-
10 vị đai đế có chiến công vĩ đại nhất
1. Alexander của Macédon (Thế Kỷ IV TCN)
2. Doanh Chính của Trung Hoa (Tk III TCN)
3. Asoka của Ấn Độ (Tk III TCN)
4. Hán Võ Đế của Trung Hoa (Tk II TCN)
5. Céasar của La Mã (Tk I TCN)
6. Thành Cát Tư Hãn của Mông Cổ (Tk XI)
7. Hốt Tất Liệt của triều Nguyên (Tk XII)
8. Ferderick của Phổ (Tk XVIII)
9. Napoléon của Pháp (Tk XIX)
10....................ai nhỉ, Hittler ư??
.
View more random threads:
-
. Tần Thủy Hoàng Đế là con của Trang Tương Vương nước Tần. Trang Tương Vương làm con tin của Tần ở nước Triệu, thấy người thiếp của Lữ Bất Vi, thích, nên lấy, sinh Tần Thủy Hoàng, vào tháng giêng năm thứ 48 đời Tần Chiêu Vương, ở Hàm Đan, đặt tên là Chính, họ Triệu. Khi lên 13 tuổi, Trang Tương Vương chết, Chính thay, được lập làm Tân Vương (năm 247 trước công nguyên).
Lúc bấy giờ Tần đã thôn tính các đất BA, T hục, Hán, Trung, Việt, Uyển; lại có đất Sính, ở đấy đặt Nam Quận. Miền bắc lấy Thượng Quận trở về phía đông, gồm có các quận Hà Đông, Thái Nguyên, Thượng Đảng; phía đông đến Huỳnh Dương; diệt hai nhà Chu, đặt quận Tam Xuyên, Lữ BẤt Vi làm thừa tướng được cấp mười vạn hộ làm đất phong, hiệu là Văn Tín hầu, mời các tân khách, du sĩ để lo việc lấy thiên hạ. Lý Tư là xá nhân của Bất Vi. Bọn Mông, Ngao, Vương, Ỷ, Biều Công làm tướng...
2. Năm thứ 26 (năm 221 trước công nguyên). Tề Vương là Kiến cùng thừa tướng là Hậu Thắng đem quân giữ biên giới phía tây, đoạn tuyệt với Tần. Tần sai tướng quân Vương Bôn đi qua phía nam nước Yên đánh Tề bắt được vua Tề là Kiến. Tần lần đầu tiên thôn tính được tất cả thiên hạ, ra lệnh cho thừa tướng và ngự sử như sau:
"Trước đây, vua Hàn nộp đất, hiến dâng ấn tín, xin làm bầy tôi ở ngoài rào giậu. Được ít lâu, vua Hàn bội ước, hợp tung với Triệu và Ngụy, phản lại nước Tần. Cho nên đem quân tiêu diệt, cầm tù vua Hàn. Quả nhân cho đó là việc tốt, hy vọng có thể dẹp tắt được binh nhung. Vua Triệu sai thừa tướng Lý Mục đến giao ước ăn thề, cho nên ta cho con của TRiệu đang làm con tin ở Tần về. Được ít lâu, vua Triệu lại bỏ lời thề, phản lại ta ở Thái Nguyên, cho nên ta đem quân tiêu diệt, bắt vua Triệu. Công tử nước Triệu là Gia lại tự lập làm Đại Vương cho nên ta đem quân đánh và tiêu diệt. Vua Ngụy lúc đầu giao ước phục tùng sáp nhập vào Tần, được ít lâu, lại bàn mưu với các nước Hàn, Triệu đánh úp nước Tần, nhưng bị quan quân của TẦn giết chết và đánh tan. Vua nước Kinh hiến đất đai từ Thanh Dương về phía Tây, được ít lâu, lại phản lời ước, đánh Nam Quận của ta, cho nên ta đem binh tiêu diệt, bắt đuợc vua Kinh, sau đó bình định đất Kinh. Vua nước Yên hôn ám làm loạn, thái tử nước Yên là Đan lại ngầm sai Kinh Kha ám sát ta, tướng sĩ của ta đánh tiêu diệt nước Yên. Vua Tề dùng mưu kế của Hầu T hắng, cắt đứt liên lạc với Tần và muốn làm loạn. Ta sai quân đánh cầm tù vua Tề, bịnh định đất Tề. Quả nhân, một người nhỏ bé hưng binh trừ khử bọn bạo nghịch làm loạn. Nhờ uy linh của tôn miếu, sáu nước đều chịu tội, thiên hạ bình định. Nay nếu không thay đổi danh hiệu thì không sao xứng với công lao đã làm được và truyền cho đời sau. Các ngươi hãy bàn nên đặt hiệu đế thế nào".
Thừa tướng là Vương Quán, ngự sử đại phu Phùng Kiếp, đình úy Lý Tư đều tâu:
- Ngũ Đế ngày xưa chỉ đất vuông ngàn dặm, ngoài ra là đất đai của chư hầu và của man di, họ vào chầu hay không thiên tử cũng không sao cai quản được. Nay bệ hạ dấy nghĩa binh, giết bọn tàn ác và nghịch tặc, bình định được thiên hạ, bốn biển thành quận và huyện, pháp luật và mệnh lệnh đều thống nhất ở một nơi, từ thượng cổ đến nay chưa hề có, Ngũ Đế đều không bằng. Bọn thần sau khi bàn bạc kĩ lưỡng với các bác sĩ thấy rằng: Ngày xưa có Thiên hoàng, Địa hoàng, Thái hoàng, nhưng Thái hoa nfg là cao quý nhất. Bọn thần liều chết xin dâng tôn hiệu của nhà vua là Thái hoàng, mệnh ban ra gọi là "chế", lệnh ban ra gọi là " chiếu", thiên tử tự xưng gọi là "trẫm".
Nhà vua nói:
- Ta bỏ chữ "thái", lấy chữ "hoàng", thêm chữ "đế" của những vị đế thời thượng cổ hiệu gọi là Hoàng đế còn những điều khác thì như lời các khanh tâu.
Một đạo "chế" ban ra chấp nhận điều đó. Truy tôn Trang Tương Vương làm Thái thượng hoàng.
Một tờ chế nói:
"Trẫm nghe nói thời thái cổ có hiệu nhưng không có hiệu bụt. Thời trung cổ có hiệu và sau khi chết người ta căn cứ vào việc làm của nhà vua mà đặt hiệu bụt. Làm như thế tức là con bàn bạc về cha, tôi bàn luận về vua, thật là vô nghĩa. Trẫm không chấp nhận điều ấy. Từ nay trở đi, bỏ phép đặt hiệu bụt. Trẫm là Thủy Hoàng đế, các đời sau cứ theo số mà tính: Nhị Thế, Tam Thế đến Vạn Thế truyền mãi mãi".
Thủy Hoàng xét việc năm đức lần lượt thay đổi nhau nên cho nhà Chu được "hỏa đức", nhà Tần thay đức nhà Chu thì phải theo cái đức mà "hỏa" không thắng được. Từ nay là "thủy đức" bắt đầu, đổi đầu năm, việc triều cống chúc mừng đều bắt đầu từ mồng một tháng 10. Áo, quần cờ tiết, cờ mao đều dùng màu đen, lấy số 6 làm đơn vị, các phù và các mũ đều dài sáu tấc, trục xe sáu thước, sáu thước làm một bộ, đi xe sáu ngựa, đổi tên sông Hoàng Hà là Đức Thủy vì cho rằng "thủy đức" bắt đầu. Cai trị thì cứng rắn nghiêm nghị, gay gắt, sâu sắc, mọi việc đều dùng pháp luật để quyết định, khắc bạc, không dùng nhân đức, ân nghĩa. Có thế mới hợp với con số năm đức.
Do đó, nhà Tần chú ý gay gắt về pháp luật, trong một thời gian dài không tha tội cho ai.
Bọn thừa tướng Vương Quán nói:
- Chư hầu vừa bị tiêu diệt. Nay các đất Yên, Tề, Kinh đều ở xa nếu không đặt vua thì không làm sao kiềm chế được họ, xin lập các con trong hoàng tộc làm vua. Xin hoàng thượng lập theo ý của mình.
Thủy hoàng đưa lời tâu ấy xuống cho các quan bàn bạc. Các quan đều cho là tiện, nhưng đình úy Lý Tư nói:
- Vua Văn Vương, Vũ vương nhà Chu phong con em cùng họ làm vua rất nhiều, nhưng về sau dòng họ càng ngày càng xa, họ đánh lẫn nhau, xem nhau như thù. Chu hầu càng giết nhau, đánh nhau, thiên tử nhà Chu không làm sao ngăn cấm được. Nay bốn bể đã nhờ thần linh của bệ hạ mà được thống nhất đều làm quận, huyện. Các con và các công thần đã được thu tô và thuế của nhà nước, và được trọng thưởng. Như thế là đủ lắm rồi. Làm thế thì dễ cai trị: thiên hạ không có ý gì khác. Đó là cái thuật trị an, vậy đặt chư hầu không tiện.
Thủy Hoàng nói:
- Thiên hạ đều khổ vì việc chinh chiến liên miên, đó là do có hầu có vương mà ra. Nay nhờ tôn miếu, thiên hạ vừa mới được bình định mà lại lập các nước lên thì cũng như là tự gây ra binh đao mà muốn được thái bình nghỉ ngơi, chẳng phải là khó lắm sao? Điều của đình úy nói là đúng.
Bèn chia thiên hạ làm 36 quận, đặt các quan thú, úy, giám, đổi gọi "dân" là "đầu đen". Mở một bữa tiệc lớn, thu tất cả binh khí trong thiên hạ tập hợp ở Hàm Dương, đúc làm chuông, giá chuông và mười hai người bằng kim khí mỗi người nặng 1000 thạch, đặt ở trong cung. Thống nhất pháp luật, các cân, phép đo lường, các thạch, trượng, thước; trục xe đều dài như nhau, chữ viết cùng lối như nhau.
Đất đai chạy dài phía đông đến biển và đất Triều Tiên; phía tây đến Lâm T hao, Khương Trung; phía nam đến miền cửa nhà quay mặt về hướng bắc; phía bắc lấy Hoàng Hà làm biên giới và men theo Âm Sơn đến tận Liêu Đông. Sai dời các nhà hào phú trong thiên hạ đến Hàm Dương tất cả 12 vạn nhà. Các miếu, cũng như điện Chương Đài, vườn Thượng Lâm đều ở phía nam sông Vị. Mỗi khi láy được chư hầu, Tần thường vẽ lại các cung thất của nước đó rồi dựng lên ở bờ phía bắc Hàm Dương, phía nam các cung điện này nhìn ra sông Vị. Từ cửa Ung Môn về phía đông đến sông Kinh, sông Vị, các điện, các cung thất các đường phức đạo và đường gác liền nhau. Bắt được bao nhiêu người đẹp và chuông trống của chư hầu đều đưa vào đấy.
Năm thứ 27, Thủy Hoàng đi tuần Lũng Tây, Bắc Địa, ra khỏi núi Kê Đầu Sơn đi qua Hồi Trung. Sai xây Tín cung ở phía nam sông Vị, sau lại đổi tên Tín cung là Cực miếu để bắt chước sao Thiên cực. Từ Cực miếu có con đường thông lên núi Ly Sơn, sai xây tiền điện Cam Tuyền, đắp đường ống chạy mãi đến Hàm Dương. Năm ấy thưởng tước một cấp, làm những con đường nhà vua đi.
Năm thứ 28. Thủy Hoàng đi về phía đôgn đến các quận và các huyện, lên núi Trâu Dịch, dựng đá cùng các nho sinh nước Lỗ bàn vie ẹc khắc vào đá để ca tụng công đức nhà Tần và bàn việc phong thiện.
3. Năm thứ 33, Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn bán đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải; cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ. Ở phía tây bắc, đánh đuổi Hung Nô từ Du Trung dọc theo sông Hoàng Hà đi về đông đến Am Sơn tất cả 34 huyện, xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giã, xây đình và thanh flũy ở đấy để đuổi người Nhung và đưa những người bị đày đến đấy để ở và lần đầu những nơi này trở thành huyện. Cấm không được thờ. Sao sáng xuất hiện ở phương tây.
Năm thứ 34, đem đày những quan coi ngục không thanh liêm đi xây trường thành và đi thú ở đất Nam Việt. Thủy HOàng đặt tiệc rượu ở cung Hàm Dương, bảy mươi vị bác sĩ đến chúc thọ. Quan bộc dịch Chu Thanh Thần tiến lên ca ngợi:
- Ngày xưa đất Tần chẳng qua nghìn dặm, nay nhờ bệ hạ thần linh sáng suốt nên bình định được bốn biển, đuổi được man di, mặt trời mặt trăng chiếu đến đâu thì nơi ấy theo phục, đổi các nước chư hầu thành quận, huyện, mọi người thấy yên vui không phải lo về nạn chiến tranh, truyền đến vạn đời, từ thượng cổ đến nay, không ai uy đức bằng bệ hạ.
Thủy Hoàng bằng lòng, Thuần Vu Việt, người Tề, làm bác sĩ tiến lên nói:
- Tôi nghe nhà Ân và nhà Chu làm vua hơn nghìn năm, phong các con em và công thần làm chi nhánh để giúp đỡ cho mình. Nay bệ hạ có bốn biển nhưng con em vẫn là kẻ thất phu, nếu bỗng chốc có xảy ra việc như Diền Thường hay lục khanh, thì không ai giúp đỡ, làm sao có thể cứu lẫn nhau được. Trong công việc, khôgn bắt chước đời xưa mà có thể lâu dài thì đó là điều chưa hề nghe nói. Nay bọn Thanh Thần lại xiểm nịnh bệ hạ để làm cho điều sai lầm của bệ hạ thêm nặng. Như thế không phải là kẻ trung thần.
Thủy Hoàng đưa lời can của ông ta xuống các quan bàn. Thừa tướng Lý Tư nói:
- Ngũ đế không lặp nhau, Tam đại không bắt chước nhau, đời nào trị dân theo cách của đời đó, không phải vì họ phản lại nhau, chính vì thời thế thay đổi cho nên như vậy. Nay bệ hạ lần đầu tiên làm nên nghiệp lớn, dựng lên cái công vạn đời, đó không phải là điều bọn nhà Nho ngu ngốc biết được. Vả chăng, điều Thuần Vu Việt nói là những việc của thời Tam đại, làm sao có thể đủ cho ta bắt chước? Trước đây, các nước chư hầu tranh nhau, hậu đãi đón mời những người du thuyết. Nhưng bây giờ thiên hạ đã bình định, luật pháp, mệnh lệnh đều từ một nơi ban ra, trăm họ làm ăn ra sức lo về nghề nông, nghề công, kẻ sĩ thì học tập pháp luật, mệnh lệnh, những điều ngăn cấm. Nay các Nho sinh không theo thời nay mà học thời xưa để chê bai thời nay làm cho bọn "đầu đen" rối loạn, thần Tư này là thừa tướng xin liều chết nói rằng: Ngày xưa thiên hạ phân tán rối loạn không ai thống nhất dược. Vì vậy cho nên các chư hầu cùng trị vì một lúc, khi nói thì mọi người đều nói việc xưa làm hại việc nay, trau chuốt những lời nói suông làm loạn việc thực, mọi người đều lấy cái học riêng của mình để chê bai những điều nhà vua làm. Nhưng nay Hoàng đế đã thâu tóm cả thiên hạ, phân biệt trắng đen mà định ra điều duy nhất được tôn trọng. Những kẻ học Nho theo cái học riêng củ amình lại cùng nhau chê cười pháp luật rồi đem dạy cho người ta. Khi nghe lệnh ban xuống thì họd dều lấy cái học riêng của mình để bàn tán. Khi vào triều, thì trong bụng chê bai. Ra đường thì bàn bạc chê vua của mình để lấy danh, làm cho khác người để tỏ là cao, bày cho kẻ ở dứoi phỉ báng. Nếu như thế mà không cấm thì ở trên uy thế của nhà vua sẽ bị giảm sút; ở dưới các bè đảng sẽ nổi lên. Nên cấm làm hơn. Thần xin đốt tất cả các sách sử, trừ những sách sử của nhà TẦn. Trừ những người làm chức bác sĩ, ai cất giấu Kinh Thư, Kinh Thi, sách vở của trăm nhà thì đều đem đến các quan thú, quan úy mà đốt đi, hai người dám bàn nhau về việc Kinh Thi, Kinh Thư thì chém giữa chợ, lấ yđời xưa mà chê đời nay thì giết cả họ. Quan lại biết mà không tố cáo, thì cũng bị tội. Lệnh ban ra trong ba mươi ngày không đốt sách thì khắc vào mặt cho đi thú để xây và canh giữ trường thành. Những sách không bỏ là sách thuốc, sách bói, sách trồng cây. Ai muốn học pháp luật thì thờ quan lại làm thầy.
Chế của nhà vua nói: "Được".
Năm thứ 35, sai làm con đường thông từ huyện Cửu Nguyên đến đất Vân Dương, đục núi, lấp các khe núi, nhờ vậy đường đi suốt và thẳng. Thủy Hoàng cho rằng ở Hàm Dương người thì đông mà cung đình các vua trứoc thì nhỏ, nói:
- Ta nghe vua Văn Vương nhà chu đóng đô ở đất Phong và Vũ vương đóng đô ở đất Cảo, miền giữa Phong và Cảo là đô của đế vương.
Bèn sai xây cung để tiếp các triều thần ở phía nam sông Vị. Trong vườn Thượng Lâm trước tiên sai xây cái điện đằng trước cửa cung A Phòng dài 500 bộ từ đông sang tây, rộng 50 trượng, từ nam đến bắc, ở trên có thể ngồi một vạn người, ở dưới có thể cắm cờ cao 5 trượng. Xung quanh sai làm đường gác từ dưới điện chạy thẳng cho đến đỉnh núi Nam Sơn. Sai dựng cái cửa ở núi Nam Sơn để ra vào, làm đường phức đạo từ cung A Phòng vượt qua sông Vị đi mãi đến Hàm Dương để bắt chưứoc con đường của sao Thiên cực, sao này qua sông Ngân Hà đến tận sao Dinh Thất. Khi cung A Phòng chưa xây xong, nhà vua muốn tìm một cái tên đẹp mà gọi. Vì cung này gần cung thất nhà vua cho nên thiên hạ gọi nó là cung A Phòng. Đưa những người bị tội thiến ở An Cung hơn 70 vạn người chia nhau xây cung A Phòng hoặc đắp núi Ly Sơn. Lấy cái quách bằng đá ở núi Bắc Sơn, lấy gỗ từ đất Thục, đất kinh chở về đến nơi ấy.
Ở Quan Trung, số cung đến 300 cái, ở ngoài Quan Trung hơn 400 cái. Thủy Hoàng bèn sai dựng đá ở bờ biển Đông Hải thuộc đất Cù để làm cửa phía đông của Tần, nhân đấy dời 3 vạn nhà đến Ly Ấp, 5 vạn nhà đến Vân Dương, những nhà này đều được tha việc công dịch mười năm.
Lư Sinh nói với Tần Thủy Hoàng:
- Bọn thần đi tìm cây "chi" là thứ thuốc lạ, nhưng thường không gặp "tiên", xem ra có vật gì cản trở. Trong pháp thuật có phép vi hành để tránh ác quỷ, tránh được ác quỷ thì "chân nhân" mới đến. Nếu kẻ bày tôi đều biết được nơi nhà vua ở thì có hại đến thần. Bậc "chân nhân" đi vào nước khôg ướt, đi vào lửa không cháy, bay lên mây, cùng trường thọ với trời đất. nay nhà vua cai trị thiên hạ vẫn chưa nghỉ ngơi đuợc chút gì. Xin nhà vua ở cung nào đừng cho ai biết, thì sau đó mới có thể được thuốc bất tử.
Thủy Hoàng nói:
- Ta rất thích bậc "chân nhân"
Và tự coi là "chân nhân" chứ không gọi là "trẫm".
Thủy Hoàng bèn ra lệnh: "Trong vòng hai trăm dặm xung quanh Hàm Dương, 270 cung điện ở đấy có đường phức đạo và đuờng ống liền nhau; đem màn trướng trống chiêng cùng gái đẹp đưa vào các cung không cho xê dịch. Vua đến đâu nếu có kẻ nào nói nơi nhà vua ở thì bị tội chết".
Thủy Hoàng đến cung Lương Sơn đứng trên núi thấy xe, quân kỵ của thừa tướng rất đông, không bằng lòng. Có kẻ nói với thừa tướng. Sau đó thừa tướng bớt xe và quân kỵ đi.
Thủy Hoàng nổi giận nói:
- Thế nào cũng có kẻ tiết lộ điều ta đã nói.
Khi tra xét thì không ai thú. Nhà vua bèn sai bắt tất cả những người ngồi cạnh lúc nhà vua nói câu đó và giết đi. Từ đó về sau, không ai biết nhà vua đi đâu. Khi nghe công việc thì quần thần chỉ nhận được những điều đã quyết định, mọi việc đều giải quyết ở trong cung Hàm Dương.
Hầu Sinh và Lư Sinh bàn nhau:
- Thủy Hoàng tính khí bướng bỉnh, gàn dở, chỉ nghe theo mình. Xuất thân là chư hầu, thâu tóm cả thiên hạ, ý chí tự đắc, muốn gì được nấy, tự cho rằng từ xưa đến nay không ai bằng mìinh, chuyên dùng bọn pháp quan. Bọn pháp quan được yêu quý, bác sĩ tuy có 70 người nhưng chỉ cho đủ số chứ không dùng. Thừa tướng và các quan đại thần đều nhận được nhữn gđiều đã quyết định xong còn việc làm là ở nhà vua. Nhà vua thích việc hình phạt chém giết để ra uy. Thiên hạ sợ tội múôn giữ bổn glộc không ai dám hết lòng trung. Nhà vua không nghe nói đến sai lầm của mình nên ngày càng kiêu ngạo. Ở dưới thì sợ nép một bề, nói dối để được dung thân. Theo phép nhà Tần không được làm hai nghề, làm sai là chết ngay. Những kẻ xem sao, khí mây có đến 300 người đều là những người giỏi nhưng đều sợ hãi, trốn tránh a dua, không dám nói đến những sai lầm của nhà vua. Công việc trong thiên hạ không kể lớn nhỏ đều do nhà vua quyết đoán. Đến nỗi nhà vua phải lấy thạch mà cân giấy tờ , một ngày một đêm không làm đủ một thạch thì không được nghỉ ngơi. Con người ham quyền thế như vậy không thể nào tìm thuốc tiên cho ông ta được.
Hai người bèn bỏ trốn. Thủy Hoàng nghe nói họ bỏ trốn thì nổi giận nói:
- Trước đây ta thu các sách trong thiên hạ, sách nào không dùng được thì bỏ đi, sai triệu tập tất cả những người có văn học và những phương sĩ, thuật sĩ rất đông, muốn làm cho thiên hạ thái bình. Ta triệu tập bọn thuật sĩ là muón họ tìm thuốc lạ, nay nghe nói bọn Hàn bỏ đi không báo với ta, bọn Từ Phúc làm ta tốn kém hàng ức vạn, nhưng cuối cùng vẫn không đuợc thuốc, ngày ngày chỉ nghe chúng nói với nhau về việc tham lợi riêng của chúng. Bọn Lư Sinh được ta tôn quý, thửong cho rất nhiều nhưng lại phỉ báng ta để làm nặng điều sai lầm của ta, bọn nhà Nho ở Hàm Dương được ta sai người hỏi thì có kẻ đặt ra những lời nói nhảm để làm loạn bọn "đầu đen".
Bèn sai ngự sử xét tất cả các nhà Nho. Các nhà Nho tố giác lẫn nhau, có hơn 460 người phạm điều đã cấm. Thủy Hoàng sai chôn sống tất cả ở Hàm Dương, báo cho thiên hạ biết điều đó để làm răn. Sau đó lại sai đày ra biên giới nhiều người bị tội để đi thú.
Con cả của Thủy Hoàng là Phù Tô can:
- Thiên hạ mới được bình định. Những kẻ "đầu đen" ở phương xa vẫn chưa theo ta. Các nho sinh đều học theo Khổng Tử, nay bệ hạ dùng pháp luật nặng để trói buộc họ thì thần sợ thiên hạ không yên, xin bệ hạ nghĩ đến điều đó.
Thủy Hoàng nổi giận sai Phù Tô đi lên miền bắc để giám sát Mông Điềm ở Thượng Quận.
Năm thứ 36, sao Huỳnh Hoặc ở vào khu vực của sao Tâm, có ngôi sao rơi xuống Đông Quận. Khi rơi xuống đất thì thành đá. Có bọn "đầu đen" khắc vào đá: "Thủy Hoàng chết thì đất bị chia". Thủy Hoàng nghe tin ấy, sai ngự sử tra hỏi , nhưng khôgn ai thú, bèn bắt tất cả những người ở gần đấy giét đi và đốt chảy hòn đá. Thủy Hoàng không vui, sai các bác sĩ làm thơ ca ngợi "tiên" và "chân nhân" cùng những nơi trong thiên hạ mà mình đã đi chơi. Sai nhạc công ca và đàn hát những bài ấy. Mùa thu, sứ giả đang đêm từ Quan Đông đi qua Hoa Âm trên đường Bình Thư. Có người cầm ngọc bích chặn đường sứ giả mà nói:
- Ông làm ơn đưa viên ngọc này cho vua Hạo Trì. Nhân đấy nói rằng: năm nay thì Tổ Long chết.
Sứ giả hỏi:
- Tại sao?
Người ấy biến mất để lại viên ngọc bích ở đấy. Sứ giả cầm ngọc bích kể lại đầu đuôi cho nhà vua nghe. Thủy Hoàng nín lặng hồi lâu nói:
- Quỷ núi chẳng qua chỉ biết việc xảy ra trong một năm mà thôi.
Khi vào cung nói:
- Tổ Long, đó là tổ tiên của người.
Vua sai ngự phủ xem ngọc bích thì đó là viên ngọc nhà vua để chìm khi vượt qua Trường Giang năm thứ 28. Thủy Hoàng sai bói, trong quẻ nói: "Đi chơi thì tốt". Thủy Hoàng bèn sai dời 3 vạn nhà đến Du Trung ở Bắc Hà, thưởng cho các quan thêm một cấp.
4. Tháng mười năm thứ 37 (năm 211 trước công nguyên) ngày quý sửu, Thủy Hoàng đi chơi, tả thừa tướng Lý Tư đi theo, hữu thừa tướng Khứ Tật ở nhà. Hồ Hợi, con nhỏ của Thủy Hoàng, được nhà vua yêu mến xin đi theo, vua bằng lòng. Tháng 11, đi đến Vân Mộng, tế vua Thuấn ở núi Cửu Nghi, đi thuyền qua sông Trường Giang xem Tích Kha vượt qua bãi ngoài biển, qua Đan Dương đến Tiền Đường, đi đến Chiết Giang gặp lúc sóng to nổi lên nên đi về phía tây một trăm hai mươi dặm, qua sông ở nơi dòng hẹp, lên Cối Kê tế vua Vũ, nhìn ra biển Nam Hải dựng đá khắc công đức nhà Tần.
Sau đó trở về, đi qua đất Ngô theo sôgn Trường Giang qua đò ở Giang Thặng và đi dọc theo bờ biển lên phía bắc đến đất Lang Gia.
Bọn phương sĩ Từ Phúc ra ngoài biển tìm thuốc thần mấy năm không được, tốn kém rấ tnhiều. Chúng sợ bị trừng trị bèn lừa dối nói rằng thuốc của Bồng Lai có thể lấy được, nhưng bị con cá giao lớn làm khổ, cho nên không đến được, xin nhà vua cấp cho người thiện xạ cùng đi, lấy cái nỏ bắn nhiều phát một lúc để bắn. Thủy Hoàng nằm mơ thấy mình đánh nhau với thần biển hình người. Bèn hỏi người đoán mộng.
Bác sĩ nói:
- Thủy thần không thể trông thấy nên hiện thành con cá giao. Xin nhà vua cầu khấn, thờ phụng có đủ lễ vật thì mới trừ được thứ thần ác và làm cho thần thiện có thể đến được.
Nhà vua bèn sai người ra biển mang đồ bắt cá lớn, còn tự mình cũng làm nỏ bắn nhiều phát một lúc, chờ khi nào cá lớn xuất hiện thì bắn. Nhà vua đi từ Lang Gia về phía bắc đến núi Huỳnh Thành nhưng không thấy cá. Đến Chi Phù thì thấy cá lớn, giết chết một con. Sau đó đi dọc theo đường biển. Khi đi về phía tây đến bến Bình Nguyên thì bị bệnh.
Thủy Hoàng ghét người ta nói đến việc chết, cho nên quần thần không ai dám nói với nhà vua về việc chết. Khi bệnh càng nặng nhà vua bèn viết thư đóng dấu của vua gửi đến công tử Phù Tô nói: "Con về Hàm Dương với đám tang, và chôn cất ta ở đấy". Bức thư đã niêm phong ở trong phủ trung xa thuộc quyền Triệu Cao. Bức thư có dấu của nhà vua làm tin chưa giao cho sứ giả thì ngày bính dần tháng bảy, Thủy Hoàng chết tại Bình Đài thuộc đất Sa Khâu.
5. Thừa tướng Lý Tư thấy nhà vua chết ở xa kinh đô sợ các công tử và thiên hạ có biến loạn, bèn giấu kín điều đó, không báo tang, chở quan tài trong một cái xe mát, cho một người hoạn quan được vua yêu ngồi trong xe, đến đâu thì dâng thức ăn, trăm quan vẫn tâu việc như thường. Viên hoạn quan ở trong xe nghe lời tâu liền bảo: "Đuợc!". Chỉ có Hồ Hợi, Triệu Cao và một vài hoạn quan thân tín của nhà vua, tất cả có năm sáu người biết là nhà vua đã chết.
Triệu Cao trước đây đã có lần dạy Hồ Hợi học viết cùng với pháp luật, mệnh lệnh. Hồ Hợi yêu quý Triệu Cao. Triệu Cao bèn cùng công tử Hồ Hợi và thừa tướng Lý Tư âm mưu phá hủy bức thư của Thủy Hoàng gửi cho công tử Phù Tô mà bịa đặt thành ra chuyện thừa tướng Lý Tư đã nhận được tờ chiếu của Thủy Hoàng ở Sa Khâu trước khi chét bảo lập Hồ Hợi làm thái tử. Lại làm một bức thư khác gửi cho công tử Phù Tô và Mông Điềm kể tội hai người, ra lệnh cho hai người phải chết. Câu chuyện này nói kỹ trong truyện Lý Tư. Xe đi từ Tỉnh Hình đến Cửu Nguyên. Gặp lúc trời nắng, chiếc xe mát phát ra mùi thối, bèn sai các quan đi theo chở trên xe một thạch cá muốn để đánh lẫn mùi thối. Đi theo đường thẳng đến Hàm Dương, báo tang.
Thái tử Hồ Hợi lên nối nghiệp làm Nhị Thế hoàng đế.
Tháng 9, chôn Thủy Hoàng ở Ly Sơn. Khi Thủy Hoàng mới lên ngôi đã sai đào núi Ly Sơn. Đến khi thôn tính được thiên hạ, thì dời hơn 70 vạn người trong thiên hạ đào ba con suối, ở dứoi đổ đồng và đưa quách vào. Đem những đồ quý báu của các cung, của trăm quan xuống cất đày ở dưới. Lại sai thợ làm máy bắn tên có ai đào đến gần thì bắn ra. Sai lấy thủy ngân làm một trăm con sông, sông Trường Giang, sông Hoàng Hà và biển lớn. Cá cmáy móc làm cho nước sông và biển chảy vào nhau. Ở trên có đủ thiên văn, ở dứoi có đủ địa lý, lấy đầu cá nhân ngư để thắp đuốc, trù tính thế nào để cháy lâu không tắt.
Nhị Thế nói:
- Những người ở hậu cung của tiên đế nếu không có con mà cho ra ngoài thì không tiện.
Sai chôn theo tát cả. Số người chết rất nhiều. Sau khi chôn cất xong, có người nói: những người thợ làm máy và cất giấu đều biết chỗ cất giấu, thế nào họ cũng tiết lộ việc lớn. Cho nên sau khi cất giấu xong, sai đóng đường hầm đi đến huyệt, lại sai đóng cửa ngoài đường hầm. Những người thợ và những người cất giấu của cải không làm sao thoát ra được. Rồi sai trồng cây, trôgn cỏ lên trên để có vẻ như cái núi.
6. Năm thứ nhất, đời Nhị Thế hoàng đế (năm 209 trước công nguyên). Nhị Thế lên ngôi lúc 21 tuổi. Triệu Cao làm lang trung lệnh được tin dùng. Nhị Thế ra chiếu sai tăng thêm các vật tế ở miếu TẦn Thủy Hoàng cũng như nghi lễ tế các thần núi, thần sông. Ra lệnh cho quần thần bàn việc suy tôn miếu của Thủy Hoàng. Quần thần đều dập đầu nói:
- Ngày xưa thiên tử có bảy miếu, chư hầu có năm miếu, đại phu có ba miếu, tuy đến vạn đời cũng không bỏ cái lệ ấy. Nay Thủy Hoàn glàm cực miếu, trong bốn biển đều hiến cống vật, tặng các vật tế, lễ rất đầy đủ, khôgn còn gì thêm được nữa. Miếu của tiên vương hoặc ở Tây Ung hoặc ở Hàm Dương. Thiên tử theo nghi lễ chỉ nên hiến rượu ở miếu Thủy Hoàng thôi.
Bỏ tất cả nhóm bảy miếu xây từ Tương Công trở xuống. Quần thần đều theo lễ đến cúng để tôn miếu của Thủy Hoàng làm tổ miếu của các vị đế. Nhà vua lại tự xưng là "trẫm".
Nhị Thế bàn với Triệu Cao:
- Trẫm tuổi còn nhỏ mới lên ngôi, bọn "đầu đen" chưa theo. Tiên đế trước đây đi tuần hành các quận và các huyện để tỏ uy thế làm bốn biển phục tùng. Nay nếu trẫm để yên không tuần hành tức là tỏ ra mình yêu không làm cho thiên hạ thần phục.
Mùa xuân, Nhị Thế đi về hướng đông đến các quận các huyện, Lý Tư đi theo đến Kiệt Thạch; Nhị Thế đi theo bờ biển phía nam đến Cối Kê rồi khắc lên tất cả những cái bia Thủy Hoàng đã dựng nên. Bên cạnh những cái bia này, dựng một cái bia viết tên các vị quan to đi theo để nêu cao công lao và đức lớn của tiên đế.
Hoàng đế nói: Những điều khắc trên vàng trên đá đều là những điều Thủy Hoàng đế đã làm, ta nay tuy nối tước hiệu của người, nhưng những lời khắc trên vàng, trên đá đều còn rất xa không thể sánh với công đức của người. Những người làm vua sau này nếu khắc thì chờ sánh ngang với công lao và đạo đức to lớn của người.
Thừa tướng Lý Tư, Khứ Tật, ngự sử đại phu là Đức liều chết nói:
- Chúng tôi xin khắc chiếu thư này ở khắp nơi và khắc lên đá để cho sáng rõ. Chúng tôi liều chết xin làm thế.
Chế đưa ra nói: "Được".
Nhị Thế đến Liêu Đông rồi trở về.
Nhị Thế bèn theo mưu mô Triệu Cao tăng thêm nhiều luật lệ mệnh lệnh. Nhị Thế bàn mưu với Triệu Cao:
- Các quan đại thần không phục, quan lại còn mạnh, các công tử thế nào cũng tranh nhau với ta. BÂy giờ nên làm thế nào?
Triệu Cao nói:
- Thần vốn muốn nói điều ấy đã lâu nhưng chưa dám nói. Các quan đại thần của tiên đế, đều là những người có danh tiếng và quyền quý đã mấy đời, công lao chồng chất truyền lại đời đời. Nay Cao vốn là người hèn mọn được bệ hạ thương đến cho làm ở địa vị trên, lo những côgn việc quan trọng nhất, các quan đại thần đều bực bội chỉ theo thần ngoài mặt chứ trong lòng thực không phục. Nay bệ hạ đi ra, khôgn nhân cơ hội này xét những người làm thú, làm úy trong các quận, các huyện, thấy người nào có tội thì giết đi, trước hết để ra oai với thiên hạ, sau đó để trừ những người bình sinh bệ hạ không thích. Trong lúc này không thể theo văn mà phải dùng võ lực để quyết định, xin bệ hạ theo thời mà làm đừng nghi ngờ gì và quần thần không được bàn bạc. Vị vua sáng thu nhận, cất nhắc những người dân hèn; người nào hèn thì cho họ được sang; người nào nghèo thì cho họ được giàu; người nào xa thì cho họ được đến gần. Làm như thế, trên dứoi sẽ theo mà nước được an.
Nhị Thế nói:
- Phải đấy!
Bèn giết các quan đại thần và các công tử, tội lỗi liên lụy đến những viên quan nhỏ hầu hạ nên họ cũng đều bị giết. Các quan tam lang không còn ai sống sót, sáu vị công tử bị giết ở đất Đỗ. Công tử Tương Lư anh em ba người bị tù ở trong nội cung, bị luận tội sau cùng. Sau đó Nhị Thế sai sứ giả bảo với Tương Lư:
- Công tử khôgn làm tròn phận sự bầy tôi, tội đáng chết, quan lại đến thi hành pháp luật.
Tương Lư nói:
- Nghi lễ trong triều tôi chưa bao giờ khôgn theo, ngôi thứ ở chốn miếu đường tôi chưa bao giờ dám làm sai, nhận mệnh lệnh và ứng đối tôi chưa bao giờ dám lỡ lời. Bảo k hông làm nhiệm vụ bầy tôi là thế nào xin ông cho biết tội để rồi chịu chết?
Sứ giả nói:
- Tôi không được bàn việc ấy, chỉ mang thư đến đây làm tròn phận sự.
Tương Lư bèn ngẩng đầu lên trời kêu to ba tiếng rồi rút kiếm tự sát.
Cả tôn thất run sợ, quần thần ai ngăn cản thì phạm tội phỉ báng. Các quan đại thần thì lo giữ lộc để được yên thân, những kẻ "đầu đen" thì sợ hãi.
Tháng 4, Nhị Thế về đến Hàm Dương nói:
- Tiên đế cho triều đình ở Hàm Dương nhỏ, nên sai xây cung A Phòng. Nhà cửa chưa xong thì mất. Người ta bỏ việc ấy lo đổ đất lại lên Ly Sơn. Công việc ở ly Sơn đã xong. Nay nếu ta bỏ cung A Phòng khôgn làm thì tức là nêu rõ việc làm của tiên đế là sai lầm.
Vì vậy lại làm cung A Phòng, để bên ngoài ra uy với tứ di, như kế của Thủy Hoàng. Sai trưng tập tất cả những kẻ bắn giỏi gồm năm vạn người lập đồn để bảo vệ Hàm Dương. Sai dạy bắn. Lúc bấy giờ phải nuôi chó , ngựa, chim muông rất nhiều, việc cung cấp không đủ. Nhà vua sai các quận và các huyện chuyên chở đỗ, lúa, cỏ, rơm, người nào cũng phải thân hành mang lương thực mà ăn, không được ăn gạo trong vòng 300 dặm của thành Hàm Dương. Pháp luật lại càng nghiêm ngặt.
7. Tháng bảy, bọn lính thú là Trần Thắng làm phản ở đất Kinh ngày trước, hiệu là "Trương Sở", Trần Thắng tự lập làm vua Sở. Thắng ở đất Trần sai các tứong đi chiêu hàng các nơi. Những người trai tráng ở các quận, các huyện Sơn Đông bị khổ sở vì bị bọn quan lại nhà TẦn đều giết bọn thú, úy, lệnh, thừa làm phản để hưởng ứng TRần Thiệp lập nhau làm hầu vương, liên hợp với nhau đi về hướng tây, lấy danh nghĩa đánh Tần, đông không kể xiết. Quan yết giả từ hướng đông lại báo với Nhị Thế về việc dân làm phản. Nhị Thế nổi giận giao yết giả cho quan lại trừng trị. Sau đó có sứ giả đến, nhà vua hỏi thì họ đều nói:
- Bọn ăn trộm đang bị các thú và các úy ở quận đuổi bắt, bây giờ đã bắt hết không cần phải lo nữa.
Nhà vua b ằng lòng.
Vũ Thần tự lập làm Triệu Vuơng, Ngụy Cữu làm Ngụy vương, Điềm Đam làm Tề vương. Bái Công nổi dậy ở đất Bái. Hạng Vũ dấy binh ở quận Cối Kê.
Năm thứ 2 (năm 208 trước côgn nguyên) mùa đông, Trần Thiệp sai bọn Chu Chương đem binh đi về hướng tây đến đất Hý, binh mấy mươi vạn. Nhị Thế hoảng sợ bàn với quần thần:
- Bây giờ làm thế nào?
Chương Hàm làm thiếu phủ nói:
- Bọn giặc đã đông và mạnh. Nay nếu đem binh ở các huyện đến thì không kịp nữa. Những người bị đày phải làm ở Ly Sơn rất đông, xin tha cho họ, giao cho họ binh khí để đánh gaiực.
Nhị Thế liền đại xá thiên hạ, sai Chương Hàm cầm quân phá quân của Chu Chương. Chu Chương bỏ chạy. Sau đó giết Chu C hương ở Tào Dương. Nhị Thế sai thêm trưởng sử là Tư Mã Hân và đổgn Ế giúp Chương Hàm đánh quân giặc, giết tRần Thắng ở Tahnhf Phụ, phá tan quân của Hạng Lương ở Định Đào, tiêu diệt quân của Ngụy Cữu ở Lâm Tế. Các danh tứong của giặc ở đất Sở đều đã chết rồi. Chương Hàm bèn đem quân đi về hướng bắc vượt Hoàng Hà để đánh vua Triệu là Yết ở Cự Lộc.
Triệu CAo nói với Nhị Thế:
- Tiên đế cai trị thiên hạ đã lâu cho nên quần thần không dám làm bậy. Nhưng bệ hạ bây giờ còn trẻ, mới lên ngồi, lẽ nào lại bàn bạc công việc triều đình với các công khanh, lỡ ra mà có điều sai sót tức là để lộ chỗ kém của mình cho quần thần thấy. Thiên tử tự gọi là "trẫm" nghĩa là người ta không nghe tiếng nói.
Do đó Nhị Thế thường ở cung cấm quyết định mọi việc với Triệu Cao. Về sau các công khanh ít khi được triều kiến.
Giặc cứop ngày càng nhiều, binh của Quan Trung đưa ra hướng đông để đánh gaiực cứ phải đi mãi không thôi. Hữu thừa tướng là Khứ Tật, tả thừa tướng là Lý Tư, tướng quân là Phùng Kiếp can nhà vua nói: "Ở Quan Đông bọn giặc nhao nhao nổi lên, Tần đem quân trừ khử giết cũng nhiều nhưng vẫn không thôi. Giặc phần lớn là những người đi thú và lo vận chuyển trên cạn dưới nước, họ làm giặc vì việc xây đắp cực khổ vì thuế má nặng. Xin đình việc xây đắp ở cung A Phòng, giảm bớt lính thú ở các biên giới".
Nhị Thế nói:
- Ta nghe Hàn Phi nói, Nghiêu, Thuấn có kèo nhà bằng gỗ, đẽo mà không bào, tranh mái nhà không cắt phẳng, uống chén đất, ăn bát bằng sành, một người giữ cửa ăn cũng không đến nỗi kém như thế. Vua Hạ Vũ đục núi Long Môn để cho nước thông với Đại Hạ, khơi dòng cho nước ứ đọng ở sông Hà đi ra biển. Thân mình mang thuổng để đắp đất, chân không còn lông, dù bọn tôi tớ và bọn tù cũng không khổ sở đến thế. Con người có thiên hạ sở dĩ được tôn quý là vì có thể làm thỏa chí, theo sở thích của mình, muốn gì được nấy. Nhà vua cứ làm cho những pháp lụât rõ ràng thì ở dưới không ai dám làm điều bậy, và như vậy là khống chế được thiên hạ. Các vua như vua Thuấn, vua Vũ tuy có cái địa vị cao sang là làm thiên tử, nhưng thực ra họ ở nơi cùng khổ để nêu gương cho trăm họ. Như thế có gì đáng bắt chước? Trẫm được tiếng là Vạn Thặng (vạn cỗ xe) nhưng thực ra không có. Ta muốn làm một đoàn xe nghìn cỗ để đi theo sau là một vạn cỗ, để xứng với tôn hiệu của ta. Vả chăng, tiên đế nổi lên từ địa vị chư hầu rồi thôn tính cả thiên hạ. Thiên hạ đã được bình định rồi lại đuổi tứ di ở bên ngoài để giữ an biên giới, xây cung thất để nêu cao ý thích của mình. Người xem công nghiệp của tiên đế đã được tíep tục như thế nào. Nay ta lên ngôi trong vòng hai năm, bọn giặc nổi lên, nhà ngươi không cấm được họ lại múôn bỏ điều tiên đế làm, như thế thì trước hết không có gì báo ơn tiên đế, sau nữa không tận trung hết sức với trẫm, còn giữ chức làm gì!
Bèn giao cho quan lại bắt Khứ Tật, Lý Tư, Phùng Kiếp, xét các tội khác. Khứ Tật và Phùng Kiếp nói:
- Kẻ làm đến tuớng quân và thừa tướng không chịu nhục.
Bèn tự sát, Lý Tư bị tù và chịu năm hình phạt.
Năm thứ 3 đời Tần Nhị Thế, Chương Hàm cầm quân vây thành Cự Lộc, thượng tướng quân của Sở là Hạng Vũ cầm đầu quân Sở đến cứu Cự Lộc. Mùa đông, Triệu Cao làm thừa tướng, xét án Lý Tư rồi giết Lý Tư. Mùa hạ, bọn Chương Hàm đánh bị thua mấy lần, Nhị Thế cho người đến trách Chương Hàm, Chương Hàm sợ, sai trưởng sử là Tư Mã Hân đến trình việc. Triệu Cao không cho tiếp kiến, lại tỏ ra nghi ngờ. Tư Mã Hân sợ bỏ trốn. Triệu Cao sai người đủôi theo nhưng không bắt được. Tư Mã Hân đến gặp Chương Hàm nói:
- Ở trong triều, Triệu Cao hoành hành, tứong quân có công cũng bị giết, không có công cũng bị giết.
Hạng Vũ đánh quân TẦn rất gấp, cầm tù Vương Ly. Bọn Chương Hàm bèn đem binh đầu hành chư hầu.
8. Tháng tám ngày kỷ hợi, Triệu Cao muốn làm phản nhưng sợ quần thần không nghe, nên trước tiên phải thử. Y dâng Nhị Thế một con hươu và bảo rằng đó là con ngựa.
Nhị Thế cười nói:
- Thừa tướng lầm đấy chứ! Sao lại gọi con hươu là con ngựa? Nhị Thế hỏi các quan xung quanh. Những người xung quanh im lặng, có người nói là "ngựa" để vừa lòng Triệu Cao, cũng có người nói là "hươu". Nhân đấy Triệu CAo để ý những người nào nói là "hươu" để dùng pháp luật trị tội. Sau đó quần thần đều sợ Cao.
Trước đấy CAo thường nói: "Bọn ăn trộm ở Quan Đông không làm được gì". Nhưngd dến khi Hạng Vũ đã cầm tù được tướng Tần là Vuơng Ly ở chân thành Cự Lộc và đem quân tiến đánh, bọn Chương Hàm bị thua trận rút lui, dâng thư xin tiếp viện, các nước Yên, Triệu, Tề, Sở, Hàn, Ngụy đều lập vua, từ Quan Trung về phía đông phần lớn nhân dân đều chống lại quan lại nhà Tần , hưởng ứng theo chư hầu, chư hầu đều đem tất cả nhân dân đi về hướng tây. Bái Công cầm mấy vạn quân đã làm cỏ thành Vũ Quan, cho người bàn riêng với Triệu Cao, Triệu Cao sợ Nhị Thế giận giết cả mình bèn cáo bệnh không đi chàu. Nhị Thế nằm mộng thấy con hổ trắng cắn chết con ngựa bên trái trong cỗ xe của nhà vua, trong lòng không vui. Nhị Thế hỏi người bói mộng.
Người bói mộng nói:
- Nguồn gốc của tai họa là do sông Kinh.
Nhị Thế bèn ăn chay ở "Vọng di cung" muốn cúng sông Kinh, dìm bốn con ngựa trắng xuống sông và sai sứ giả trách Triệu Cao về việc giặc cướp. Triệu Cao sợ bèn bàn mưu với người rể là Diễm Nhạc làm quan lệnh ở Hàm Dương và em Triệu Cao là Triệu Thành, Triệu Cao nói:
- Nhà vua không nghe lời can ngăn. Nay việc đã gấp, nhà vua muốn quy tội cho chúng ta. Ta muốn thay đổi vua lập công tử Anh. Tử Anh là người nhân đức, cần kiệm, trăm họ đều kính trọng lời nói của ông ta.
Triệu Cao liền sai lang trung lệnh làm nội ứng giả vờ báo có giặc lớn, sai Diễm Nhạc triệu tập các tướng đem quân đuổi giặc. Ép mẹ của Diễm Nhạc đưa vào nhà của Cao, sai Diễm Nhạc cầm hơn một nghìn người đến cửa "Vọng di cung". Nhạc trói người vệ binh giữ cửa và các bộc xạ mà nói:
- Quân giặc đã vào thành, tại sao không ngăn cản chúng lại?
Viên quan giữ thành nói:
- Ở những nhà xung quanh thành tôi đã bố trí binh sĩ rất cẩn thận làm sao lại có giặc dám vào cung được?
Diễm Nhạc sai chém quan giữ thành rồi đem quân đi vào, vừa đi vừa bắn. Các quan lang và bọn hoạn quan hoảng hốt, có người bỏ chạy, có người kháng cự. Ai kháng cự thì chết, chết tất cả mấy mươi người. Lang trung lệnh và Diễm Nhạc đều bước vào, bắn vào cái màn Nhị Thế ngồi.
Nhị Thế nổi giận gọi những người hầu đến. Mọi người đều hoảng sợ không dám chống cự, chỉ có một viên hoạn quan hầu ở bên cạnh không dám bỏ đi. Nhị Thế bước vào cuối trướng nói:
- Tại sao nhà ngươi không báo với ta từ trước để đến nỗi gặp tình cảnh này?
Viên hoạn quan nói:
- Thần sở dĩ được sống là nhờ không dám nói. Nếu nói trước thì thần đã bị giết rồi, làm sao còn sống đến ngày nay được?
Diễm Nhạc tiến đến trước mặt Nhị Thế mắng:
- Túc hạ kiêu ngạo ngang ngược, giết người vô đạo, thiên hạ đều phản lại túc hạ. Túc hạ tự liệu xem mình nên như thế nào?
Nhị Thế nói:
- Ta có được gặp mặt thừa tướng hay không?
- Không được!
- Ta muốn làm vua một quận.
Diễm Nhạc không cho. Nhị Thế đành nói:
- Muốn làm vạn hộ hầu.
Cũng không cho. Nhị Thế nói:
- Xin làm bọn "đầu đen" với vợ con cũng như các công tử khác.
Diễm Nhạc nói:
- Tôi vâng lệnh thừa tướng vì thiên hạ giết túc hạ. Tuy túc hạ có nhiều lời, tôi cũng không dám báo lại.
Diễm Nhạc vẫy cờ cho binh sĩ tiến lên. Nhị Thế tự sát. Diễm Nhạc quay về báo lại với Triệu Cao. Triệu Cao bèn triệu tập tất cả các công tử và các đại thần, báo việc giết Nhị Thế, nói:
- Nguyên trước Tần là một vương quốc, Thủy Hoàng làm vua cả thiên hạ nên xưng đế. Nay sáu nước lại tự lập, đất đai của Tần càng nhỏ đi, làm đế là chỉ có cái tên hão mà thôi, như thế không nên, nên làm vương như trước.
Bèn lập con người anh của Nhị Thế là công tử Anh làm Tần Vương, sai chôn Nhị Thế theo lễ một thường dân ở phía nam đất Đỗ trong vườn Nghi Xuân, bảo Tử Anh, trước khi ra miếu để nhận ấn làm vua, phải ăn chay năm ngày.
9. Tử Anh bàn với hai người con:
- Thừa tướng Triệu Cao giết Nhị Thế ở "Vọng di cung" sợ bị quần thần giết nên giả vờ lập ta. Ta nghe nói Triệu Cao đã giao ước với Sở tiêu diệt dòng họ nhà Tần và làm vương ở Quan Trung. Nay ông ta bảo ta ăn chay ra miếu tức là muốn nhân đấy giết ta ở trong miếu. Ta cáo bệnh không đi, thừa tướng thế nào cũng thân hành đến, khi đến thì ta sẽ giết.
Triệu Cao sai người mời Tử Anh mấy lần. Tử Anh không đi. Quả nhiên Triệu Cao thân hành đến nói:
- việc tôn miếu là việc quan trọng. Tại sao nhà vua lại không đi?
Tử Anh bèn cầm giáo đâm chết Triệu Cao ở trai cung, giết ba họ Triệu CAo để nêu gương cho dân Hàm Dương.
Tử Anh làm vua Tần được bốn mươi sáu ngày thì tướng Sở là Bái Công đã phá quân Tần vào Quan Trung, sau đó đến Bái Thượng sai người bảo Tử Anh đầu hàng. Tử Anh bèn buộc dây ấn vào cổ, ngồi trên một chiếc xe gỗ khôgn sơn do một con ngựa trắng kéo mang ấn, phù của thiên tử đầu hàng ở gần Chỉ Đạo. Bái Công bèn vào Hàm Dương niêm phong cung thất, các kho rồi về đóng quân ở Bái Thượng. Được hơn một tháng thì quân chư hầu đến. Hạng Tịch cầm đầu chư hầu giết Tử Anh và các công tử của Tần, dịêt dòng họ nhà Tần, làm cỏ thành Hàm Dương, đốt cung thất, bắt con trai con gái làm tù, lấy của cải châu báu cùng chia nhau với chư hầu.
Sau khi diệt TẦn, Hạng Vũ chia đất Tần cho ba vua gọi là: Ung Vương, Tắc Vương, Địch Vương hiệu là Tam Tần. Hạng Vũ làm Tây Sở Bá Vương làm chủ việc chia thiên hạ, phong vương cho chư hầu. Thế là nhà Tần bị diệt.
Năm năm sau thiên hạ theo về nhà Hán.
-
Có 1 người không thể không nhắc đến là Pie đại đế của Nga ( hay Piotr, Peter ) nhà cải cách , nhà chính trị, quân sự thiên tài của Nga... người đưa Nga trở thành 1 cường quốc lớn ở châu Âu...
-
Cám ơn A Phi về những tư liệu của bạn. Tôi có chút góp ý sau đây: Cesar chưa từng lên ngôi hoàng đế, thế nên tôi nghĩ không nên xếp ông ta vào đây.
-
Quên mất Meiji Tennou rồi sao ...
-
Loại ông Céasar ra khỏi danh sách thôi, thêm ông vua Attila và Pie đại đế vào . Theo mình là vậy
-
Darius Đại đế ( 549 - 485 trước công nguyên ).
Là người đã đưa đế quốc Ba Tư đạt đến thời kỳ cực thịnh, với diện tích trên 7.500.000 km vuông. Ông là một chiến binh vĩ đại, đánh Nam dẹp Bắc. Những nước lớn thời đó như Babylon, Ai Cập,... đều nằm trong bản đồ của Đế quốc Ba Tư. Ông chỉ thất bại khi giao tranh với ngừoi Hy Lạp tại trận Marathon nổi tiếng trong lịch sử, ngăn chặn sự bành trướng của đế quốc Ba Tư sang tận Châu Âu.
Lãnh thổ Ba Tư thời Darius.
Attila Đại đế (406 - 453 sau CN ).
Ông là người lập nên Đế quốc Hung nô ( Huns Empire ) khét tiếng trong lịch sử. Với một đạo quân hùng hậu, có khả năng tác chiến linh hoạt, cơ động, quân đội của ông là nỗi ác mộng của bất cứ quốc gia nào trên TG lúc đó, như Trung Quốc, La Mã.
Người Hung nô là một bộ lạc du mục, khởi nguồn từ trong khu vực nước Mông Cổ bây giờ. Đó cũng được biết đến như là một bộ lạc cướp bóc nổi tiếng. Tần Thủy Hoàng, vì lo sợ tộc người này mà đã cho xây dựng Vạn Lý trường thành vĩ đại ngăn cản vó ngựa người Hung nô. Cũng vì bức tường thành này, người Hung nô chuyển hướng sang chinh phạt châu Âu. Những cuộc xâm lăng mạnh mẽ nhất là dưới thời Attila Đại đế, ông đã xóa tên 2 nước Đông Gốt và Tây Gốt trên bản đồ TG. Và trong cuộc chinh phạt xuống phía Nam Âu, ông đã suýt kết liễu sự tồn tại của Đế quốc Tây La Mã, nếu như không nhờ tài ngoại giao của Giáo hoàng Leo I lúc đó.
Vó ngựa Hung nô giày xéo từ Á sang Âu ( vùng màu xanh )
Ông bị ám sát tại Roma năm 453 sau CN. Cái chết của ông kéo theo sự sụp đổ của đế quốc Hung nô.
Piotr Đại đế ( hay Pie Đại đế theo cách gọi của Pháp và Peter Đại đế theo kiểu Anh) (1672 - 1725 )
Là nhà cải cách, nhà chính trị, nhà quân sự, vị Hoàng đế nổi tiếng của nước Nga. Trước thời của ông, Nga còn là 1 nước lạc hậu hơn so với Tây Âu cả trăm năm. Nhưng ông đã đi học hỏi ở nhiều nước châu Âu, và về Nga tiến hành cải cách xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, hướng nước Nga theo văn minh của phương Tây. Ông đã cải tổ mạnh mẽ mọi lĩnh vực của nước Nga thời đó: kinh tế chính trị, văn hóa xã hội...
Ông còn được biết đến như 1 nhà quân sự thiên tài, dưới sự cai trị của ông, nước Nga vươn lên mạnh mẽ, từ những cuộc chiến tranh với Thụy Điển và đế quốc Ottoman, ông đã mở rộng lãnh thổ của mình đến tận biển Baltic, biển Đen và đến tận Ba Lan... Ông đã đưa nước Nga lên một địa vị mới trên bản đồ TG: Đế quốc Nga.
Một trong những trận đánh nổi tiếng nhất của ông là trận Poltava, giữa Nga và Thụy Điển.
-
Hán Vũ Đế Lưu Triệt là con Cảnh Đế, trị vì từ 140 - 87 TCN. Ông là người độc tài, quuyết đoán, nhiều tham vọng và rất có tài năng.
Lúc lên nắm quyền, ông quyết tâm bỏ hẳn chế độ phong kiến, triệt phiên và dùng Pháp gia để trị nước. Chính vì vậy, người dân cho rằng ông tàn bạo không khác gì chính sách của Tần Hoàng và Lý Tư ngày xưa.
Tuy không xây dựng xa xỉ nhưng chiến phí của ông đả làm cho lạm phát tăng cao.
Hán Vũ Đế luôn muốn diệt cái họa Hung Nô và mở mang bờ cõi nên ông đã xây dựng quân đội rất mạnh, có quy cũ và đặc biệt là thưởng phạt rất nghiêm. Ông tru di các hàng tướng (như lý Lăng) và thưởng tước rất cao cho người thắng trận
Từ năm 129 - 119 TCN, ông đã 3 lần cho quân tấn công Hung Nô, đẩy dạt họ lên tận phía Bắc sa mạc Gôbi
Năm 111 TCN ông sai Phục Ba tướng quân Lộ Bác Đức đem quân chinh phục Nam Việt. Thanh thế lừng lẫy, quân ông đi tới đâu thì kẻ địch ra hàng tới đó. Chỉ trong vòng vài tháng, với môtj phần ba số quân dự kiến, nhà Hán đã chiếm hoàn toàn đất Nam Việt rộng lớn. Thời kỳ này, các nước ở Tân Cương và Triều Tiên cũng phải khuất phục trước quân đội của ông.
Nước Trung Hoa thời đại Hán Vũ đế không những là một nước lớn của Đông Á mà còn là một nước lớn của thế giới: nhân khẩu đông, của cải giàu có.
Hán Vũ Đế mất năm 87 TCN, hưởng thọ 70 tuổi. Ông là hoàng đế ở ngôi lâu nhất và thọ nhất nhà Tây Hán. Con nhỏ của ông là Hán Chiêu Đế lên ngôi, tình hình đất nước vương triều Tây Hán từ đó ngày càng suy yếu.
-
Attila the Huns chưa bao giờ được gọi là đại đế cả [IMG]images/smilies/22.gif[/IMG], dù là vua của người Huns du mục và sau nhiều thất bại nặng nề khi đụng độ người Germania, người Huns quay trở về vùng đông châu Âu lập nước Hungary.
Thêm nữa sau khi Huns Empire sụp đổ bởi nhà Hán, nhánh người Huns chạy qua Châu Âu đánh chiếm đất đai người Sarmatian và Roxalian mới có Attila the Huns.
Nên bỏ Cesar và thêm Meiji Tennou cùng Pie Đại Đế vào.
-
Thành Cát Tư Hãn – Ghenghis khan. Ông có tên thật là Temufin - âm Hán là Thiết Mộc Chân - sinh năm 1162 mất ngày 18.8.1227 giữa lúc đang ở đỉnh cao quyền lực.
Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục và dựng lên một đế quốc rộng lớn chưa từng có trong lịch sử thế giới trải dài từ Thái Bình Dương đến tận Bắc Hải.
Sử chép rằng: Thành Cát Tư Hãn không bao giờ thua trận, ông mất đi vì lâm bệnh ở vùng núi Lục Bàn giữa lúc đang ở đỉnh cao quyền lực. Nhân tố thắng lợi của ông là ở sự thần tốc, sự tinh nhuệ của binh lính với những đội kỵ binh một chọi mười. Riêng trong quân đội của ông thì đội Cấm vệ quân lúc đầu chỉ có 150 người, đến khi ông mất đã tập hợp được 13 vạn quân thiện chiến trung thành. Trong suốt 10 thế kỷ qua chưa từng có một quân đội nào chiến thắng khắp từ Á sang Âu lừng danh như quân đội của Temufin.
Ông sinh năm 1162 tại vùng hồ Baikal đông bắc Mông Cổ ngày nay. Cha mất sớm, Temufin nối nghiệp cha làm thủ lĩnh bộ lạc. Với tài năng thiên phú Temufin đã thống nhất các bộ lạc vốn rời rã ở khắp Mông Cổ và dần dần nổi tiếng là Nhà cầm quyền thế gian Ghenghis khan (ta quen gọi là Thành Cát Tư Hãn).
Từ năm 1207 đến năm 1209 Thành Cát Tư Hãn đã 3 lần đánh phá Tây Hạ. Vua Tây Hạ phải gả công chúa Cúc Lan cho Thành Cát Tư Hãn. Năm 1211, Thành Cát Tư Hãn thống lĩnh đại quân chinh phục nước Kim. Nước Kim ký hoà ước nhường toàn bộ đất đai phía Bắc Hoàng Hà chịu cống nạp hàng năm. Lợi dụng cơ hội Tây Liêu có nội loạn, Thành Cát Tư Hãn chinh phạt Tây Liêu chiếm cứ vùng đất Tân Cương. Năm 1218, Mông Cổ đã ký một hoà ước thương mại với Khixarijan một đế quốc Hồi giáo hùng mạnh lúc đó - còn gọi là Ba Tư gồm đất đai lran, Turmekistan và Ujbekistan sau này - Lấy cớ đội thương gia của mình bị cướp bóc, năm 1219, Thành Cát Tư Hãn dùng 20 vạn kỵ binh tiến đánh Ba Tư. Không dừng lại đó, đoàn kỵ binh Mông Cổ lấn lướt chiếm luôn Adecbaidan, Grudia, Apganixtan đến tận sông lndus (Tây Bắc Ấn Độ bây giờ).
Khi quân Mông Cổ kéo vào vùng thảo nguyên Poloven thuộc vùng ngoại ô Caucade, 8 vạn quân Nga liên minh với các bộ tộc cũng không cản nổi.
Như vậy, Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục một đế quốc rộng lớn nằm từ sa mạc Gobi phía bắc đến hồ Baikal phía nam, từ núi Khinga phía đông sang tận triền Altai phía tây. Cả 4 người con trai và 1 người con gái của ông đã theo ông đi chinh chiến khắp nơi và được giao trấn giữ nhiều đất đai quan trọng.
Các nhà sử học đã tổng kết cuộc đời chinh chiến của Thành Cát Tư Hãn rằng: ông đã trực tiếp tham gia 32 trận chiến lớn, 65 trận chiến nhỏ. Ông đặc biệt lộ rõ là một nhà cầm quân rất thiên tài. Sau khi ông mất, đế quốc Mông Cổ vẫn duy trì là một đế quốc hùng mạnh dưới sự cai trị của người cháu của ông là Hốt Tất Liệt - Kublaikhan.
(Hiện nay khắp 5 châu có khoảng 16 triệu người là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn)
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Khu đô thị C-Sky View Bình Dương phát triển bởi Cty Cổ phần Chánh Nghĩa Quốc Cường cảnh quan yên bình sống sang trọng giá trị đầu tư. bán căn hộ C-Sky View Bình Dương cảnh quan yên bình vốn khổng lồ...
C-Sky View Bình Dương Dự án chung cư view nhìn trải rộng tăng giá trị