Trang 1 của 4 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 32
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Câu hỏi về bầu cử của XHCN


  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    mặt trận tổ quốc(do đảng lãnh đạo) lọc ứng cử viên quốc hội qua 3 vòng "hiệp thương" [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Hưng Đạo Vương
    Trong diễn đàn có nhiều bác khá rành về XHCN. Em có 1 thắc mắc tại sao các nước XHCN bầu cử theo kiểu gián tiếp, dân bầu đại biểu rồi đại biểu bầu chính phủ trong khi các nước TB bầu cử theo trực tiếp
    Bầu cử vậy thì có ưu điểm gì ko?
    Tớ thì chẳng biết thực tế nó ra sao, hay CNTB, CNXH hay liệu nó có ưu điểm hay nhược điểm gì đặc biệt.

    Chỉ nghĩ đơn giản là nếu bầu cử gián tiếp thì việc chuyển giao quyền lực sẽ không thể nhanh chóng, còn bầu cử trực tiếp thì có.

    Ví dụ như giờ bác là một kẻ diễn thuyết quần chúng cực kì giỏi và nước bác bầu cử là bắt buộc. Thì để làm tổng thống một nước có bầu cử trực tiếp thì bác chỉ cần thuyết phục được 50% người dân trong thời gian 1 tháng trước kì bầu cử để chiến thắng. Còn trong bầu cử gián tiếp thì bác phải lấy được 50% phiếu bầu cho bản thân để vào quốc hội, xong thuyết phục được 50% phiếu bầu của người dân cho những người thân cận vào chiếm một nửa tổng số thành viên quốc hội để lôi mình lên đứng đầu quốc hội, đứng đầu nhà nước. Cái sau rõ ràng khó và lâu hơn nhiều.

    Nói vậy là chưa tính đến ảnh hưởng của độc đảng, đa đảng, tuyên truyền, tranh cử, quốc phòng, ảnh hưởng của quốc hội....v..v... vào để quyết định cái nào lợi hơn.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    1 là bầu cử ở nước ngoài là tự nguyện
    2 là muốn chiến thắng phải có được số phiếu trên 50%
    còn với bầu cử gián tiếp, đảng/liên minh nào giành được trên 50% ghế quốc hội thì chủ tịch đảng/liên minh đó trở thành thủ tướng
    nếu không có lực lượng nào chiếm được trên 50% ghế quốc hội thì lực lượng có số ghế nhiều nhất sẽ đứng ra thành lập chính phủ thiểu số
    nếu các đảng thuộc liên minh cầm quyền có số ghế quốc hội bằng nhau thì sẽ luân phiên quyền lực(VD như liên minh cầm quyền gồm 2 đảng có số ghế quốc hội = nhau thì chủ tịch mỗi đảng sẽ giữ chức thủ tướng nửa nhiệm kỳ)

  5. #5
    Ngày tham gia
    May 2016
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Hưng Đạo Vương
    Trong diễn đàn có nhiều bác khá rành về XHCN. Em có 1 thắc mắc tại sao các nước XHCN bầu cử theo kiểu gián tiếp, dân bầu đại biểu rồi đại biểu bầu chính phủ trong khi các nước TB bầu cử theo trực tiếp
    Bầu cử vậy thì có ưu điểm gì ko?
    Bầu trực tiếp thì có ưu điểm là nhanh gọn, người đứng đầu dc chọn phải thuyết phục dc dân tin tưởng vào các chính sách họ đề ra.
    Thường thì dân trí cao mới dùng dc cách này. Còn bầu gián tiếp thì ngược lại!

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    xin hỏi ở Mỹ khi bầu TT cũng có 2 loại phiếu bầu là phiếu đại cử tri và phiếu phổ thông,nếu phiếu phổ thông mà quá bán nhưng phiếu đại cử tri ko dc 50% thì cũng vứt đi=> quyền bầu TT nằm trong tay 1 số người chứ có phải toàn dân đâu

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi vitaminD
    xin hỏi ở Mỹ khi bầu TT cũng có 2 loại phiếu bầu là phiếu đại cử tri và phiếu phổ thông,nếu phiếu phổ thông mà quá bán nhưng phiếu đại cử tri ko dc 50% thì cũng vứt đi=> quyền bầu TT nằm trong tay 1 số người chứ có phải toàn dân đâu
    Hehe, bạn tưởng vậy thôi, chứ thực ra ko phải đâu. Hình như trong lịch sử có mỗi 1 lần ngoại lệ là Bush con năm 2000 thôi, còn lại tính chi li ra các tổng thống mỹ toàn đạt trên 50% phiếu phổ thông cả!

  8. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    @vitamin: câu này đã hỏi trong Đường dây nóng rồi:
    Trích dẫn Gửi bởi wiwi
    ví dụ:
    Bang Ohio có 5 đại cử tri và 13000 cử tri (ví dụ thế).
    Trong đó 5000 cử tri bỏ phiếu cho Obama, 8000 cử tri bỏ phiếu cho Mckain thì kết quả McKain thắng ở bang Ohio, được 5 phiếu cử tri.

    Ở bang Alaska có 6 phiếu đại cử tri và 4000 phiếu cử tri.
    Trong đó 3000 cử tri bỏ phiếu cho Obama, 1000 cử tri bỏ phiếu cho McKain. Vậy Obama thắng ở Alaska và được 6 phiếu đại cử tri.

    Giả sử chỉ có 2 bang này bầu cử tổng thống thì ta có:
    + Về số phiếu cử tri: Obama được 8000 (3000 + 5000), McKain được 9000 (1000 + 8000). Vậy là McKain được đông dân ủng hộ hơn
    + Về số phiếu đại cử tri: Obama được 6 ở Alaska, McKain được 5 ở Ohio. Vậy là Obama trở thành tổng thống, vì nhiều phiếu đại cử tri hơn

    Đây là mô hình để tránh độc tài của đa số và cũng là đặc điểm của chính thể liên bang (liên minh nhiều "nước")

  9. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    theo tôi thì bầu cử giàn tiếp cũng có cái rất hay là cơ hội cho những người như hitler lên nắm quyền sẽ thấp hơn rất nhiều so với cách kia

  10. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Anh không hiểu câu hỏi của chú Hưng Đạo Vương? chú nói các nước XHCN bầu theo hình thức gián tiếp, còn các nước TBCN thì bầu củ trực tiếp, nhưng mà bầu cử cái gì?

    Đa số các quốc gia dân chủ đại nghị, hay có khi còn gọi là cộng hòa nghị viện (đây là hình thức chính trị, không phải chế độ xã hội nhé) như Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan, Italia, Anh, v.v. đều bầu Thủ Tướng theo con đường gián tiếp. Ở các nước này, tùy theo pháp luật mà quyền hạn của Thủ Tướng có thể khác nhau, nhưng trong đa số trường hợp, Thủ Tướng đều có quyền hạn và nhiệm vụ điều hành đất nước rất rộng (ở Nhật, Thái Lan, Anh thì gần như toàn bộ mọi việc đều ở tay Thủ Tướng, còn ở Việt Nam, Italia thì quyền Thủ Tướng cũng rất lớn).

    Đáng chú ý là ở một số quốc gia cộng hòa nghị viện, người đứng đầu đất nước (nguyên thủ quốc gia) của họ lại được bầu theo hình thức trực tiếp. Điển hình như Italia, Tổng Thống là người đứng đầu nhà nước về nguyên tắc, là tổng chỉ huy quân đội, được dân bầu trực tiếp. Tuy nhiên nếu để ý xem báo đài sẽ thấy hình ảnh của ông này rất mờ nhạt vì đa số mọi công việc đều do Thủ Tướng (và chính phủ của ông ta) đảm nhận.
    Ở Anh, Nhật, Thái Lan thì nhà vua là nguyên thủ quốc gia nên không cần nói đến chuyện bầu bán nhé.
    Ở Việt Nam thì nguyên thủ quốc gia là Chủ tịch nước, nhưng lại do nghị viện (Quốc hội) bầu. Đây có thể coi là do ảnh hưởng của lịch sử (nên nhớ hoàn cảnh ra đời của chính phủ đầu tiên), hoặc ảnh hưởng của khối XHCN, tùy quan điểm.

    Ngoài nhóm quốc gia kể trên, đa số các quốc gia còn lại theo mô hình cộng hòa tổng thống, trong đó có Mỹ và Nga là 2 đại diện rõ ràng nhất. Tổng Thống của họ vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người điều hành đất nước. Ở Mỹ thậm chí không cần chức vụ Thủ Tướng để thành lập chính phủ, mô hình này Việt Nam đã học tập để xây dựng theo vào năm 1946 trong Hiến pháp 1946, chỉ khác lúc đó Chủ tịch nước chúng ta do nghị viện bầu ra chứ không phải do dân trực tiếp bầu, cái này là điều kiện lịch sử.

    Bầu cử trực tiếp người đứng đầu nhà nước, theo một số nhà lý luận, sẽ giúp cân bằng quyền lực của bên lập pháp, tránh sự độc tài của Nghị viện. Vì Tổng Thống do dân bầu cũng ngang bằng về vai vế so với Nghị viện do dân bầu. Còn trong trường hợp Tổng Thống/Thủ Tướng do Nghị viện cử ra (như ở Việt Nam, Nhật, Thái, Anh) thì họ vẫn chiu sự điều chỉnh của Nghị viện.

    Điểm hay điểm dở của 2 hình thức này có lẽ bàn ra cũng tương đương. Nhưng các quốc gia sử dụng vẫn tồn tại song song, vậy thì chắc hẳn điểm hay của chúng lấn át điểm dở.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •