Trang 1 của 5 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 49
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Việt Nam làm gì để tự vệ?

    Việt Nam làm gì để tự vệ?


    Tiến sĩ Alexander Vuving



    Sĩ quan biên phòng Trung Quốc ở một cửa khẩu với Việt Nam

    Ai sống cạnh một anh hàng xóm khổng lồ trong một thế giới vô chính phủ cũng phải canh cánh câu hỏi: Khi nào thì anh ta có thể đánh mình, và làm sao để mình không bị anh ta đánh?

    Đây cũng là một câu hỏi thường trực cho các chính sách quốc phòng và ngoại giao của Việt Nam, và anh hàng xóm khổng lồ của Việt Nam là Trung Quốc.

    Quy luật lịch sử

    Khi nào thì Trung Quốc có thể đánh Việt Nam? Tương lai không thể nói trước được, nhưng nếu lịch sử cho thấy có quy luật thì có nhiều khả năng quy luật đó sẽ tiếp tục ứng nghiệm trong tương lai.

    Lịch sử từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời có ba lần lớn và một số lần nhỏ hơn Trung Quốc ra quân đánh Việt Nam.

    Lần thứ nhất năm 1974, Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng hòa.

    Lần thứ hai năm 1979, Trung Quốc tấn công toàn tuyến biên giới trên bộ, vào sâu nhiều chục cây số, phá huỷ cơ sở vật chất, rồi rút về sau đúng một tháng.

    Lần thứ ba năm 1988, Trung Quốc chiếm 6 bãi đá trong vùng lân cận các đảo do Việt Nam kiểm soát ở quần đảo Trường Sa, riêng vụ đụng độ chiếm đá Gạc Ma (Johnson South Reef) bắn cháy ba tàu vận tải và giết khoảng 70 thuỷ thủ của Hải quân Việt Nam.

    Những lần đánh nhỏ hơn bao gồm các cuộc tấn công ở biên giới sau cuộc chiến 1979, liên tục cho đến năm 1988. Trong thời gian này, Trung Quốc đã chiếm được một số điểm cao chiến lược dọc biên giới như ở các huyện Vị Xuyên, Yên Minh (tỉnh Hà Giang) và Cao Lộc, Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn). Các cuộc lấn chiếm này dường như đã được hợp pháp hóa tại Hiệp ước biên giới trên bộ năm 1999.

    Ngoài ra, trên quần đảo Trường Sa sau năm 1988, Trung Quốc đã chiếm thêm các bãi đá ở gần vị trí đóng quân của Việt Nam như Én Đất (Eldad Reef) và Đá Ba Đầu (Whitson Reef) vào các năm 1990, 1992, và sau đó chiếm đá Vành Khăn (Mischief Reef) ở gần Philippin năm 1995.

    Thế và Thời

    Tư duy chiến lược Trung Hoa đặc biệt coi trọng chữ Thế và chữ Thời. Các cuộc tấn công Việt Nam cho thấy có một quy luật khá nhất quán trong việc Trung Quốc chớp thời cơ vào lúc thế của họ đi lên và thế của đối phương đi xuống để tung quân ra đánh.

    Thời điểm tháng 1-1974, Trung Quốc đánh Hoàng Sa đang do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát là sau khi Mỹ cam kết chấm dứt can thiệp quân sự ở Việt Nam (Hiệp định Paris tháng 1-1973) và Quốc hội Mỹ cấm Chính phủ can thiệp trở lại (Tu chính án Case-Church tháng 6-1973), tạo ra một khoảng trống quyền lực ở khu vực và khiến cho Việt Nam Cộng hòa chới với không nơi nương tựa.

    Trong khi đó thế của Trung Quốc đang dâng lên với việc Bắc Kinh trở thành một thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (tháng 10-1971) và từ địa vị kẻ thù của cả hai siêu cường (Liên Xô và Mỹ) trở thành đối tác của Mỹ (với Thông cáo chung Thượng Hải tháng 2-1972).

    Trung Quốc tấn công Việt Nam năm 1979 là để trả đũa Việt Nam đưa quân vào Campuchia nhưng cũng là khi thế của Việt Nam đi xuống trong khi thế của Trung Quốc đi lên.

    Một tháng sau khi Việt Nam và Liên Xô ký liên minh quân sự (tháng 11-1978) thì Trung Quốc và Mỹ cũng tuyên bố lập quan hệ ngoại giao. Đồng thời, Việt Nam đang bị thế giới ngoài phe Liên Xô tẩy chay vì chiếm đóng Campuchia nên thế của Việt Nam đang xuống rất thấp.

    Các cuộc tấn công của Trung Quốc dọc biên giới trong các năm từ 1980 đến 1988 diễn ra trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục bị bao vây cô lập với thế giới bên ngoài trong khi Liên Xô, chỗ dựa chủ yếu của Việt Nam, cũng bị cô lập trên trường quốc tế (do đưa quân vào Afghanistan) và, cộng với những khó khăn kinh tế, phải đi vào giai đoạn hòa hoãn và thỏa hiệp với Trung Quốc cũng như phương Tây.

    Chiến dịch chiếm một phần Trường Sa năm 1988 của Trung Quốc khởi sự từ năm 1986, khi Liên Xô chuyển sang nhượng bộ chiến lược với phương Tây và Trung Quốc, đồng thời rục rịch rút lui ảnh hưởng khỏi Đông Nam Á cũng như toàn thế giới.

    Quốc huy Trung Quốc và Việt Nam tại cửa khẩu ở Vị Xuyên
    Hai nước Việt Trung đã quyết định xong về biên giới trên bộ

    Bài nói tại Vladivostok của lãnh tụ Liên Xô Gorbachov ngày 28-7-1986 tỏ ý Liên Xô sẵn sàng chấp nhận các điều kiện Trung Quốc đưa ra để bình thường hóa quan hệ Xô-Trung (Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan và giảm căng thẳng ở biên giới Xô-Trung, Việt Nam rút quân khỏi Campuchia) đánh dấu sự thay đổi chiến lược trong chính sách của Liên Xô ở châu Á, đồng thời cũng là chỉ dấu cho thấy thế của Liên Xô đi xuống và thế của Trung Quốc đi lên.

    Trong các năm sau, việc Liên Xô rút lui trong khi Mỹ không trám vào đã thực sự tạo ra một khoảng trống quyền lực ở khu vực.

    Trong khi ấy Việt Nam vẫn bám vào Liên Xô mà không phá được thế bị cô lập. Một nghị quyết mật của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam điều chỉnh cơ bản chiến lược đối ngoại từ dựa vào Liên Xô sang “đa phương hóa” chỉ được thông qua vào tháng 5-1988, hai tháng sau vụ đụng độ ở quần đảo Trường Sa.

    Xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam giai đoạn 1980-1988 có thể coi là dư chấn của cuộc chiến năm 1979. Các cuộc chiếm đảo ở Trường Sa thời kỳ 1990-1992 cũng có thể coi là dư chấn của chiến dịch năm 1988.

    Thời kỳ 1980-1988, Việt Nam tiếp tục bị bao vây cô lập trong khi Liên Xô, chỗ dựa chủ yếu của Việt Nam, đi vào giai đoạn hòa hoãn và thỏa hiệp với Trung Quốc.

    Thời kỳ 1990-1992, tuy là những năm Trung Quốc bị phương Tây cô lập phần nào sau vụ Thiên An Môn, cũng lại là những năm Việt Nam mất hẳn chỗ dựa ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong khi vẫn chưa được nhận vào ASEAN và chưa bình thường hóa quan hệ được với Mỹ.

    Việt Nam làm gì?

    Hiện nay Việt Nam có thể làm gì để Trung Quốc không đánh? Lý thuyết quan hệ quốc tế gợi ý năm phương pháp chính: 1) cùng chung một nhà, 2) ràng buộc bằng lợi ích, 3) ràng buộc bằng thể chế, 4) răn đe quân sự, 5) răn đe ngoại giao.

    Phương pháp “cùng chung một nhà” xem ra không ổn vì ít nhất ba lý do. Thứ nhất, Trung Quốc rất thiếu cảm tình với Việt Nam và kinh nghiệm quan hệ với Việt Nam khiến Trung Quốc tin rằng Việt Nam hay tráo trở. Các cuộc thăm dò dư luận ở Trung Quốc cho thấy Việt Nam cùng với Mỹ và Nhật Bản là ba nước bị người Trung Quốc ghét nhất trên thế giới. Thứ hai, Trung Quốc chỉ coi Việt Nam là đồng chí chứ không phải đồng minh. Thứ ba, lịch sử cho thấy quan hệ “gắn bó như môi với răng” giữa Hà Nội và Bắc Kinh vẫn không ngăn được Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa, nẫng tay trên người “đồng chí anh em” Bắc Việt.

    Phương pháp “ràng buộc bằng lợi ích” sẽ không ngăn được Trung Quốc đánh ở Biển Đông vì lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông có vị trí rất cao trong chiến lược lớn của Trung Quốc. Biển Đông là yết hầu con đường tiếp tế vật tư và nhiên liệu cho Trung Quốc từ Trung Đông, châu Âu, châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á, với 2/3 lượng dầu khí nhập khẩu và 4/5 lượng hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc đi qua.

    Biển Đông cũng là bàn đạp để khống chế Đông Nam Á, một khu vực mà nếu Trung Quốc khống chế được thì sẽ có thể quy phục được Nhật Bản và trung lập hóa cả Mỹ lẫn Ấn Độ, còn nếu Trung Quốc không khống chế được thì sẽ không thể ngoi lên địa vị đứng đầu châu Á. Trung Quốc không có lợi ích nào ở Việt Nam, kể cả trong hiện tại lẫn trong tương lai, lớn hơn lợi ích ở Biển Đông để Trung Quốc phải đánh đổi.

    Phương pháp “ràng buộc bằng thể chế” càng khó ngăn cản Trung Quốc ra tay khi cần thiết vì Trung Quốc cũng như các nước lớn khác chỉ tuân thủ thể chế quốc tế nếu thể chế ấy phục vụ lợi ích chiến lược của họ. Trong trường hợp lợi ích chiến lược của họ đòi hỏi làm khác đi, họ sẽ có cách giải thích thể chế quốc tế theo kiểu riêng để biện minh cho hành động của mình.

    Trung Quốc đã làm như thế khi xâm lăng Việt Nam năm 1979, nói rằng để trừng phạt Việt Nam xâm lăng Campuchia. Đây không phải là đặc điểm riêng của Trung Quốc mà các nước lớn đều như vậy. Mỹ và phương Tây đánh Nam Tư rồi tách Kosovo ra khỏi nước này hay Nga đánh Gruzia rồi tách Nam Ossetia và Abkhazia ra khỏi nước này đều nói là dựa trên luật pháp và thể chế quốc tế nhưng đó là luật pháp và thể chế quốc tế theo cách giải thích riêng của họ.

    Phương pháp “răn đe quân sự” không phải là cách mà Việt Nam có thể làm với Trung Quốc trong lúc này vì Việt Nam không có vũ khí hạt nhân để răn đe chiến lược (trong khi Trung Quốc có) và lực lượng quân sự thông thường của Việt Nam hiện còn quá yếu để có thể tạo sức mạnh răn đe chiến thuật đối với Trung Quốc.

    Ải Chi Lăng là di tích lịch sử nhắc lại trận quân Lê Lợi chém Liễu Thăng hồi thế kỷ 15

    Còn lại duy nhất phương pháp “răn đe ngoại giao”. Phương pháp này là dùng quan hệ với các nước mạnh hơn Trung Quốc và áp lực của quốc tế để Trung Quốc không dám đánh Việt Nam. Hiện nay trong khu vực, Trung Quốc vẫn phải kiêng dè Mỹ, do đó Việt Nam quan hệ càng gần gũi với Mỹ bao nhiêu càng có tác dụng răn đe bấy nhiêu. Một điểm nữa Việt Nam có thể tận dụng là Trung Quốc muốn thế giới tin rằng họ không phải là mối đe dọa đối với các nước.

    Nếu những lấn lướt ức hiếp của Trung Quốc với Việt Nam được thế giới quan tâm và hiểu như bước đầu của một mối đe dọa lớn hơn đối với họ thì thứ nhất, chúng có thể làm Trung Quốc yếu thế đi, và thứ hai, đó cũng là một lý do để Trung Quốc phải cân nhắc kỹ hơn nếu có ý định đánh Việt Nam.

    Bài học lịch sử

    Quy luật rút ra từ lịch sử ba lần Trung Quốc đánh Việt Nam và qua phân tích năm phương pháp nói trên cho thấy để tránh không bị Trung Quốc đánh, Việt Nam phải làm được ba điều.


    Sống cạnh một anh hàng xóm khổng lồ mà không để bị đánh hoặc ăn hiếp quả là rất khó nhưng vẫn có thể được


    Thứ nhất, phải liên tục nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, đặc biệt chú ý trong tương quan với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc có thêm bạn thì Việt Nam cũng phải có thêm bạn mạnh hơn và nếu Trung Quốc xích lại gần các nước thì Việt Nam còn phải xích lại gần các nước hơn. Không bao giờ được để Việt Nam ở thế cô lập hơn Trung Quốc trên thế giới.

    Thứ hai, phải hết sức bén nhạy với cán cân quyền lực trong khu vực và phải lập tức mạnh dạn điều chỉnh chiến lược đối ngoại khi tương quan lực lượng trong khu vực biến đổi bất lợi cho Việt Nam.

    Thứ ba, phải sáng suốt tìm ra ai là kẻ mạnh trong khu vực và đâu là chỗ yếu của Trung Quốc để thực hiện kế răn đe ngoại giao.

    Trong dài hạn, chỉ có kết hợp răn đe ngoại giao (kết thân với nước lớn và tranh thủ dư luận thế giới) với răn đe quân sự (quân đội mạnh, đặc biệt hải quân và không quân) và liên tục nâng cao vị thế quốc tế của mình thì Việt Nam mới có thể tương đối yên tâm không bị Trung Quốc đánh.

    Sống cạnh một anh hàng xóm khổng lồ mà không để bị đánh hoặc ăn hiếp quả là rất khó nhưng vẫn có thể được, nhất là khi anh hàng xóm đó chưa phải là kẻ mạnh nhất trong vùng.

    Bài viết thể hiện ý kiến riêng của tác giả, tiến sĩ Alexander Vuving (Vũ Hồng Lâm), không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Quốc phòng và Chính phủ Hoa Kỳ.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Feb 2016
    Bài viết
    0
    Tưởng sao ý tưởng là chúng ta nên thần phục nước nào khác ( cụ thể đây là Mỹ ) để tránh phải thần phục Trung Quốc.
    đúng là lời khuyên chân thành từ nước Mỹ có khác
    Bất cứ nước nào cũng đề cao 2 từ lợi ích của nước mình lên trên hết
    Thật buồn cười khi kêu nước Mỹ chống TQ để thân thiết với VN
    Nước Mỹ chỉ có 1 mục tiêu duy nhất thôi là biến nước ta thành cứ địa kềm tỏa TQ của Mỹ, muốn nước ta ra mặt chống đối TQ để hạ uy tín TQ có lợi cho Mỹ. nếu lỡ chiến tranh sảy ra thì tương tự Gruzia Mỹ sẽ phản đối bằng miệng chi viện chút ít gọi là còn đất nước tụi bây bị tàn phá, người dân tụi bây chết, nước tụi bây bị chiếm đóng thì tự tụi bây chụi y như 1974 VNCh để mất Hoàng Sa.
    Ko nước nào kể cả Đài Loan hiện nay ngu như thế thì tại sao nước ta phải chui vào ngỏ cụt chụi làm chiến trường cho 2 ông lớn đấu đá nhau .
    Nên nhớ chúng ta đã chống TQ hơn ngàn năm nay mà ko phải cầu cạnh nương nhờ bất cứ nước nào vậy tại sao hiện nay ko thể

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Vì bây giờ là hiện tại còn khi ấy là quá khứ. Mà hiện tại thì khác xa quá khứ bạn à!

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Cái trò thuần phục 1 nước chống 1 nước VN đã lĩnh đủ rồi còn gì. Những năm 70, cũng giống cái hiện tại mà bác nói VN bỏ TQ theo LX vì chính sách đu dây hết tác dụng và thế là... các bác biết rồi mà TQ nó bụp mà anh LX chỉ giúp ở mức tối thiểu VN lĩnh đủ.Thậm chí thằng Mỹ nó quay lưng ko thèm bình thường hóa quan hệ.
    Cứ như bây giờ chơi với tất cả các nước đến lúc chúng nó đánh nhau ko chơi được thì ta Trung lập không chơi với thằng nào cả..

  5. #5
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    trung lập tốt, nhưng không chơi với ai cả là sai, vì như thế chúng ta đã tự cô lập mình
    lịch sử cho thấy từ xưa đến nay, để tránh họa xâm lăng chúng ta luôn làm 3 điều: 1 triều cống sang TQ để kéo dài thời gian, 2 lo tập trung phát triển kinh tế và quốc phòng, 3 đi tấn công về phương nam để thoát khỏi vòng cương tỏa của TQ.
    Tình thế hiện nay cũng không khác ngay xưa là mấy.
    Thứ nhất: phải giữ quan hệ với TQ, đây là chiến lược quan trọng để kéo dài thời gian
    thứ hai: phải quan hệ với càng nhiều nước càng tốt, nước Việt ta trước giờ không hề cầu cạnh 1 ai nhưng việc quen bạn là khác, cần phải có. Ngoài những nước mạnh như Nga, Mỹ, Nhật, Liên bang EU, chúng ta còn phải tăng cường với các nước XHCN thân ta như Cu Ba hoặc nửa XHCN như Venezuela, ngoài ra còn 1 số nước ghét TQ khác.
    Thứ ba, cần tăng ảnh hưởng của mình với các nước nhỏ hơn, như Lào, Cam và các nước châu Phi, hiện nay Đông Dương gần như là 1 chỗ dựa tin cậy của ta.
    Việt Nam do điều kiện địa lý và lịch sử, trở thành 1 nước nhỏ nhưng lại là cái đích quan trong cho rất nhiều cường quốc, do vậy lịch sử VN là 1 bản hùng ca bất diệt chống xâm lăng. Chỉ có 1 điều dc coi là lợi thế cao nhất của VN: trong thời bình có thể nghi kị nhau nhưng khi chiến tranh lúc nào cũng đoàn kết, và VN luôn sản sinh ra những bậc lãnh đạo đa mưu túc trí, tóm lại là nhân tài
    "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", do vậy điều thứ tư cần phải làm là bồi đắp nhân tài.
    Thực ra địa thế của nước ta phải đối đầu với nhiều cuộc chiến chính trị rất khó, do vậy nhiều khi lùi 1 bước để tiến 2 bước là cần thiết. Các bác dân chủ hay hô hào phản đối Đảng, nhưng ngay cái việc lãnh đạo đất nước suốt gần 70 năm mà vẫn không bị nuốt chửng là cả 1 điều đáng khích lệ. Quan trọng là bây giờ mỗi chúng ta phải chung tay với chính phủ trong việc nâng cao vị thế của VN

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Mon tui xin chai sẽ ý kiến cùng bài viết của tác giả.
    @voimamut:ở đây ko phải chúng ta thần phục hay chư hầu nước nào cả mà là chúng ta biết tùy cơ mà ứng biến, bik mình bik người, chẳng phải Mỷ cũng tốt lành gì mà giúp đỡ chúng ta mà không hưỡng lợi.
    có điều chúng ta phải biết chia sẻ khôn ngoan cái lợi nhỏ mà bảo vệ cái lợi lớn. đó là sòng phẳng.
    Hàng ngàn năm nay có khi nào chúng ta ko đi sứ dâng báo vật cho chúng chưa. Dù Thái Tổ Lê Lợi 10 năm nếm mật nằm gai đánh đuổi bọn chó Ngô ra khỏi biên giới, Quang Trung Đại Đế thắng lừng lẫy thế mà còn sai sứ wa xin phong vương.
    Chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật là chúng ta ko chưa thể nào thắng nổi TQ "to đầu" cả.
    dựa vào nước khác chỉ là kế tạm thời để hòa hoãn còn về lâu dài thì ko cách nào khác là "tự lực"
    Chúng ta ngày nay so với Nhật BẢn ngày trước hơn rất nhiều. tại sao họ làm được chung ta không làm được?
    Có phải hiện giờ TQ vẫn e dè NB ko ?
    Có phải hiện giờ TQ muốn "đè bẹp" các nước nhỏ trước để có thể dồn sức dẹp NB và sau đó là mộng vươn lên đầu châu Á và toàn thế giới ko ?
    chẳng lẻ NB ko nhận ra điều đó sao ?
    thế tại sao chúng ta lại ko trở thành một NB nữa để khi đó TQ "Nam Bắc lưỡng nan " ?
    ah sẳn tiện tui xin hỏi có bác nào có tài liệu hay nguồn tin về quân đội VN ko tui thì gà mờ ko biết thực lực ta đã bao nhiêu chỉ nghe đồn mà thui
    Đặc Biệt là về vũ khí (Mon tui thiết nghĩ quân đông ko = nhìu vũ khí tối tân và hiện đại. ko biết trình độ chế tạo vũ khí của chúng ta tới cở nào rùi )

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Quân sự VN luôn là một trong những điều tối mật nhất và luôn bị che phủ bởi những lời đồn đại nên có đưa tư liệu cũng chưa chắc đã đúng đâu

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Các bác nêu ra khá nhiều giải pháp nhưng xem ra đều rất mơ hồ và khó thực hiện. Biện pháp đơn giản nhất là kiếm dc bom nguyên tử, lúc này chẳng phải nhờ cậy ai và cũng chẳng sợ bị ai bắt nạt!!!!!

  9. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi taychoi2403
    Các bác nêu ra khá nhiều giải pháp nhưng xem ra đều rất mơ hồ và khó thực hiện. Biện pháp đơn giản nhất là kiếm dc bom nguyên tử, lúc này chẳng phải nhờ cậy ai và cũng chẳng sợ bị ai bắt nạt!!!!!
    Nếu dưạ vào bomb nguyên tử mặc dù thế giơí không phản đôi đi nưã. Bắc nghĩ mình cần bao nhiêu qủa thì tiêu diệt được thành hàng sóm. Hàng sóm cần bao nhiêu qủa thì Việt Nam mình thành bình địa? Có nguyên tử là 1 chuyện giám bấm nút hay không là chuyện khác. Mình bấm được 3 nút nó cũng bấm được 3 nút cho 3 miền Việt Nam, thì mình chẳng còn gì.

  10. #10
    Trích dẫn Gửi bởi mon
    Chúng ta ngày nay so với Nhật BẢn ngày trước hơn rất nhiều. tại sao họ làm được chung ta không làm được?
    Người Nhật bản chất cá nhân 1 ngươì Nhật thì không bằng 1 ngươì Việt, nhưng 3 ngươì Việt Nam cộng laì thì thua 3 ngươì Nhật. Việt Nam muốn có thành tich như Nhật thì phải trải qua nhiều khó khăn.


    Có phải hiện giờ TQ vẫn e dè NB ko ?
    Có phải hiện giờ TQ muốn "đè bẹp" các nước nhỏ trước để có thể dồn sức dẹp NB và sau đó là mộng vươn lên đầu châu Á và toàn thế giới ko ?
    chẳng lẻ NB ko nhận ra điều đó sao ?
    Đúng là thế giơí đang hướng về New World Order, mục tiêu chính là tiêu diệt dân số toàn câù còn 500 triệu dân.
    Đàng sau lưng Meõ là dân tộc Do Thai.
    Meõ sẽ ôm bắc, nam, và trung Mỹ
    EU và Anh ôm Châu Âu
    TQ ôm Á Châu (cái này coi bộ hơi khó gặm, muốn TQ ôm Á Châu thì mỹ phải giúp TQ về mặt kinh tế chuyện này đã làm song)
    Còn phần lại là Nga và Trung Đông (chủ yếu là Iran bên TĐ) thì không đồng ý vaò quộc, và hạnh động cho thấy khi Putin đá tập đoàn Rodchild bên Anh gốc Do Thái ra khoỉ Nga, vì biết âm mưu.

    TQ chì là con cờ thí trên con đường N.W.O. khi tiêu diệt dân số toàn câu xuông 1 mức có thể kiểm soát được thì TQ và Á Châu điều bị tiêu diệt. TQ muốn bá chủ thế giơí cũng không có cưả.

    Nga còn tồn tại thì thế giơí sẽ không bị tiêu diệt. Nga là 1 chở ngại lớn cho N.W.O.
    Hôm nay nói phét hơi nhiêù[IMG]images/smilies/76.gif[/IMG]

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •