Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 30
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Trong lịch sử, khi nào tự sát là anh hùng? Khi nào là hèn nhát?

    1. Đánh giá Napoleon, có học giả chê ông là danh tướng bậc nhất trời Âu mà không đủ dũng khí tự kết liễu, không bằng Hạng Võ của phương Đông (“Lịch sử thế giới”, học giả Nguyễn Hiến Lê viết chung với Thiên Giang). Khâm phục Bá Vương, căm giận triều đình Triệu Tống bỏ chạy, nữ sĩ Lý Thanh Chiếu từng viết:
    Sinh đương tác nhân kiệt, (Sống làm người hào kiệt)
    Tử diệc vi quỷ hùng. (Chết cũng ma anh hùng)
    Chi kim tư Hạng Võ, (Nay còn nhớ Hạng Võ)
    Bất khẳng quá Giang Đông. (Không chịu sang Giang Đông)
    2. Mặt khác người đã tả cho đời sau biết cuộc đời kiêu hùng của Sở Bá Vương, Tư Mã Thiên, khi chịu nhục cung hình, không chịu chết mà suy nghĩ như sau: “Vả chăng kẻ dũng không cần phải chịu chết để giữ khí tiết, kẻ nhát gan mến nghĩa, cái gì cũng gắng làm được. Tôi tuy hèn nhát, tham sống nhưng cũng biết cái lẽ nên chăng, có đâu đến nỗi tự dìm minh vào trong cái nhục gông trói thế này! Kìa hạng tỳ thiếp, tôi tớ, còn biết tự quyết, huống tôi lại không làm được sao? Sở dĩ tôi chịu nhục sống vơ vẩn, nín nhịn cố sống ở nơi dơ bẩn mà không từ chối, là vì lòng riêng còn có điều chưa làm được hết,…”
    --> Xem ra: việc tự sát, trong hoàn cảnh này, với điều kiện này, công luận thấy nó nặng hơn núi Thái Sơn, nên khen người tự sát là anh hùng, hào kiệt. Nhưng trong hoàn cảnh khác, với điều kiện khác, người có suy nghĩ lại thấy nó nhẹ như lông chim, kẻ nhát gan đụng trận cũng làm được còn ông ta thì không thèm làm. Khi nào thế này? Khi nào thế nọ? Lịch sử nước ta có Hai Bà Trưng, có Phạm Hồng Thái. Và lịch sử nước ta cũng có Nguyễn Tường Tam. Khi nào là dũng? Khi nào là khiếp? Trước nguy cơ bị bắt, bị tra tấn, bị sỉ nhục, khi nào coi đó là thử thách mà phải sống để chiến đấu tiếp, khi nào không được để bản thân rơi vào tay giặc? Mong các bạn cùng bàn luận cho tôi được rõ vấn đề này.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Nếu có cơ hội còn sống được tiếp mà giúp ích cho đời thì nên sống (Tư Mã Thiên)
    Nếu đã cùng đường, bị bắt thì chết nhục, gây dựng lại cơ đồ thì không có cửa, vậy thì tự sát cũng có phần hợp lý (Hạng Vũ)

  3. #3
    Ngày tham gia
    Oct 2015
    Bài viết
    67
    Tôi thì nghĩ chả đáng gì phải tự sát, tự sát thì nhẹ gánh cho mình chứ chẳng giúp được ai,Hạng Vũ nếu thấy cùng đường thì thà xông lên rồi chết trong trận đánh còn anh hùng hơn là tự sát.

    Tôi chỉ thích quan điểm này: Người quân tử chả bao giờ đi tự sát, kẻ tiểu nhân thì chả dám tự sát, suy ra người tự sát là người ngoài hành tinh [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    [IMG]images/smilies/22.gif[/IMG] Hạng Vũ về Giang Đông vẫn còn cơ hội dựng lại cơ đồ nhưng lại chịu chết nhục nhã .

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi THINHRAZOR21428
    [IMG]images/smilies/22.gif[/IMG] Hạng Vũ về Giang Đông vẫn còn cơ hội dựng lại cơ đồ nhưng lại chịu chết nhục nhã .
    Hạng Vũ mất hết mưu thần và tướng giỏi rùi. Lập lại cơ nghiệp bằng niềm tin à[IMG]images/smilies/10.gif[/IMG].

  6. #6
    Ngày tham gia
    May 2016
    Bài viết
    0
    Hình như quân đội ta ko cho phép tự sát. Bất kể âm mưu tự sát thành công hay thất bại đều bị cho ra tòa án binh.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Đề tài này rộng, thử lạm bàn xem sao.

    Muốn đánh giá đầy đủ, có lẽ nên tự hỏi ta đứng ở góc độ nào, dân tộc nào, thời điểm nào để nhận xét?

    - Napoleon đã từng vượt thoát từ nơi giam cầm là đảo Elba ở Địa Trung Hải, thuyết phục các quân đoàn theo mình để tái chiếm ngôi hoàng đế. Với uy dũng này, việc ông hy vọng làm một cú nữa tương tự từ đảo Saint - Helena là dễ hiểu, khi mới 52 tuổi. Dùng tư tưởng Phương Đông để đánh giá và cho ông là hèn nhát thì quả khiên cưỡng. Trường hợp này, tự tử là hèn nhát

    - Người TQ và một số nước Châu Á xem danh dự là trọng. Về Hạng Vũ thì chú Jack nói đúng (lâu rồi mới thấy). Vũ sống nữa thêm nhục mà thôi. Vũ để bị tóm rồi bêu đầu mới là hèn hạ.

    - Hai Bà Trưng và Bà Triệu cũng tương tự như Vũ. Khi ấy, cái chết là dấu kết thúc cho sự nghiệp cao đẹp của mình được trọn vẹn, còn hơn chấm hết bằng cách để kẻ thù làm nhục, làm xấu đi hình tượng của mình.

    - Ta cũng thấy tự sát là để dằn mặt kẻ thù, để chứng tỏ lòng can đảm khi đã ở đường cùng (có vẻ nghịch lý với chủ đề topic): Nguyễn Biểu từng dùng cật tre moi ruột khi bị Trương Phụ đuổi bắt, lại dùng máu viết ngày mất lên thành cầu khiến Trương Phụ lắc đầu. Tự tử hèn nhát để tỏ lòng can đảm ư?

    - Khi các chú GI thu lượm xác chết lính Nhật trong WW2, nhiều chú kinh ngạc vì lính và sĩ quan Nhật tự sát: đã tự mổ bụng đau đớn, lại còn bị chặt đầu (trợ lý làm). Hoặc nghĩ đơn giản hơn: đòm 1 phát là xong, gì phải tự hành hạ kinh dị thế? Ở đây, vấn đề cách biệt văn hóa đã đụng nhau. Người Nhật thấy hổ thẹn vì thất trận, vì không làm tròn bổn phận (không như lính Pháp, ví dụ, đầu hàng hàng lũ ở ĐBP để mong được sống). Họ tự sát theo truyền thống, cảm thấy danh dự đã vãn hồi (và dân Nhật cũng đã thờ phụng họ, cho là rất anh hùng), trong khi mấy chú GI cho vậy là ngu xuẩn, là man rợ. Các chú này thấm nhuần lời răn của Chúa là cấm tự sát.

    Hờ hờ, kieuphong tui cũng dân kỹ thuật như chủ topic này, viết lách lẩm cẩm, tự lạc vào các vấn đề mơ hồ này. Các bác sáng suốt gỡ dùm. Đa tạ.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Feb 2016
    Bài viết
    0
    Vấn đề lịch sử còn phải xét nhiều phương diện, nhưng ý kiến của tôi thế này.
    Khi thế cùng lực kiệt, không còn bất kỳ hy vọng vươn lên mà quân địch bủa vây bốn phía, thì tự sát là 1 cách tốt để bảo toàn danh tiết. Nhưng Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Trùng Quang Đế...
    Hạng Vũ sang Giang Đông có khi vẫn gầy dựng dc cơ nghiệp, chỉ có điều theo ông nghĩ đó là hết nên tự sát. Theo tôi ông tự sát rất dũng cảm nhưng nếu suy xét kỹ hơn, lên thuyền qua Giang Đông để thử vực dậy lại thời thế, chừng nào qua Giang Đông ko dc thì tự sát cũng chả muộn.
    Trường hợp ko nên tự sát là khi vẫn còn 1 gánh nặng chưa giải quyết xong, như Tư Mã Thiên vẫn còn bộ Sử ký chưa viết hết, nếu ông tự sát thì hậu thế chỉ chê cười ông chứ ko khâm phục. Trường hợp của ông thì thật ra sống còn khổ hơn chết, và Hán Vũ Đế bắt ông hoạn, mà ông thì khinh nhất là hoạn quan, nhưng ông vẫn chấp nhận để sống tiếp viết Sử ký, nên ông vẫn dũng cảm chẳng khác gì tự sát.
    Hồ Nguyên Trừng thì là kẻ hèn nhát đích thực, ko dám tự sát ko nói gì, qua TQ cũng chẳng nói nhưng lại ko chịu tiếp tục chống TQ ngược lại còn giúp chúng, ông quả là hèn nhát.
    Khi còn cơ may, thấy vẫn còn cơ hội chiến thắng, thì đầu hàng vẫn ko hề nhục. Cái chính là sau khi đầu hàng rồi vẫn còn giữ ý chí chống giặc và tìm mọi cách chống giặc, cái đó mới là dũng cảm (vẫn chưa tìm thấy VD, để sau đã)

  9. #9
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Hưng Đạo Vương
    Cái chính là sau khi đầu hàng rồi vẫn còn giữ ý chí chống giặc và tìm mọi cách chống giặc, cái đó mới là dũng cảm (vẫn chưa tìm thấy VD, để sau đã)
    Bác này lẩn thẩn rồi chăng? đã đầu hàng rồi còn chống giặc dũng cảm?

    Bác tìm không ra ví dụ cũng phải thôi, vì đây gọi là trá hàng, ví dụ Hoàng Cái trá hàng Tào Tháo để đánh trận Xích Bích.

    Trường hợp đặc biệt: đầu hàng mà vẫn không chịu đầu hàng (???) là Quan Vũ đại nhân với câu phát ngôn ấn tượng "Hàng Hán không hàng Tào" . Quan Vũ đại lão gia sau khi hoàn thành nhiệm vụ đưa các chị dâu về với ông anh còn không (giả bộ) tự sát nữa thì mới thật là...[IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Cái đó tùy vào cách nhìn của mỗi người thôi !
    Ví như Người Hồi giáo ca ngợi kẻ đánh bom tự sát còn ngừoi khác , đặc biệt là nạn nhân của họ thì ko !
    Còn tùy vào hoàn cảnh nữa !
    Ví như Câu Tiển ko được Phù Sai tha về thì suốt đời mang tiếng tham sống sợ chết, ô nhục đến ngày năm.
    Chắc chắn Lưu Bang- con người rất nham hiểm- ko sai lầm như Ngô Vương, Hạng Vũ tìm đến cái chết là đúng đắn nhờ vậy ông giữ được danh tiếng của mình !
    Còn tùy thuộc vào thời gian nữa !
    Có thể nói vào thời đó nhiều người nghĩ Khuất Nguyên là dại ! Thay vì tự tử phải cố gắng khuyên nhủ Sở Hoài Vương tới khi nào được thì thôi !
    nhưng người đời sau cho rằng Khuất Nguyên chính xác ! Trước sau gì nước Sở cũng mất ko dựng lại được ! Tự tử bây giờ hay sau khi nước mất cũng vậy thôi, còn đở dau lòng hơn !

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •