Trang 4 của 4 Đầu tiênĐầu tiên ... 234
Kết quả 31 đến 32 của 32
  1. #31
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Lý do bầu trực tiếp anh đã nói: do Italia và 1 số quốc gia đề cao tam quyền phân lập nên họ cho rằng "hành pháp phải ngang quyền với lập pháp". Mà ở đây cơ quan lập pháp (nghị viện) do dân bầu thì lẽ dĩ nhiên cơ quan hành pháp (tổng thống) cũng phải do dân bầu! Vậy thì ông tổng thống mới có quyền giải tán nghị viện để bầu cử sớm và ông nghị viện cũng có quyền phế truất tổng thống, hai bên kiềm chế lẫn nhau (nguyên tắc "check and balance").

    Ngược lại, ở các nước đại nghị như Việt Nam, Nhật Bản, đặc biệt là Nhật Bản, họ (hay người Mỹ, đã soạn Hiến pháp cho họ) thấm thía việc quyền lực tập trung vào tay một cá nhân nguy hại thế nào nên họ cho rằng người điều hành đất nước phải bị kiềm chế, phải chịu trách nhiệm trước đại biểu của dân (nghị viện).
    Ở Việt Nam thì chúng ta theo nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân và một phần vì dân trí chúng ta chưa cao, cần phải qua gián tiếp, chưa biết tương lai thế nào.

    @Tôn Ngộ Chữ: anh nói rồi, tư duy của các chú chấy sĩ chỉ đến đó thôi. Trình độ giáo dục không đủ để phân biệt thế nào là cấu trúc quyền lực nhà nước, thế nào là thể chế chính trị, thế nào là thiết chế chính trị thì chỉ có bô bô cái mồm nhai lại mấy thứ của những thằng nhai lại khác thải ra thôi.
    Trích dẫn Gửi bởi 7 vợ
    Tôi ko hiểu lắm về Hiệp thương. Nó được tổ chức cũng như tiến hành ntn? Cơ quan nào tham gia Hiệp thương? Hiệp thương ảnh hưởng đến Quốc hội ra sao? ...
    Hiệp thương dân chủ là hình thức dùng để cho nhân dân kiểm tra trình độ và nhân phẩm của ứng cử viên đại biểu quốc hội/hội đồng nhân dân. Nếu không, thì giả sử có vài ba ông nát rượu, mấy thằng nhai lại và một con thú rác rưởi nào đó bước vào ủy ban bầu cử để đăng ký "tao xin đăng ký ra ứng cử đại biểu quốc hội" cũng được à?
    Các nước đều có quy địng sàng lọc ứng viên tương tự. Một số bang của Mỹ dùng số chữ ký ủng hộ, ở Úc ngoài chữ ký còn phải nộp tiền "thế chân" [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]. Ở Mỹ thậm chí còn có chế định "Đảng ưu thế", ví dụ như Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ muốn tranh cử lúc nào cũng được, còn các đảng khác lặt vặt quá, không đủ ghế trong nghị viện thì phải có số chữ ký, phải có "thành tích trúng cử" bao nhiêu ghế trong nghị viện, v.v. mới được tham dự bầu cử.
    Trích dẫn Gửi bởi taychoi
    Hiến pháp và pháp luật Việt Nam qui định cử tri Việt Nam trực tiếp bầu ra đại biểu quốc hội theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
    ..............
    Nhưng chú ý là cuộc họp "trù bị" của bộ chính trị trước thềm các cuộc đại hội,bầu cử đã tính toán sơ bộ tất cả roài!
    Tôi thấy bạn taychoi tuy có quan điểm hơi bị thiên hữu nhưng chưa đến nỗi ngu dốt và cắn càn như đám Ngộ Chữ nên xin nhắc lại cho bạn rõ:
    Bất kỳ đảng chính trị nào nắm đa số ghế nghị viện cũng đều có "quyền sinh sát" đối với mọi quyết định của nghị viện (vì rõ ràng toàn bộ đảng viên là nghị viên sẽ bỏ phiếu thuận cho quan điểm của đảng mình!). Vì vậy không chỉ Việt Nam, mà như ở Nhật, LDP cầm quyền, người ta không cần quan tâm Nghị viện họp cái gì mà chỉ cần quan tâm LDP bỏ phiếu bầu chủ tịch đảng xem là ai thì biết ngay Thủ tướng Nhật sẽ là ai (vì LDP đã nắm đa số ghế rồi!).

    Đây thuần túy là quy định pháp luật. Cái khác biệt của Việt Nam và Nhật Bản là ở thiết chế chính trị. Chúng ta chỉ có một đảng chính trị còn Nhật Bản có nhiều đảng chính trị.

  2. #32
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    0
    @wiwi: để đẹp mặt cả đôi bên, mỗ sẽ kết luận là VN cũng là "thể chế đại nghị", có điều:
    ở VN: đảng qvinh nghiễm nhiên cầm quyền
    ở nước ngoài: đảng/liên minh nào có được hơn 50% phiếu sau tranh cử thì cầm quyền..
    END

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •