những điều kiện kinh tế của một "đế quốc trẻ" (sức phát triển kinh tế cao nhưng hiếm thuộc địa -> gây chiến để "chia lại thế giới") thì bác định giải thích bằng gì
    Bạn lấy đâu ra tư liệu bảo Bài Do Thái là phần quan trọng trong cương lĩnh của Đảng Quốc Xã?

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •