Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 12
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Ảnh hưởng của Tôn giáo với Việt Nam

    Lịch sử VN ta từ cổ chí kim luôn chịu tác động của các tôn giáo( ý em đang chỉ thời kì sau bắc thuộc lần I ý, trước thời bắc thuộc em không rành).Nho,Phật,Lão,Công giáo,Cao đài,Hòa Hảo,... luôn đan xen vào nhau, tạo ra một mối liên hệ mật thiết luôn có ảnh hưởng ít nhiều đến tình hình quốc gia, dân tộc. Vậy cho nên mới lập topic này để mọi người thảo luận về sự ảnh hưởng của các tôn giáo với Lịch sử Vn ta.
    P/s: Đề nghị không spam.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ừ. nhờ mod move qua giùm. ^^!
    Bác chữ chưa dc Ân xá à?

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    đạo Nho đã làm cho dân ta rập khuôn TQ suốt thời kì phong kiến, bây giờ dĩ nhiên là nó hoàn toàn bị diệt vong rồi.
    Cao Đài là đạo của VN lập ra, ở Tây Ninh, giống như dc bắt nguồn từ đạo Lão.
    Dù sao chỉ thấy có đạo Phật là tuyệt, nhưng khi xâm lược, các nước đế quốc đều dựa vào hình ảnh của tôn giáo để chia rẽ dân tộc, Phật giáo cũng thế

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    đạo Nho đã làm cho dân ta rập khuôn TQ suốt thời kì phong kiến, bây giờ dĩ nhiên là nó hoàn toàn bị diệt vong rồi.
    Bây giờ TQ đang phục hồi đạo Nho đấy. Đạo Nho có nhiều cái hay phết [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Hưng Đạo Vương
    Dù sao chỉ thấy có đạo Phật là tuyệt
    - Dù hay thì đạo Phật cũng thật hay. Nhưng người xuất gia thì không làm nông, không đi lính, cầu giải thoát cá nhân nhiều hơn. Cuối thời Trần, vì dân theo đạo Phật quá nửa mà quốc lực yếu đi. Lý, Trần vốn tôn trọng cả 3 giáo. Thấy tình hình không hay, nhà Lê chỉ đề cao Nho học.
    - Tư tưởng ban đầu của nhà Nho không phải để phục vụ bọn cầm quyền mà để khôi phục lại kỷ cương trật tự, vì dân là trước hết: "Dân vi quý, quân vi khinh". Bản thân Khổng tử thấy vua vô đạo là bỏ đi. Thời tiền Hán, một số người kết hợp tư tưởng trung quân mù quáng của Pháp Gia vào đạo Nho, Hán Vũ Đế thấy lợi nên đề cao đạo Nho đã biến đổi này.
    Tư tưởng của đạo Nho thật ra không cố chấp, bảo thủ mà chú trọng học hỏi, tôn trọng ý kiến khác biệt. Thời Tống, do Trình Di, Chu Hy diễn giải mà đạo Nho trở nên cố chấp, câu nệ tiểu tiết. Đại Việt, Đại Nam tuân theo Tống Nho nên mới đem lại hậu quả nghiêm trọng.
    - Công lao của đạo Nho đối với Việt Nam cũng không phải là nhỏ:
    Tầng lớp cầm quyền là những người có học (Sĩ). Phải có học mới thi đỗ, làm quan. Dựa vào lịch sử thì những kẻ sĩ do đạo Nho đào tạo cũng tương đối có tư cách.
    Đạo Nho dạy trung quân ái quốc nên dân Việt sớm có tư tưởng quốc gia. Phương Tây trễ hơn, đơn cử như Pháp, lòng yêu nước bắt đầu hình thành từ thời Jeanne d'Arc.
    Khi ý thức được sự tụt hậu của đất nước, nhiều nhà nho ủng hộ cải cách để phú quốc, cường binh. Thời Tự Đức đã có Đặng Huy Trứ, Nguyễn Lộ Trạch. Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục do các nhà Nho khởi xướng. Phần lớn lãnh đạo của các phong trào yêu nước xuất thân từ những gia đình có truyền thống Nho giáo, cả Đảng Cộng Sản cũng như vậy.
    Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục học tập theo mô hình Keio nghĩa thục của Nhật, do sĩ thành lập. Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng của đạo Nho, song sớm thoát khỏi ảnh hưởng của Tống Nho (chịu ảnh hưởng nhiều Nho học Vương Dương Minh). Khi thấy đất nước có nạn, họ nhanh chóng tiếp thu có chọn lọc tiến bộ của phương Tây, là thành phần tích cực trong phong trào duy tân Minh Trị.
    Trước cách mạng tháng Tám, sau khi khoa cử không còn, một người Tây học là học giả Trần Trọng Kim, khi tìm hiểu Nho Giáo, nhận ra cái hay, cái đẹp và trình bày trong cuốn Nho giáo. Ông kết luận: "người mình bây giờ phải theo thời mà học tập: thực nghiệp, kinh tế, binh gia, toán pháp, vật lý, hóa học, bao nhiêu những khoa trí dục đều phải học như người ta, nhưng phải lấy Nho giáo làm cái nền đức dục, nghĩa là lấy cái nghĩa lý lưu truyền tự nghìn xưa mà gây lấy cái tinh thần, dù ở cảnh ngộ nào cũng có cái nhân cách đặc biệt, có cái phẩm giá tôn quý , không phụ cái tiếng nhân linh ư vạn vật."

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Thật ra Nho giáo có nhiều cái hay lắm. Nhất là việc đề cao tôn ti trật tự trong gia đình, xã hội. Thời nay có nhiều sự việc nếu mà các cụ nho gia xưa trông thấy được chắc chửi nát bét.
    Em thì bảo thủ lắm, đúng ra mình chỉ nên học tập phương Tây về khoa học kĩ thuật, tiếp thu có chọn lọc các sản phẩm Văn hóa của Phương tây, cái nào có thể Việt hóa được thì nên Việt hóa. Giữ đúng tinh túy của dân tộc Việt mình.Theo em Nho học thời này nên được đề cao( chí ít ra là thay đổi một số quan niệm lỗi thời).

  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Nho giáo cũng như nhiều giáo phái khác, đều có cái hay cũng như cái khiếm khuyết của nó.
    Cái hay thì các bác kể ra rồi, cái khuyếm khuyết có thể nói đến là:
    Do hình thành cuối thời kỳ chiếm hữu nô lệ, Khổng Tử muốn vực dậy 1 nhà nước kiểu đó nhưng đối xử với nhau bằng đạo đứa, ông đã đề ra tam cương và ngũ thường. Tuy vậy việc quá đề cao vua, coi vua là mệnh trời dẫn đến thời kỳ quân chủ chuyên chế khắc nghiệt sau này.
    Sau nhiều lân bổ sung, Nho gia tới chỗ cực đoan xem phụ nữ và dân đen là những người bình thường, dễ sai khiến. Đổng Trọng Thư đưa Tam cương ngũ thường đến độ khắc nghiệt khiến nảy sinh ra câu: "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung. Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu"
    Nho giáo xem vua là con trời, tất cả môi người đều nghe theo vua và quá đề cao tính duy tâm nên hiện nay thật sự đã tuyệt diệt. Nếu nói phục hồi thì chỉ phục hồi những tinh túy của Nho giáo, đó ko phải là thật sự phục hồi Nho giáo.
    Cao Đài trong thuyết về sự phát triển vạn vật rất giống Đạo giáo, đó là vũ trụ dc sinh ra từ 1 khí hỗn độn gọi là Đạo. Hệ thống thần linh cũng rất giống của Đạo giáo.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Theo như tớ chẳng theo đaọ nào, đạo naò cũng giả dôí , và diêù muốn lơị dụng đám đông. Mình chỉ cần biết yêu thương ngươì, không gian lận, dìn dữ trái đất kô bị ô nhiễm, có kiến thức, có sự hiểu biết, làm việc hết khả nang cuả mình, sống thực tế, và dìn dữ thể sác cho khoẻ mạnh (đừng bị beó phì). Noí chung là sống theo 3 loaị Luật, Luật Tự Nhiên, Luật Sáng Tạo, và theo Luất Nhà Nước.

  9. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Hưng Đạo Vương
    Nho giáo cũng như nhiều giáo phái khác, đều có cái hay cũng như cái khiếm khuyết của nó.
    Cái hay thì các bác kể ra rồi, cái khuyếm khuyết có thể nói đến là:
    Do hình thành cuối thời kỳ chiếm hữu nô lệ, Khổng Tử muốn vực dậy 1 nhà nước kiểu đó nhưng đối xử với nhau bằng đạo đứa, ông đã đề ra tam cương và ngũ thường. Tuy vậy việc quá đề cao vua, coi vua là mệnh trời dẫn đến thời kỳ quân chủ chuyên chế khắc nghiệt sau này.
    Sau nhiều lân bổ sung, Nho gia tới chỗ cực đoan xem phụ nữ và dân đen là những người bình thường, dễ sai khiến. Đổng Trọng Thư đưa Tam cương ngũ thường đến độ khắc nghiệt khiến nảy sinh ra câu: "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung. Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu"
    Nho giáo xem vua là con trời, tất cả môi người đều nghe theo vua và quá đề cao tính duy tâm nên hiện nay thật sự đã tuyệt diệt. Nếu nói phục hồi thì chỉ phục hồi những tinh túy của Nho giáo, đó ko phải là thật sự phục hồi Nho giáo.
    Cao Đài trong thuyết về sự phát triển vạn vật rất giống Đạo giáo, đó là vũ trụ dc sinh ra từ 1 khí hỗn độn gọi là Đạo. Hệ thống thần linh cũng rất giống của Đạo giáo.
    1. Thời kỳ đó cũng còn một số tranh cãi nhưng đa số các học giả cho rằng đó đã là thời kỳ phong kiến rồi. Nhưng cái phong kiến đó là phong kiến phân quyền, và Khổng Tử cũng không hề nghĩ đến phong kiến tập quyền (do hạn chế của thời đại).
    2. Tam cương ngũ thường không phải do Khổng Tử đề ra. Đổng Trọng Thư đề ra tam cương ngũ thường trên cơ sở tổng hợp một số yếu tố đạo đức đã được Khổng Tử và Mạnh Tử nhắc đến (và có thay đổi về ý nghĩa).
    3. Nho gia chỉ nói phụ nữ và tiểu nhân là khó dạy chứ đâu có nói là dễ sai khiến [IMG]images/smilies/42.gif[/IMG]
    4. TQ cũng như VN muón cản lại sự suy đồi đạo đức của xã hội. VN thì có tấm gương đạo đức HCM để phát động học tập còn TQ thì không có tấm gương đạo đức lớn và toàn diện nên đã dùng lại phần tinh túy trong Nho giáo để làm cơ sở cho đạo đức mới. Không biết VN hay TQ sẽ thành công đây [IMG]images/smilies/42.gif[/IMG] [IMG]images/smilies/42.gif[/IMG]
    5. Về hệ thống thần linh của Cao Đài thì HDV xem lại nhé. Nhưng vị khác thì tôi không biết chứ 3 vị đứng đầu thì đúng là độc nhất vô nhị luôn.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi tôn ngộ chữ(clone)
    ai nói tq ko có hình mẫu. Quốc phụ tôn trung sơn thì vứt đi đâu
    . :

    4. Tq cũng như vn muón cản lại sự suy đồi đạo đức của xã hội. Vn thì có tấm gương đạo đức hcm để phát động học tập còn tq thì không có tấm gương đạo đức lớn và toàn diện nên đã dùng lại phần tinh túy trong nho giáo để làm cơ sở cho đạo đức mới. Không biết vn hay tq sẽ thành công đây

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •