Kết quả 1 đến 10 của 10
  1. #1
    Ngày tham gia
    Oct 2015
    Bài viết
    375

    Một giả định về lịch sử

    Diễn đàn dạo này đương nóng bỏng các vấn đề chính trị, lịch sử Việt Nam. Tết nhất đến nơi, căng quá ko hay. Tôi mạn phép đưa ra 1 cái giả định về lịch sử thế giới để đồng bào bàn luận cho nguội bớt cái vấn đề kia. Lúc nào bình tĩnh lại thì nói tiếp, đồng thời trao đổi mở mang kiến thức về lịch sử Trung đại. Mong các bác vào tranh luận thẳng thắn và nghiêm túc.
    Giả định đó như sau: nếu như quân đội của Hideyoshi thắng trận trong cuộc chiến Imjin 1592-98, chiếm được Triều Tiên, giết Nỗ Nhĩ Cáp Xích, tiêu diệt nhà Kim thì diện mạo Đông Á sẽ như thế nào?

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Nói rõ thêm đi, ko mê món sử tàu...Hay đây là sử Nhật?

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ôi ! Một người ko có cả họ và 1 tên xách dép đùng nghĩa thì làm gì được !
    Nói đùa thôi !
    Ông ấy có thể chiếm Triều Tiên ( đã chiếm gần hết ). Nhưng liệu có đi xa được ko khi nội bộ là tập hợp các chư hầu có thể phản phé ông ta bất cứ lúc nào ! Thật chất đã phản ngay sau khi ông ta chết !

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    122
    Mục đích của Hideyoshi sau khi chiếm được Triều Tiên là xâm lược Trung Quốc, tiến vào Bắc Kinh chứ đâu thèm đánh vùng Mãn Châu làm gì, hơn nữa người Kim rất dũng cảm, thiện chiến chứ ko ương hèn như quân Hàn, người ta nói ‘‘không để Nữ Chân đầy vạn, đầy vạn thì không thể đánh được’’, may ra chỉ có Mông Cổ mới khuất phục được chứ Trung Quốc, Nhật Bản làm sao đủ sức.
    Nhân tiện mình cũng muốn biết giữa đại quân samurai của Hideyoshi và Bát Kỳ Mãn Châu của Nỗ Nhĩ Cáp Xich ai mạnh hơn nhỉ, mình nghĩ quân Mãn Châu sẽ thắng.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Nhưng thời kỳ này Mãn Châu còn đang phân tán. Trong giai đoạn chiến tranh Imjin, Nỗ Nhĩ Cáp Xích phải đương đầu với các bộ tộc Nũ Chân khác. Hình như quy chế Bát kỳ vẫn chưa hình thành. Quân đội còn đương ít ỏi, vũ khí tuy ko thua kém so với láng giềng Minh, Triều nhưng lạc hậu so với Nhật (quân đội Nhật trang bị hỏa mai kiểu mới hơn các nước trên, với số lượng rất lớn, còn quân Mãn Châu phải sau khi đánh thắng Triều Tiên mới trang bị súng này). Đầu cuộc chiến tranh, Nhật cũng có gần 160000 quân. Do lực lượng này phần lớn là bộ binh nhẹ, dùng súng hỏa mai nên dễ dàng huấn luyện, thay thế, tiếp tế đạn dược. Còn quân Nữ Chân phần nhiều là kỵ binh nên hẳn phải tiêu tốn nhiều thời gian để đào tạo, nhưng ngoài chiến trường chưa chắc đã chống chọi nổi với hỏa lực dày đặc.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Đúng là quân Nhật có trang bị sung ống đại bác của người Bồ Đào Nha nhưng đó chưa hẳn là nhân tố quyết định chiến thắng, còn phải tùy vào người chỉ huy, thiên thời, địa lợi v.v…. Binh lính Hàn quốc ko có súng hỏa mai, cũng ko mặc áo giáp (chỉ có sĩ quan mới có giáp) nhưng vẫn cầm chân được quân Nhật. Quân Mãn châu ko có hỏa lực hiện đại như quân Minh nhưng vẫn đánh bại được quân Minh, trong trận Tát Nhĩ Hử, 6 vạn quân của Nỗ Nhĩ Cáp Xich đã đánh bại gần 20 vạn quân Minh. Hơn nữa trình độ bắn cung cưỡi ngựa của kỵ binh Mãn Châu vốn ko thua gì kỵ binh Mông Cổ, ko thể bị đánh bại dễ dàng như kỵ binh nhà Takeda được.

    Tất nhiên đây chỉ là giả thuyết vì 2 đạo quân này chưa từng gặp mặt nhau, trong khi người Mãn Châu quật khởi thì Nhật lại bế quan tỏa càng, không duy trì quân đội đông đảo, nhưng theo topic của bài này thì ta cứ giả định bừa xem nào

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trong trận Tát Nhĩ Hứa quân Minh trên thực tế chỉ có chừng 11 vạn trong đó có chừng 2 vạn là quân Triều Tiên ,lại bị chia làm 4 cánh sức chiến đấu rất kém chỉ có cánh phía bắc của Lưu Đĩnh có quân Triều Tiên hỗ trợ là thực lực tương đối .Nhưng quân Hậu Kim thực tế có gần 10 vạn lại chủ động đón đánh lần lượt 3 cánh nên trên chiến trường trận nào cũng có ưu thế hơn hẳn quân Minh về quân số nên dễ dàng giành thắng lợi.Thế nhưng đến trận Ninh Viễn quân Minh chỉ có 1 vạn vẫn đánh thắng 13 vạn quân Hậu Kim nhờ ưu thế tuyệt đối về hỏa lực chứng tỏ rằng sức mạnh đáng kể của hỏa lực trong tác chiến.
    Tuy nhiên nếu quân Nhật và quân Hậu Kim giao chiến quân Nhật có ưu thế về hỏa lực nhưng sẽ khó duy trì lâu vì quân Kim có thể dễ dàng cắt đứt các đường tiếp viện đạn dược của Nhật cũng như thực tế quân Triều Tiên đã cắt đứt đường vận tải trên biển để tiếp viện của Nhật khiến Nhật phải rút lui

  8. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    giai đoạn đầu chiến tranh Imjin, khi quân Nhật tiến như vũ bão về phía Bắc bán đảo Triều Tiên, gần tới sông áp lục thì Nỗ Nhĩ Cáp Xích vẫn đương phải đấu tranh để thống nhất người Nữ Chân. Nếu người Nhật li gián, hậu thuẫn cho các đối thủ của ông ta thì liệu hậu Kim có thể hình thành?
    Ta cũng giả sử Nhật đã chiếm được Triều Tiên, dùng cả thuỷ bộ làm hậu cần vào Mãn Châu, mà quân Kim lại ko có hải quân để cắt đứt con đường này thì sao?
    Trong khi đó ở Nhật lại ko thiếu binh lính. Tuy rằng nội chiến chết nhiều nhưng đến đầu thế kỷ 17 ở Nhật vẫn có tới 2 triệu võ sĩ, và chắc hẳn phải nhiều hơn thế nữa bộ binh nông dân và tăng binh. Trong suốt 7 năm chiến tranh, Hideyoshi đã đẩy vào mặt trận tới nửa triệu quân, chưa kể lính dự bị. Với việc sử dụng súng hoả mai là chính, họ có ưu thế là tốn ít thời gian và tiền bạc để huấn luyện binh sĩ, cộng thêm đạn dược, súng ống được sản xuất hàng loạt.

  9. #9
    Việc tấn công sâu vào nội địa sẽ tạo ra những quãng đường dài tiếp tế rất dễ bị kị binh Mãn Châu phục kích như thế ko cần 1 số lượng quân đông đảo vẫn có thể cản bước quân Nhật .Đồng thời Nhật Bản vừa trải qua thời Chiến Quốc chiến tranh liên miên làm kinh tế đình đốn lúc đó duy trì 1 cuộc chiến lâu dài đòi hỏi nhiều sức người sức của làm sao kham nổi (nếu ai cũng đi lính thì ai ở nhà sản xuất ,phụ nữ người già và trẻ con chắc).Nếu giả sử có giành được thắng lợi ở TT Nhật vẫn cần 1 thời gian để củng cố và thu gom quân lương cướp bóc được thì mới có thể nghĩ đến việc tiến sâu vào nội địa cách ổn nhất chính là lợi dụng mua chuộc chính các bộ lạc Nữ Chân có thể bằng cách cung cấp 1 lượng súng nhỏ cho 1 số bộ lạc thù địch với Nỗ Nhĩ Cáp Xích để họ tự đánh giết lẫn nhau đến khi họ suy yếu mới nhảy vào

  10. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi shamanking000
    Trong trận Tát Nhĩ Hứa quân Minh trên thực tế chỉ có chừng 11 vạn trong đó có chừng 2 vạn là quân Triều Tiên ,lại bị chia làm 4 cánh sức chiến đấu rất kém chỉ có cánh phía bắc của Lưu Đĩnh có quân Triều Tiên hỗ trợ là thực lực tương đối .Nhưng quân Hậu Kim thực tế có gần 10 vạn lại chủ động đón đánh lần lượt 3 cánh nên trên chiến trường trận nào cũng có ưu thế hơn hẳn quân Minh về quân số nên dễ dàng giành thắng lợi.Thế nhưng đến trận Ninh Viễn quân Minh chỉ có 1 vạn vẫn đánh thắng 13 vạn quân Hậu Kim nhờ ưu thế tuyệt đối về hỏa lực chứng tỏ rằng sức mạnh đáng kể của hỏa lực trong tác chiến.
    trận Ninh Viễn là do quân Minh đặt đại bác trên mặt thành nên an toàn, có thể dễ dàng nã vào đầu quân Thanh đuợc cộng thêm tài lãnh đạo của Viên Sùng Hoán, chứ nếu để ngoài đồng trống thì sẽ bị kị binh Mãn làm thịt nhanh chóng. Trong trận Tát Nhĩ Hử quân Minh cũng có rất nhiều hỏa pháo nhưng do tốc độ bắn chậm nên đã bị kị binh Thanh vô hiệu hóa.
    Còn quân Triều Tiên bạn nói cũng không có đóng góp gì nhiều trong trận này vì sau khi quân Minh bại trận thì quân Triều cũng đầu hàng hết

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •