Chủ đề: Vũ khí Hàn vs. Triều
-
03-09-2009, 09:25 PM #1Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Vũ khí Hàn vs. Triều
Trích từ đây : http://vsak.vn/vn/forum/showthread.p...5676#post25676
Sau khi Hiệp định đình chiến được ký (16/5/1953), quân đội Hàn Quốc đã được tái thành lập và đến nay nước này có một lực lượng quân sự mạnh với mức đầu tư trong 10 nước đứng đầu (tính theo GDP).
Thực lực quân sự Hàn Quốc
Lục quân Hàn Quốc có 560.000 binh sĩ, trong đó 140.000 lính nghĩa vụ và 4 triệu quân dự bị (theo thống kê của năm 2006). Số quân trên được phiên chế thành 3 quân đoàn, 11 binh đoàn, 49 sư đoàn và 19 lữ đoàn:
+ Quân đoàn 1 (First Army, FROKA), phụ trách khu vực phía đông
+ Quân đoàn 2 (Second Army, SROKA) phụ trách phần chiến lược.
+ Quân đoàn 3 (Third Army, TROKA) phụ trách thủ đô Seoul và phía tây khu phi quân sự.
-> Lục quân sở hữu 4.850 xe tăng, xe thiết giáp (trong đó đáng chú ý có loại T-80U, M48 Patton, K1, K1A1, K2 và XK2 Black Panther)
-> 10.774 pháo các loại, 7.032 tên lửa (trong đó đáng chú ý có Patriot, MIM-23B Hawk và 3 loại tên lửa vác vai là Stinger của Mỹ, Mistra của Pháp và Javelin của Anh)
-> 13.000 vũ khí bộ binh khác.
Hải quân Hàn Quốc có 68.000 binh sĩ, trong đó có 25.000 thủy quân lục chiến cùng 170 tàu thuyền các loại. Hải quân được chia thành 3 hạm đội:
+ Hạm đội 1 phụ trách bảo vệ phía tây
+ Hạm đội 2 phụ trách bảo vệ phía đông
+ Hạm đội 3 phụ trách bảo vệ từ Đông Hải tới eo biển Hàn Quốc.
Có người nói rằng, vì có Hạm đội 7 của Mỹ đóng gần Nhật Bản nên Hàn Quốc không chú trọng phát triển lực lượng hải quân. Nhiệm vụ chủ yếu của hải quân là phòng vệ ven biển.
Không quân Hàn Quốc có hơn 600 máy bay các loại, trong đó có loại F-15K Slam Eagle do Boeing sản xuất và T-50 Golden Eagle.
Giới chuyên môn cho biết, khi mới xảy ra cuộc chiến Triều Tiên đầu những năm 50, quân đội Hàn Quốc hầu như không có vũ khí gì đáng kể, chủ yếu dựa vào viện trợ của Mỹ. Nhưng kể từ đầu thập niên 80 đến nay, nhờ sự phát triển của kinh tế, nên tiềm lực quân sự của Hàn Quốc đã gia tăng đáng kể. Đây được coi là thời kỳ tăng trưởng, phát triển, mở rộng và hiện đại hóa lực lượng quân sự. Riêng trong năm 1990, nền công nghiệp Hàn Quốc đã đảm trách tới 70% nhu cầu vũ khí, đạn dược, quân nhu cùng nhiều trang thiết bị, kỹ thuật khác cho quân đội. Điều này đã khiến những quốc gia hữu quan “nể phục”.
Theo thống kê của Cơ quan Quản lý Chương trình Thu mua quốc phòng Hàn Quốc hôm 29/12/2008, lần đầu tiên doanh thu xuất khẩu vũ khí của Hàn Quốc vượt ngưỡng 1 tỉ USD. Điều này đồng nghĩa với việc Hàn Quốc sẽ sớm trở thành một trong 10 quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới. Khách hàng chủ yếu của Hàn Quốc là những quốc gia thuộc khu vực Trung Đông và đồng minh của Mỹ và họ chủ yếu mua súng tự động, máy bay và tàu hải quân.
Được biết, Hàn Quốc đã và đang tăng cường việc bán vũ khí cho các quốc gia đang phát triển tại châu Phi và Mỹ Latinh với hy vọng đạt con số 3 tỉ USD vào năm 2012. Vào thời điểm này, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hy vọng sẽ xuất khẩu xe tăng K-2 (thế hệ mới) và máy bay huấn luyện siêu âm T/A 50 - sản phẩm hợp tác giữa Hàn Quốc với Mỹ. Giới chuyên môn nhận định, hệ thống vũ khí của Hàn Quốc được cải thiện cũng đồng nghĩa với việc tăng cơ hội xuất khẩu vũ khí của nước này. Giới quân sự cho rằng, việc gia tăng tiềm lực quân sự, cải thiện công nghệ vũ khí cũng như nghiên cứu chế tạo và hợp tác sản xuất vũ khí của Hàn Quốc chủ yếu xuất phát từ nhu cầu chống lại những đe dọa từ bên ngoài, nhất là CHDCND Triều Tiên.
Hàn Quốc đã cố gắng hết sức để thực hiện thành công thương vụ đầu tiên đối với máy bay T-50 – sản phẩm hợp tác giữa KAI và Lockheed Martin - với mong muốn trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn và khôi phục kinh tế. Nhưng nỗ lực của họ chưa được đền đáp.
Giới truyền thông tiết lộ, ngay từ đầu năm 2005, Hàn Quốc đã áp dụng kế hoạch “đổi nợ lấy vũ khí của Nga”. Nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Yoon Kwang-ung từng tiết lộ, thượng tuần tháng 4/2005 các nhà đàm phán Hàn Quốc đã đề nghị Nga chia sẻ kho vũ khí tân tiến, đặc biệt là hệ thống tên lửa chống máy bay. Đổi lại, Hàn Quốc xóa các khoản nợ quá hạn từ thời Liên Xô trước đây. Theo đó, Nga sẽ chuyển các loại vũ khí hiện đại trị giá 214 triệu USD, trong đó có xe tăng T-80, tên lửa chống tăng METIS-M và xe quân sự BMP-3 cho Hàn Quốc.
Được biết, Hàn Quốc từng cho Liên Xô vay 1,47 tỉ USD cùng một lượng hàng trị giá 470 triệu USD. Ngoài ra, Hàn Quốc còn có kế hoạch mua một số loại vũ khí tiên tiến của Nga như trực thăng KA-32 và máy bay IL-103 với tổng trị giá 530 triệu USD.
Phản ứng của các bên hữu quan
Tuyên bố hôm 9/2/2009 của Chỉ huy quân đội Mỹ tại Hàn Quốc, tướng Walter Sharp được coi là phản ứng của Mỹ trước động thái mới của CHDCND Triều Tiên. Tướng Walter Sharp cho rằng, 28.500 binh sĩ Mỹ đóng tại Hàn Quốc cùng 670.000 lính Hàn Quốc sẵn sàng đối phó với bất kỳ mối đe dọa tên lửa nào từ phía CHDCND Triều Tiên.
Trước đó, Đô đốc Timothy Keating còn nhấn mạnh, theo đó Mỹ đang thận trọng quan sát những động thái liên quan tới vụ thử tên lửa tầm xa của CHDCND Triều Tiên và Washington sẵn sàng có những biện pháp đáp trả. Tuy nhiên, dư luận đều cho rằng, cả Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga đều muốn CHDCND Triều Tiên sớm trở lại bàn đàm phán để chấm dứt chương trình hạt nhân cũng như thử tên lửa đầy tranh cãi của nước này. Được biết, Nga đang tích cực chuẩn bị tổ chức vòng đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên dự kiến diễn ra vào ngày 19 và 20/ tại Moskva.
Từ lâu Mỹ đã lên kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa tại Cộng hòa Czech và Ba Lan để chống lại “nguy cơ tên lửa từ CHDCND Triều Tiên”. Nhưng cho đến nay kế hoạch luôn bị Nga, Trung Quốc và một số nước khác phản đối. Cách đây gần 3 năm (3/7/2006), tướng Henry Trey Obering, Chỉ huy trưởng Quân chủng Phòng vệ tên lửa Mỹ từng tuyên bố, sẽ thiết lập một hệ thống radar phòng thủ tên lửa “FBX-T” do Mỹ chế tạo tại Nhật Bản để chống lại “nguy cơ tên lửa từ CHDCND Triều Tiên”.
Theo giới truyền thông, ngay sau khi biết tin CHDCND Triều Tiên chuẩn bị phóng thử tên lửa Taepodong-2 (tháng 7/2006), nguyên Cục trưởng Phòng vệ Nhật Bản Fukushiro Nukaga đã lập tức điều một số tàu chiến được trang bị radar Aegis cùng các máy bay do thám lên đường làm nhiệm vụ. Thậm chí ông Fukushiro Nukaga còn điện khẩn để tàu khu trục Kirishima có trang bị Aegis đang tham gia tập trận ở Hawaii trở về nước gấp đề phòng khả năng CHDCND Triều Tiên bắn tên lửa.
Giới quân sự cho biết, Nhật Bản đã phản ứng như vậy sau khi bị động trước vụ phóng thử tên lửa Taepodong-1 năm 1998. Nhật Bản cũng đã đồng ý (về nguyên tắc) việc cho phép Mỹ triển khai các hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot hiện đại PAC tại nước này để bảo vệ các căn cứ quân sự Mỹ. Hãng Thông tấn Kyodo và Đài Truyền hình NHK của Nhật Bản cũng từng đưa tin, CHDCND Triều Tiên đã bắn nhiều tên lửa tầm ngắn tới vùng biển Nhật Bản hồi tháng 5/2007.
Giới phân tích cho rằng, các loại tên lửa của CHDCND Triều Tiên sẽ rời bệ phóng nếu mối quan hệ giữa Bình Nhưỡng với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc trở nên nghiêm trọng, ngoài vòng kiểm soát hoặc các cuộc đàm phán giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên tại các diễn đàn bị bế tắc. Cách đây gần 3 năm (tháng 10/2006), CHDCND Triều Tiên từng thử vũ khí hạt nhân (lần đầu tiên) và từ đó đến nay vấn đề này luôn là chủ đề thời sự được cả thế giới quan tâm.View more random threads:
- Quân xử Thần tử !
- Cách vệ sinh đệm bằng cồn hiệu quả
- Quan hệ đồng minh Nga Trung Quốc và lựa chọn của chúng ta
- Những nghiên cứu về sự tồn tại của nhà Hạ
- tại sao người hoa lại được cạo tóc theo người mãn ?
- [Chuyên gia chia sẻ] 3 Loại hoa quả xuất sắc cho mẹ sau khi sinh mổ
- Các dòng sản phẩm kem dưỡng da mặt cho bà bầu của Nhật hiệu quả tối ưu nhất
- Địa chỉ bán tranh phong thủy giá rẻ tại TPHCM
- Mac du da thong nhat dat nuoc, van con bat dong chinh kien !!
- LSVNese xấu xí trong tranh luận
-
03-09-2009, 09:39 PM #2Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Cái này giống điểm tin quá
Triều Tiên với Hàn chả bao giờ đánh nhau đâu, làm bộ thế thôi chứ Mĩ với Tàu chả bao giờ muốn xung đột cả
-
03-09-2009, 09:45 PM #3Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Đọc bài của bác NewGod thì có cái muốn hỏi anh em để bàn luận thêm này.
Sao Hàn, Nhật và Mỹ phải quá lo ngạy mỗi lần TT mua vũ khí A, chế tạo tên lửa B, hay bắn thử tên lửa tầm xa vậy?
Trước nhất là giờ TT nó đâu có tăng cường quân đội, tăng cường tập trận (dấu hiệu chuẩn bị khai chiến). Và tớ nghĩ nếu TT nó đã bắn thì mục tiêu của nó nếu không phải khu DMZ thì là Seoul (gần sát nách), mấy vùng lấy pháo là đã bắn được tới, cần gì tên lửa tầm xa.
Thấy đáng lo duy nhất là nếu Mỹ mang tàu chiến tới mà TT bắn chìm được. Nhưng vậy nghĩa là nếu Mỹ không khởi mào thì có gì phải lo đâu.
Chứ thật tự nhiên Seoul không bắn bắn qua đảo Guam hay Alaska làm gì
-
03-09-2009, 10:33 PM #4Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Lúc nãy sếp vào nên chưa kịp post nốt [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]
(tiếp theo)
Thực lực Quân sự CHDCND Triều tiên
Quân đội CHDCND Triều Tiên được thành lập ngày 8/2/1948 với 3 binh chủng Hải, Lục, Không quân. Theo sách trắng về quân sự năm 2006 của Hàn Quốc, việc phát triển vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường của CHDCND Triều Tiên đang đe dọa nghiêm trọng tới an ninh khu vực Đông Bắc Á, đặc biệt là bán đảo Triều Tiên. Hàn Quốc cho rằng, CHDCND Triều Tiên có khoảng 3.700 xe tăng, 2.100 xe bọc thép, 4.800 bệ phóng tên lửa, 8.500 pháo tự hành 170 ly và 3.100 thiết bị vượt sông. CHDCND Triều Tiên có 9 sư đoàn thường trực, 4 sư đoàn cơ giới, 1 sư đoàn tăng, 1 sư đoàn pháo binh.
Lực lượng Không quân và Hải quân của CHDCND Triều Tiên không có gì đáng kể bởi trang thiết bị và vũ khí đều quá niên hạn sử dụng. Được biết, không quân có 30 máy bay ném bom và máy bay trinh sát, 510 máy bay vận tải bao gồm cả máy bay AN-2s và 310 chiếc trực thăng. Tuy nhiên, không quân phải huy động khoảng 30 chiếc máy bay chiến đấu trong tổng số 820 chiếc máy bay tiêm kích để tham gia tuần tiễu. Hải quân có khoảng 60 tàu ngầm, 420 tàu chiến, 260 tàu vận tải và 60 tàu khác cùng 2 sư đoàn đóng ở vùng biển phía đông và phía tây với 12 đội tàu chiến và 2 lữ đoàn bắn tỉa trên biển đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh Hải quân. Ngoài ra, CHDCND Triều Tiên còn sở hữu khoảng 2.500-5.000 tấn chất độc gây tê liệt hệ thần kinh, sát thương ngoài da, chất gây nôn và khí cay...
Sách “Sổ tay Triều Tiên” do CIA biên soạn tính toán: Năm 2002, CHDCND Triều Tiên chi cho quân sự 5 tỷ USD, đứng thứ 22 thế giới. Quân đội Triều Tiên có 1,17 triệu quân thường trực, chiếm 5% dân số, cộng thêm số quân dự bị đông tới 7,5 triệu người.
Báo chí Hàn Quốc cho rằng, CHDCND Triều Tiên đã đạt tới độ thành thục trong việc sản xuất các tên lửa tầm ngắn và tầm trung.
Bruce Benard, chuyên gia nghiên cứu của Cty Rant (Mỹ) cũng tính toán: Đến năm 2010, CHDCND Triều Tiên có từ 70 đến 95 tên lửa Rodong-1, 50 – 75 Rodong-2, 150-200 tên lửa Taepudong-1, 25-50 tên lửa vượt đại châu. Hiện nay CHDCND Triều Tiên có khoảng 800 quả tên lửa đất đối đất các loại.
Tuy nhiên, giới quân sự trong và ngoài khu vực đặc biệt quan tâm tới kho vũ khí hạt nhân cũng như các loại tên lửa khác của CHDCND Triều Tiên. Giới quân sự đều cho rằng, sau khoảng 30 năm phát triển, công nghệ tên lửa của CHDCND Triều Tiên đã có những bước tiến đáng kể.
Scud - khởi nguồn của những vũ khí chiến lược
Tuy tên lửa Scud do Liên Xô chế tạo, có thể mang đầu đạn hạt nhân, hóa học hoặc sinh học, nhưng sau khi được đưa tới sử dụng tại CHDCND Triều Tiên một thời gian, các nhà khoa học nước này đã nâng cấp và biến nó trở thành cơn ác mộng của những quốc gia hữu quan.
Theo giới truyền thông, mặc dù tiếp nhận tên lửa của Liên Xô từ năm 1969, nhưng những tên lửa Scud đầu tiên mà CHDCND Triều Tiên có được lại đến từ Ai Cập. Chính Ai Cập đã giúp CHDCND Triều Tiên nâng cấp, phát triển hệ thống tên lửa của mình. Đầu những năm 80, Ai Cập đã cung cấp cho CHDCND Triều Tiên một số tên lửa Scud-B của Liên Xô, có thể mang đầu đạn nặng tới 200kg cùng tầm bắn 300 km. Nhờ đó các nhà máy nghiên cứu, chế tạo tên lửa được xây dựng gần biên giới Trung Quốc đã sản xuất thành công loại tên lửa tự tạo đầu tiên được biết tới dưới tên gọi Hwasong-5 (năm 1984).
Ba năm sau (1987), CHDCND Triều Tiên đã ký với Iran một hợp đồng mua bán vũ khí với tổng trị giá 500 triệu USD, trong đó có khoảng 100 tên lửa Hwasong-5. Các Tiểu Vương quốc Arập thống nhất cũng từng mua 25 tên lửa Hwasong-5 cùng một số vũ khí khác của CHDCND Triều Tiên (năm 1989).
Tên lửa Scud-B
Giới chuyên môn cho rằng, CHDCND Triều Tiên đã phát triển hai phiên bản mới từ Scud-B thành Scud-C (Hwasong-5) và Scud-D (Hwasong-6). Trong khi Scud-B chỉ bắn ở cự ly 300km thì Scud-C bắn được 500km, còn Scud-D có thể bắn mục tiêu cách xa 700 km. Ngoài ra, CHDCND Triều Tiên còn thử nghiệm loại tên lửa KN-02 có thể bắn tới những mục tiêu ở Hàn Quốc. Sau đó, CHDCND Triều Tiên còn phát triển Scud thành Nodong, Taepodong-1 và Taepodong-2.
Nodong - sự nâng cấp
Giới quân sự từng cho rằng, tên lửa Taepodong-1 tuy bắn tới Nhật Bản, nhưng không nguy hiểm bằng loại tên lửa Nodong (Rodong). Với tầm bắn 2.000 km, các tên lửa Nodong có thể phá hủy bất cứ mục tiêu nào của Nhật Bản và bất cứ căn cứ quân sự nào của Mỹ trên lãnh thổ Nhật.
Theo nghiên cứu của một trung tâm hạt nhân Mỹ, Nodong có độ chính xác không cao - sai số từ 2 km đến 4 km so với mục tiêu. Tuy bắn không chính xác nhưng Nodong luôn là mối quan tâm hàng đầu của Nhật Bản bởi quốc gia này nằm trọn trong phạm vi "phát huy hiệu quả" của tên lửa này. Nhiều chuyên gia quân sự của Nhật Bản từng khẳng định, các loại tên lửa của CHDCND Triều Tiên đủ sức tấn công Nhật Bản, Hàn Quốc, cũng như các căn cứ quân sự Mỹ đặt trên lãnh thổ 2 quốc gia kể trên.
Kể từ khi CHDCND Triều Tiên bắn thử tên lửa Nodong có khả năng mang đầu đạn hạt nhân (tháng 3/1993), loại vũ khí này nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng trong kho vũ khí của nước này. Sau đó (tháng 3/1994), CHDCND Triều Tiên còn mời chuyên gia quân sự Iran và Pakistan tới quan sát vụ bắn thử tên lửa Nodong. Được biết, tên lửa Nodong có thể mang theo một đầu đạn nặng 1.200 kg cùng tầm bắn 1.300 km, hoặc một đầu đạn nặng 1.000kg với tầm bắn 1.500km. Có tin nói rằng, tên lửa Ghauri (còn gọi là Hatf-5) của Pakistan được nghiên cứu, chế tạo thành công sau khi mua tên lửa Nodong của CHDCND Triều Tiên.
Những vũ khí hiện đại của CHDCND Triều Tiên.
Taepodong-1
Tháng 8/1998, CHDCND Triều Tiên đã khiến cả thế giới phải sửng sốt sau khi phóng thử tên lửa Taepodong-1 với tầm bắn 2.000 km. Taepodong-1 được phóng đi (31/8/1998) từ bãi thử Musudan-ni ở bờ biển phía bắc Hamgyong. Sau khi bay được 1.090 km, Taepodong-1 đã bị rơi xuống Thái Bình Dương. Taepodong-1 là loại tên lửa được chế tạo từ sự tổng hợp các thành phần của Nodong và Scud. Tuy có thể bắn xa, nhưng Taepodong-1 còn thiếu độ chính xác hơn cả Nodong.
Giới chuyên môn cho biết, để bắn Taepodong-1, người ta cần một vị trí cố định, cũng như thời gian chuẩn bị khá lâu và điều này dễ bị đối phương phát hiện. Vệ tinh do thám của Mỹ và Nhật Bản không bỏ sót bất cứ động thái nào trong suốt quá trình phóng thử Taepodong-1. Tình báo Mỹ cũng như Hàn Quốc đều cho rằng, trong khi triển khai tên lửa tầm ngắn Nodong và Scud, CHDCND Triều Tiên vẫn không ngừng phát triển loại tên lửa có thể bắn xa từ 4.000 km đến 6.000 km.
Bình Nhưỡng bắn thử tên lửa Taepodong-1.
Taepodong-2 -
Theo giới chuyên môn, Taepodong-2 có tầm bắn từ 5.000 km đến 6.000 km, dùng động cơ nhiên liệu lỏng làm tầng đẩy 1 và tên lửa Nodong làm tầng đẩy 2. Mỹ cho rằng, Taepodong-2 đã được phóng thử hồi tháng 7-2006, nhưng thất bại. Giới chuyên môn nghi ngờ độ chính xác của Taepodong-2 cũng như khả năng mang đầu đạn lớn của nó. Ngoài ra, Taepodong-2 cũng có nhược điểm giống Taepodong-1, đó là phải có hệ thống phóng cố định khi bắn.
Có người nói rằng, Taepodong-2 có thể bắn tới thành phố Chicago, bang Illinois, Mỹ. Sau Taepodong-2, CHDCND Triều Tiên đang nghiên cứu Taepodong-3 có khả năng mang được đầu đạn nặng từ 500 kg đến 1.000 kg với tầm bắn từ 10.000 km đến 12.000 km. Nếu Taepodong-3 được thử nghiệm thành công thì điều này có nghĩa, Mỹ cũng giống như Hàn Quốc và Nhật Bản đều nằm trong tầm bắn của tên lửa CHDCND Triều Tiên. Giới quân sự cho biết, rất khó xác định và phá hủy kho vũ khí của CHDCND Triều Tiên vì nó không nằm cố định với số lượng không nhất định.
Theo giới truyền thông, ngay từ đầu năm 1999, vệ tinh do thám Mỹ đã phát hiện ra sự chuẩn bị của CHDCND Triều Tiên để phóng Taepodong-2 bởi giàn đỡ Taepodong-1 được nâng từ 22 lên 33. Nhưng việc chuẩn bị này bị hoãn lại vào cuối năm 1999 và mãi tới năm 2005 các thông số kỹ thuật của Taepodong-2 mới xuất hiện (lần đầu tiên) cho dù CHDCND Triều Tiên bắt đầu nghiên cứu loại tên lửa này từ năm 1990.
Những thông tin khó kiểm chứng
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc từng cho rằng, CHDCND Triều Tiên sở hữu khoảng 600 tên lửa Scud và 100 tên lửa Nodong. Trong khi đó các nước phương Tây lại tuyên bố, CHDCND Triều Tiên sở hữu hơn 800 tên lửa đạn đạo các loại, trong đó bao gồm cả Taepodong-2. Nhưng theo thông tin của Mỹ thì CHDCND Triều Tiên sở hữu hơn 1.000 tên lửa Nodong và tên lửa Scud. Ngay từ năm 1965, Chủ tịch Kim Nhật Thành lúc đó đã cho thành lập Học viện Quân sự Hamhung để nghiên cứu công nghệ tên lửa nhằm sản xuất loại tên lửa có khả năng bắn tới Nhật Bản.
Giới truyền thông từng đưa tin, tướng Park Jae-kyung, tướng Hyun Chul-hee và tướng Lee Myong-su, 3 người thường xuất hiện bên cạnh Chủ tịch Kim Jong-il là "cha đẻ" của chương trình hạt nhân và tên lửa tại CHDCND Triều Tiên. Ngoài ra, còn phải kể tới 2 nhà khoa học Do Sang-rok và Seo Sang-guk. Cả 2 nhà khoa học này đều từng giảng dạy tại Trường đại học Kim Nhật Thành cho dù họ hơn kém nhau tới 30 tuổi. Được biết, ông Do Sang-rok tuy sinh ra (năm 1903) tại CHDCND Triều Tiên nhưng lại trưởng thành ở Hàn Quốc sau đó quay trở lại CHDCND Triều Tiên từ năm 1946 và đã chết năm 1990.
Ông Do Sang-rok được cố Chủ tịch Kim Nhật Thành và Chủ tịch Kim Jong-il đặc biệt coi trọng, quý mến. Còn ông Seo Sang-guk (sinh năm 1938) được coi là người đi đầu trong việc chế tạo bom hạt nhân và từng được Chủ tịch Kim Jong-il gửi quà cách đây 11 năm (1998) vì những cống hiến cho công cuộc phát triển khoa học quốc gia.
Tình báo Mỹ cho rằng, Tiến sĩ Abdul Qadeer Khan, người vừa được Tòa án tối cao Pakistan trả tự do hôm 6/2/2009 là người đã cung cấp cho CHDCND Triều Tiên công nghệ uranium để đổi lấy công nghệ tên lửa vào năm 1997. Giới truyền thông cho rằng, ngay từ năm 1984 CHDCND Triều Tiên đã xây dựng 2 lò tinh chế plutonium tại Trung tâm Khoa học hạt nhân Yongbyon, cách Bình Nhưỡng khoảng 100 km về phía bắc. 10 năm sau (1994), Mỹ cho rằng, Bình Nhưỡng đã có đủ nguyên liệu để chế tạo 10 quả bom plutonium
Tại sao CHDCND Triều Tiên lại loan tin đang chuẩn bị phóng vệ tinh?
Trước đây, CHDCND Triều Tiên đã chịu lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc về các vụ phóng thử tên lửa đạn đạo trước đó và hiện nước này đang bị cấm không được phép thực hiện vụ nào nữa. Tuy nhiên, lần này, Triều Tiên cho hay, họ không thử tên lửa như tin đồn mà chỉ là vệ tinh trong khuôn khổ chương trình không gian hòa bình; do vậy họ hoàn toàn có quyền sử dụng rocket để đưa vệ tinh lên quỹ đạo.
Năm 1998, nước này cũng đã gây sốc cả khu vực khi tuyên bố phóng vệ tinh nhưng thực chất lại là thử nghiệm tên lửa Taepodong-1 qua Nhật Bản.
Triều Tiên sẽ được gì khi thử tên lửa tầm xa?
Nếu phóng thành công tên lửa Taepodong-2 lần này, Triều Tiên sẽ sở hữu loại tên lửa có tầm phóng lên tới khoảng 6.700 km, được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân - có thể đạt tới miền Tây lãnh thổ nước Mỹ.
CHDCND Triều Tiên, quốc gia hiện có trong tay khoảng hàng trăm tên lửa thô sơ, sẽ có thể thử nghiệm hệ thống rocket đa tầng và nâng cao khả năng sản xuất tên lửa tầm xa.
Taepodong-2 ẩn chứa nguy cơ gì?
Trong lịch sử, Triều Tiên mới một lần duy nhất phóng thử tên lửa Taepodong-2 năm 2006 nhưng nổ tung ngay khi được vài chục giây và rơi xuống biển.
Tên lửa này được thiết kế đa tầng thô sơ và hệ thống chỉ dẫn khiêm tốn; đồng thời thời gian chuẩn bị phóng quá ngắn, chỉ có vài tuần. Vệ tinh do thám của Mỹ có thể giám sát được công cuộc chuẩn bị và do đó dễ dàng tấn công phá hủy trước khi Triều Tiên chuẩn bị phóng.
Tại sao nước này lại thử tên lửa tầm ngắn?
Triều Tiên được cho là sở hữu khoảng hàng trăm tên lửa tầm ngắn với tầm bắn khoảng 100 đến 150km và có thể nhắm tới Seoul và một số căn cứ quân sự Mỹ tại Hàn Quốc. Được biết, nước này đã thử nghiệm thành công loại tên lửa này.
Trong chuyến công du châu Á trên cương vị Ngoại trưởng, bà Hillary Clinton đã lên tiếng cảnh báo Triều Tiên không nên gia tăng căng thẳng khu vực bằng những động thái khiêu khích như vậy.
Với tuyên bố sẽ phóng vệ tinh lên quỹ đạo, Bình Nhưỡng đồng thời cũng muốn bắn tin cho Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak rằng nước này sẵn sàng cho một cuộc đối đầu toàn diện với Seoul. Quan hệ liên Triều vốn đã xấu đi kể từ mùa xuân năm 2008 sau khi Tổng thống Lee Myung-bak nhậm chức và gắn viện trợ kinh tế với giải trừ hạt nhân.
-
03-09-2009, 10:34 PM #5Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Hệ thống phòng thủ tên lửa Hàn Quốc
Quân đội Hàn Quốc đang nỗ lực xúc tiến xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa cho riêng mình. Hiện nay, hệ thống phòng thủ tên lửa (MD) được Mỹ phát triển với sự ủng hộ của Nhật Bản, chủ yếu được dùng để đánh chặn tầm xa và tầm trung. Tuy nhiên, tên lửa của Bắc Triều Tiên lại được triển khai dọc theo bờ biển và là loại tên lửa Scud. Tên lửa Scud bay với vận tốc 1,6 - 2km/s, còn tên lửa Rodong bay với vận tốc 3km/s. Điều này có nghĩa rằng chỉ mất 2 -3 phút để tên lửa của Bắc Triều Tiên bắn tới thủ đô Seoul. Nếu xét theo khía cạnh này thì hệ thống phòng thủ tầm trung và tầm cao là không thích hợp để Hàn Quốc có thể tự phòng thủ trước sự đe doạ của tên lửa Bắc Triều Tiên và đó cũng là lý do tại sao Hàn Quốc cần phải có một hệ thống phòng thủ của riêng mình.
Hệ thống Patriot PAC-2 mà Hàn Quốc sắp trang bị cho quân đội
Hàn Quốc sẽ hoàn tất việc thành lập đơn vị giám sát phòng thủ để phát hiện và đánh chặn tên lửa của Bắc Triều Tiên vào năm 2012. Hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo, trên thực tế là hệ thống phòng thủ tên lửa Hàn Quốc, sẽ giúp Hàn Quốc tự phát hiện và bắn hạ tên lửa của Bắc Triều Tiên. Theo chiến lược của Hàn Quốc, Seoul sẽ sở hữu Hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không (AMD), với mục tiêu đối phó mọi loại tên lửa tầm thấp xâm phạm không phận nước này. Trước đó, có tin nói rằng Hàn Quốc sẽ thiết lập tổ hợp phòng không và Phòng thủ tên lửa (AMD-Cell), Trung tâm chỉ huy và điều khiển Hệ thống phòng thủ tên lửa, vào năm 2012 để theo dõi tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo từ CHDCND Triều Tiên. Năm 2012, 3 tàu khu trục Aegis trọng tải 7.600 tấn cũng sẽ đi vào hoạt động.
Cảnh báo sớm và tên lửa chống tên lửa đạn đạo
Nếu chỉ có AMD Cell thì không đủ để phòng thủ tên lửa. Ngoài AMD Cell thì cần phải có thêm hệ thống cảnh báo sớm và tên lửa chống tên lửa đạn đạo. Nói cách khác, nếu AMD Cell là bộ não thì hệ thống cảnh báo sớm là “mắt”, tên lửa chống tên lửa đạn đạo là “nắm đấm”. Hiện, quân đội Hàn Quốc dự định sẽ mua của nước ngoài một hệ thống radar cảnh báo sớm. Hệ thống cảnh báo sớm, với khả năng phát hiện vật thể cách xa 400 – 1.000km, có thể tính toán hướng bay, điểm va chạm và sau đó gửi kết quả tới AMD Cell và đơn vị Patriot. Theo dự kiến, quân đội Hàn Quốc cũng sẽ đầu tư thêm 4 Hệ thống Kiểm soát và Cảnh báo trên không (AWACSs) trong năm 2011 và 2012. Tàu khu trục Aegis mang tên “Hoàng đế Sejong vĩ đại”, cũng được trang bị hệ thống radar có thể theo dõi hơn 1.000 vật thể bay cách 1.000km với tốc độ nhanh gấp 8 lần tốc độ âm thanh. Nếu vật thể bị phát hiện bằng cách này, tên lửa Patriot PAC-2 sẽ được phát hoả để đánh chặn. Bên cạnh tên lửa Patriot hiện có, năm nay sẽ có thêm 48 tên lửa nữa được quân đội Hàn Quốc nhập về. Ngoài ra, quân đội Hàn Quốc cũng sẽ tiếp tục nâng cấp các vũ khí đất đối không tầm trung (“Iron Hawk-II”) và đến năm 2011 sẽ sử dụng chúng như một loại tên lửa chống tên lửa đạn đạo.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Hàn Quốcsẽ có khả năng đánh chặn những tên lửa tầm thấp. Seoul sẽ không tham gia hệ thống phòng thủ chung với Mỹ và Nhật. "Với đặc điểm địa lý của bán đảo Triều Tiên, hệ thống đó sẽ được thiết kế để chặn những loại tên lửa được dẫn đường ở tầm thấp, ví dụ tên lửa Scud và Rodong", một nguồn tin quân sự khác cho hay. Hàn Quốc từng công bố kế hoạch mua 48 tên lửa Patriot cũ của Đức vào năm 2008 và muốn kiểm soát thiết bị trên mặt đất của loại tên lửa này, do Mỹ cung cấp
Đánh chặn tên lửa
Tên lửa là loại vũ khí hình ống di chuyển với khoảng cách xa qua không khí và phát nổ khi tới mục tiêu. Một tên lửa tầm thấp có thể bay hàng trăm km và tấn công mục tiêu trong tầm ngắm. Tuy nhiên, rất khó có thể đánh chặn các vụ tấn công của tên lửa. Vì thế, cần phải có một hệ thống tên lửa được dùng để bắn hạ tên lửa đang bay. Ngày nay, công nghệ laser được sử dụng để đánh chặn tên lửa đang bay. Một trong những điều quan trọng của phòng thủ tên lửa là phát hiện nhanh và tấn công chính xác.
AMD Cell
AMD Cell là đơn vị phòng thủ tên lửa và phòng không của một quốc gia. Theo nguồn tin thuộc Bộ Quốc phòng thì quân đội Hàn Quốc đã xúc tiến kế hoạch thành lập một đơn vị phòng không (AMD Cell) cho riêng mình vào năm 2006. Chi phí đầu tư cho dự án là 300 tỷ won (213 triệu đô-la) và dự án sẽ được hoàn thành vào năm 2012. AMD Cell có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ các thiết bị tên lửa và đánh giá khả năng đe doạ của tên lửa Bắc Triều Tiên 24/24 trong thời bình. Trong thời chiến, ADM Cell sẽ thông báo cho đơn vị quân đội được trang bị hệ thống đánh chặn tên lửa khi xuất hiện mối đe dọa về một cuộc tấn công tên lửa.
Từ trước đến nay, Hàn Quốc được đặt dưới sự bảo vệ của Hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) do Mỹ phát triển với sự ủng hộ của Nhật Bản, chủ yếu đối phó với các tên lửa tầm trung và tầm xa. Tuy nhiên, theo đánh giá của Chính phủ Hàn Quốc, hệ thống NMD không còn thích hợp với tình hình hiện tại ở bán đáo Triều Tiên.
-
03-09-2009, 10:38 PM #6Senior Member
- Ngày tham gia
- Sep 2015
- Bài viết
- 479
Gửi bởi gingerbread
Dù nó không bắn được đến khu dân cư, cứ việc bắn vào 1 vùng nào đó và có người chết, thế là dư luận có quyền công kích Mỹ không làm gì để ngăn chặn, không có động thái gì phù hợp... blah blah...
Tôi cho rằng đó là lý do tại sao Mỹ còn nhượng bộ TT. Mà cho dù TT có làm thật, thì có lẽ ô danh của gia đình bác Kim ngàn năm sau vẫn rửa chưa sạch...
-
03-09-2009, 11:02 PM #7Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi gingerbread
Các bác có tưởng được được ở Hàn đã có bao nhiêu người vừa khóc vừa xem tivi khi hồi đó tường thuật trực tiếp hội nghị Liên Triều lần thứ 1 , tổng thống Kim Đại Chung và Chủ tịch Kim Chính Nhật ôm hôn nhau không ?
Hồi cuối năm 2007 , Lỗ Mậu Hiền gặp Kim Chính Nhật , tuy hai bên đã rất lạnh nhạt , nhưng dân Hàn vẫn náo nức hy vọng vào thống nhất trong hòa bình , các tờ báo tiếng Anh còn đăng tít "Unification Korean-stlye ". Nhưng bác Lý Minh Phác (Lee Myungbak) lên ngôi thì mọi việc coi như vứt . Bác này quả là bác tổng thống được Mỹ yêu mến [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]
Khu chế xuất Gaeseong được mở ra ngay sau hội nghị Liên Triều lần 1 , tuyến đường xe lửa được thông suốt , các tuyến du lịch núi Kim Cương được Triều Tiên mở cho công dân Hàn Quốc ... Tất cả đều được thực hiện rất nhanh , và chưa bao giờ dân Hàn hy vọng nhiều đến như vậy .
Thông tin thêm : Triều Tiên đã từng có kế hoạch mở cửa thị trường bằng việc bắt đầu từ các khu chế xuất và đặc khu kinh tế như mô hình của China . Tuy nhiên , đặc khu kinh tế đầu tiên do tỷ phú Dương Bân của China làm chủ đầu tư chưa kịp đi vào hoạt động sau khi khai trương thì bác này đã bị China cho vào tù vì tội ... trốn thuế [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG] Kể từ đó , mọi dự án bị đình trệ . Và Triều Tiên chỉ còn một lựa chọn là khu chế xuất Gaeseong với Hàn Quốc . Bởi vì Triều Tiên bị cấm vận , chả có ma nào dám phá lệnh của đại ca Mỹ cả . Tập đoàn Hyundai do một bác họ Lý đầu tư mạnh vào Triều Tiên , rút cục là bác này suýt nữa vào tù vì tội ... trốn thuế và đút hối lộ (một cái tội mà chắc thằng nào làm tư bản cũng dính hết ) [IMG]images/smilies/18.gif[/IMG]
Dân Triều Tiên đổ ra đường mừng hội nghị Liên Triều lần thứ 1 .
Nụ cười thân thiện của Kim Chính Nhật trong hội nghị Liên Triều
Khuôn mặt nhân hậu với đôi mắt thông minh của tổng thống anh minh Lý Minh Phác , một tín đồ Tin Lành rất ngoan đạo . Khi còn là thị trưởng Seoul , ông đã có kế hoạch phá tất cả các chùa chiền "mê tín dị đoan" để xây nhà thờ văn minh thánh thiện !
Một giấc mơ hoang của người Triều Tiên
Nam Bắc đoàn tụ - một chút rồi lại chia ly
-
03-09-2009, 11:12 PM #8Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Sao dân Triều thì chết đói mà bác Kim bụng to thế nhỉ? Hay là bị đái đường?
Mặt cha Lee Myungbak nhìn đúng là không mê được, mắt lương thế này thì cực kỳ bất lương.
-
03-09-2009, 11:20 PM #9Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Cả Trung Quốc lẫn Mĩ đều ko muốn hai miền thống nhất thì làm gì đây
Thế mới thấy thống nhất khác chia cắt xa như thế nào
-
03-09-2009, 11:29 PM #10Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi Taro
Bài văn khấn khi đi lễ cầu duyên tại chùa hà và những lưu ý khi đi cầu duyên. Đi cầu duyên tại chùa hà để cầu tình duyên, với mong muốn tìm được ý trung nhân hợp ý mình là điều rất nhiều người vẫn...
Bài văn khấn khi đi lễ cầu duyên tại chùa hà linh nghiệm nhất