Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 30
  1. #11
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Ta_biet_gi?
    1. Đánh giá Napoleon, có học giả chê ông là danh tướng bậc nhất trời Âu mà không đủ dũng khí tự kết liễu, không bằng Hạng Võ của phương Đông
    Napoleon đã từng tự sát đấy chứ không phải không có đâu, năm 1814 khi quân liên minh chiếm đuợc Pháp, Napoleon đã định kết kiễu đời mình bằng thuốc độc trong phòng riêng, nhưng do thuốc độc hơi yếu, chỉ làm ông đau đớn chứ không mất mạng, sau đó bác sĩ của ông liền chạy vào phòng cho thuốc giải độc. Ông nói ''cái chết thật quá khó, thế mà trên chiến truờng lại quá dễ''. Thế là từ đó về sau Napoleon không còn ý định tự sát nữa, nên đọc cuốn ''Napoleon Bonaparte'' của E. Tarle để biết thêm chi tiết. Và ông đã làm đúng khi ông vẫn có cơ hội dựng lại sự nghiệp.

  2. #12
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Tự sát khi nào vinh khi nào nhục??? Chủ đề rất hay :d
    Bàn về các bậc anh hùng đại chí thì anh em bàn cả rồi. Riêng chuyện này thì tớ chỉ dám nói thêm một chút về khí khái của Nguyễn Biểu khi đi sứ cầu hòa với giặc Minh, cái dũng khí của ông khi ăn tiệc thịt người thì chỉ đọc đã lè lưỡi rụt cổ, đến khi sứ mạng không thành thì ông khảng khái tự sát để tạ tội với chủ soái, với đồng đội, tướng giặc tàn bạo cũng phải kinh sợ, ấy là cái tự sát vinh quang, ai ai cũng thấy rõ. Cái uy cái dũng lớn quá, nó đã át hết những cái trần tục khác, ví dụ như các anh lính Mĩ khi thấy quân Nhật mổ bụng tự sát, các anh ấy sẽ bảo:"mie, bọn ngu, ở nhà còn vợ dại con thơ, cha mẹ già yếu, chết để giữ cái sĩ hão!". Rõ ràng là nó khác nhau lắm. Một bên thì chết vì dân vì nước, dân còn bị vùi dưới hầm tai vạ, con đỏ bị nướng trên ngọn lửa hung tàn, thì chết vì nạn nước có sá gì, chết để cổ vũ cho những người khác tiếp tục đứng lên cầm vũ khí chiến đấu vì nợ nước thù nhà nó quá vinh quang đi chứ? Một bên thì bại trận rành rành, tự sát để không "nhục", để giữ cái danh dự của mình, dĩ nhiên dưới con mắt kẻ khác thì cái danh dự của "mình" nó không bằng cái mạng rồi. Như anh Hạng Vũ, lúc có Phạm Tăng thì không biết dùng, có Hàn Tín không biết giữ, tự sát chết có cái dek gì là anh hùng? Cũng may mà nàng Ngu Cơ đã thủ tiết trước, chứ không thì anh ấy còn nhục chán! [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  3. #13
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    ví dụ như các anh lính Mĩ khi thấy quân Nhật mổ bụng tự sát, các anh ấy sẽ bảo:"mie, bọn ngu, ở nhà còn vợ dại con thơ, cha mẹ già yếu, chết để giữ cái sĩ hão!".
    Thế nhưng khi thấy các anh lính Nhật rút chốt lựu đạn để "đánh bom liều chết", hay rút katana ra đấu với súng trường của lính Mỹ thì lính Mỹ chỉ có mà rét run với kinh hoảng. Lính Mỹ đánh đến đâu cũng gặp lính Nhật chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Đó cũng là một hình thức "tự sát" đấy. Nó làm cho kẻ thù (Mỹ) khiếp đảm và nghi hoặc về niềm tin, lý tưởng của chính mình.

    Nói chung cái chuyện tự sát là vinh hay là nhục thì đúng là tùy quan điểm mỗi người.

    Như anh Hạng Vũ, lúc có Phạm Tăng thì không biết dùng, có Hàn Tín không biết giữ, tự sát chết có cái dek gì là anh hùng? Cũng may mà nàng Ngu Cơ đã thủ tiết trước, chứ không thì anh ấy còn nhục chán!
    Còn đỡ hơn là bị bắt rồi đem hành hình. Hạng Vũ tự sát là đúng. Có điều trước khi tự sát còn "tự sướng" rằng mình là anh hùng, tài át thiên hạ, chỉ bị "trời ghét" nên mới thua thì đúng là vớ vỉn, chết là đúng [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  4. #14
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi wiwi
    Thế nhưng khi thấy các anh lính Nhật rút chốt lựu đạn để "đánh bom liều chết", hay rút katana ra đấu với súng trường của lính Mỹ thì lính Mỹ chỉ có mà rét run với kinh hoảng. Lính Mỹ đánh đến đâu cũng gặp lính Nhật chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Đó cũng là một hình thức "tự sát" đấy. Nó làm cho kẻ thù (Mỹ) khiếp đảm và nghi hoặc về niềm tin, lý tưởng của chính mình.

    Nói chung cái chuyện tự sát là vinh hay là nhục thì đúng là tùy quan điểm mỗi người.
    Vẫn là chết khi chiến đấu, chưa đễn nỗi quỳ nhờ thằng đồng đội chặt đầu dùm! [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]
    Trích dẫn Gửi bởi wiwi
    Còn đỡ hơn là bị bắt rồi đem hành hình. Hạng Vũ tự sát là đúng. Có điều trước khi tự sát còn "tự sướng" rằng mình là anh hùng, tài át thiên hạ, chỉ bị "trời ghét" nên mới thua thì đúng là vớ vỉn, chết là đúng [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]
    Đã bảo là Vũ chết bình thường, không phải anh hùng, lão Gà ăn nói vớ vỉn! [IMG]images/smilies/65.gif[/IMG]

  5. #15
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ta chỉ nói là hắn chọn tự sát là anh hùng hơn óanh tiếp, thua tiếp để chúng nó hiếp (đáp) [IMG]images/smilies/65.gif[/IMG]

  6. #16
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Hắn chọn tự sát vì cái đầu của hắn đáng giá vạn hộ, nếu đánh tiếp thì mấy anh tướng cũng chia hắn làm mấy phần đem nộp Lưu Bang thôi! [IMG]images/smilies/65.gif[/IMG] Tự sát có khi cái đầu còn dc nguyên vẹn! [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  7. #17
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    @kieuphong cảm ơn nhé vì tìm giúp tôi 1 vài VD.
    Đúng là ý tôi muốn nói trá hàng, dĩ nhiên nếu hàng thực thì là kẻ nhát gan rồi, nhưng giả hàng để sống trong lòng địch mới là dũng cảm.

  8. #18
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    0
    - Cảm ơn các bác đã tham gia bàn luận ở topic đầu tiên của Ta_biet_gi?[IMG]images/smilies/1.gif[/IMG][IMG]images/smilies/1.gif[/IMG][IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]. Câu của kieuphong chính là tâm sự của tbg? khi mở topic: “viết lách lẩm cẩm, tự lạc vào các vấn đề mơ hồ này. Các bác sáng suốt gỡ dùm. Đa tạ”[IMG]images/smilies/102.gif[/IMG][IMG]images/smilies/102.gif[/IMG][IMG]images/smilies/102.gif[/IMG]. Riêng trường hợp Hạng Vũ tbg? xin có một số ý kiến.
    -
    Trích dẫn Gửi bởi SaitouHajime
    Hạng Vũ nếu thấy cùng đường thì thà xông lên rồi chết trong trận đánh còn anh hùng hơn là tự sát.
    Việc tự sát của ông ta, theo tbg? cũng có thể coi như chết trong chiến đấu: từ chối vượt sông, “Hạng Vương bèn sai kỵ binh đều xuống ngựa đi bộ, cầm khí giới ngắn để tiếp chiến. Một mình Tịch giết mấy trăm quân. Hạng Vương thân bị hơn mười vết thương, quay lại thấy kỵ binh tư mã của Hán là Lữ Mã Đồng, bèn nói: - Ông có phải là cố nhân của ta đó không?.... - Ta nghe Hán mua đầu ta ngàn vàng, phong ấp vạn hộ. Ta làm ơn cho nhà ngươi đây. Rồi Hạng Vương tự đâm cổ chết” (Sử Ký). Câu cuối cùng của Hạng Vũ hoặc hào sảng, hoặc u mặc, hoặc thi ân cho cố nhân, hoặc trêu chọc kẻ thù. Tư thế này có thể làm ví dụ minh họa cho ý kiến của bác Komsomol “đã có dũng khí lao vào cái chết, thì trước cái chết họ rất bình thản”.
    - Xin lỗi các bác vì nêu vấn đề còn sơ sót[IMG]images/smilies/2.gif[/IMG][IMG]images/smilies/2.gif[/IMG][IMG]images/smilies/2.gif[/IMG]. Trường hợp Hạng Vũ không phải thế cùng, mà về Giang Đông được. Về Giang Đông, ông ta có thể làm gì? Một là tập hợp lực lượng, quay lại tranh thiên hạ. Hai là dựa vào địa lợi dễ phòng thủ, sống vinh hoa phú quý hết tuổi trời.
    Tranh thiên hạ tiếp thì Hạng Vũ không có cửa. Đây là ý kiến của nhiều bạn. Xét từ khi làm Bá Vương, ông ta không được yên ổn ngày nào, ngựa Ô Chuy cứ phải tất tả chạy ngược, chạy xuôi, vào nam ra bắc, chạy muốn nát cả Trung Nguyên mà chỉ thành công dã tràng, người yêu cũng không bảo vệ nỗi. Ông ta cũng ngộ ra điều này. Câu “Trời hại ta.” hơi “tự sướng” một chút nhưng cũng phản ánh tâm trạng cam chịu thất bại của ông ta (làm sao đánh bại trời nỗi?). Song đây là vấn đề tài năng của nhà chính trị độc lập với vấn đề khí tiết, dũng cảm của người chiến binh.
    Hơn nữa, cuộc chiến Hán Sở tranh hùng là loại chiến tranh gì? Nhà Tần tàn bạo bị diệt. Đáng lẽ chiến tranh kết thúc, vậy mà bách tính tiếp tục rên xiết vì tham vọng cát cứ của các sứ quân. Đây là chiến tranh phi nghĩa kết thúc càng sớm càng tốt. Hạng Vũ ý thức được điều này. Ở Quảng Vũ (năm 203), ông nói “Mấy năm nay, thiên hạ xao xuyến khốn khổ chỉ vì hai chúng ta”, muốn cùng Hán Vương khiêu chiến, quyết một phen sống mái, không nên làm khổ nhân dân thiên hạ nữa. Trước đây, Hạng Vương phải đánh nhau vì trách nhiệm với những người đã đặt bản thân dưới sự bảo vệ của mình. Bây giờ cơ nghiệp đã đi tong, thì thôi.
    --> Vậy Hạng Vũ hiểu không thể mà cũng không nên tiếp tục chiến đấu nữa.
    - Cách thứ 2 là cách an nhàn nhất, sung sướng nhất, triều đình Triệu Tống chọn cách này. Ông ta lại không chịu, ở lại bên này sông để cuối cùng chết, xác bị chia ở Hoa Nam, đầu đem chưng tận Hoa Bắc. Nhưng nhờ vậy mà được Lý Thanh Chiếu làm thơ tưởng nhớ.
    -
    Trích dẫn Gửi bởi Hưng Đạo Vương
    Khi còn cơ may, thấy vẫn còn cơ hội chiến thắng, thì đầu hàng vẫn ko hề nhục. Cái chính là sau khi đầu hàng rồi vẫn còn giữ ý chí chống giặc và tìm mọi cách chống giặc, cái đó mới là dũng cảm (vẫn chưa tìm thấy VD, để sau đã)
    Ý này của bác làm tbg? liên tưởng đến Lý Lăng của Tư Mã Thiên. Ông này thì không làm ví dụ được, uổng lòng tin của Tử Trường. Nhưng có thể dẫn chứng: Nhan Cảo Khanh đầu hàng An Lộc Sơn, bị bắt con trai, cháu trai làm tin; vẫn khởi binh ở Thường Sơn. Hoặc Chu Tự đầu hàng Bồ Kiên mà giúp quân Tấn thắng trận Hợp Phì. Ở nước ta thì có Đặng Tất đầu hàng giặc Minh sau phù trợ Giản Định Đế, đánh trận Bô Cô.

  9. #19
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Ta_biet_gi?
    Việc tự sát của ông ta, theo tbg? cũng có thể coi như chết trong chiến đấu: từ chối vượt sông, “Hạng Vương bèn sai kỵ binh đều xuống ngựa đi bộ, cầm khí giới ngắn để tiếp chiến. Một mình Tịch giết mấy trăm quân. Hạng Vương thân bị hơn mười vết thương, quay lại thấy kỵ binh tư mã của Hán là Lữ Mã Đồng, bèn nói: - Ông có phải là cố nhân của ta đó không?.... - Ta nghe Hán mua đầu ta ngàn vàng, phong ấp vạn hộ. Ta làm ơn cho nhà ngươi đây. Rồi Hạng Vương tự đâm cổ chết” (Sử Ký). Câu cuối cùng của Hạng Vũ hoặc hào sảng, hoặc u mặc, hoặc thi ân cho cố nhân, hoặc trêu chọc kẻ thù. Tư thế này có thể làm ví dụ minh họa cho ý kiến của bác Komsomol “đã có dũng khí lao vào cái chết, thì trước cái chết họ rất bình thản”.
    - Xin lỗi các bác vì nêu vấn đề còn sơ sót[IMG]images/smilies/2.gif[/IMG][IMG]images/smilies/2.gif[/IMG][IMG]images/smilies/2.gif[/IMG]. Trường hợp Hạng Vũ không phải thế cùng, mà về Giang Đông được. Về Giang Đông, ông ta có thể làm gì? Một là tập hợp lực lượng, quay lại tranh thiên hạ. Hai là dựa vào địa lợi dễ phòng thủ, sống vinh hoa phú quý hết tuổi trời.
    Tranh thiên hạ tiếp thì Hạng Vũ không có cửa. Đây là ý kiến của nhiều bạn. Xét từ khi làm Bá Vương, ông ta không được yên ổn ngày nào, ngựa Ô Chuy cứ phải tất tả chạy ngược, chạy xuôi, vào nam ra bắc, chạy muốn nát cả Trung Nguyên mà chỉ thành công dã tràng, người yêu cũng không bảo vệ nỗi. Ông ta cũng ngộ ra điều này. Câu “Trời hại ta.” hơi “tự sướng” một chút nhưng cũng phản ánh tâm trạng cam chịu thất bại của ông ta (làm sao đánh bại trời nỗi?). Song đây là vấn đề tài năng của nhà chính trị độc lập với vấn đề khí tiết, dũng cảm của người chiến binh.
    Hơn nữa, cuộc chiến Hán Sở tranh hùng là loại chiến tranh gì? Nhà Tần tàn bạo bị diệt. Đáng lẽ chiến tranh kết thúc, vậy mà bách tính tiếp tục rên xiết vì tham vọng cát cứ của các sứ quân. Đây là chiến tranh phi nghĩa kết thúc càng sớm càng tốt. Hạng Vũ ý thức được điều này. Ở Quảng Vũ (năm 203), ông nói “Mấy năm nay, thiên hạ xao xuyến khốn khổ chỉ vì hai chúng ta”, muốn cùng Hán Vương khiêu chiến, quyết một phen sống mái, không nên làm khổ nhân dân thiên hạ nữa. Trước đây, Hạng Vương phải đánh nhau vì trách nhiệm với những người đã đặt bản thân dưới sự bảo vệ của mình. Bây giờ cơ nghiệp đã đi tong, thì thôi.
    --> Vậy Hạng Vũ hiểu không thể mà cũng không nên tiếp tục chiến đấu nữa.
    - Cách thứ 2 là cách an nhàn nhất, sung sướng nhất, triều đình Triệu Tống chọn cách này. Ông ta lại không chịu, ở lại bên này sông để cuối cùng chết, xác bị chia ở Hoa Nam, đầu đem chưng tận Hoa Bắc. Nhưng nhờ vậy mà được Lý Thanh Chiếu làm thơ tưởng nhớ.
    -
    Ý này của bác làm tbg? liên tưởng đến Lý Lăng của Tư Mã Thiên. Ông này thì không làm ví dụ được, uổng lòng tin của Tử Trường. Nhưng có thể dẫn chứng: Nhan Cảo Khanh đầu hàng An Lộc Sơn, bị bắt con trai, cháu trai làm tin; vẫn khởi binh ở Thường Sơn. Hoặc Chu Tự đầu hàng Bồ Kiên mà giúp quân Tấn thắng trận Hợp Phì. Ở nước ta thì có Đặng Tất đầu hàng giặc Minh sau phù trợ Giản Định Đế, đánh trận Bô Cô.
    À cái vấn đề nếu thoát mà có thể lập cơ nghiệp của Hạng Vũ thì hên xui quá, tui ko bàn tới, chỉ là nếu tôi là Hạng Vũ thì xông lên giết thêm vài chục thằng rồi chết như Điển Vi có lẽ anh hùng hơn là tự sát, tui thì ko ý kiến về việc tự sát là anh hùng hay hèn nhát vì theo tôi tự sát chả được gì cả, chả phải người Trái Đất đâu [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  10. #20
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    không bao giờ tự sát được coi là anh hùng cả!!!
    tự sát là chạy trốn, vậy thôi
    còn nếu thiếu lòng tin hãy đọc về Việt Vương Câu Tiễn

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •