Người ta thường chỉ biết tới 1 thời kỳ Phục hưng rực rỡ ở nước Ý vào thế kỷ 15-16 mà quên đi rằng đã từng có 1 thời kỳ Phục hưng cũng ko kém huy hoàng ở miền Bắc vào thế kỷ thứ 9-10, dưới triều đại các vua Carolingian, đặc biệt là Charlemagne Đại đế. Thời kỳ này đã đánh dấu kết thúc kỷ tăm tối (Dark age) và đưa Tây Âu tiến vào giai đoạn phát triển văn hóa mới.
Năm 800, khi Charlesmagne được tấn phong là hoàng đế La Mã thần thánh, ông đã tiến hành 1 công cuộc cải cách về văn hóa nhằm phục dựng lại sự huy hoàng của đế quốc La Mã trước đây, đã bị các giống dân rợ hủy hoại. Charles cho xây dựng lại trường học, khôi phục nền học vấn Latin, phát triển các môn nghệ thuật như văn học, điêu khắc, hội họa và kiến trúc. Tuy rằng chịu sự ảnh hưởng lớn của văn hóa Byzantine, văn hóa Carolingian cũng đã có những sáng tạo và đặc trưng của riêng mình. Rất tiếc, phong trào Phục hưng này ko có sức ảnh hưởng và lan truyền rộng rãi như phong trào sau này. Chỉ ở các thành thị, người ta mới chứng kiến được những tòa giáo đường kiểu La Mã nguy nga. Còn các vùng nông thôn, dân chúng vẫn sống tăm tối như tổ tiên bán khai của họ. Bởi thế, khi đế quốc của Charlesmagne tan rã, văn hóa Carolingian cũng biến mất.

1 bức phù điêu


Trang trí kinh thánh


1 văn bản thời Carolingian. Trước đây, người German ko hề có chữ viết


Đại giáo đường ở Aachen-Đức. Mái vòm kiểu La Mã là nhà nguyện Palatine, nơi đặt ngai của Charlesmagne. Các tháp kiểu Gothic được người đời sau thêm vào. Phải hơn 600 năm sau khi mái vòm này được xây, người dân Châu Âu mới được thấy lại những công trình lộng lẫy như vậy.


Bên trong nhà nguyện Paltine