Kết quả 1 đến 3 của 3
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    chiến tranh biên giới việt -trung

    Chiến Tranh Biên Giới Việt Trung Lần 2 năm 1984-1989
    333 magnify


    Có rất ít người biết đến cuộc chiến tranh biên giới lần thứ 2 năm 1984-1988. Đó còn là 1 đề tài bí ẩn mà chúng ta chỉ được biết phần nào qua lời kể của các cựu chiến binh từng tham gia và 1 phần lớn khác là từ các trang báo mạng của Trung Quốc ( cái này thì ko nên tin rồi ).

    Nguyên nhân của cuộc chiến này chắc chắn ko thể ko nhắc đến dư âm của cuộc chiến lần đầu tiên năm 1979. Khi đó quân đội ta được trang bị hơn hẳn quân Trung Quốc, và quân ta còn được thừa hưởng cơ số vũ khí từ các kho bỏ lại của quân đội VNCH.

    Chính bài học rút ra từ cuộc chiến năm 1979 mà Trung Quốc nhận ra mình đang tụt hậu về khí tài quân sự với Việt Nam. Trong khi đó tình hình kinh tế trong nước những năm đó lại hết sức khó khăn khiến ta càng khó có thể hiện đại hóa quân sự như Trung Quốc

    Tuy nhiên theo đa số mọi người thì nguyên nhân chính là từ việc tranh chấp đỉnh núi Lão Sơn

    Ngọn núi Lão Sơn có hình dạng của một chữ "U" nằm gần biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trên đỉnh núi hình chữ "U" đều có có cột biên giới được cắm mốc, và ngọn núi Lão Sơn nằm dưới đáy của chữ "U". Việc tranh chấp không nằm ở cột mốc biên giới, nhưng việc tranh chấp giữa đôi bên là vẽ đường biên giới như thế nào? Ta cho rằng phải vẽ một đường thẳng giữa hai cột mốc, do đó núi Lão Sơn nằm bên biên giới Việt Nam; thế nhưng Trung Quốc lý luận rằng đường biên giới phải theo địa thế thiên nhiên; thí dụ lằn ranh biên giới phải nằm trên chóp núi; nghiã là Lão Sơn nằm trong biên giới Trung Quốc! Việc tranh cãi phương pháp vẽ đường biên giới thoạt đầu tưởng rằng chỉ liên quan đến vấn đề kỹ thuật, nhưng thực chất là một điều quan trọng về mặt chiến lược vì nó quyết định phần lãnh thổ này thuộc chủ quyền của nước nào. Sau cuộc chiến tranh biên giới lần thứ nhất 1979, quân đội Trung Quốc không theo truyền thống đóng quân dọc biên giới nữa, nên đóng rất xa lằn ranh biên giới.

    Ngược lại Ta quyết định đóng quân gần biên giới và nhất là đóng quân trên đỉnh núi Lão Sơn cùng với những ngọn núi lân cận. Học được bài học 1979, trong thời gian 5 năm, từ năm 1979 đến năm 1984, Trung Cộng quyết định canh tân quân đội, và mua thêm các thiết bị quân sự từ Hoa Kỳ để chuẫn bị cho cuộc chiến tranh biên giới lần thứ hai.


    Cũng nên nhắc lại ở đây là sau cuộc chiến tranh 1979, Trung Quốc và Ta không hề ký bất cứ một hiệp ước đình chiến nào cả, nên về mặt kỹ thuật cả hai nước vẫn còn trong tình trạng chiến tranh. Với chủ trương tiếp tục dạy cho Việt Nam một bài học và làm cho Việt Nam tiếp tục chảy máu, Trung Quốc lấy cớ quân đội ta chiếm đóng núi Lão Sơn - là đất của Trung Quốc, nên xua quân tràn vào đánh chiếm lại Lão Sơn. Từ năm 1984 đến năm 1989, nhiều trận giao tranh đã diễn ra giữa quận đội Trung Quốc và Việt Nam, Có lần lên đến cả cấp sư đoàn. Trận giao tranh lớn nhất xãy ra là vào ngày 12 tháng 07 năm 1984 tại ngọn núi Lão Sơn.

    ** Diễn Biến

    Từ sau năm 1979, quân TQ tiếp tục tấn công lấn chiếm vào đất ta ở nhiều điểm.
    Ở địa bàn QK1, địch đánh chiếm bình độ 400 (Lạng Sơn), cao điểm 820, 630.
    Ở địa bàn QK2, tháng 8-1980, địch đánh cao điểm 1992 (Sín Mần, Hà Tuyên). Tháng 5-1981 đánh cao điểm 1800A-1800B (Lào Chải, Hà Tuyên). Tháng 2-1982 tấn công vào Đồng Văn, Mèo Vạc. Tháng 4-1983 tấn công vào Mường Khương.
    Đặc biệt từ tháng 4-1984 địch tập trung tấn công lớn vào Vị Xuyên.
    Thời điểm này, ta bố trí dọc tuyến biên giới 3 quân đoàn, 11 sư đoàn, 13 trung đoàn và 70 tiểu đoàn độc lập. Các lực lượng bảo đảm, phục vụ... tuyến sau tương đương 4-6 sư đoàn. Tổng quân số khoảng 300.000 người. Ngoài ra, sâu trong nội địa còn có 3 quân đoàn chủ lực Bộ làm dự bị.
    Mặt trận biên giới Vị Xuyên diễn ra từ tháng 4-1984 đến tháng 4-1989, chia thành 4 thời kỳ :
    - Từ 2-4-1984 đến 16-5-1984 : địch tiến công lớn, ta phòng ngự.
    - Từ 16-5-1984 đến 7-1-1987 : ta củng cố phòng ngự, tổ chức tiến công một số điểm bị chiếm đóng, địch tiếp tục tấn công lấn chiếm.
    - Từ tháng 2-1987 đến tháng 12-1988 : ta và địch đều ngừng tiến công lớn, chủ yếu củng cố phòng ngự và bắn pháo.
    - Từ tháng 12-1988 đến tháng 4-1989 : địch ngừng bắn phá và bắt đầu rút dần một số điểm.
    Trong 5 năm từ 1984-1989, địch đã dùng 20 lượt sư đoàn, 171 lượt trung đoàn đến đại đội tấn công lấn chiếm vào đất ta 1-2km.
    Phía ta cũng 7 lần thay phiên các sư đoàn chủ lực lên chiến đấu.
    Về phía QK1 có trung đoàn bộ binh 981, 982, 983.
    QK2 có sư đoàn bộ binh 313, 314, 316, 356; lữ đoàn công binh 543, lữ đoàn pháo binh 168, lữ đoàn cao xạ 297, trung đoàn xe tăng 406. trung đoàn thông tin 604, trung đoàn vận tải 652, các tiểu đoàn đặc công, trinh sát, các đơn vị địa phương của BCHQS tỉnh Hà Tuyên và trung đoàn bộ binh 754 của BCHQS tỉnh Sơn La.
    Đặc khu Quảng Ninh có trung đoàn bộ binh 568 (sư đoàn bộ binh 328).
    QĐ1 có sư đoàn bộ binh 312, QĐ2 có sư đoàn bộ binh 325, QĐ3 có sư đoàn bộ binh 31, lữ đoàn pháo binh 368 thuộc BTL Pháo binh...
    Ngoài ra còn nhiều đơn vị lên với hình thức quân tăng cường, lên vẫn lấy phiên hiệu đơn vị phòng ngự cũ.
    Bố trí lực lượng phòng ngự có 2 khu vực :
    Khu vực Tây sông Lô :
    - Từ đầu năm 84 đến 12-85 : F313 và 356 + 1 E của QK1.
    - Tháng 12-85 : F31 thay F313.
    - Tháng 6-86 : F313 thay F31.
    - Tháng 2-87 : F356 thay F313.
    - Tháng 8-87 : F312 thay F356.
    - Tháng 1-88 : F325 thay F312.
    - Tháng 9-88 : F316 thay F325.
    - Tháng 5-89 : F313 thay F316.
    Ở hướng này khoảng 6 tháng ta thay quân một lần. Riêng F313 có đợt chiến đấu kéo dài liên tục gần 1 năm, gặp rất nhiều khó khăn.
    Khu vực Đông sông Lô :
    - Từ đầu năm 84 : E266 (F313).
    - Tháng 7-84 : E141 (F312) thay E266 (F313).
    - Tháng 4-85 : E568 (F328) thay E141 (F312).
    - Tháng 11-85 : E818 (F314) thay E568 (F328).
    - Tháng 2-87 : E881 (F314) thay E818 (E314).
    - Tháng 9-87 : E818 (F314) + 1D tăng cường của E754 thay E881 (F314).
    - Tháng 6-88 : E728 (F314) thay E818 (F314).
    - Tháng 10-88 : E247 (BCHQS tỉnh Hà Tuyên) thay E728 (F314).
    Hướng phòng ngự Đông sông Lô gặp nhiều khó khăn hơn phía Tây, nhiều đơn vị phải chiến đấu những đợt kéo dài 7-10 tháng.
    Diễn biến chính :
    Từ ngày 2-4 đến 28-4-1984, địch tập trung pháo binh bắn phá khu vực Vị Xuyên, từ điểm cao 1545 đến điểm cao 1030. Trong 26 ngày đêm địch đã bắn tổng cộng 30.000 viên đạn pháo cối các loại. Riêng từ ngày 28-4 đến 30-4-1984, địch bắn 12.000 quả đạn pháo vào 6 điểm tựa của ta để chi viện cho bộ binh của chúng (thuộc sư đoàn 40, quân đoàn 14 ĐQK Côn Minh) tấn công đánh chiếm các điểm cao 226, 233, bình độ 300-400, 1509, 772, 685. Trong 2 ngày địch đã đánh chiếm được 226, 233, 772, 1509, bình độ 300-400, E1, 685 do trung đoàn 122 (sư đoàn 313 QK2) của ta phòng ngự, lấn vào lãnh thổ VN khoảng 2km.
    Ngày 15-5-1984, địch mở đợt tiến công Đông sông Lô (từ điểm cao Si Cà Lá đến M13) với lực lượng 1 trung đoàn tăng cường (sư đoàn 40, quân đoàn 14 ĐQK Côn Minh). Sau 1 ngày chiến đấu, địch đã chiếm được các điểm cao 1030, Si Cà Lá, 1250, đài 2, M13 do trung đoàn 266 (sư đoàn 313 QK2) của ta phòng ngự.
    Như vậy, từ 28-4 đến 16-5-1984, địch đã chiếm 18 điểm, triển khai phòng ngự chốt giữ 29 điểm trên lãnh thổ VN. Trong đó có khu 1509, 772 mà chúng gọi là Lão Sơn, khu 1250, 1030, Si Cà Lá (Núi Bạc) mà chúng gọi là Giả Âm Sơn.
    Tháng 6-1984, Bộ Tư lệnh mặt trận của ta quyết định tổ chức tiến công để giành lại các chốt bị chiếm đóng. Lực lượng tham gia đợt tiến công này gồm 3 trung đoàn .
    - Trung đoàn 141 (sư đoàn 312 QĐ1) đánh 1030, Si Cà Lá.
    - Trung đoàn 174 (sư đoàn 316 QK2) đánh 233, bình độ 300-400.
    - Trung đoàn 786 (sư đoàn 356 QK2) đánh 772 phát triển sang 685.
    Cần lưu ý rằng tuy gọi là trung đoàn nhưng lực lượng thực sự tham gia chiến đấu chỉ có 1-2 tiểu đoàn.
    Ngày 12-7-1984, ta nổ súng tiến công địch. Tuy đã chiến đấu rất quyết liệt nhưng đợt tiến công của ta đã không thành công.
    Đến tháng 11-1984, Bộ Tư lệnh mặt trận hạ quyết tâm mở tiếp một đợt tấn công vây lấn. Lần này các đơn vị có 4 tháng chuẩn bị.
    - Các đơn vị thuộc sư đoàn 313 QK2 vây lấn địch ở bình độ 300-400.
    - Các đơn vị thuộc sư đoàn 356 QK2 vây lấn địch ở 685.
    Đợt chiến đấu kéo dài từ 18-11-1984 đến 18-1-1985 (ta ngừng tiến công vào dịp Tết Nguyên đán). Mặc dù chưa khôi phục hoàn toàn khu vực A5, 300-400, 685 nhưng ta đã giành lại được một số chốt, hình thành thế phòng ngự xen kẽ, bám sát địch, có nơi chỉ cách địch 15-20m như đồi Chuối, đồi Cô X, đồi Đài, A4, khu Cót Ép, khu E và mỏm E2, E3, E5 của 685. Cá biệt có những nơi như ở Bốn hầm, chốt của ta và địch chỉ cách nhau 6-8m.
    Trong 2 năm 1985-1986, địch tiếp tục mở nhiều đợt tiến công lấn chiếm trận địa của ta. Chiến sự diễn ra khá quyết liệt, có những nơi như ở Bốn hầm ta địch giành giật nhau tới 38 lần, điểm cao 685 41 lần, đồi Cô X 45 lần. Pháo cối địch tiếp tục bắn phá hàng vạn quả đạn vào lãnh thổ ta. Riêng trong 3 ngày từ 5-1 đến 7-1-1987, pháo địch đã bắn 100.000 quả đạn.
    Kể từ năm 1987 trở đi, chiến sự ở mặt trận biên giới Vị Xuyên dần dần lắng xuống. Ngày 21-12-1988, lần đầu tiên địch ngừng bắn pháo vào Vị Xuyên, nơi chưa hề có một ngày im tiếng pháo kể từ năm 1984 (nhưng sau đó thì chúng tiếp tục bắn). Từ năm 1989, địch giảm bắn pháo và rút khỏi một số điểm ở phía Bắc suối Thanh Thủy.
    Ngày 13-3-1989, địch rút khỏi 20 điểm chiếm đóng và đến tháng 9-1989, địch rút khỏi 9 điểm còn lại.
    Kết quả chiến đấu :
    - Trong 5 năm tác chiến, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 15.000 tên địch, bắt 325 tù binh (bắt 6 tên trong chiến đấu và 319 tên thám báo, trinh sát đột nhập).
    - Đánh thiệt hại nặng 4 trung đoàn, 43 tiểu đoàn, 18 đại đội, 10 trung đội; đánh thiệt hại vừa 4 tiểu đoàn, 5 đại đội, 4 trung đội; đánh thiệt hại nhẹ 4 tiểu đoàn, 7 đại đội, 10 trung đội.
    - Phá hủy 100 khẩu pháo các cỡ, 100 khẩu súng cối các cỡ, tiêu diệt 13 trận địa pháo cối, 170 xe vận tải, 130 kho tàng, 1.550 ụ súng, lô cốt, hoả điểm, đài quan sát của địch...
    - Thu 50 khẩu súng bộ binh, 50 máy thông tin cùng một số khí tài khác.
    Tổng cộng trong thời gian từ 1984-1989, địch đã bắn vào khu vực Vị Xuyên 1.858.613 quả đạn pháo cối các loại. Trung bình mỗi ngày từ 10.000-20.000 quả. Có đợt 3 ngày (5 đến 7-1-1987) bắn 100.000 quả. Có ngày bắn tới 61.115 quả.
    *Thiệt hại của ta ko được nhắc tới,nhưng các thành viên diễn đàn TTVNOL phỏng đoán theo các số liệu thì quân ta hi sinh khoảng 2-3 nghìn,bị thương 6-7 nghìn
    Hình về cuộc chiến

    CÁC CỨ ÐIỂM CAO TRONG CHIẾN LƯỢC XÂM LĂNG 2 CHIẾM ÐẤT CỦA TÀU ĐẠi CA; TRONG CHIẾN DỊCH 852 CHIẾM LÃO SƠN [ A= NÚI ÐẤT LÃO SƠN= NÚI 1509 CỦA VIỆT NAM]


    Quân Tàu


    quân tàu sửa xoạn sang xâm lăng ta lần 2

    Bộ đội ta hành quân



    CÁC CAO ÐIỂM CHIẾN LƯỢC Trung Quốc MUỐN XÂM CHIẾM TRONG CHIẾN DỊCH 852(vắng tanh như cái chùa bà đanh)
    ...

    Còn Đâu ải Chi Lăng một thời oai hùng


    Còn Đâu Thác bản Giốc
    ************************************************** ************************************************** ***
    Nguồn trích từ TTVNOL

  2. #2
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Bộ đội ta oai hùng thật, nhưng địch rót gần 2m quả đạn pháo các loại mà thiệt hại của quân ta chỉ có 2-3k?

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    thiệt hại của ta mấy bác ở TTVN chỉ đoán thôi chưa chắc đúng[IMG]images/smilies/105.gif[/IMG]

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •