Trang 2 của 8 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 74
  1. #11
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi kieuphong
    Thời Tam Quốc, nước ta thuộc Đông Ngô, có xảy ra cuộc nổi dậy của bà Triệu. Nhớ mang máng vậy, các bác đính chính dùm nếu sai nhe
    Mới tìm được cái này trong Winkipedia:

    Bà Triệu

    Tên thật Triệu Thị Trinh, Triệu Ẩu
    Sinh 2/10/226
    Mất 21 tháng 2 (âm lịch) năm 248
    tại Hậu Lộc, Thanh Hóa
    Khởi nghĩa Bà Triệu

    Bà Triệu, còn gọi là Triệu Trinh Nương, tên thật là Triệu Thị Trinh hay Lệ Hải Bà Vương, sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ(226), là một trong những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam, Bà Triệu còn được gọi là Triệu Ẩu theo cách gọi của người Trung Hoa('"ẩu" nghĩa là bà già, bà lão). Bà là người Quân Yên, quận Cửu Chân, nay thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa và là em của Triệu Quốc Đạt

    Sách Giao Chỉ chí chép:

    Trong núi ở quận Cửu Chân có người con gái họ Triệu, vú dài 3 thước, không lấy chồng, họp đảng cướp bóc các quận, huyện, thường mặc áo ngắn màu vàng, chân đi giày mũi cong, ngồi đầu voi mà chiến đấu, sau chết làm thần.

    Truyền thuyết kể rằng:

    Bà là người tính tình vui vẻ, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, trí lực hơn người. Có lần xuất hiện một con voi trắng một ngà phá phách ruộng nương, làng xóm, làm chết người. Triệu Thị Trinh dũng cảm cầm búa nhảy lên đầu giáng xuống huyệt làm con voi lạ gục đầu xin qui thuận.

    Khởi nghĩa

    Năm 246, bà đã cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt dựng cờ khởi nghĩa và sau khi Triệu Quốc Đạt chết (248), bà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại sự xâm lược của quân Đông Ngô, do Lục Dận (cháu của Lục Tốn), thứ sử Giao Châu chỉ huy. Nhiều nghĩa binh đã tử trận vào năm đó. Theo Trần Trọng Kim, bà chống đỡ với quân Đông Ngô được 5-6 tháng thì thua chạy đến xã Bồ Điền và tự tử. Khi ấy Triệu Thị Trinh mới 23 tuổi.

    Tại nơi bà mất là núi Tùng, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa vẫn còn di tích lăng mộ của bà, cách nơi bà mất không xa (ngay bên quốc lộ 1A) là khu thờ bà. Hằng năm, vào ngày 21 tháng 2 âm lịch, người dân trong vùng vẫn tổ chức tế giỗ bà để tưởng nhớ.

    Hiện nay ở Hà Nội, tên bà được đặt tên cho một con đường: phố Bà Triệu.

    Câu nói nổi tiếng

    Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ[2], chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta!

    Văn thơ về Bà Triệu trong dân gian

    Việt Nam

    Huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho đến nay vẫn còn lưu truyền nhiều truyền thuyết về thời kỳ bà chuẩn bị khởi nghĩa chống giặc Ngô. Đó là chuyện "Bà Triệu thu phục được con voi trắng một ngà", chuyện "Đá biết nói" rao truyền lời thần nhân mách bảo từ trên núi Quan Yên.

    Ru con con ngủ cho lành

    Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi

    Muốn coi, lên núi mà coi

    Có bà Triệu tướng múa voi, đánh cồng

    TQ

    Hoành qua đương hổ dị,
    Đối diện Bà Vương nan.



    Múa ngang ngọn dáo dễ chống hùm,
    Đối mặt Vua Bà thì thực khó.

  2. #12
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Dân số Ngụy: 4.190.891 người-hơn 663.423 hộ(chiếm hơn 58% dân số và khoảng 40% diện tích)
    Thục: 940.000 người-280.000 hộ
    Ngô: 2.558.000 người-523.000 hộ
    Ngụy có thể có tới 400.000 quân trong khi nhà Thục và Ngô có thể có 100.000 và 230.000 quân tương ứng: khoảng 10% dân số
    Nhà Ngụy khi diệt Thục có dân số gấp 4 lần Thục, khi Tấn diệt Ngô thì dân số gấp 6,3 lần

  3. #13
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    @Chữ: Bác cho em hỏi thế thì sao Tào Tháo có thể mang tới 83 vạn quân đi đánh đông ngô được nhỉ? Còn dân số của các nước thời chiến quốc thì bao nhiêu bác nhỉ?

  4. #14
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Bọn Tàu bốc phét . Thật ra các trận đánh thời xưa nhiều lắm là tập hợp được vài vạn đã là ghê gớm lắm . Vậy suy ra quy mô có lớn lắm thì chừng 10-20 vạn lính cùng khoảng tưng nấy dân binh . Các trận đánh lừng lẫy Trung Cổ bên châu Âu và Trung Đông trong Thập tự Chinh cũng chừng mười vạn đã mệt mỏi rồi . Đất Tàu tuy rộng nhưng không phải chiến tranh trên toàn quốc , mà theo khu vực ảnh hưởng quyền lực của các tập đoàn phong kiến cát cứ .

    Khoảng 800 năm sau , ở Đại Việt thời Đinh Tiên Hoàng loạn 12 sứ quân , cụ Đinh đi đánh các chư hầu này , ông mạnh nhất đông binh nhất cũng chỉ chừng 2 vạn . Các đạo tiên phong nghe tả mà thảm , chừng vài chục kỵ binh .

  5. #15
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    sak, bác tay chơi này hay nhỉ? lại có cai vụ "thực thế ah" nữa hả! Lục Dân chứ ai!><
    Lịch sử Việt Nam thời Bà Trưng Bà Triệu mà phải vác cả wiki hả trời!

  6. #16
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    @NewGod: Công nhận văn chương nói phét hơn thần! Đề nghị anh em từ nay luận bàn tam quốc ko nên dựa vào tay LA QUÁN TRUNG nữa!

  7. #17
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi taychoi2403
    Bác cho em hỏi thế thì sao Tào Tháo có thể mang tới 83 vạn quân đi đánh đông ngô được nhỉ? Còn dân số của các nước thời chiến quốc thì bao nhiêu bác nhỉ?
    Tào Tháo đánh Đông Ngô chỉ đem có 20-30 vạn, nói phét lên làm 80 vạn để hù dọa đối phuơng, sau này Đông Ngô thắng, cũng viết vào sách sử là đánh bại 83 vạn quân Tào để tăng thêm độ oai hùng cho chiến thắng cho mình. Nếu chú đọc kĩ Tam Quốc cũng thấy Chu Du nói với Tôn Quyền:'' Tào Tháo nói đem 83 vạn nhưng thực chất chỉ tầm 20 vạn''

    Sau trận Xích Bích Tào Mạnh Đức đem 40 vạn quân đánh Ngô báo thù nhưng ko có trận đánh lớn nào, cuối cùng rút lui.

    Tào Mạnh Đức thống nhất cả 1 vùng rộng lớn thì quân số có thể lên đến 1 triệu là bình thuờng nhưng ông phải rải đều nó trên khắp đế quốc của mình, ko thể đem hết xuống Giang Nam đuợc, vì phía Bắc còn có Mã Siêu, Hàn Toại, phía tây có Lưu Chuơng, Truơng Lỗ, nếu đem quân đi hết thì lấy quân đâu ở nhà canh giữ

  8. #18
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi General89
    Tào Tháo đánh Đông Ngô chỉ đem có 20-30 vạn, nói phét lên làm 80 vạn để hù dọa đối phuơng, sau này Đông Ngô thắng, cũng viết vào sách sử là đánh bại 83 vạn quân Tào để tăng thêm độ oai hùng cho chiến thắng cho mình. Nếu chú đọc kĩ Tam Quốc cũng thấy Chu Du nói với Tôn Quyền:'' Tào Tháo nói đem 83 vạn nhưng thực chất chỉ tầm 20 vạn''

    Sau trận Xích Bích Tào Mạnh Đức đem 40 vạn quân đánh Ngô báo thù nhưng ko có trận đánh lớn nào, cuối cùng rút lui.

    Tào Mạnh Đức thống nhất cả 1 vùng rộng lớn thì quân số có thể lên đến 1 triệu là bình thuờng nhưng ông phải rải đều nó trên khắp đế quốc của mình, ko thể đem hết xuống Giang Nam đuợc, vì phía Bắc còn có Mã Siêu, Hàn Toại, phía tây có Lưu Chuơng, Truơng Lỗ, nếu đem quân đi hết thì lấy quân đâu ở nhà canh giữ
    Bác nói em chẳng tin lắm, cả nước có 4 triệu dân thì đào đâu ra dc 1 triệu lính hả bác???[IMG]images/smilies/24.gif[/IMG][IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]

  9. #19
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    À, cho mình hỏi về mấy cái trên tấm bản đồ phát.
    Trên bản đồ có nhiều cái màu xám nằm giữa ko thuộc về nước 1 trong 3 nước, vậy nó là của ai? Hay ở phía trên, tự nhiên lòi đâu ra 1 mảnh đất của Ngụy tách biệt hẳn ra vậy? Làm sao di chuyển đến đó, hay thành đó Tào Thào chiếm từ trước, còn các vùng xung quanh là của Mã Siêu?

  10. #20
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    tự nhiên lòi đâu ra 1 mảnh đất của Ngụy tách biệt hẳn ra vậy? Làm sao di chuyển đến đó
    cái này thừa hưởng của nhà Hán, bạn có thể tìm hiểu thêm về con đường tơ lụa cũng như quan hệ giữa Hán và Hung Nô

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •