Trang 2 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 33
  1. #11
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Em xin đưa ra thêm 1 số đề cử:

    Canute Đại đế, hay Canute I hoặc Cnut, (??? - 12 tháng 11 năm 1035) là một vị vua người Viking của Anh (1016-1035), Đan Mạch (1018-1035) và Na Uy (1028-1035).

    Phần lãnh thổ của Canute đại đế, 1 đế quốc Viking phương Bắc

    Canute là con trai của vua Sweyn Forkbeard. Ông và cha ông đã đi xâm lược Anh nhưng sau khi cha chết ông bỏ về Đan Mạch. Ông lên ngôi vua ở Đan Mạch sau khi anh trai ông, Harald II, băng hà. Ông lại đem quân đi xâm lược Anglo-Saxon (người Anh lúc bấy giờ) và đã đánh bại vua Anh Edmund Ironside. Sau đó, ông lên ngôi vua Anh và xưng là "Canute đại đế", đây là vua Anh thứ hai và cuối cùng có hiệu đại đế sau Alfred đại đế. Canute tiếp tục cai trị theo luật pháp Anglo-Saxon. Năm 1028, Canute chiếm được Na Uy và ông lên ngôi ở đây.

    Ở bất cứ Anh, Na Uy hay Đan Mạch, triều đại vua Canute là một triều đại tốt, cả ba nước đều giàu mạnh, thịnh vượng.

    Ông băng hà năm 1035.

    * * *


    Charlemagne (tiếng Anh: [ˈʃa(ɹ).lə.meɪn]; tiếng Pháp: [ʃaʀ.lə.ˈmaɲ]; tiếng Latin: Carolus Magnus, nghĩa là "Charles Đại đế"; sinh 742 ohay 747 – mất 28 tháng 1 năm 814) là vua của người Frank (768–814). Ông đã chinh phục Ý và lấy vương miện sắt của Lombardia năm 774 và trong một chuyến viếng thăm Roma năm 800, được phong Imperator Augustus (Hoàng đế vĩ đại) bởi Giáo hoàng Leo III vào Giáng sinh. Bằng những chuyến phục chinh và việc củng cố nội bộ, Charlemagne góp phần định dạng Tây Âu và thời kỳ Trung cổ. Sự thống trị của ông cũng ảnh hưởng tới thời kỳ phục hưng, sự hồi sinh của nghệ thuật, tôn giáo và văn hóa.

    Là con trai của vua Pepin Lùn và Bertrada thành Laon, tên thật của ông trong tiếng Frank cổ không được ghi ghép lại, nhưng có các dạng trong tiếng Latin như "Carolus" hay mang nghĩa "thuộc về Karol". Ông kế nghiệp cha và cùng cai trị với em trai là Carloman I, cho đến khi Carloman chết vào năm 771. Charlemagne tiếp tục chính sách của cha ông đối với chế độ giáo hoàng và trở thành người bảo vệ cho chế độ đó, tách người dân Lombard ra khỏi chính quyền tại Ý và phát động chiến tranh với người Saracen đang đe dọa lãnh thổ của ông ở Tây Ban Nha. Ở Roncesvalles vào năm 778, một trong những chiến dịch đó làm Charlemagne nếm sự thất bại nhất trong đời ông. Ông cũng từng chiến đấu với người đến từ phía đông, đặc biệt là người Saxon, và sau một cuộc chiến tranh kéo dài đã buộc họ phải tuân theo sự cai trị của ông. Ông đã biến họ thành những người theo đạo Cơ đốc, nhập họ vào vương quốc của mình và từ đó dọn đường cho triều đại Ottonia (hay Liudolfing) sau này.

    Ngày nay Charlemagne được coi như là cha đẻ của cả Pháp và Đức và có khi cha đẻ của châu Âu, Charlemagne là vị người cai trị đầu tiên của một đế chế tại Tây Âu sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã.

    * * *



    Gustav II Adolf (sinh 9 tháng 12, 1594 - mất ngày 6 tháng 11 năm 1632) được biết đến rộng rãi với cái tên Latinh Gustavus (II) Adolphus hay đôi khi là Gustav Adolf đại đế, (Tiếng Thụy Điển: Gustav Adolf den store), là đức vua Thụy Điển từ 1611 đến khi qua đời.

    Gustav II Adolf sinh tại Stockhom là con trai cả của vua Charles IX của Thụy Điển triều đại Vasa và vợ hai , Christina of Holstein-Gottorp. Ông kế nhiệm ngai vàng sau cái chết của cha, khi đó Adolf mới có 17 tuổi. Thời đại của ông được đánh dấu bằng sự tham chiến của Thụy Điển trong chiến tranh ba mươi năm, nơi ông tham gia phe tin lành. Ông cưới Maria Eleonora of Brandenburg, con gái của John Sigismund, một Đức Tuyển Hầu vùng Brandenburg, và chọn thành phố Prussian của Elbing là đại bản doanh cho các chiến dịch tại Đức. Ông hi sinh trong trận chiến Lützen năm 1632. Sự tham gia của ông trong chiến tranh 30 năm cũng giúp ông dành được biệt hiệu "Sư tử phương Bắc".

    Gustav II Adolf được biết là một vị tướng lĩnh quân sự tinh thông. Những kĩ thuật cách tân của ông trong chiến thuật kết hợp bộ binh, kỵ binh, pháo binh và hậu cần giúp ông có được danh hiệu "Cha đẻ của chiến tranh hiện đại". Có nhiều vị tướng quân tài ba trong tương lai đã học hỏi và ngưỡng mộ ông như Napoleon I của Pháp và Carl von Clausewitz. Những cải tiến của ông trong khoa học quân sự giúp Thụy Điển trở thành một sức mạnh nổi trội vùng Baltic trong hơn 100 năm sau đó. Ông cũng là vị vua duy nhất của Thụy Điển được gắn tước hiệu "Đại Đế".

  2. #12
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Theo tớ Caesar của La Mã tuy không được tôn xưng là Vua nhưng ông ta xứng đáng được ghi nhận là 1 bậc Đế vương trong lịch sử của Đế quốc La Mã, trong 3 người nổi tiếng là Sulla - Pompey và Caesar thì tiếng tăm cũng như chiến công của Caesar là lẫy lừng nhất. Sự ảnh hưởng này thể hiện rõ nét khi Hoàng đế đầu tiên của La Mã là Octavian lên ngôi năm 27 trước CN đã lấy danh hiệu là Augustus Caesar.

  3. #13
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    240
    Charlemagne thì tôi biết, chiến công khá nhiều. Canute cũng nghe qua, nhưng không bằng A-đề-liệt. Tuy cùng là quân cướp, nhưng người Viking không có đế chế mạnh như người Hung nô.
    Ở đây không gán danh Attila vào thì cũng xin bỏ qua Canute.
    Còn về Gustav II Adolf thì quả thật chưa hề dược biết tường tận.
    Xin nhận Charlemagne vào danh sách đề cử.

  4. #14
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    0
    Em nghĩ khi đề cử các vị lên danh sách này thì cần phải có những tiêu chuẩn riêng, trong đó đặc biệt phải hiểu nghĩa của từ " đại đế ", để tránh đưa lên những vị tướng, công thần khai quốc,...
    Theo ý hiểu của em, " Đại đế ( the Great )" là những vị vua, vị hoàng đế, có công lập hoặc mở rộng 1 đế quốc.

  5. #15
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Tôi xin bổ sung về Vua Thụy Điển tên đầy đủ là Gustavus Adolphus, ông là người mở đường cho việc bộ binh sử dụng súng hỏa mai với đội hình dàn theo tuyến kết hợp với pháo binh và kỵ binh tấn công dứt điểm bằng gươm thay cho súng lục và súng trường vào đầu thế kỷ XVII( Gustavus đã cải tiến tốc độ nạp đạn của súng hỏa mai đến mức chỉ cần 6 hàng lính sử dụng hỏa mai thay vì 10 như các quốc gia châu Âu khác là cũng đủ duy trì 1 hàng rào lửa đạn). Trận đánh nổi tiếng chứng tỏ tài chinh chiến của ông là trận Leipsig năm 1962 khi Gustavus đem quân xâm lược Đức ( còn gọi là Holy Roman Empire - Đế quốc Thiên Thánh La Mã, là phần phía Tây Đế quốc La Mã xưa kia được phục hồi bởi Charlemagne ), trong trận đánh này chỉ sau 2 giờ đã có 8 ngàn quân của Đế chế Thiên Thánh La Mã bị thiệt mạng ( chủ yếu do súng hỏa mai của quân Thụy Điển ) và trên 9 ngàn quân bị bắt sống hoặc đào ngũ;một con số lớn hơn bị tiêu diệt trong cuộc rút lui và kết thúc trận đánh thì trên 2/3 quân đội Đức bị xóa sổ cùng toàn bộ vũ khí. Trong năm 1632 Gustavus đã chỉ huy nhiều chiến dịch với 6 đạo quân ở những nơi khác nhau và sáu tháng sau trận Leipsig toàn bộ lãnh thổ Đức rơi vào tay Gustavus cùng đồng minh.Quân đội của các nước châu Âu sau đó đều vội vã bắt chước hệ thống chiến thuật tác chiến của Thụy Điển.

  6. #16
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Thiết Mộc Chân là Temujin không phải là Temufin.

  7. #17
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ramses Đại đế



    Ramesses II (cũng được biết đến với tên Ramesses Vĩ đại (tức Ramesses Đại đế) hoặc Ramses II, Rameses II) là vị pharaoh thứ 3 của Vương triều thứ 19 của Ai Cập cổ đại. Ông được ghi nhận là một trong những pharaoh vĩ đại, hùng mạnh và quyền lực nhất trong lịch sử Ai Cập cổ. Ông sinh ra vào năm 1303 TCN, ngày tháng chưa rõ (có tài liệu cho rằng ông sinh ngày 22 tháng 2 nhưng hiện vẫn còn bàn cãi . Năm lên 14 tuổi, ông được vua cha, Seti I (cai trị:1290 TCN-1279 TCN) chọn nối ngôi. Có thể Ramses II đã lên ngôi khi mới ngoài 20 tuổi và cai trị Ai Cập từ 1279 TCN đến 1213 TCN (tổng cộng là 66 năm 2 tháng theo như nhà sử học Ai Cập Manetho. Có thể Ramesses II đã đăng quang vào ngày 31 tháng 5,1279 trước Công nguyên . Manetho đã từng nói rằng Ramses có thể đã sống đến 99 tuổi, nhưng có lẽ Ramses mất khi 90 hay 91 tuổi thì hợp lý hơn. Triều đại Ramses II là triều đại lâu dài nhất Ai Cập cổ đại . Trong suốt thời gian trị vì dài đến như vậy, Ai Cập đã phát triển rực rỡ về nhiều mặt, giàu có và thanh bình. Ramses II đã xây dựng nhiều đền đài, lăng tẩm nhất trong lịch sử Ai Cập và tên của ông cũng được khắc vào mặt đá cũng nhiều nhất trong số các pharaoh. Đến hơn 3000 năm sau, vị pharaoh vĩ đại này vẫn được các nhà Ai Cập học và những người yêu mến đất nước Ai Cập nghiên cứu và nhớ tới.

    Những nhà văn Hy Lạp cổ đại như Herodotus cho rằng những sự hoàn thành của ông dẫn tới huyền thoại Sesostris . Ông còn được nhiều người tin là pharaoh trong Exodus, nói về việc người Israel rời khỏi Ai Cập .

    Cuộc đời
    Ramesses II sinh ra tại bờ Đông lưu vực sông Nil vào khoảng năm 1303 TCN, trong thời kỳ Tân vương quốc, một giai đoạn vàng son trong lịch sử Ai Cập cổ đại . Ông là con của vua Seti I và hoàng hậu Tuya . Ai Cập đã được thống nhất làm một khối từ hơn 2000 trước (khoảng 3100 TCN bởi vua Hor-Aha), khi Ramesses II lên làm vua thì biên giới Ai Cập trải dài đến Nubia (tức Sudan ngày nay) và vùng ảnh hưởng lan rộng đến phía Bắc Syria, phía Tây đến Libya. Triều đại dòng Ramesses (tức nhà tiền Ramessid) phát sinh từ việc hoàng đế Horemheb của Vương triều thứ 18 qua đời mà không có con nối vị và người Tể tướng đầy quyền lực là Pramesse được tôn lên làm vua, lấy danh hiệu là Ramesses I, vị pharaoh đầu tiên của Vương triều thứ 19. Sau khi Ramesses I qua đời, con là Seti I lên thay thế và sau đó lại truyền lại ngai vàng cho con là Ramesses II.

    Trước Ramesses II khoảng 200 năm đã có một vị hoàng đế vĩ đại và quyền lực khác, Thutmose III đã xây dựng một đế chế Ai Cập về phía Đông đến tận Palestine và Syria, về phía Nam đến tận Sudan, vị vua này và cha con Seti, Ramses được xem là những vị pharaoh vĩ đại nhất Ai Cập. Nhưng đến thời đại vua Akhenaten thì sự điêu tàn bắt đầu, Akhenaten chỉ lo chăm chút cho bản thân và bà vợ xinh đẹp, Nefertiti, mà quên đi việc triều chính. Khi triều đại này bắt đầu suy yếu thì người Hittites vốn là kẻ thù của Ai Cập lập tức quấy nhiễu. Các pharaoh kế vị Akhenaten trong đó có cả vị vua trẻ nổi tiếng Tutankhamen cố gắng lập lại uy tín và trật tự nhưng đều thất bại, cho đến khi Pramesse, ông nội của Ramesses II được bầu từ Tể tướng lên Hoàng đế. Làm vua được 16 tháng thì Ramesses I nhường ngôi cho Seti I, con trai và là một võ tướng tài ba. Lúc cha mình lên ngai vàng, Ramesses II mới 8 tuổi. Có lẽ quãng đời thơ ấu của Ramesses II chỉ toàn là hương khói chiến tranh và chuyện đao binh. Seti I đã ấn vào đầu đứa con trai đạo lý "da ngựa bọc thây" với mơ ước lấy lại các vùng đất đã mất do người Hittites xâm chiếm, xây dựng một đế chế hùng mạnh, thiết lập các kỳ quan về kiến trúc, ca tụng Thần chiến tranh Ai Cập. Seti I tuyên chiến với Syria nhưng chưa cho Ramesses II ra trận. Năm lên 10, Ramesses II được vua cha phong làm Tổng tư lệnh danh dự quân đội và năm lên 14, Ramesses II tham gia trận đánh Lybia. Ramesses được cha chọn làm hoàng tử sau khi anh trai ông , Amennefernebes chết sớm mà vua cha còn ở ngôi .

    Một mệnh lệnh từ người cha là sau khi lấy vợ Ramesses II phải có thật nhiều con. Cứ mỗi lần ông được vua cha cho nghỉ phép về thăm vợ Nefertari hay Isetnofret là Hoàng gia Ai Cập lại vang lên tiếng khóc của trẻ thơ. Nhà Ai Cập học Kenneth Kitchen thuộc Đại học Liverpool, người đã bỏ ra 22 năm trời để dịch 2000 trang chữ Ai Cập cổ đại có liên quan đến Ramesses II, nhận xét: "Trong vòng 10 năm, mỗi bà vợ nói trên đã sinh cho Ramesses 5 người con trai và 1 cô con gái. Các bà thứ phi cũng tặng ông từ 5 đến 10 hoàng tử. Kết quả là ông có hơn 100 người con , nhiều con nhất trong các Pharaoh . Ramesses không hề bận tâm đến chuyện thê nhi như Akhenaten ngày xưa. Ông luôn ngước mắt ngưỡng mộ các trận đánh bụi mù cát sa mạc của cha và những công trình kiến trúc nghẹt thở về mức độ to lớn, hùng vĩ. Các pharaoh tin rằng kiến trúc càng to thì quyền hành cũng vươn lên trời cao. Seti I và Ramesses II là hai vị vua có các công trình xây dựng đồ sộ nhất, phần lớn để khắc in mạnh mẽ niềm tin đó vào tâm khảm người dân Ai Cập và do vậy tạo dựng một quyền uy bất khả xâm phạm"

    Chiến tranh của Ramses Đại đế

    Kadesh


    Hình chạm khác Ramses II trên một chiếc xe ngựa hai bánh trong trận Kadesh, được tìm thấy trong ngôi đền Abu Simbel do ông xây dựngKhi lên ngôi mới được 5 năm (1275 TCN), Ramses II nảy ra ý định đánh chiếm thành Kadesh của người Hittites với 20 nghìn quân. Nếu Ramses II thua trận này thì thế giới sẽ chẳng ai biết tới vị pharaoh vĩ đại nhất Ai Cập. Và ông đã suýt thua vua Muwatalli II (Muwatallis) có đến 40 nghìn quân đang mai phục chờ đợi. Toán quân trinh thám của Ramses đã không hoàn thành nhiệm vụ và đoàn chiến xa của ông bị đánh úp. Khi toàn thể đội quân Ai Cập đang nao núng thì Ramses II vung gươm gào lên giữa ba quân:

    “ Ta sẽ bay vút đến chúng như một con chim ưng vồ mồi, tàn sát và chém giết tất cả, ta sẽ nhấn chìm chúng vào lòng đất! ”

    Không rõ liêu đây có phải kiểu tuyên truyền để cổ động ba quân tướng sĩ đang bỏ chạy tháo thân hay không nhưng Ramses II đã một mình tấn công quân địch đến 6 lần. Thình ***h thần Amun lại mỉm cười đem lại may mắn cho ông, viện quân Ai Cập tràn đến. Vua Muwatallis bất lực nhìn đoàn quân hùng hậu của mình tháo chạy trước vị pharaoh trẻ tuổi; quân Hitties sợ hãi nhảy xuống sông chạy trốn. Sau khi điểm lại quân số thì hai bên mới biết không ai đẩy lùi được ai, nhưng Ramses II đã tuyên bố thắng trận và trở về quê hương. .


    Kết quả của chiến tranh
    Năm 1269 TCN , Ramses II bỏ việc đánh Hittites do họ quá mạnh . Ông đã giảng hòa , nhường vùng Kadesh cho vua Hittites lúc đó là Hattusili III và cưới một công chúa Hittites . Ramses và Hattusili bây giờ trở thành đồng minh , họ sẽ giúp nhau khi có một kẻ thù thứ ba .


    Các chiến dịch khác
    Ramses nhiều lần cướp phá xứ Palestine và Syria . Ông cũng đã có chiến dịch phía nam Nubia ở Thác nước thứ nhất


    Xây dựng các đền đài

    Bức tượng Ramses II bên trong đền LuxorRamses II cùng cha đã xây dựng thủ đô Thebes (Ai Cập) trở thành một thành phố tinh thần tối linh thiêng của người Ai Cập. Tại đây có đền Karnak, nơi được xem là linh địa mà thần Amun, vị thần vĩ đại và được tôn kính nhất ra đời. Đền này có các cột cao đến hơn 50 m, mỗi cột có đường kính 6 m, chạm trổ đẹp và sắc sảo, được xem là một trong những tiền sảnh lớn nhất thời cổ đại. Đền Karnak từ bao đời đã là nơi diễn ra lễ hội Opet cực kỳ quan trọng của các pharaoh (thần Amun sẽ được rước từ Karnak đến đền Luxor cách đó vài cây số, theo truyền thuyết thì Amun sẽ tặng lại khói hương cho pharaoh và thế là pharaoh được nâng ngang hàng với thần thánh, vĩnh viễn độc tôn). Seti I chết khi ông được khoảng 50 tuổi, và Ramses II kế vị khi mới ngoài đôi mươi. Ngay lập tức ông bắt tay vào việc xây dựng đền đài mới quy mô lớn chưa từng thấy. Đền Abydos trước đó nay để thờ riêng Ramses II. Đền cột ở Karnak được tu bổ mở mang, dựng lên Abu Simbel, được đục ngay vào sườn núi cách Cairo hơn 1000 km về hướng Nam. Hầu như đô thị Ai Cập nào cũng được Ramses II xây dựng thêm thật nhiều đền đài. Ông còn cho xóa tên nhiều vị pharaoh tại các đền thờ cổ và cho khắc tên mình vào thay thế. Một số nhà Ai Cập học nhận xét Ramses II đã xây dựng nhiều công trình nghệ thuật đến nỗi chúng trở thành một loại sản phẩm sản xuất hàng loạt. Có lẽ ông chú trọng vào số lượng hơn là chất lượng, đến nỗi không có đủ số nhân công phục vụ. Trong khi các pharaoh trước chọn khắc tên vào các bản phù điêu nổi thì Ramses II lại ra lệnh khắc lên bằng ấn bản chìm, như vậy dễ làm hơn và quan trọng nhất là những pharaoh sau không thể nào xóa được.

    Sau này, khi đã ngoài 40, Ramses II bỏ việc chinh phạt Hitties nhưng vẫn say sưa trong việc xây cất. Ông bắt đầu cho dựng ngôi đền vĩ đại Abu Simbel trên đất Nubia thù địch. Có đến 4 bức tượng của ông cao đến 67 bộ được tạc trên vách núi, phía dưới là một ngôi đền khổng lồ được đào sâu vào chân núi đến 160 bộ. Đền này có tượng thờ thần Amun và Ramses II, được kiến trúc một cách độc đáo đến nỗi mỗi năm 2 lần, vào cuối tháng 2 và tháng 10 thì ánh sáng Mặt Trời lúc rạng đông sẽ chiếu thẳng vào hai bức tượng uy nghiêm này, tạo nên một vầng sáng làm mọi người thán phục.

    ( vi.wikipedia.org )

  8. #18
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Tôi xin đề cử thêm Vua Timur của Đế quốc Timurid :
    Timur tên đầy đủ là Timur bin Taraghay Barlas (1336 – tháng 2 năm 1405), người phương Tây gọi là Tamerlane, là một tư lệnh có xuất thân từ Turco-Mongol vào thế kỷ 14, người đã chinh phục phần lớn Tây và Trung Á, và là người sáng lập Đế quốc Timurid và Triều đại Timurid (1370–1405) ở Trung Á, một đế quốc đã tồn tại dưới một số hình thức cho đến 1857. Timur được sinh ra tại Transoxiana, gần Kesh (một khu vực ngày nay được biết nhiều hơn với tên Shahr-e Sabz, 'thành phố xanh,'), tọa lạc cách Samarkand 80 km về phía nam của quốc gia Uzbekistan ngày nay.
    Trận đánh nổi tiếng là trận Ankara với quân Ottoman - Đế quốc Hồi giáo lúc này đang bắt đầu phủ bóng đen lên Châu Âu, lúc này vào năm 1400 khi Timur vừa chinh phục Georgia và Armenia , mở rộng đế chế của mình đến biên giới của Đế quốc Ottoman. Hai thế lực nhanh chóng giao tranh trực diện, Sultan Ottoman là Beyazid đòi một tiểu vương Thổ Nhĩ Kỳ phải triều cống nếu không sẽ bị thôn tính, người này đã phục tùng Timur và Timur cho rằng hành động này là một sự xúc phạm đối với bản thân mình liền tiến hành tấn công triệt hạ một thành phố Ottoman là Sebaste (ngày nay là Sivas). Đế quốc Ottoman đã bị một đòn đau bất ngờ và khi Timur tấn công Anatolia từ phía Đông, Beyazid đã triệu tập quân của mình trực tiếp giao tranh với quân Timur ở gần Ankara. Quân số hai bên khá tương đồng, Timur có quân số khoảng 200.000 lính và một số voi chiến. Trong khi quân Bayezid cũng tương đương với quân Timur, đa phần là bộ binh và có 20.000 kỵ binh Serbia do Bạo chúa Stefan Lazarevic chỉ huy.Trận chiến bắt đầu với một cuộc tổng tấn công trên toàn tuyến với các chiến đoàn bộ binh cực kỳ tinh nhuệ của quân Ottoman và đẩy quân Timur vào thế bị động, tuy nhiên Timur đã hết sức khôn ngoan chấp nhận bị áp đảo trong khi tập trung một phần binh lực tấn công chiếm giữ nguồn nước cung cấp cho cả hai quân đội, Cubuk Creek bắt nguồn từ một con hồ chứa nước nhỏ ở gần thị trấn Cubuk do quân Timur khiến cho quân Ottoman không còn nước uống. Trận chiến kéo dài và quân Ottoman dần đuối sức vì bị cái khát hành hạ, 2 đạo quân Ottoman người Tatar và người Sihahi từ Anatolian Beyliks đã bỏ Bayezid rồi đầu hàng quân Timur, quân Timur phản công bằng một cơn mưa tên từ kỵ binh bắn cung và tràn lên phá vỡ hai sườn của quân Ottoman. Sau đó đại quân Ottoman nhanh chóng tan vỡ, mặc dù Sultan Bayezid đã chạy được đến dãy núi gần đó với vài trăm quân kỵ nhưng quân Timur lúc này đã làm chủ thế trận nhanh chóng truy kích và bắt được ông ta. Trận Ankara có hiệu quả tức thời đối với nền chính trị Balkan, khi đó Đế quốc Ottoman đang nắm quyền chủ động. Do cuộc xâm lược của Timurid, cuộc vây hãm Constantinople bị chấm dứt và quân Ottoman rút khỏi Balkan để đương đầu với mối đa dọa mới.Sự kiện này đã chia rẽ Đế quốc Ottoman thành nhiều phe phái vì các con trai của Beyazid vẫn còn sống và tự do sau khi chính ông ta bị bắt. Phần lớn người Thổ Ottoman chạy trốn đến châu Âu. Điều này dẫn đến cuộc nội chiến giữa bốn người con trai của Bayezid. Sự suy yếu tạm thời của Ottoman làm sự sụp đổ của Đế quốc Byzantine và cuộc xâm lược Balkan của chậm lại một thời gian.
    Hoàng đế Timur đã cai trị một đế quốc mà ngày nay trải dài từ Nam Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iraq, Kuwait và Iran, xuyên qua Trung Á bao gồm một phần của Kazakhstan, Afghanistan, Azerbaijan, Gruzia, Turkmenistan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Pakistan, Ấn Độ, và thậm chí vươn đến Kashgar ở Trung Quốc.
    Tuy nhiên Timur và Đế quốc Timurid đã không trở thành ác mộng mới của Châu Âu bởi ông tập trung giao tranh với các quốc gia Hồi giáo và Minh triều Trung Quốc.





    [

  9. #19
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi A Phi
    1. Alexander của Macédon (Thế Kỷ IV TCN)
    2. Doanh Chính của Trung Hoa (Tk III TCN)
    3. Asoka của Ấn Độ (Tk III TCN)
    4. Hán Võ Đế của Trung Hoa (Tk II TCN)
    5. Céasar của La Mã (Tk I TCN)
    6. Thành Cát Tư Hãn của Mông Cổ (Tk XI)
    7. Hốt Tất Liệt của triều Nguyên (Tk XII)
    8. Ferderick của Phổ (Tk XVIII)
    9. Napoléon của Pháp (Tk XIX)
    10....................ai nhỉ, Hittler ư??
    .
    Cho mình hỏi trong danh sách của pác Céasar là Julius Céasar hay Augustine Céasar ?

  10. #20
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    @x2000: Đó chỉ có thể là Caesar Octavianus, bởi Gaius Julius Ceasar chưa bao giờ là Hoàng đế, còn Augustus lại là hoàng đế đầu tiên của Đế quốc La Mã, trong khi bảng xếp hạng này nói về các vị hoàng đế.
    Sau đây là vài thông tin về Hoàng đế Augustus:

    Augustus (tiếng Latin cổ: IMPERATOR•CAESAR•DIVI•FILIVS•AVGVSTVS; 23 tháng 9, 63 TCN – 19 tháng 8, 14 SCN), tên lúc khai sinh là Gaius Octavius và được biết đến với cái tên Gaius Julius Caesar Octavianus (tiếng Latin cổ: GAIVS•IVLIVS•CAESAR•OCTAVIANVS) giai đoạn sau năm 27 SCN, là Hoàng đế đầu tiên của Đế quốc La Mã, người đã cai trị La Mã từ 27 TCN đến lúc mất 14 SCN. Octavian được người chú vĩ đại của mình, Julius Caesar nhận làm con nuôi và thừa hưởng mọi di sản của Caesar sau khi ông bị ám sát năm 44 TCN. Những năm tiếp theo, Octavian tham gia Tam đầu chế thứ 2 cùng với Marcus Antonius và Marcus Aemilius Lepidus. Như là một thành viên của Tam đầu chế, Octavian cai trị La Mã và hầu như toàn bộ các vùng thuộc địa Châu Âu của nó một cách chuyên quyền, chiếm giữ cả quyền chấp chính tối cao sau khi hai chấp chính Aulus Hirtius và Gaius Vibius Pansa Caetronianus qua đời và đảm bảo khả năng tái cử bất biến của mình. Tam đầu chế tan rã sau khi hoàn thành mục tiêu của nhửng kẻ lập ra nó: Lepidus bị buộc lưu vong và Antonius buộc phải tự sát sau khi bạ trận tại Actium trước Octavian năm 31 TCN.


    Sau khi Tam đầu chế thứ Hai tan rã, Octavian vẻ bên ngoài là khôi phục lại Cộng hoà La Mã, với quyền lực tối cao là của Viện Nguyên lão nhưng thực chất là vẫn nằm trong tay ông. Phải mất sáu hay bảy năm để tìm ra được một khuôn mẫu chính xác để một nước chính thức vẫn theo thể chế Cộng hòa nhưng bây giờ được lãnh đạo bởi một lãnh tụ duy nhất; kết quả là thể chế được biết đến như là Đế quốc La Mã. Chức vụ hoàng đế không bao giờ giống như độc tài La Mã mà Caesar và Sulla đã từng nắm giữ trước đó; thật vậy, ông đã khước từ khi đại đa số dân La Mã muốn "đưa ông lên chức vụ độc tài". Theo pháp luật, Augustus có một tập hợp các quyền lực ông có suốt đời do Viện nguyên lão giao cho ông, bao gồm cả quyền lên diễn đàn để diễn thuyết, quyền kiểm duyệt, và quyền lãnh đạo, mà không cần phải được bầu vào những cơ quan tương ứng với các chức vụ đó, gồm Bảo dân quan, Kiểm dân quan, và Chấp chính tối cao. Quyền lực áp đảo của ông có được từ những thành công về tài chính và những nguồn lợi thu được từ các cuộc chinh phạt, sự xây dựng các mối quan hệ bảo trợ trong suốt toàn lãnh thổ Đế quốc, sự trung thành của binh sĩ và những cựu chiến binh, quyền lực từ những vinh dự được phong cho bởi Viện Nguyên lão, và sự kính trọng, ỵêu mến của dân chúng. Sự nắm giữ đa số các sư đoàn lê dương có thể tạo thành mối đe dọa quân sự đối với Viện Nguyên lão, cho phép ông áp đặt các quyết định mà không cần thông qua ý kiến của Viện Nguyên lão. Với khả năng loại bỏ những Nguyên lão đối lập với biện pháp quân sự, Viện Nguyên lão trở nên ngoan ngoãn dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của ông.

    Triều đại của Augustus đã mở ra một thời đại tương đối hòa bình được biết đến như là Pax Augusta, hay là hòa bình của Augustus. Mặc dù các cuộc chiến tranh liên tục nổ ra ở biên giới, và một năm nội chiến về việc nối ngôi Hoàng đế, vùng Địa Trung Hải là hòa bình trong hơn hai thế kỉ. Augustus mở rộng lãnh thổ của Đế quốc La Mã, bảo vệ được biên giới của Đế quốc với nhiều nước chư hầu, và thiết lập hòa bình với Parthia thông qua các biện pháp ngoại giao. Ông đã cải cách lại hệ thống thuế của La Mã, phát triển một mạng lưới đường sá với hệ thống liên lạc chính thức, thiết lập quân đội thường trực (và một lực lượng hải quân nhỏ), thiết lập lực lượng Vệ binh Praetorian, và tạo ra hệ thống bảo an và lính cứu hỏa cho thành Rome. Nhiều thành phố được xây dựng lại dưới thời của Augustus; và ông viết lại những thành tựu mà chính ông đã làm được, được biết đến như là Res Gestae Divi Augusti, tồn tại tới nay. Khi ông chết vào năm 14 CN, Augustus được phong là một vị thần bởi Viện Nguyên lão, được thờ phụng bởi dân La Mã. Tên của ông Augustus và của Caesar được lấy làm đế hiệu của các hoàng đế sau này, và tháng Tám (August) được chính thức đặt tên theo tên ông. Ông được nối ngôi bởi người con trai nuôi là Tiberius.
    (vi.wikipedia.org)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •