TRẦN VĂN CHẨM - CẬU BÉ HIỀN LÀNH ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN VIỆT NAM
CHUYỆN XẨY RA Ở NHÀ CHÚ TƯ LẾN
Có một câu chuyện thật “giật gân” đã xảy ra ở nhà chú Tư Lến.
Đó là một căn nhà gỗ không rộng lắm, mái lợp tranh thấp lè tè, thoạt trông hơi lụp xụp. Phía trước nhà có một mảnh sân nhỏ ăn liền với mặt con lộ phẳng lì chạy từ huyện Củ Chi tới bến đò Bình Mỹ.
Trên mảnh sân này, hồi thời ngụy thím Tư Lến đã dựng lên một cái quán bán nước ngọt và bánh trái để khách qua đường dừng chân nghỉ trong giây lát.
Câu chuyện xảy ra tại quán giải khát này.
Đã nhiều năm trôi qua mà hình như nó còn để lại trong lòng chú Tư Lến một ấn tượng dữ dội khiến lúc có ai hỏi đến là chú lại giật mình thảng thốt:
-Nào tôi có biết gì đâu, tự nhiên bị một trận đòn chí tử. Họ đánh tôi gãy hai cây tầm vông bằng cổ tay. Đến bây giờ, những lúc trở trời, xương cốt vẫn còn đau nhừ.
Lát sau bình tĩnh lại chú Tư mới kể đầu đuôi câu chuyện:
...Hôm ấy là ngày 23 tháng 7 (âm lịch) năm 1962. Khoảng 9 giờ sáng,“đại diện” Chưng (trưởng ấp) mới đi đâu về, ghé vào quán này ngồi uống nước, thỉnh thoảng lại nhìn ra đường như chờ đợi ai.
Chợt có hai cậu bé đi học về, đội nón sùm sụp che nửa mặt. Hai cậu vào quán hỏi mua thuốc lá. Ngậm điếu thuốc lên miệng xong, cậu thò tay vào túi lấy hộp quẹt. Không ngờ cậu rút ra một khẩu súng chĩa ngay vào mặt đại diện Chưng và nói:
-Mày có tội lớn với nhân dân, phải đền tội.
Đại diện Chưng ấp úng:
-Ê, ê, cậu bé, đừng đùa vậy!
-Đoàng!
Một tiếng súng nổ vang. Đại diện Chưng chỉ kịp kêu lên:
-Ối, chết tôi mất!
Hắn bước lảo đảo mấy bước tới vào con lộ rồi ngã vật xuống đất.
Hai cậu bé chạy sang bên kia đường và mất hút sau lũy tre.
Chú Tư còn bàng hoàng chưa biết chuyện gì xảy ra thì cảnh sát Long đã dẫn lính trên đồn chạy rầm rập tới. Nó lôi chú Tư ra đánh một trận chết đi sống lại và chỉ hỏi một câu:
-Ai đã giết ông đại diện Chưng? Ai?
CẬU BÉ HIỀN LÀNH
Người mà cảnh sát Long truy hỏi đó, rồi nó cũng biết. Nó không thể nào ngờ được cậu học sinh nhỏ bé, lúc nào cũng có vẻ nhút nhát đó lại làm nên cái việc tày đình này.
Trần Văn Chẩm , cậu bé mới lên 14 tuổi nhưng dáng người còn nhỏ hơn tuổi của mình. Các thầy giáo dạy lâu năm ở trường cấp I và II Phước Vĩnh An đến nay vẫn còn nhớ như in nét mặt dễ thương của cậu học trò lễ độ đó. Gặp các thầy bao giờ cậu cũng khoanh tay chào thật lễ phép rồi mới đi. Không bao giờ cậu nói với thầy một câu trống không, không thưa gửi trước. Đối với bạn bè, đó là một người bạn tốt, luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
Nhà Chẩm không có bò, thế mà người ta vẫn thấy Chẩm chăn bò ngoài đồng. Đó là vì thấy bạn Đực hằng ngày chăn bò vất vả mà lại học kém, nên Chẩm đến giúp Đực vừa hướng dẫn cho bạn làm bài tập vừa học thuộc ngay trên đồng nội. Chẳng bao lâu Chẩm và Đực đã trở thành đôi bạn thân thiết, đi đâu cũng có nhau như hình với bóng.
Hôm thi hành bản án đối với “đại diện” Chưng, chú Tư Lến thấy hai chú bé cùng vào mua thuốc lá, đó là Chẩm và Đực cùng kề vai sát cánh, hỗ trợ cho nhau trong những giờ phút khó khăn hiểm nghèo nhất.
Người nào gần gũi Chẩm mới biết, qua cái dáng hiền lành bên ngoài đó, bên trong câu bé lại chứa đựng một sức hoạt động mãnh liệt với trí tò mò ham hiểu biết, với đôi bàn tay khéo léo lạ kì.
Học vật lý về định luật Archimède, Chẩm mày mò làm thí nghiệm về sức đẩy của nước khiến các bạn đến xem đều thích thú. Hồi lên 10 tuổi, Chẩm đã học đàn và chẳng bao lâu mười ngón tay xinh xắn ấy đã điều khiển được những âm thanh trầm bổng diệu kì của nhiều loại đàn khác nhau như ghita, mandolin, nguyệt...
Để tự mình có thể đệm đàn cho các bạn hát vọng cổ, Chẩm đã lên Sài Gòn tìm mua các đĩa hát vọng cổ đem về mượn máy hát mở nghe. Đêm đêm, tiếng đàn của chú bé “nghệ sĩ” ấy cứ thánh thót réo rắt mãi tận khuya. Với tay đàn giỏi, với tiếng hát hay, Chẩm đã thu hút quanh mình một tập thể những bạn nhỏ yêu thích văn nghệ, với ước mơ xây dựng một đoàn nghệ thuật trẻ tuổi cất tiếng hát vút cao trên quê hương mình.
LŨ CHÓ SÓI
Nhưng tiếng hát với ước mơ đẹp ấy chưa được bay lên thì đã bị dập xuống. Từ ngày có luật 10/59 bọn Mỹ_Diệm lê máy chém đi khắp miền Nam, chém giết đồng bào, đàn áp cách mạng.
Ở Củ Chi, quận trưởng Bình, tên quận trưởng khét tiếng về mổ bụng, ăn gan người không chút gớm miệng đã phái về Phước Vĩnh An một bầy chó sói. Đó là những tên “đại diện” Chưng, cảnh sát Long.. chuyên bắt người, giết người, đốt nhà, dồn dân vào ấp chiến lược. Vợ chồng ông A. không chịu dời nhà, nó vu là Việt Cộng rồi đè xuống mổ bụng, moi gan. Nó thường đem bán mỗi túi mật 30 đồng, sau tăng lên 50 đồng.
Cảnh sát Long thì đêm đêm đem lính rình mò ở các nẻo đường bộ đội ta hay đi về. Một đêm nó phục kích bắt được một người liền chặt đầu cắm cọc bêu trước cổng đồn.
Con đường qua trước cổng đồn dần dần không ai dám đi nữa. Mọi người có việc qua đấy phải đi vòng lối sau làng rất xa.
Tội ác của của chúng trời không dung, đất không tha, ai ai cũng bầm gan tím ruột.
KHẨU SÚNG TỰ TẠO
Dạo này Trần Văn Chẩm không ham gảy đàn nữa, mà gảy cũng chẳng được. Trong cái thôn xóm im lìm như chết ấy, đêm đên không một ánh đèn, không mmột tiếng chó sủa. Cảnh sát rình mò lùng sục khắp nơi, nhà nào người nào cũng như ngồi trên đống lửa, còn bụng dạ nào mà ngồi gảy đàn. Tiếng đàn đối với bọn cảnh sát như tiếng súng bắn vào đầu nó. Kẻ nào mang tội ấy khó mà thoát chết.
Đôi bàn tay khéo léo của Chẩm đang mày mò, mê mải làm một việc khác cần thiết hơn, quan trọng hơn. Đó là chế tạo một khẩu súng. Chả là trước đó Chẩm và Đực cột bò bên gốc cây rồi bơi sang sông tìm vào cứ của các chú du kích. Ở đây hai chú bé được chui xuống địa đạo tối mò, ngóc ngách tỏa ra như “thiên la địa võng” vây kín quân thù. Nhưng điều Chẩm chú ý hơn cả là các chú du kích mỗi người đều có một khẩu súng ngắn đeo bên hông trông rất oai. Gọi là súng ngắn nhưng nó cũng dềnh dàng thô thiển. Chẩm biết ngay là súng của các chú tự tạo lấy.
-“Chà, các chú tự làm được, sao mình không làm được mà xài?”. Nghĩ vậy, Chẩm rất tim tưởng ở đôi bàn tay mình. Đôi bàn tay ấy đã từng làm thành công những thí nghiệm vật lý, đã từng lướt như gió cuốn trên những phím đàn kì diệu... Nhất định lần này cũng sẽ làm được khẩu súng...
Từ đấy Chẩm cứ bám sát các chú, mày mò tìm xem cấu tạo của khẩu súng thô sơ ấy như thế nào. Kể ra cũng thô sơ thật. Khó nhất là bộ khóa nòng, còn cái nòng chỉ là một đoạn ống nhỏ của sườn xe đạp nữ cắt ra.
Suốt tuần sau, Chẩm săn lùng và tìm được một chiếc sườn xe đạp cũ đã bỏ đi. Chọn một đoạn tốt nhất, cậu kì cạch cưa dũa và cắt ra được một cái nòng xinh xắn.
Việc hàn cái khóa nòng vào nòng súng là một việc khó, phải nhờ đến bác thợ rèn mmới được. Chẩm lân la đến chơi nhà bác thợ rèn, lăng xăng giúp bác đủ việc để bác thật vui lòng rồi mới đưa bộ khóa nòng ra nhờ bác hàn giúp.
Bác thợ rèn trông thấy giật mình:
- Hừ, mày làm cái này để làm gì, chú nhỏ?
- Con chơi trận giả mà! Bọn nó làm quân, con làm tướng phải có khẩu súng ngắn cho oai chứ!
- Hừ, nó là thứ thiệt đó, không phải thứ chơi đâu.
Nói thế chứ bác vẫn lui cui làm cho Chẩm bộ khóa nòng thật cẩn thận. Bác thừa biết loại súng này rồi vì bác cũng đã làm cho các anh du kích nhiều lần.
Thật là khéo, viên đạn tiểi liên đút vào nòng vừa khít. Chẩm đem ra bờ sông băn thử. :Đoàng!”. Tiếng đạn réo trong gió như tiếng tiếng reo vui chào mừng thành công của đôi bàn tay khéo léo.
Với khẩu súng tự tạo trong tay, đêm đêm Chẩm cùng các bạn trong tổ cảm tử của mình đi đón cán bộ từ bên cứ vượt sông về làng hoạt động, đưa các anh len lỏi qua các hàng rào thép gai luồn đi trước mũi súng phục kích của địch.
Cậu bé hiền lành giờ đây đã trở thành một chiến sĩ trinh sát giao liên dũng cảm.
ĐỐI MẶT VỚI KẺ THÙ
Có một tin đến đột ngột làm Chẩm vô cùng xúc động: anh X. một cán bộ quen biết, từ ngoài cứ vào định ám sát 'Đại diện" Chưng nhưng bị lộ. 'Đại diện" Chưng đã bắt được anh, đánh gãy chân rồi đưa về cho quận trưởng Bình giết chết. Tin đó làm cho Chẩm đau buồn suốt mấy ngày, vừa thương xót anh, vừa căm giận kẻ thù khôn xiết.
Cậu bé vốn hiền lành ấy càng trở nên trầm lặng, lầm lì ít nói.btrong đôi mắt ấy như nảy ra những tia lửa khi nhìn thấy bọn ác ôn gây tội ác trên quê hương mình. những tia lửa căm thù cháy bỏng.
Từ hôm ấy Chẩm càng để ý đến 'Đại diện" Chưng, xem xét lúc nó đi về, khi vào quán nhậu nhẹt với bọn tay sai... Nòng súng tự tạo đè nặng trĩu trong túi Chẩm, nhiều lúc như muốn rung lên, khạc lửa.
Nhưng cậu bé ấy không manh động. Cậu đã tìm đến các chú chỉ huy, trình bày ý định của mình cùng kế hoạch diệt ác. Mọi người đều suy nghĩ và cân nhắc, một sự cân nhắc thận trọng nhất, với trách nhiệm cao nhất. Và mọi người đều thấy rằng chỉ có em bé ở lứa tuổi ấy mới lọt qua được sự kiểm soát gắt gao của kẻ thù. Thế là phương án tác chiến của Chẩm đã được duyệt và bản án đã được thi hành nhanh gọn, chính xác vào ngày 23 tháng 7 tại quán nước của chú Tư Lến.
Sau trận diệt ác ấy, cảnh sát Long càng lồng lộn dữ tợn. Nó như con thú đã bị bắn trọng thương càng trở nên điên dại. Nó tìm mọi cách trả thù cho được chú bé hiền lành mà gan dạ đó. Nó cho tay sai dò la tin tức của Chẩm, gài người đặt bẫy để đưa chú bé vào lưới của nó.
Biết Chẩm đã bị lộ, cấp trên điều Chẩm sang công tác ở một đạ bàn khác. Nhưng Chẩm một mực xin ở lại. Quê hương đang tang tóc, đồng bào đng đau thương, có thể nào bỏ đi cho đành. Chẩm vẫn ngoan cường bám trụ ở làng. Các bạn bè tin yêu càng gắn bó, giúp đỡ, bảo vệ cho Chẩm. Có đêm Chẩm vượt sông về, các bạn ra đón. Mấy anh em ôm chầm lấy nhau rồi ngồi chụm đầu hát khẽ những bài ca thân yêu nhất.
Ôi, nhớ sao những ngày vui, Chẩm gảy đàn, các bạn hát, tiếng hát quyện với tiếng đàn bay vút lên nâng cánh cho ước mơ, say mê của tuổi trẻ.
Thèm hát quá, Chẩm rủ các bạn sang cứ, lấy mủ cao su làm đuốc thay đèn, mở “hội diễn” liên hoan văn nghệ. Không biết ai đã đem đến cây đàn ghita. Tiếng đàn trên tay cậu bé nghệ sĩ lại dập dìu, trầm bổng, tiếng hát bập bùng theo ánh lửa suốt đêm thâu.
Rồi một đêm không trăng sao, trời tối như mực, Chẩm lại vượt sông trở về. Suốt ngày hôm ấy cảnh sát Long lùng sục rất dữ. Chẩm nghĩ: tên này ác ôn lắm, không trừ khử nó thì đồng bào không yên ổn làm ăn được. Chẩm giấu khẩu súng trong người lẻn đến một nhà quen để dò la tin tức cảnh sát Long.
Không ngờ, đây là một đầu mối trong mạng lưới mà cảnh sát Long đã giăng sẵn.
Chẩm vừa hé cách cửa bếp, đã nghe bọn cảnh sát phục xung quanh la ầm lên:
-Bắt lấy thằng nhỏ, bắt lấy nó!
Chẩm vừa nấp vào bụi chuối thì thấy cảnh sát Long từ trong nhà nhào ra.
-Đoàng!
Một phát súng sượt qua tai cảnh sát Long làm nó hốt hoảng nằm mọp xuống. Cả bọn châu súng vào bụi chuối bắn như mưa. Chẩm vụt chạy ra ngõ, nhưng một viên đạn đã xuyên vào đùi làm cậu bé khuỵu xuống. Cảnh sát Long nhào đến, nó vồ lấy cậu bé như con cọp vồ con mồi nhỏ nhắn, rồi đấm đá túi bụi. Máu ứa ròng ròng trên mặt Chẩm.
-Mày có phải là Trần Văn Chẩm không?
-Đúng, tao là Chẩm đây! – Cậu bé điềm nhiên trả lời.
-Có phải mày giết 'Đại diện" Chưng không?
-Tao còn tính giết cả mày nữa đấy!
Cảnh sát Long gầm lên như con thú dữ. Nó giật lưỡi mác trên tay một tên cảnh sát, chém mạnh.
Và nó giở cái thói nhà nghề, bêu đầu người chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi lên trước cổng đồn.
Chúng tôi tự hào sở hữu đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm và uy tín, luôn tận tâm trong từng dịch vụ. Đây là tiền đề quan trọng giúp Vivision và Vivision Kid trở thành nơi khách hàng có thể đặt...
Vivision – Điểm tựa vững chắc cho hành trình chăm sóc mắt của bạn