Chủ đề: Tham nhũng nè.
-
06-03-2009, 04:35 AM #1
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Tham nhũng nè.
Trích báo Thanh Niên:
GS Nguyễn Xuân Hãn trả lời phỏng vấn TTXVN: Giáo dục không thiếu tiền!
31/05/2009 1:08
GS Nguyễn Xuân Hãn - Ảnh: TTXVN
Đề án tài chính mới trong đó có vấn đề tăng học phí của Bộ GD-ĐT trình trước Quốc hội được dư luận cả nước quan tâm và có nhiều ý kiến khác nhau. Thanh Niên xin giới thiệu cùng bạn đọc bài phỏng vấn GS Nguyễn Xuân Hãn của TTXVN về vấn đề này:
* Thưa giáo sư, việc tăng học phí đã được Bộ Giáo dục - Đào tạo “rục rịch” từ năm 2003 nhưng chưa được Quốc hội thông qua. Theo ông, thời điểm này tăng đã hợp lý chưa?
- GS Nguyễn Xuân Hãn: Đề án trong hoàn cảnh hiện nay là không nên đặt ra. Trong khi nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào khó khăn, ngay các đại học kếch sù của Mỹ cũng giảm 50% học phí thì mình lại thò tay vào túi tiền của dân.
Hơn nữa, giáo dục nước ta không thiếu tiền. Nếu thu chi công khai, minh bạch, quản lý tốt và chi tiêu hợp lý, thậm chí có thể giảm học phí. Năm 1990, ta có 12 triệu học sinh, sinh viên, ngân sách nhà nước chi cho giáo dục chỉ có 767 tỉ đồng (120 triệu USD theo giá USD hồi đó). Đến năm 2008, số học sinh, sinh viên tăng lên gần hai lần, là 22 triệu em, nhưng ngân sách chi cho giáo dục là 81.000 tỉ (khoảng 4,7 tỉ USD), tăng 40 lần.
Nếu tính theo GDP thì tổng ngân sách chi cho giáo dục ở nước ta là 9,2% GDP, trong khi đó ở Mỹ là 7,2%, Pháp 6,1%, Nhật 4,7%. Cuba vẫn giữ nền giáo dục miễn phí.
* Nhưng ngành giáo dục cho biết họ không đủ tiền trả lương giáo viên?
- Nhiều số liệu chúng tôi đã tính toán lại và nhận thấy có sự chênh lệch lớn. Ví dụ, theo con số thông kê của Bộ công bố, năm 2006 có 876.159 nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thuộc hệ thống công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Khoản dành cho chi thường xuyên của Bộ là 44.957 tỉ đồng. Nếu theo Bộ Giáo dục - Đào tạo, tiền lương chiếm 85% số chi thường xuyên thì tổng số lương phải là 38.213,45 tỉ đồng. Với quỹ lương này, bình quân lương của cán bộ quản lý, giáo viên công lập sẽ là trên 3,6 triệu đồng/người/tháng.
Tuy nhiên, trong thực tế, lương bình quân mỗi giáo viên hiện nay chỉ khoảng 1,5 triệu/người/tháng. Vậy, số tiền hơn hai triệu còn lại đáng lý phải thuộc về giáo viên thì đã đi đâu? Nếu số tiền này được trả đủ, đúng cho giáo viên thì không cần phải tăng học phí.
Chẳng hạn, phân tích tài chính của hai Đại học Quốc gia Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (theo số liệu công bố trên mạng internet), thì lương trung bình cho cán bộ trong trường năm 2008 phải từ 9 đến 12 triệu đồng/tháng. Nhưng thực tế chỉ có 3-4 triệu đồng/tháng. Vậy chênh lệch này nằm ở đâu? Tài chính cho giáo dục từ cơ sở đến Trung ương là một ẩn số, mà GS Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục, cũng từng gọi là “bí mật của các bí mật”.
* Vậy theo ông, nguyên nhân nào dẫn tới việc thiếu kinh phí cho giáo dục?
- Trong những năm chiến tranh, chúng ta thiếu thốn đủ đường, nhưng giáo dục của ta vẫn miễn học phí, có học bổng và có chất lượng. Các thế hệ đào tạo được đóng góp xứng đáng vào cuộc chiến tranh giữ nước và xây dựng đất nước.
Rõ ràng, tiền chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ để làm giáo dục thành công.
Việc thiếu kinh phí cho giáo dục-đào tạo hiện nay có nhiều nguyên nhân. Xin nêu một số bất cập như việc cải cách triền miên, đặc biệt là chương trình và sách giáo khoa, tiêu hao hàng tỉ USD mà không làm được chương trình hay bộ sách cho đúng chuẩn. Bên cạnh đó là những kế hoạch quá xa vời...
* Xin cảm ơn ông!
View more random threads:
- Bí quyết làm 1 quốc gia trở thành hạnh phúc nhất.
- Liệu có thể cứu được Nam Tư ?
- Cho mình hỏi: sự chuyển giao của các hình thái xã hội
- Việt Nam trở thành thuộc địa.Why?
- nhữ mảng tối nhất của lịch sử việt nam
- Hướng dẫn giặt đệm cao su Vạn Thành chính xác nhất
- Man rợ Cong giáo trung cổ (bác ái cái cùi !)
- Mác Lê đỉnh cao trí tuệ
- Nấm rơm để qua đêm có ăn được không? Cách bảo quản nấm rơm tác dụng
- Nhược điểm của thuyết âm dương ngũ hành?
-
06-03-2009, 04:43 AM #2
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi tilldoomsday
-
06-03-2009, 05:26 AM #3
Junior Member
- Ngày tham gia
- Dec 2015
- Bài viết
- 0
Tham nhũng muốn diệt nói dễ thì cực dễ nói khó thì cực khó. Đầu tiên phải thay đổi cách suy nghĩ của người dân là cái gì cũng makeno và cái kiểu vô phúc náo tụng đình đi thì mới triệt được. Tham nhũng ở đâu cũng có nhưng thành quốc nạn cũng là do nếp nghĩ và phong tục sống của người Việt ta vậy
-
06-03-2009, 05:30 AM #4
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
tại sao lại giận giáo dục. Môi Trường và Giáo dục là hai vấn đề cốt lõi nhất của một quốc gia .
muốn phát triển bền vững thì phải quan tâm môi trường, nhưng quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người như Bác Hồ đã từng nói:
"vì lợi ích 10 năm trồng cây , vì lợi ích trăm năm trồng người"
vấn đề con người thì khôgn được làm ẩu tả qua loa ù xọe và vớ vẩn được.
trước khi vào vấn đề tôi xin đề cập đến bác Nhân nhà ta. từng tốt nghiệp Harvard từng làm côgn tác giáo dục lâu năm . nhưgn hiện nay những gì mà nền giáo dục đang có làm tôi cực kỳ nghi ngờ năng lực của Bác, những lời có cánh của bác khôgn mấy khi al2 sự thật cả.
trước hết như ta đã biết hàng năm việt nam dành ngân sách chừng 4.7 tỷ usd cho giáo dục 9% ngân sách
số lượng người làm giáo dục là:876.159 và lươgn trả cho họ là 38.213 tỳ đồng tức trugn bình một người al2m giáo dục được 2423 usd hay là 43.614.229 đồng. như đã thấy mức này là không thể vì trugn bình giáo viên không có lương quá 10 triệu/ tháng nếu là giáo viên côgn lập. vậy mức còn lại đã đi đâu?
ngoài ra còn 2.6 tỷ Usd để làm những việc khác như duy tu bảo dưỡng trường lớp, dụng cụ học tập cử người ra nước ngoài, Hội họp v.v....
và như ai cũng biết là đi học thì phải góp thêm tiền cơ sở vật chất cho trường.
ngoài ra đây là thuế người dân đóng để bộ giáo dục làm việc. và các bạn có để ý là vẫn thu học phí không. bây giờ giả sử trugn bình 1 trường công thu học phí 120k/ một em/ tháng hiện nay ta có 22 triệu người đi học. coi như chỉ có 85% côgn lập vậy suy ra có 18.7 triệu em đóng mức học phí này. vậy bộ giáo dục sẽ thu thêm được 2244 tỷ đồng/tháng.hay 26 928 tỷ đồng/ năm vậy số tiền này đi về đâu.
nay đòi tăng thêm học phí xác định là học phí PT là 6% thu nhập
trugn bình, bây giờ trugn bình 1 người việt nam có được 1000usd/ năm. cả nhà 4 người thì được 4000usd/ năm 6% là 240 usd/ năm . tức là trogn 18.7 triệu này giả sử có 90% là hoc sinh phồ thông thì cũng có 16.83 triệu em phải đóng học phí tức là bộ thu được 16.83 *240 usd= 4,0392 tỷ usd/ năm .
vậy bộ sẽ làm gì số tiền này cộng tiền ngân sách 4.7 tỷ Usd.
đây mới nói về tiền bạc. còn bây giờ xét về chất lượng
1. sức khỏe của học sinh việt nam nằm ở mức báo động: 98% chưa biết uống sữa lần nào trong đời. thể lực rất kém chỉ bằng 1/2 so với khu vực.
2. chươgn trình học rất nặng nề và thiên về lý thuyết và học thuộc lòng quá nhiều
3. cải cách liên tục nhưgn hiệu quả chưa thấy đâu.
4. những kỹ năng cần thiết đáng ra phải được dạy trogn nàh trường thì nay khôgn được dạy.
5. kiến thức học sinh thu nhặt được gần như bị bỏ đi đến 70% khi đi làm.
tốn phí cho xã hội phải đào tạo lại.
6. các môn khoa học cơ bản thụt lùi hoàn toàn so với trước. tiến sĩ rất nhiều như hầu hết là tiến sỹ giấy chả có công trình gì ra hồn
7. cấm học thêm, nhưng chươgn trình pt và bài thi đại học rất khác nhau. vả lại cách chấm thi cũng có vấn đề, môn văn là một ví dụ, đây là môn hoàn toàn cảm xúc vậy làm sao có thể dựa vào barem điểm để chấm như toán.
8. chương trình có thực sự thíhc hợp với người đi học không.
tại sao mọn văn khôgn thể làm trắc nghiệm được. khi tr8ac1 nghiệm cách dùng từ, ngữ pháp cấu trúc câu. và hỏi vế kiến thức văn học tác giả tác phẩm. 1 bài đọc hiểu. một bài nghe nói. và một bài luận khôgn quá 1000 từ. vậy là okie khôgn cần phải làm như quỷ.
9. hiện tượng học sinh rớt nhiều hơn một phần do canh thi tốt hơn nhưgn cũng phải xem lại ngay lập tức phươgn pháp gáio dục tại sao để học sinh như vậy . làm sao có thể ca ngợi đến tận mây xanh ông NHân trogn khi ôgn khôgn cải thiện được vấn đề này.
10. những niềm đam mê các môn như lịch sử, khoa học cơ bản dần dần lụi tắt vậy xin hỏi ôgn NHân trách nhiệm của ôgn ở đâu
11. đề án của ông tăng học phí đang đi ngược lại với xã hội trogn khi một nước XHCN thì người ta phải được đi học miễn phí ở trường của nhà nước. nhưng ôgn lại tăng lên, tức thì có rất nhiều học sinh sẽ bỏ học, còn ông bảo rằng sẽ có hỗ trợ ư, hỗ trợ đi đến tay học sinh hay không tôi không tin được, tại sao ôgn khôgn thành lập thêm nhiều trường tư thục. rồi ra luật cho trường công. những con em của các gia đình có thu nhập dưới mức đóng thuế tức là 8 triệu đồng /tháng/ hộ gia đình (bắt chứng minh tài chính bằng mã số thuế. được học trường công và những em có kết quả tốt được tuyển vào trường công. còn ;lại vào trường tư hết . các em người dân tộc, vùng sâu vùng xa cũng thế được vào trường công lập. trường côgn lập thì miễn học phí và hỗ trợ các em đi học đối với nàh nghèo.
trường tư phải nộp chi sau trả lươgn giáo viên là 50%. và cũng phải có quy chế trao học bổng cho học sinh khó khăn học giỏi.
đại học phân ra làm nhiều nhóm. đại học công cộng đồng. dành cho các em hoàn cảnh khó khăn thi vào đó không thu học phí và hỗ trợ. đại học công bình thường học phí 200k/ tháng. đại học dân lập tự lập phí,
và cần nhất al2 sự đấu tranh chống tham nhũng ngay trogn lòng của bộ giáo dục các ôgn tiêu tiền phí phạm, và ăn bớt quá nhiều ngân sách nhà nước
-
06-03-2009, 05:38 AM #5
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Muốn sửa chữa vấn đề, chúng ta cần thay đổi cái gốc rễ của nó.
Muốn xóa bỏ tham nhũng, ta cần xây dựng 1 chế độ công bằng, chính trực, phúc lợi cộng đồng.
-
06-03-2009, 05:52 AM #6
Junior Member
- Ngày tham gia
- Feb 2016
- Bài viết
- 0
Muốn xóa bỏ tham nhũng, ta cần xây dựng 1 chế độ công bằng, chính trực, phúc lợi cộng đồng.
-
06-03-2009, 05:53 AM #7
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Tương lai của ĐẤT NƯỚC và DÂN TỘC ... được xuất phát từ GIÁO DỤC .
Mình ko biết nói gì về thể trạng hiện nay nhưng thực sự mình rất lo lắng . Con gái mình năm nay về khoe " BỐ ƠI CON ĐƯỢC HỌC SINH GIỎI " Mình chỉ biết động viên nhưng đi họp thì thấy là lớp con mình có 47 học sinh thì 8 HS xuất sắc ,19 HS giỏi , 16 HS khá ,còn lại là TB .
NHÌN CON SỐ BIẾT NÓI GÌ ĐÂY ? CHÁN CỰC KỲ ...MÀ VẪN KO BIẾT LÀM THẾ NÀO ..
-
06-03-2009, 05:59 AM #8
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Tương lai của ĐẤT NƯỚC và DÂN TỘC ... được xuất phát từ GIÁO DỤC .
Mình ko biết nói gì về thể trạng hiện nay nhưng thực sự mình rất lo lắng . Con gái mình năm nay về khoe " BỐ ƠI CON ĐƯỢC HỌC SINH GIỎI " Mình chỉ biết động viên nhưng đi họp thì thấy là lớp con mình có 47 học sinh thì 8 HS xuất sắc ,19 HS giỏi , 16 HS khá ,còn lại là TB .
NHÌN CON SỐ BIẾT NÓI GÌ ĐÂY ? CHÁN CỰC KỲ ...MÀ VẪN KO BIẾT LÀM THẾ NÀO ..
-
06-03-2009, 07:00 AM #9
Silver member
- Ngày tham gia
- May 2017
- Bài viết
- 0
Nếu tính theo GDP thì tổng ngân sách chi cho giáo dục ở nước ta là 9,2% GDP, trong khi đó ở Mỹ là 7,2%, Pháp 6,1%, Nhật 4,7%. Cuba vẫn giữ nền giáo dục miễn phí.
Tổng GDP của những nước phát triển vốn đã gấp nhiều lần nước ta , nên cho dù có thêm bớt vài % GDP vào giáo dục cũng chẳng ăn thua chi .
-
06-03-2009, 03:17 PM #10
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
ngành giáo dục mình thật sự thiếu tiền, nói thẳng ra là vậy. Cho nên ông Hãn nói không thiếu tiền thì thật là...
Cứ thống kê thử xem VN hiện có bao nhiêu trường, tiền để đầu tư thiết bị, lương giáo viên, điện nước và tiền tổ chức thi cử, những cái đó đã ngốn đi 1 số lượng khổng lồ ngân sách. Ở Mỹ đa số đều là trường bán trú có sân thể thao và tủ đựng đồ, từ học phí đến sách vở đều hoàn toàn miễn phí... thấy thì ham, nhưng nếu so sánh với 1 nước giàu như Mỹ thì ta ko thể bằng dc.
Tuy thật sự mình nghèo, nhưng tăng học phí thì ko nên. Em nghĩ nếu ko thể giảm hay miễn phí, ít nhất nên giữ lại mức học phí cũ. Bởi nếu tăng học phí thì những gia đình nghèo sẽ ko thể dc học. Trong khi chỉ có gia đình có sổ hộ nghèo mới dc miễn học phí, thì những gia đình cận nghèo cũng ko đủ tiền để đưa con đi học, trong khi họ lại ko nằm trong diện miễn. Mà những gia đình nghèo có khi lại sản sinh ra những nhân tài kiệt xuất. Tăng học phí chỉ làm cho phân biệt giàu nghèo càng lớn mà thôi
Cái dở của giáo dục hiện nay nằm ở giáo viên, nhất là từ khâu đào tạo giáo viên. Dân cao đẳng, ngay cả dân đại học ra trường cũng chưa phải là giáo viên tốt. Trong khi vì biên chế nhà nước nên ko thể đuổi giáo viên. Em nghĩ nếu làm mạnh tay, cứ giáo viên nào dở là đuổi thẳng, ko thương tiếc. Ngoài ra việc lấy ý kiến của học sinh cũng rất quan trọng. Nếu muốn biết vị lãnh đạo xứ ấy có giảo ko thì người ta hỏi người dân, học đường cũng vậy, cũng cần lấy ý kiến của học sinh. Trong khi vấn đề thầy-trò hiện nay đang càng lúc càng nhức nhối. Thầy-trò càng xa nhau. Trò ko trọng thầy 1 phần cũng do thầy nữa kia.
Đánh giá giáo viên giỏi của ta trước giờ đều làm ngược. Lấy số liệu của thanh tra ở trên xuống để đánh giá, trong khi chỉ có học sinh mới biết năng lực thật sự của giáo viên. Thế nên có chuyện ở trường em, 1 giáo viên ko thể quản lý nổi 1 lớp, cứ dạy lớp nào là học sinh ở đó nhốn nháo lên mà ko có biện pháp quản lý dc, ấy vậy mà cũng là giáo viên giỏi. Em nghe mà ko nhịn dc cười.
Trứng rung Lush 2 âm đạo bằng thủy tinh Luscious Playthings có nhiều kích cỡ khác nhau, từ cực nhỏ đến cực lớn . thường ngày, đây là một điều tốt, nhưng đối với một sản phẩm kegel không có dây thu...
Khi khoái cảm trở thành nghệ thuật: Trứng rung thủy tinh cho phái đẹp